Jump to content

dat9adst20152016's Content

There have been 169 items by dat9adst20152016 (Search limited from 07-06-2020)



Sort by                Order  

#644482 Chuyên đề Hệ phương trình

Posted by dat9adst20152016 on 11-07-2016 - 10:44 in Chuyên đề toán THPT

help !! giải hệ sau

$x^{2}-y+12=4x\sqrt{4-y}+2\sqrt{y(4-x^{2})}$

$y+6x+3\sqrt{y+1}=15$

Pt1$\Leftrightarrow (\sqrt{y}-\sqrt{4-x^{2}})^{2}+2(x-\sqrt{4-y})^{2}=0$

 Từ đó ta có: x2+y-4=0

Sau đó thế vào pt2 là được




#654489 Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS

Posted by dat9adst20152016 on 17-09-2016 - 14:39 in Bất đẳng thức và cực trị

Bài 5: Với x,y,z>0; xy+yz+zx=5

Tìm GTNN: P=$\frac{3x+3y+2z}{\sqrt{6(x^{2}+5)}+\sqrt{6(y^{2}+5)}+\sqrt{z^{2}+5}}$

Mọi người giúp mình với nhé :(

5.Bạn xem ở đây http://diendantoanho...qrt6y25sqrtz25/




#644486 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Posted by dat9adst20152016 on 11-07-2016 - 11:23 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Cho A=$\frac{-1+\sqrt{2}}{2 }$ và B=$\frac{-1-\sqrt{2}}{2}$. Tính $A^{7}+B^{7}$.

Có A+B=-1 và AB=$\frac{-1}{4}$

 Tính A2+B2=(A+B)2-2AB=...

         A4+B4=(A2+B2)2-2(AB)2=...

         A3+B3=(A+B)3-3AB(A+B)=...

Có A7+B7=(  A3+B3)(A4+B4)-(AB)3(A+B)=...

 Tự tính ra số cụ thể nhé!




#643810 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Posted by dat9adst20152016 on 06-07-2016 - 08:23 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình:  $\sqrt{3x^{2}-5x+1}-\sqrt{x^{2}-2}=\sqrt{3(x^{2}-x-1)}-\sqrt{x^{2}-3x+4}$

Pt$\Leftrightarrow (\sqrt{3(x^{2}-x-1)}-\sqrt{3x^{2}-5x+1})+(\sqrt{x^{2}-2}-\sqrt{x^{2}-3x+4})=0$

   $\Leftrightarrow \frac{2x-4}{\sqrt{3(x^{2}-x-1)}+\sqrt{3x^{2}-5x+1}}+\frac{3x-6}{\sqrt{x^{2}-2}+\sqrt{x^{2}-3x+4}}=0$

   $\Leftrightarrow (x-2)(.....)=0$ 

   $\Leftrightarrow x=2$ (vì thừa số thứ hai$> 0$




#650395 Topic về phương trình và hệ phương trình

Posted by dat9adst20152016 on 19-08-2016 - 20:29 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 297: $\begin{cases} \sqrt{3y^{2}+13}-\sqrt{15-2x}=\sqrt{x+1} & \text{ } \\ y^{4}-2xy^{2}+7y^{2}=(x+1)(8-x) & \text{ } \end{cases}$

 

P/s: Những bài có đáp án sẽ được tô màu đỏ.

Pt2$\Leftrightarrow (y^{2}-x)^{2}+7(y^{2}-x)-8=0\Leftrightarrow y^{2}-x=-8$ hoặc $y^{2}-x=1$

 Đến đây thế y2 theo x vào pt1 là được




#651405 Topic về phương trình và hệ phương trình

Posted by dat9adst20152016 on 26-08-2016 - 21:31 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 490: Giải phương trình:

$\left(x-\dfrac{1}{3} \right)\sqrt{x^2+3x+\dfrac{1}{9}} =\dfrac{2\sqrt 3}{3}x$

$\Leftrightarrow (x-\frac{1}{3})\sqrt{(x-\frac{1}{3})^{2}+\frac{11}{3}x}= \frac{2\sqrt{3}}{3}x$

