Đến nội dung

Khoa Linh nội dung

Có 599 mục bởi Khoa Linh (Tìm giới hạn từ 12-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#711989 $x(1-y)+y(1-z)+z(1-t)+t(1-x) \leq 2$

Đã gửi bởi Khoa Linh on 04-07-2018 - 22:35 trong Bất đẳng thức và cực trị

1. Cho x,y,z,t là các số thực thuộc đoạn [0,1]. CMR:

a) $x(1-y)+y(1-z)+z(1-t)+t(1-x) \leq 2$

b) $x(1-y)+y(1-z)+z(1-x) \leq 1$

b, Trên các cạnh của tam giác đều $ABC$ có cạnh là 1 lấy các điểm $D,E,F$ sao cho $AF=x,BD=z,CE=y$ (hình vẽ)

Khi đó: 

$\frac{S_{AFE}+S_{BFD}+S_{CDE}}{S_{ABC}}\leq 1\Leftrightarrow x(1-y)+y(1-z)+z(1-x)\leq 1$

a, Làm tương tự với hình vuông $ABCD$ cạnh bằng 1.

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#711694 $a, b, c \geq 0,\sum \dfrac{a}{b+c}...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 28-06-2018 - 02:36 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho 3 số thực không âm $a, b, c$ sao cho không có 2 số nào đồng thời bằng 0. Chứng minh bất đẳng thức:

$$\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{a+c}+\dfrac{c}{a+b} \geq \dfrac{a^2+b^2+c^2}{ab+bc+ca}$$

Chỉ ra dấu bằng của bất đẳng thức.

$\sum \frac{a}{b+c}=\sum \frac{a^2}{ab+ca}\geq \sum \frac{a^2}{ab+bc+ca}=\frac{a^2+b^2+c^2}{ab+bc+ca}$

Dấu bằng khi có một số bằng 0




#711689 [TOPIC] HÌNH HỌC ÔN THI VÀO THPT CHUYÊN 2018-2019

Đã gửi bởi Khoa Linh on 27-06-2018 - 21:03 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 61.

Cho $(O;R)$ và $(O_1;R_1)$ cắt nhau tại $A,B$, tiếp tuyến tại $A$ của $(O)$ và $(O_1)$ cắt $(O_1)$, $(O)$ tại $D,C$, $AB$ cắt $CD$ tại $E$, $M$ là trung điểm $DE$.

1. Chứng minh $\frac{EC}{ED} = \frac{R^2}{R_1^2}$.

2. Chứng minh $\angle MAC = \angle BAD$.

attachicon.gifdiendan(106).PNG

Bài 62.

Cho $(O)$ và $(O')$ cắt nhau tại $A,B$, tiếp tuyến chung ngoài $CD$, ($C \in (O), D \in (O')$). Một dường thẳng $d$ bất kì qua $B$ cắt $(O),(O')$ tại $E,F$, $CE$ cắt $DF$ tại $G$, $M$ là trung điểm $EF$. Chứng minh $\angle MGF = \angle AGC$.

attachicon.gifdiendan(107).PNG

Bài 61: 

1, Ta có: $\triangle BAD \sim \triangle BCA(g.g)\Rightarrow \dfrac{BA}{BC}=\frac{BD}{BA}=\dfrac{AD}{AC}=\frac{R_1}{R}$

Mặt khác ta có: $\widehat{ABC}=\widehat{ABD}\Rightarrow \widehat{CBE}=\widehat{DBE}\Rightarrow \frac{EC}{ED}=\frac{BC}{BD}=\frac{BC}{BA}.\frac{BA}{BD}=\frac{R^2}{R_1^2}$

2, Gọi $N$ là trung điểm $AC$. Ta có: $\widehat{ANM}=180^{\circ}-\widehat{NAD}=180^{\circ}-\widehat{BAD}-\widehat{BDA}=\widehat{ABD}$

Ta lại có: $\dfrac{NM}{NA}=\dfrac{AD}{AC}=\dfrac{BD}{AB}\Rightarrow \triangle ANM \sim \triangle ABD\Rightarrow \widehat{MAC}=\widehat{BAD}$

p/s: Đang cố gắng làm cho TOPIC hoàn thiện nốt. 

