Đến nội dung

narutosasukevjppro nội dung

Có 129 mục bởi narutosasukevjppro (Tìm giới hạn từ 04-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#732735 Đề thi HSG Toán 9 Thành phố Đà Nẵng 2021-2022

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 24-02-2022 - 12:02 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 1. (1,0 điểm)

Tính $A=\frac{1}{3 \sqrt{2}+2}+\frac{3}{3 \sqrt{2}-2}+\frac{12}{14+7 \sqrt{2}}$.
Câu 2. (1,5 điểm)
Cho biểu thức $B=\left(\frac{x \sqrt{x}-1}{x-1}-\frac{x+2 \sqrt{x}}{x+\sqrt{x}}\right) \cdot\left(\frac{x}{x \sqrt{x}-1}-\frac{1}{x^{2}-\sqrt{x}}\right)$ với $x>0, x \neq 1$.
Rút gọn biểu thức $\mathrm{B}$ và chứng minh rằng $\frac{\mathrm{B}^{2022}+1}{\mathrm{~B}^{2020}+1}>\mathrm{B}$ với mọi $\mathrm{x}>0, \mathrm{x} \neq 1$.
Câu 3. (1,5 điểm)
Cho điểm $\mathrm{A}(2 ; 4)$ và điềm $\mathrm{B}(-4 ; 1)$.
a) Tính diện tích tam giác $\mathrm{OAB}$, với $\mathrm{O}$ là gốc toạ độ và đơn vị trên các trục là xentimét.
b) Viết phương trình đường thẳng $\mathrm{d}$ song song với đường thẳng $\mathrm{OA}$, biết $\mathrm{d}$ tiếp xúc với đường tròn $(\mathrm{O} ; \mathrm{AB})$.
Câu 4. (2,0 diểm)
Hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}\dfrac{3}{2 x+y-1}-\dfrac{2}{x+y-2}=1 \\ \dfrac{3 x+2 y-3}{(2 x+y-1)(x+y-2)}=2\end{array}\right.$.
b) Tìm các cặp số x, y thỏa mãn:
$\frac{(x-y)^{2}}{x y}+1=(y \sqrt{x y}-2 \sqrt{2 y-1}+2)(2 \sqrt{2 y-1}-y \sqrt{x y})$
Câu 5. (1,0 diểm)
Trong phòng họp của công ty có một số ghế dài. Nếu xếp mỗi ghế bốn người dự họp thì thiếu một ghế. Nếu xếp mỗi ghế năm người dự họp thì thừa một ghế. Hỏi phòng họp của công ty có bao nhiêu ghế và bao nhiêu người dự họp?
Câu 6. (1,0 điểm)
Cho tam giác $\mathrm{ABC}$, gọi $\mathrm{M}$ là trung điểm cạnh $\mathrm{BC}$. Trên tia đối của tia $\mathrm{CA}$ lấy điểm $\mathrm{D}$ $(\mathrm{DC}>\mathrm{AC})$. Gọi $\mathrm{N}$ là trung điểm đoạn $\mathrm{AD}$, kẻ đường thẳng qua $\mathrm{D}$ song song $\mathrm{MN}$, cắt $\mathrm{AB}$ tại $\mathrm{E}$. Hai đường thẳng $\mathrm{EC}$ và $\mathrm{BD}$ cắt nhau tại $\mathrm{O}$. Chứng minh rằng tam giác $\mathrm{ODE}$ và tứ giác $\mathrm{ABOC}$ có diện tích bằng nhau.
Câu 7. (2,0 điểm)
Cho hình vuông $\mathrm{ABCD}$ tâm $\mathrm{O}$. Lấy điểm $\mathrm{E}$ trên đoạn $\mathrm{AB}$ ( $\mathrm{E}$ khác $\mathrm{B}$ và $\mathrm{A}$ ), gọi $\mathrm{F}$ là giao điểm của $C E$ và $D A$, đường thẳng $D E$ cắt đường tròn $(O ; O A)$ tại điểm $K(K$ khác $D)$. Qua $K$ kẻ tiếp tuyến $\mathrm{KH}$ với đường tròn $\left(\mathrm{O} ; \frac{\mathrm{AB}}{2}\right)(\mathrm{H}$ thuộc $(\mathrm{O} ; \mathrm{OA})$ và nằm khác phía với $\mathrm{D}$ qua $\mathrm{FC})$.
a) Chứng minh rằng tứ giác $KHDA$ là hình thang cân.
b) Chứng minh rằng $\mathrm{F}, \mathrm{K}, \mathrm{H}$ thẳng hàng.