 Đặt $x-\frac{1}{3}=a;\frac{x}{3}=b$ thì pt trở thành:$a\sqrt{a^{2}+11b}=2\sqrt{3}b$

 Bình phương 2 vế ta được:(a2-b)(a2+12b)=0




#645427 Topic về phương trình và hệ phương trình

Posted by dat9adst20152016 on 18-07-2016 - 17:55 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 456:Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} & y^3=x^3(9-x^3)\\ & x^2y+y^2=6x \end{matrix}\right.$

Hpt$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (x^{2}+y)(x^{4}-x^{2}y+y^{2})=9x^{3} & \\ y(x^{2}+y)=6x& \end{matrix}\right.$

Đến đây chia các trường hợp:

    +Nếu x=0;y=0;x2+y=0

          3 trường hợp này bạn tự giải nhé!

    +Nếu $x\neq 0;y\neq 0;x^{2}+y\neq 0$ thì chia 2 pt trên theo vế ta có:

          $\frac{x^{4}-x^{2}y+y^{2}}{y}= \frac{3x^{2}}{2}\Leftrightarrow 2x^{4}-5x^{2}y+2y^{2}=0\Leftrightarrow (2x^{2}-y)(x^{2}-2y)=0$

       Đến đây thì dễ rồi




#662635 Bất đẳng thức - Cực trị

Posted by dat9adst20152016 on 21-11-2016 - 19:50 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y,z$ thuộc $R/ xy+ 2yz+ 3zx=11$
Chứng minh $14x^2 + 10y^2 + 5z^2 \geq 44$

   Nhận thấy dấu đẳng thức xảy ra tại x=y=+-1 ; z=+-2

 Thiết lập các bđt :  $2x^{2}+2y^{2}\geq 4xy;12x^{2}+3z^{2}\geq 12zx;8y^{2}+2z^{2}\geq 8yz$  (chú ý đây không phải là bđt Cauchy vì x,y,z thuộc R)

 Cộng các bất lại ta có: 14x2+10y2+5z2$\geq 4(xy+2yz+3zx)= 44$

 Dấu = xảy ra khi 2x=2y=z$\Leftrightarrow x=y=1;z=2hoacx=y=-1;z=-2$

P/S: Mong các bác chỉ giúp cách làm tổng quát những bài dạng này chứ ngồi mò ra dấu bằng thì lâu lắm!




#674376 Đề thi HSG tỉnh Nghệ An năm học 2016-2017

Posted by dat9adst20152016 on 15-03-2017 - 22:06 in Tài liệu - Đề thi

    Sở Giáo Dục và Đào Tạo                                 Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 cấp THCS

            tỉnh Nghệ an                                                                   Năm học 2016-2017

 


Câu 3: (3,0 điểm). Cho tam giác ABC có $\widehat{BAC}=135^{\circ}$, $BC=5 cm$ và đường cao $AH=1 cm$. Tính độ dài các cạnh $AB$ và $AC$.

 Câu 3:

     Kẻ BK$\perp AC$$\Rightarrow AK=BK$

 $\Delta CAH\sim \Delta CBK\Rightarrow AC.BK=BC.AH=5$  (1)

 Mặt khác: BK2+CK2=BC2$\Rightarrow BK^{2}+AK^{2}+AC^{2}+2AK.AC=25\Rightarrow 2BK^{2}+AC^{2}+2BK.AC=25$   (2)

Từ (1) và (2)$\Rightarrow AC=\sqrt{5}\rightarrow AB=\sqrt{10}$




#638197 Đề thi vào THPT Chuyên tỉnh Nam Định năm học 2016-2017

Posted by dat9adst20152016 on 05-06-2016 - 09:00 in Tài liệu - Đề thi

ĐỀ CHUYÊN ĐÂY




#649967 Giải phương trình khó.