Hiện tại thì đang lục lại và thấy còn bài 3 của bạn @Diepnguyencva; bài 48b của bạn @khanhdat1 và bài 35 của bạn @phamhuy1801
Nếu các bạn có lời giải thì mình mong các bạn đưa lên để mọi người tham khảo. Xin cảm ơn.
 

Hình gửi kèm

  • bai61.jpg



#711672 [TOPIC] HÌNH HỌC ÔN THI VÀO THPT CHUYÊN 2018-2019

Đã gửi bởi Khoa Linh on 27-06-2018 - 14:47 trong Tài liệu - Đề thi

 

 
Bài $58$: Cho $\triangle ABC$ vuông tại $A$, đường cao $AH$. $HD, HE$ lần lượt là phân giác góc $BHA$ và $CHA$ ($D,E$ thuộc $AB, AC$). $I$ là trung điểm $DE$. $BI$ cắt $DH, CD$ lần lượt tại $M,P$; $CI$ cắt $EH$, $BE$ lần lượt tại $N,Q.$ $BE$ cắt $CD$ tại $K.$ Chứng minh:
a, Tứ giác $APKQ$ nội tiếp.
b*, $MN//DE$ và $MN$ cắt $AH$ tại $K$.
 

 

58b, 

Trước hết bằng định lý Ceva ta có: $CD,BE,AH$ đồng quy tại $K$.

Ta có: $\widehat{AIE}=\widehat{AQE}=90^{\circ}\Rightarrow AIQE$ nội tiếp 

Suy ra: $\widehat{EQC}=\widehat{EHC}=\widehat{KHN}=45^{\circ}\Rightarrow $ tứ giác $KQNH,HQEC$ nội tiếp 

$\Rightarrow \widehat{QKN}=\widehat{QHN}=\widehat{QCA}=\widehat{AEI}-\widehat{EIC}=45^{\circ}-\widehat{QAE}$

Tương tự ta có: $\widehat{MKD}=45^{\circ}-\widehat{DAP}\Rightarrow \widehat{MKD}+\widehat{QKN}=90^{\circ}-\widehat{DAP}-\widehat{QAE}=\widehat{PAQ}=180^{\circ}-\widehat{PKQ}$

Vậy ta có: $M,K,N$ thẳng hàng. 

Mặt khác: $\widehat{INK}=\widehat{KHQ}=90^{\circ}-\widehat{QHC}=90^{\circ}-\widehat{AEQ}=\widehat{QAE}=\widehat{QIE}\Rightarrow DE \parallel MN$

Vậy hoàn tất chứng minh. 

Hình gửi kèm

  • bai58.jpg



#711626 [TOPIC] HÌNH HỌC ÔN THI VÀO THPT CHUYÊN 2018-2019

Đã gửi bởi Khoa Linh on 26-06-2018 - 21:09 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 52. Cho điểm A thuộc đường tròn tâm O đường kính BC (A khác B và C). Vẽ đường tròn tâm A tiếp xúc với BC tại H, cắt đường tròn (O) tại E và F. Gọi I là trung điểm của HC, D là hình chiếu của I trên EF. Đường tròn đường kính AH cắt đường tròn (O) tại G.

         a) Chứng minh rằng các đường thẳng AG, EF, AB đồng quy.

         b) Chứng minh rằng ba điểm A, D, C thẳng hàng.