 




#732681 Đề thi HSG cấp trường lớp 10 THPT Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 15-02-2022 - 21:25 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

bạn gõ latex ra tự nhiên mình thấy đề đẹp với xịn ngay. lúc ngồi thi thì mình không nghĩ vậy :)




#732700 Đề thi HSG cấp trường lớp 10 THPT Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 18-02-2022 - 21:20 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

chủ tus đăng sol đi :=)




#732683 Đề thi HSG cấp trường lớp 10 THPT Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 15-02-2022 - 21:41 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

uh theo mình thì ra legendre là đúng rồi :) tiếc là A2 k dạy chứ A1 vẫn dạy bth 




#731104 Điểm Dumpty Humpty

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 11-10-2021 - 14:30 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

tạp chí epsilon số 14 có 1 bài như thế này nhé bạn :V ko thì bạn lên gg gõ humpty dumpty point là được thôi




#731103 Tìm tất cả đa thức $P(x),Q(x)$ sao cho $P(Q(x))=Q(P(x))$

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 11-10-2021 - 14:17 trong Đa thức

à e nhầm rồi :") sorry ạ, để tối e xem lại thử, cái của e chỉ đúng nếu hệ số cao nhất của 2 đa thức là 1 nên sai ạ




#731163 Tìm các số nguyên $x,y$ sao cho $x^2 - 2x = 27y^3$

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 15-10-2021 - 10:48 trong Số học

e cộng 1 vào thử, thì sẽ được $(x-1)^2=(3y+1)(9y^2-3y+1)$, theo tính chất quen thuộc thì $x^3+1=(x+1)(x^2-x+1)$, 2 thừa số này hoặc là có chung ước nguyên tố là 3 hoặc là nguyên tố cùng nhau. Nhưng rõ ràng $3y+1$ không chia hết cho 3 nên chỉ rơi vào tính huống còn lại tức $(3y+1,9y^2-3y+1)=1$. Suy ra $9y^{2}-3y+1$ là số chính phương. Tới đây e kẹp giữa $9y^{2}$ với $(3y+1)^{2}$ là được




#734372 TOPIC [MỘT SỐ BÀI TOÁN SỐ HỌC]

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 14-08-2022 - 10:26 trong Số học

a góp mấy bài được k e  :like  :D




#734837 Một bài đa thức hay

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 07-09-2022 - 05:15 trong Đa thức

Một số bài đa thức hay ạ.

 

Bài 1. Tìm tất cả các số nguyên dương $\displaystyle d\geqslant 1$ sao cho tồn tại đa thức $\displaystyle P( x) \in \mathbb{Z}[ x]$ bậc $\displaystyle d$ và các số nguyên phân biệt $\displaystyle x_{1} ,x_{2} ,...,x_{d+1}$ thỏa mãn $\displaystyle |P( x_{i}) |=1$ với $\displaystyle i=\overline{1,d+1}$.

Bài 2. Cho đa thức $\displaystyle P( x) =4x^{2} +12x-3015$ và dãy đa thức $\displaystyle P_{n}( x)$ được định nghĩa như sau 

 
$P_{1}( x) =\frac{P( x)}{2016} ,P_{n+1}( x) =\frac{P( P_{n}( x))}{2016} ,\forall n\geqslant 1$
 
a) Chứng minh rằng tồn tại số thực $\displaystyle r$ sao cho $\displaystyle P_{n}( r) < 0$ với mọi số nguyên $\displaystyle n$
 
b) Có bao nhiêu số nguyên $\displaystyle m$ để tồn tại vô hạn $\displaystyle n$ thỏa $\displaystyle P_{n}( m) < 0$



#732757 Hình học sưu tầm

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 27-02-2022 - 11:48 trong Hình học phẳng

Bài 2. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ nội tiếp $\displaystyle ( O)$ có trực tâm $\displaystyle H$. Lấy $\displaystyle X,Y$ lần lượt là giao điểm của $\displaystyle BH,CO$ và $\displaystyle CH,BO$. Chứng minh $\displaystyle OL$ chia đôi $\displaystyle XY$ với $\displaystyle L$ là điểm Lemoine trong tam giác $\displaystyle ABC$




#732756 Hình học sưu tầm

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 27-02-2022 - 09:45 trong Hình học phẳng

Chào mọi người, để thuận tiện cho việc lưu trữ và thảo luận thì mình xin phép đăng lại các bài toán hình học mà mình sưu tầm được. Mọi người có thể thảo luận lời giải thoải mái, các bài toán sẽ do mình đề xuất. Cảm ơn mọi người !