Posted by dat9adst20152016 on 16-08-2016 - 22:12 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Giải phương trình: 

c) $3(\frac{x+3}{x-2})^{2}+168(\frac{x-3}{x+2})^{2}-46(\frac{x^{2}-9}{x^{2}-4})=0.$

Đặt $\frac{x+3}{x-2}=a; \frac{x-3}{x+2}=b$

 Pt trở thành: 3a2+168b2-46ab=0$\Leftrightarrow$(a-6b)(3a-28b)=0

Đến đây dễ rồi  




#656884 Giải pt: $ x^2-x-4=2\sqrt{x-1}(1-x)$

Posted by dat9adst20152016 on 06-10-2016 - 17:26 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải pt: $ x^2-x-4=2\sqrt{x-1}(1-x)$

     Bài làm

     ĐKXĐ:$x\geq 1$

  $x^{2}-x-4=2\sqrt{x-1}(1-x)\Leftrightarrow (1-x)^{2}+(x-1)-2\sqrt{x-1}(1-x)-4=0\Leftrightarrow (1-x-\sqrt{x-1})^{2}-4=0\Leftrightarrow (3-x-\sqrt{x-1})(-1-x-\sqrt{x-1})=0$   

  Vì x$\geq 1\Rightarrow -1-x-\sqrt{x-1}<0$

 Do đó: $3-x-\sqrt{x-1}=0\Leftrightarrow (\sqrt{x-1}+2)(1-\sqrt{x-1})=0$ (thỏa)




#644176 Giải phương trình $ 2x^{2}-x-2-(x+2)\sqrt{3x+2}...

Posted by dat9adst20152016 on 08-07-2016 - 22:10 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Cái ngoặc thứ 2 đánh giá như nào vậy ạ




#670494 cho x, y, z >0 và x+y+z =1. tìm GTLN

Posted by dat9adst20152016 on 30-01-2017 - 20:02 in Đại số

cho x, y, z >0 và x+y+z =1. tìm GTLN của biểu thức :$\frac{x}{x+1}+\frac{y}{y+1}+\frac{z}{z+1}$

 Đặt P=$\sum \frac{x}{x+1}$

Có: 1-P=x+y+z-P=$\sum \frac{x^{2}}{x+1}\geq \frac{(x+y+z)^{2}}{x+y+z+3}= \frac{1}{4}$

  $\Rightarrow P\leq \frac{3}{4}$

  Dấu = xảy ra khi x=y=z=$\frac{1}{3}$




#646241 Giải hệ phương trình bằng phương pháp rút thế

Posted by dat9adst20152016 on 24-07-2016 - 16:10 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

11)$\begin{cases}x^4+2x^3y+x^2y^2=2x+9\\x^2+2xy=6x+6 \end{cases}$

Hpt$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (x^{2}+xy)^{2}=2x+9 & \\ 2(x^{2}+xy)=x^{2}+6x+6& \end{matrix}\right.$

Cộng 2 pt lại có:$(x^{2}+xy+1)^{2}=(x+4)^{2}\Leftrightarrow (x^{2}+xy-x-3)(x^{2}+xy+x+5)=0\Leftrightarrow$ x2+xy=x+3 hoặc x2+xy=-x-5

  Sau đó thế từng trường hợp vào pt1 là được.




#646132 Giải hệ phương trình bằng phương pháp rút thế

Posted by dat9adst20152016 on 23-07-2016 - 16:16 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

3)  Đã có ở đây

   http://diendantoanho...endmatrixright/




#635230 giải phương trình: $25x+9\sqrt{9x^{2}-4}=\frac{2}{x}+\fra...

Posted by dat9adst20152016 on 24-05-2016 - 18:41 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$25x+9\sqrt{9x^{2}-4}=\frac{2}{x}+\frac{18x}{x^{2}+1}$




#632378 Tìm nghiệm nguyên $19x^2+28y^2 =729$ $29x^2-28y^2 =2014$

Posted by dat9adst20152016 on 10-05-2016 - 22:20 in Số học

Câu 2 cũng tương tự




#632376 Tìm nghiệm nguyên $19x^2+28y^2 =729$ $29x^2-28y^2 =2014$

Posted by dat9adst20152016 on 10-05-2016 - 22:19 in Số học

$x^{2}$ chia 4 dư 0 hoặc 1$\Rightarrow$ 19x2 chia 4 dư 0 hoặc 3

28y2 chia hết cho 4

 Suy ra 19x2+28y2 chia 4 dư 0 hoặc 3

 MÀ 729 chia 4 dư 1

  $\Rightarrow$ vô lí   $\Rightarrow$ pt không có nghiệm nguyên




#634586 (O, R) TIẾP TUYẾN MA , MB , MCD KHÔNG ĐI QUA O. IC = ID.CHỨNG MINH IM LÀ PHÂN...