a, Kẻ đường kính $AK$, $AH$ kéo dài cắt $(O)$ tại $L$. $EF$ cắt $AH,AO$ lầ lượt tại $M$ và $S$.
$AG \cap CB =\left \{ T \right \}$
Ta có: $AM.AL=AS.AK=AE^2=AH^2 \Leftrightarrow AM.2AH=AH^2 \Rightarrow AM=MH \Rightarrow MG=MA$
Suy ra: $OM \perp AG \Rightarrow M$ là trực tâm $\triangle ATO \Rightarrow TM \perp AO$
Mà $EF \perp AO \Rightarrow T,E,F$ thẳng hàng. Suy ra $AG,EF,BC$ đồng quy.
b, Kẻ $HD' \perp AC$. Bằng phép cộng góc ta có: $MD' \perp AO \Rightarrow D' \in EF$.
Mặt khác: $MD'=MH;$ $ID'=IH \Rightarrow \widehat{MD'I}=\widehat{MHI}=90^{\circ}\Rightarrow ID' \perp EF \Rightarrow D\equiv D'$
Vậy hoàn tất chứng minh. 

Hình gửi kèm

  • bai52.jpg



#711622 CMR : $\sum \frac{1}{a^2} \geq \...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 26-06-2018 - 20:04 trong Bất đẳng thức và cực trị

https://diendantoanh...c1a2geq-sum-a2/




#711588 Chứng minh $EF,AM,BC$ đồng quy

Đã gửi bởi Khoa Linh on 26-06-2018 - 15:08 trong Hình học phẳng

Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $(O)$$.$ Đường tròn ngoại tiếp $\Delta OBC$ cắt $AO$ ở $M$$.$ Từ $M$$,$ vẽ hai tiếp tuyến $ME,MF$ với $(O)$$.$ Chứng minh $EF,AM,BC$ đồng quy$.$

Gọi $I$ là giao điểm của $AM$ và $BC$.

Ta có: $OB=OC\Rightarrow \widehat{OCI}=\widehat{OMC}\Rightarrow \triangle OIC \sim \triangle OCM(g.g)\Rightarrow OI.OM=OC^2=OF^2\Rightarrow FI \perp OM$ và $ EI \perp OM $

Suy ra $E,F,I$ thẳng hàng.

Suy ra đpcm

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#711568 Chứng minh $\Delta AEF$ cân.

Đã gửi bởi Khoa Linh on 25-06-2018 - 23:08 trong Hình học

Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$, đường cao $BB',CC'$ cắt nhau tại $H. M$ là trung điểm của BC, tia $HM$ cắt đường $(O)$ tại $Q$, tia $MH$ cắt đường $(O)$ tại $P$. Đường phân giác các góc $BPC'$ và $CPB'$ cắt cạnh $AB,AC$ lần lượt tại $E$ và $F$. Chứng minh $\Delta AEF$ cân và $H,E,F$ thẳng hàng.attachicon.gifCapture.PNG

Kẻ đường kính $AQ'$ khi đó $BHCQ'$ là hình bình hành suy ra $P,H,M,Q'$ thẳng hàng

Suy ra: $\widehat{APH}=90^{\circ}$ nên 5 điểm $A,P,C',H,B'$ thuộc một đường tròn 

$\Rightarrow \widehat{PC'A}=\widehat{PB'A}\Rightarrow \triangle PC'B \sim \triangle PB'C(g.g)$

Mà hai tam giác có hai đường phân giác tương ứng nên: $\triangle PC'E \sim \triangle PB'F\Rightarrow \widehat{PEC'}=\widehat{PFB'}\Rightarrow PEFA$ nội tiếp

Ta có:

$\widehat{AEF}=\widehat{APF}=\widehat{APB'}+\widehat{B'PF}=\widehat{AC'B'}+\widehat{BPE}=\widehat{ACB}+\widehat{EPB}=180^{\circ}-\widehat{APE}=\widehat{AFE}$

 

Suy ra đpcm.

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#711535 Tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Vẽ hình chữ nhật AHCK, HI vuông góc với...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 25-06-2018 - 10:25 trong Hình học

Tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Vẽ hình chữ nhật AHCK, HI vuông góc với AC tại I. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của IC và AK. Chứng minh MN vuông góc với BI

Kẻ $MP \perp AH$ cắt $HI$ tại $Q$.