Bài 1. Cho tam giác $A B C$ nội tiếp đường tròn $(O)$ với trực tâm $H$. Gọi $P$ là điểm bất kì trên mặt phẳng. Các đường thẳng $A P, B P, C P$ giao $(O)$ lần thứ hai tại $A_{1}, B_{1}, C_{1}$. Gọi $A_{2}, B_{2}, C_{2}$ lần lượt là các điểm đối xứng với $A_{1}, B_{1}, C_{1}$ qua các cạnh $B C, C A, A B$. Chứng minh rằng $H, A_{1}, B_{1}, C_{1}$ cùng thuộc một đường tròn.




#732764 Hình học sưu tầm

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 28-02-2022 - 05:45 trong Hình học phẳng

 một cách khác, mình sưu tầm hồi lâu trên blog của telv cohl https://artofproblem...c284651h1272116




#732767 Hình học sưu tầm

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 28-02-2022 - 09:17 trong Hình học phẳng

Trước hết ta phát biểu một bổ đề : $OL$ đi qua trực tâm của $DEF$ trong đó $L$ là điểm Lemoine của $ABC$
Gọi T' là điểm đối xúng của T qua BC. Ta có $\frac{A N}{M T}=\frac{N L}{L M}=\frac{N D}{T^{\prime} M}$ nên $D, L, T^{\prime}$ thẳng hàng Goi J là giao điểm của $DL$ với $AO$. Theo định ly Thalet ta có
$\frac{D L}{D J}=\frac{D L}{D T^{\prime}}, \frac{D T^{\prime}}{D J}=\frac{A D}{A D+T T^{\prime}} . \frac{A D+T^{\prime} O}{A D}=\frac{A D+T^{\prime} O}{A D+T T^{\prime}}=1-\frac{O T}{A D+T T^{\prime}}=1-\frac{R^{2}}{\left(A D+T T^{\prime}\right) O M}$
$=1-\frac{R^{2}}{(2 . O M+2 M T+H D) O M}=1-\frac{R^{2}}{2 O M . O T+\frac{1}{4}\left(R^{2}-O H^{2}\right)}=k$ là môt tỉ số cố định. Lấy $K$ sao cho $\frac{K L}{K O}=k$ thì
$D K$ song song $A O$ và vuông góc $F E$. Tương tự ta có điều phải chứng minh. Đến đây ta gọi $H'$ là trực tâm của $DEF$ thì dễ dàng chứng minh $H'OXY$ là hình bình hành.
 
274565914_493487568935945_79604927155180

 

Bài 2. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ nội tiếp $\displaystyle ( O)$ có trực tâm $\displaystyle H$. Lấy $\displaystyle X,Y$ lần lượt là giao điểm của $\displaystyle BH,CO$ và $\displaystyle CH,BO$. Chứng minh $\displaystyle OL$ chia đôi $\displaystyle XY$ với $\displaystyle L$ là điểm Lemoine trong tam giác $\displaystyle ABC$




#732765 Hình học sưu tầm

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 28-02-2022 - 05:48 trong Hình học phẳng

Bài 3.Cho tam giác $A B C$ nội tiếp đường tròn $(O)$, ngoại tiếp đường tròn $(I) . H, K$ lần lượt là trực tâm tam giác $A B C, B I C . H K$ cắt $A I$ tại $L$. Gọi $J$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $K L I$. Chứng minh rằng $O$ nằm trên trục đẳng phương của $(I)$ và $(J I K)$.




#732769 Hình học sưu tầm

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 28-02-2022 - 09:27 trong Hình học phẳng

Bài 4.Cho đường tròn $(\mathrm{O})$ cố định và dây cung $\mathrm{BC}$ khác đường kính, lấy $\mathrm{M}$ là trung điểm $\mathrm{BC}$. $\mathrm{A}$ di chuyển trên cung lớn $\mathrm{BC}, \mathrm{AM}$ cắt $(\mathrm{O})$ ở $\mathrm{K}$. Đường tròn nội tiếp I tiếp xúc $\mathrm{BC}$ ở $\mathrm{D}, \mathrm{KD}$ cắt lại (O) ở S. Lấy E là điểm chính giữa cung AC không chứa B và SE cắt AC ở L, chứng minh IL luôn qua một điểm cố định khi $\mathrm{A}$ di chuyển.