Posted by dat9adst20152016 on 21-05-2016 - 22:16 in Hình học

a) Tứ giác MAIO nội tiếp$\Rightarrow \widehat{MIA}=\widehat{MOA}$

 

    Tứ giác MBOI nội tiếp$\Rightarrow$$\widehat{MIB}=\widehat{MOB}$

  Mà $\widehat{MOA}=\widehat{MOB}$ 

suy ra $\widehat{MIA}=\widehat{MIB}\Rightarrow$ đpcm

b) CN // AM $\Rightarrow \widehat{ICN}=\widehat{IMA}$ (đồng vị)

  tứ giác AIBM nội tiếp $\Rightarrow \widehat{IMA}=\widehat{IBA}$

 Do đó $\widehat{ICN}=\widehat{IBA}$ hay$\widehat{ICN}=\widehat{IBN}$$\Rightarrow$ tứ giác BCNI nội tiếp

Có tứ giác BCNI nội tiếp$\Rightarrow \widehat{CIN}=\widehat{CBN}$; mà $\widehat{CBN}=\widehat{CBA}=\widehat{CDA}$

Suy ra $\widehat{CIN}=\widehat{CDA}$ $\Rightarrow$ IN // DK

mạt khác I là tđ CD nên N là tđ CK




#670378 tìm tất cả các cặp số nguyên dương m,n sao cho 2m+1 chia hết cho n và 2n+1 ch...

Posted by dat9adst20152016 on 29-01-2017 - 21:12 in Đại số

tìm tất cả các cặp số nguyên dương m,n sao cho 2m+1 chia hết cho n và 2n+1 chia hết cho m

 Vì vai trò m, n như nhau, giả sử m$\geq n$

 Xét các trường hợp:

  • Nếu m=n thì $2m+1\vdots m\Rightarrow m=n=1$
  • Nếu m>n, đặt 2n+1=pm (p$\in N*$)

             Vì 2m>2n$\Rightarrow 2m> 2n+1=pm\Rightarrow p<2\Rightarrow p=1$

           Khi p=1 thì: 2n+1=m$\Rightarrow 2(2n+1)+1= 2m+1\vdots n\Rightarrow 4n+3\vdots n\Rightarrow 3\vdots n\Rightarrow n=1;3$

      Với n=1 thì m=3

      Với n=3 thì m=7

 Vậy (m;n)={(1;1); (3;1); (7;3)}




#659045 Những bài bất đẳng thức đơn giản nhưng rất hay

Posted by dat9adst20152016 on 23-10-2016 - 20:42 in Bất đẳng thức và cực trị

30395078722_5ecb5a63fe_o.png

       Bài làm

 Ta có: S=$\sum \frac{a^{4}}{ab+2ac}\geq \frac{(\sum a^{2})^{2}}{3(\sum ab)}\geq \frac{(\sum a^{2})^{2}}{3(\sum a^{2})}= \frac{1}{3}$

 Dấu = xảy ra khi a=b=c=$\frac{\sqrt{3}}{3}$




#644924 Cho tam giác ABC, đường phân giác AD, đường thẳng đi qua D và song song với A...