Ta có: $MQ=\frac{HC}{2}=\frac{AK}{2}=AN$ mà $MQ ||HC||AN$ nên ANMQ là hình bình hành 

Suy ra: $AQ ||MN$. Vì $Q$ là trực tâm tam giác $AHM$ nên $AQ \perp MH$ $\Rightarrow MN \perp MH\Rightarrow MN\perp BI$

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#711533 [TOPIC] HÌNH HỌC ÔN THI VÀO THPT CHUYÊN 2018-2019

Đã gửi bởi Khoa Linh on 25-06-2018 - 10:12 trong Tài liệu - Đề thi

 

 

$b,$ Cho $(O)$ và dây cung $BC$ cố định, lấy điểm $A$ trên cung lớn $BC$. Kẻ $BD \perp AC, CE \perp AB$. $BD$ cắt đường thẳng kẻ từ $A$ vuông góc với $AB$ tại $I$, $ED$ cắt đường thẳng kẻ từ $A$ song song với $BC$ tại $M$. Chứng minh $MI$ đi qua tâm một đường tròn có đường kính cố định.

32580672_378178522685575_699663071593680

 

 

 

 

$BD \cap CE=\left \{ H \right \}$; $MI \cap AH=\left \{ T \right \}$. Kẻ $AK \perp IM$, $ON \perp BC$
Ta có: $MK.MT=MA^2=MD.ME \Rightarrow $ tứ giác $TKDE$ nội tiếp. 
Ta lại có: $\widehat{AKI}=\widehat{ADI}=90^{\circ} \Rightarrow $ tứ giác $AKDI$ nội tiếp.
Suy ra: $\widehat{TED}=\widehat{DKI}=\widehat{DAI}$
Mà $\widehat{AED}=\widehat{DAM}\Rightarrow \widehat{IAM}=\widehat{TEA} \Leftrightarrow \widehat{TEA}=\widehat{TAE}$
Suy ra $T$ là trung điểm $AH$. 
Mặt khác $AH=2ON$(không đổi khi $A$ di chuyển trên cung lớn $BC$).
Vậy suy ra $MI$ đi qua tâm một đường tròn có đường kính cố định.
p/s: Bạn Minhcamgia làm không đúng, bởi vì bài toán gốc không giống với bài này. Bài này cần chứng minh đi qua tâm đường tròn còn bài toán gốc đã cho sẵn đi qua tâm đường tròn rồi, điều này là ngộ nhận
bai42part2.jpg



#711507 Chứng minh $(AEF)$ đi qua điểm chính giữa cung $BAC$

Đã gửi bởi Khoa Linh on 24-06-2018 - 20:19 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$ có tâm nội tiếp $I$. $(AIB),(AIC)$ cắt $AC,AB$ tại $E,F$. Chứng minh $(AEF)$ đi qua điểm chính giữa cung $BAC$ của $(ABC)$

$G$ là giao điểm của $(AEF)$ và $(BAC)$

Ta có: 

$\widehat{IEC}=\widehat{ABI}=\widehat{IBC}\Rightarrow \triangle IEC=\triangle IBC\Rightarrow EC=BC$

và $\widehat{ICF}=\widehat{IAB}=\widehat{IAC}=\widehat{IFC}\Rightarrow BC=BF\Rightarrow BF=CE$

Suy ra $\triangle GEC=\triangle GFB(g.c.g)\Rightarrow GB=GC\Rightarrow (\square)$

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#711451 Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng diện tích hai tam giác $ACM$ và...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 23-06-2018 - 14:36 trong Hình học

Mong mọi người giúp đỡ!

 

https://uphinhnhanh.com/image/1FdyyO

Ta có: 

$S_{CAM}+S_{MBD}=S_{CABD}-S_{AMB}$ nhỏ nhất khi $S_{CABD}$ nhỏ nhất và $S_{AMB}$ lớn nhất

Ta thấy $S_{AMB}$ lớn nhất khi M là điểm chính giữa (dễ dàng chứng minh)
Mặt khác: $S_{CABD}=\frac{(CA+BD).AB}{2}=(CA+BD).R\geq 2\sqrt{CA.BD}.R=2.\sqrt{OA.OB}.R=2R^2$

Vậy để $S_{CABD}$ nhỏ nhất thì $CA=BD$ khi đó M cũng là điểm chính giữa nửa đường tròn 




#711449 cm K là trung điểm của IJ

Đã gửi bởi Khoa Linh on 23-06-2018 - 14:29 trong Hình học

từ một điểm A nằm ngoài đường tròn (O) ,kẻ 2 tiếp tuyến AB,AC với (O) (B, C là tiếp điểm ) , dựng đường  kính CD , BC giao AO tại H

a, cm A, B,O,C cùng thuộc một đường tròn

b, AD cắt (O) tại điểm thứ hai M cm AM .AD=AB^2 = AH.AO

c, cm tứ giác AMHC nội tiếp và MH vuông góc vs MB

d,gọi I là trung điểm BH và J là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AMB . BM cắt  OA  tại G . đường thẳng qua G và vuông góc vs OA cắt OI tai K . cm K là trung điểm của IJ  

thanks m.n ak e đi ngủ đây :lol:  :lol: 

Ta có: $HM \perp BG\Rightarrow HG^2=GM.GB$

Ta có: $\widehat{MAG}=\widehat{MCH}=\widehat{MBA}\Rightarrow \triangle GMA \sim \triangle GAB(g.g)\Rightarrow GA^2=GM.GB\Rightarrow GH=GA$

Ta thấy: $OM=OG;IB=IM; JB=JM$ nên $O,I,J$ thẳng hàng.

Ta lại có: $\widehat{MAG}=\widehat{MBA}$ nên $GA$ là tiếp tuyến của $(J)$ suy ra $JA \perp AH$
Vậy suy ra $KG$ là đường trung bình hình thang $IJAH$ từ đó ta có đpcm

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#711446 Tam giác chứa đường trung tuyến cắt đường phân giác.

Đã gửi bởi Khoa Linh on 23-06-2018 - 14:13 trong Hình học

Cho tam giác ABC có đường trung tuyến BK cắt đường phân giác trong CD tại I. Chứng minh rằng:

IC/ID-AB/BC=1

Đề đúng phải là: $\frac{IC}{ID}-\frac{AC}{BC}=1$

Điều cần chứng minh tương đương với: $\frac{IC}{ID}=1+\frac{AC}{BC}=1+\frac{AD}{BD}=\frac{AB}{BD}$

Hệ thức cuối cùng đúng vì theo Menelaus trong $\triangle ADC$ thì ta có: $\frac{CK}{AK}.\frac{AB}{BD}.\frac{DI}{CI}=1\Leftrightarrow \frac{AB}{BD}=\frac{CI}{DI}$

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#711444 M thuộc đường thẳng cố định khi $d$ di động đi qua $M$.

Đã gửi bởi Khoa Linh on 23-06-2018 - 14:03 trong Hình học

cho $I$ nằm cố định trong đường tròn $(O)$ khác $O$ , đường thẳng d qua $I$ cắt $(O)$ tại $A$ và $B$. vẽ tiếp tuyến tại A,B cắt nhau tại $M$. CM : M thuộc đường thẳng cố định khi $d$ di động đi qua $M$.

MO cắt AB tại H, kẻ MD vuông góc với OI.

Ta có: $OI.OD=OH.OM=OA^2$ không đổi nên D cố định.