Posted by dat9adst20152016 on 14-07-2016 - 13:22 in Hình học

Có DE song songAB»góc ADE=góc BAD
AD là ph góc BAC»góc BAD=góc DAE
Do đó góc ADE=góc DAE»tam giác ADE cân tại E»AE=DE
Có BFED là hình bình hành»BF=DE
Từ đó có đpcm



#677964 Đề thi học sinh giỏi duyên hải bắc trung bộ lớp 10

Posted by dat9adst20152016 on 18-04-2017 - 22:48 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

                                                                    KÌ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

                                                                         KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

                                                                                                LẦN THỨ X, NĂM 2017

                                                                                                                                            

                                                                                             ĐỀ THI MÔN: TOÁN HỌC

                                                                                                        LỚP: 10     

 

 

Bài 1: Giải phương trình $x^{2}+2\sqrt{2x+7}=2\sqrt{3-2x}+5 (x\in R)$

 

Bài 2: Cho tam giác ABC (AB<AC) nhọn, không cân nội tiếp (O). Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm BC. Đường tròn (J) ngoại tiếp tam giác AEF cắt (O) tại điểm thứ hai là K (K$\neq$A). Đường thẳng AM cắt (J) tại điểm thứ hai là Q (Q$\neq$A). EF cắt AD tại P. Đoạn PM cắt (J) tại N.

  a) CM các đường KF, EQ, BC đồng quy hoặc song song và K, P, Q thẳng hàng.

  b) CM đường tròn ngoại tiếp tam giác DMN tiếp xúc đường tròn ngoại tiếp tam giác BNC.

 

Bài 3: Tìm tất cả bộ 3 số nguyên (a,b,c) sao cho $\frac{(a-b)(b-c)(c-a)}{2}+2$ là lũy thừa của 20162017

 

Bài 4: Cho a,b,c dương thỏa $\frac{b+c}{a}+\frac{c+a}{b}+\frac{a+b}{c}=2(\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca})$

        CM a2+b2+c2+3$\geq$2(ab+bc+ca)

 

Bài 5: Cho 1 bảng ô vuông kích thước 10x10, trên đó đã điền các số nguyên dương từ 1 đến 100 vào các ô vuông con theo trình tự như hình a. Ở mỗi bước biến đổi người ta chọn tùy ý 3 ô vuông con liên tiếp theo hàng hoặc cột hoặc đường chéo của hình vuông 3x3 (hình b) rồi thưc hiện: Hoặc là giảm số ô nằm giữa đi 2 đơn vị đồng thời tăng số ở 2 ô liền kề lên 1 đơn vị, hoặc là tăng số ô nằm giữa lên 2 đơn vị đồng thời giảm số ở 2 ô liền kề đi 1 đơn vị. Giả sử sau hữu hạn lần biến đổi, tập hợp tất cả các số ghi trên bảng ô vuông vẫn là tập {1;2;3;....;100). CMR khi đó các số ghi trên bẳn theo đúng vị trí như trước khi biến đổi.    




#659697 Tính giá trị biểu thức: $A=x^2+\sqrt{x^4+x+1}$

Posted by dat9adst20152016 on 28-10-2016 - 17:46 in Đại số

Cho $x=\frac{1}{2}\sqrt{\sqrt{2}+\frac{1}{8}}-\frac{1}{8}\sqrt{2}$

Tính giá trị biểu thức: $A=x^2+\sqrt{x^4+x+1}$

 Ta có: $x=\frac{1}{2}\sqrt{\sqrt{2}+\frac{1}{8}}-\frac{1}{8}\sqrt{2}\Rightarrow (x+\frac{1}{8}\sqrt{2})^{2}=\frac{1}{4}(\sqrt{2}+\frac{1}{8})\Rightarrow x^{2}+\frac{\sqrt{2}}{4}x=\frac{\sqrt{2}}{4}\Rightarrow\left\{\begin{matrix} x^{2}=\frac{\sqrt{2}}{4}(1-x) & \\ x^{4}=\frac{1}{8}(1-x)^{2} & \end{matrix}\right.$

 Thay vào A có: A=$\frac{\sqrt{2}}{4}(1-x)+\sqrt{\frac{1}{8}(1-x)^{2}+x+1}= \frac{\sqrt{2}}{4}(1-x)+\sqrt{\frac{1}{2}(\frac{x+3}{2})^{2}}= \frac{\sqrt{2}}{4}(1-x)+\frac{x+3}{2\sqrt{2}}= \sqrt{2}$