Suy ra M thuộc đường thẳng qua D và vuông góc với OI

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#711443 Cho tam giác DEF có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O)

Đã gửi bởi Khoa Linh on 23-06-2018 - 13:57 trong Hình học

Cho tam giác DEF có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O) với DE < DF và DH là đường cao. Kẻ phân giác góc D cắt (O) tại P. Qua F kẻ tiếp tuyến với (O) cắt EP kéo dài ở K.

a) Chứng minh DP là tia phân giác của góc $\widehat{ODH}$.

b) PO cắt EF tại M và cắt (O) tại Q. Kẻ $OG \bot QF$ (G$\in QF$) Chứng minh tứ giác OMFG nội tiếp một đường tròn tiếp xúc với đường tròn (O) tại F.

c) Chứng minh rằng: EP = 2OG.

d) Chứng minh rằng: OG.KF = KP.MF.

Các bạn giúp mình câu d với. Tks u~

 

Ta có: $\triangle KPF \sim \triangle KFE\Rightarrow KP.EF=PF.KF \Leftrightarrow KP.MF=OG.KF$

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#711442 Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB=2R

Đã gửi bởi Khoa Linh on 23-06-2018 - 13:15 trong Hình học

 

Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB=2R. Gọi H là điểm nằm giữa O và B, đường thẳng qua H và vuông góc với AB cắt nửa đường tròn (O) tại C. Gọi I là trung điểm của dây CA

1. Chứng minh OICH là tứ giác nội tiếp

2. Chứng minh AO.IH=AI.OC

3.Trong trường hợp OH=R3R3. Gọi K là trung điểm của OA. Chứng minh: BI  IK

post-171744-0-27166500-1523083256.png

giúp mình cả bài với ạ. Mình cảm ơn rất nhiều

 

a, Ta có: $\widehat{OIC}=\widehat{OHC}=90^{\circ}\Rightarrow OICH$ nội tiếp 

b, ta có: $\triangle AOC \sim \triangle AIH(g.g)\Rightarrow AO.IH=AI.OC$

c, Kẻ $IM \perp AB$. 
Áp dụng Pytago vào tam giác $OCH$ thì $CH=\frac{2\sqrt{2}}{3}R\Rightarrow IM=\frac{\sqrt{2}}{3}$
Mặt khác: $MB=\frac{4}{3}R\Rightarrow IB^2=IM^2+MB^2=2R^2=OB.BA$

Suy ra $\triangle OIB \sim \triangle IAB(c.g.c)\Rightarrow \widehat{OIB}=\widehat{IAB}=\widehat{KIA}\Rightarrow \widehat{KIB}=\widehat{OIA}=90^{\circ}$




#711441 chứng minh 2 đoạn thẳng vuông góc với nhau

Đã gửi bởi Khoa Linh on 23-06-2018 - 13:04 trong Hình học

PQ cắt AM tại O, Qua A vẽ đường thẳng vuông góc với AP cắt CD tại I.

Ta có: $\triangle ABP=\triangle ADI(g.c.g)\Rightarrow AI=AP$

Mặt khác: $\widehat{AQP}=45^{\circ}\Rightarrow \widehat{AQP}=\widehat{IAQ}=45^{\circ}\Rightarrow \triangle AQP=\triangle AQI(c.g.c)$

Suy ra: $\widehat{AQI}=\widehat{AQP}\Rightarrow \triangle AQO=\triangle AQD(g.c.g)\Rightarrow \widehat{AOQ}=\widehat{ADQ}=90^{\circ}$

Hình gửi kèm

  • Untitled.png



#711365 Chứng minh $AX=DX$

Đã gửi bởi Khoa Linh on 21-06-2018 - 19:26 trong Hình học

Cho $\triangle{ABC}$, ba đường cao $AD, BE, CF$. Đường thẳng qua $B$ vuông góc $DF$ cắt đường thẳng qua $E$ vuông góc $DE$ tại $X$. Chứng minh $AX = DX$

attachicon.gif526.png

Bài này trong tạp chí Kvant, nó thay đổi giả thiết một tí.

Untitled.png

Gọi $O$ là tâm ngoại tiếp tam giác $ABC$ thì $B,O,X$ thẳng hàng, $EX || OC$ (tự chứng minh)

Gọi $M$ là trung điểm $AB$ ta có: $\widehat{EXB}=\widehat{XOC}=2\widehat{OBC}=2\widehat{MBE}=\widehat{AME}$ nên tứ giác $BMEX$ nội tiếp.

Suy ra: $\widehat{MXB}=\widehat{MEB}=\widehat{MBE}=\widehat{OBC}\Rightarrow MX||BC$

Từ đó ta có ĐPCM 




#711261 Cho x y z >0 và xyz=1. Tìm min B=$\sum \frac{1}...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 19-06-2018 - 21:45 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài này không có Min cũng không có Max

Với b,c càng tăng ví dụ b=c=8, a=$\frac{1}{64}$ thì $P<1$

Với $b=c=0.9$ thì $P>1$

p/s: Diễn đàn toán học là nơi trao đổi những bài toán hay, khó. Không phải nơi làm hộ bài tập về nhà. 




#711255 Tìm max P=$\sum \frac{1}{\sqrt{x^2+1...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 19-06-2018 - 21:25 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x y z >0 và x+y+z=xyz. Tìm max P=$\sum \frac{1}{\sqrt{x^2+1}}$

$\sum \frac{1}{\sqrt{x^2+1}}=\sum \sqrt{\frac{yz}{x^2yz+yz}}=\sum \sqrt{\frac{yz}{x(x+y+z)+yz}}=\sum \sqrt{\frac{yz}{(x+z)(x+y)}}\leq \frac{1}{2}\sum \left ( \frac{y}{x+y}+\frac{z}{x+z} \right )=\frac{3}{2}$




#711254 Cho x y >1 . Tìm min A=$\frac{x^2}{y-1}+...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 19-06-2018 - 21:21 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x y >1 . Tìm min A=$\frac{x^2}{y-1}+\frac{y^2}{x-1}$

$\frac{x^2}{y-1}+\frac{y^2}{x-1}\geq \frac{(x+y)^2}{x+y-2}\geq 8\Leftrightarrow (x+y-4)^2\geq 0$

Vậy $Min(A)=8$




#711253 Cho x y z >0 và xyz=1. Tìm min P=$\sum \frac{\sq...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 19-06-2018 - 21:18 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x y z >0 và xyz=1. Tìm min P=$\sum \frac{\sqrt{1+x^2+y^2}}{xy}$

$P=\sum \frac{\sqrt{1+x^2+y^2}}{xy}=\sum \sqrt{1+x^2+y^2}.z\geq \sum \frac{1+x+y}{\sqrt{3}}.z=\frac{x+y+z+2(xy+yz+zx)}{\sqrt{3}}\geq 3\sqrt{3}$




#711251 Cho x y z >0 và xyz=1. Tìm min P=$\frac{1}{xy...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 19-06-2018 - 21:12 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x y z >0 và xyz=1. Tìm min P=$\frac{1}{xy}+\frac{1}{yz}+\frac{1}{zx}+\frac{3}{x+y+z}$

$S=x+y+z+\frac{3}{x+y+z}=\frac{x+y+z}{3}+\frac{3}{x+y+z}+\frac{2(x+y+z)}{3}\geq 2+\frac{2.3\sqrt[3]{xyz}}{3}=4$




#711248 Tìm max P=$\sum \sqrt{x+yz}$

Đã gửi bởi Khoa Linh on 19-06-2018 - 21:09 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x y z >0 và x+y+z=1 Tìm max P=$\sum \sqrt{x+yz}$

$\sum \sqrt{x+yz}=\sum \sqrt{x(x+y+z)+yz}=\sum \sqrt{(x+y)(x+z)}\leq \sum \frac{x+y+x+z}{2}=2(x+y+z)=2$