Bổ đề : (MMO SL 2016 G2) Goi T, Ylà giao điểm của đưòng thẳng qua Ivuông góc AI. Khi đó $S, T, Y, A$ đồng viên.
Dân tới $\frac{S B}{S C}=\frac{B Y}{C T}(t \hat{a} m v i$ tư). Do YI vuông AI nên YI là tiếp tuyến của (BIC), trơng tư IT. Do đó BYI đồng dang BIC hay BY= $\frac{B I^{2}}{B C}$, turong tụ với CT. Từ đây suy ra
$\frac{S B}{S C}=\left(\frac{I B}{I C}\right)^{2}$ Goi Plà điểm chính giū̃a cung $A B$ nho. $K h i$ đó theo định lý Pascal cho
luc giác $A B C P E S$ thì $S P$ cắt $A B$ tai $V, S E$ cắt $A C$ tai $L, C P, B E$ cắt nhau tai I->V,I,L thẳng hàng. Mạt khác theo định ly Menelaus cho tam giác ABC, cát tuyến VUL thì. $\frac{L A}{L C} \cdot \frac{V B}{V A} \cdot \frac{U C}{U B}=1$
$\frac{S A}{S C} \cdot \frac{S B}{S A}=\frac{U B}{U C}=\frac{S B}{S C}=\frac{\frac{\sin A C B}{2}}{\frac{\sin A B C}{2}}^{2}=\frac{I B}{I C}^{\wedge} 2$ tức là IU là đối trung của BIC hay VL đi qua điểm chính giũa cung BAC của (O).
 
 
274185196_646664069941462_73562602664298



#732766 Hình học sưu tầm

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 28-02-2022 - 06:28 trong Hình học phẳng

Bài 4.Cho đường tròn $(\mathrm{O})$ cố định và dây cung $\mathrm{BC}$ khác đường kính, lấy $\mathrm{M}$ là trung điểm $\mathrm{BC}$. $\mathrm{A}$ di chuyển trên cung lớn $\mathrm{BC}, \mathrm{AM}$ cắt $(\mathrm{O})$ ở $\mathrm{K}$. Đường tròn nội tiếp I tiếp xúc $\mathrm{BC}$ ở $\mathrm{D}, \mathrm{KD}$ cắt lại (O) ở S. Lấy $E$ là điểm chính giữa cung $AC$ không chứa $B$ và $SE$ cắt  $AC$ ở $L$, chứng minh $IL$luôn qua một điểm cố định khi $\mathrm{A}$ di chuyển.




#732768 Hình học sưu tầm

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 28-02-2022 - 09:19 trong Hình học phẳng

 

Trước hết ta phát biểu một bổ đề : $OL$ đi qua trực tâm của $DEF$ trong đó $L$ là điểm Lemoine của $ABC$
Gọi T' là điểm đối xúng của T qua BC. Ta có $\frac{A N}{M T}=\frac{N L}{L M}=\frac{N D}{T^{\prime} M}$ nên $D, L, T^{\prime}$ thẳng hàng Goi J là giao điểm của $D
L$ với $A O$. Theo định ly Thalet ta có
$\frac{D L}{D J}=\frac{D L}{D T^{\prime}}, \frac{D T^{\prime}}{D J}=\frac{A D}{A D+T T^{\prime}} . \frac{A D+T^{\prime} O}{A D}=\frac{A D+T^{\prime} O}{A D+T T^{\prime}}=1-\frac{O T}{A D+T T^{\prime}}=1-\frac{R^{2}}{\left(A D+T T^{\prime}\right) O M}$
$=1-\frac{R^{2}}{(2 . O M+2 M T+H D) O M}=1-\frac{R^{2}}{2 O M . O T+\frac{1}{4}\left(R^{2}-O H^{2}\right)}=k$ là môt tỉ số cố định. Lấy $K$ sao cho $\frac{K L}{K O}=k$ thì
$D K$ song song $A O$ và vuông góc $F E$. Tương tự ta có điều phải chứng minh. Đến đây ta gọi $H'$ là trực tâm của $DEF$ thì dễ dàng chứng minh $H'OXY$ là hình bình hành.
 
274565914_493487568935945_79604927155180

 

https://artofproblem...219170p16859208

bài gốc trên aops mọi người có thể tham khảo




#732770 Hình học sưu tầm

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 28-02-2022 - 09:28 trong Hình học phẳng

Bài 5. Đề chọn đội tuyển quốc gia SP 2020 vòng 2 :

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ nội tiểp $(\mathrm{O})$. $\mathrm{M}, \mathrm{N}$ lần lượt là trung điểm của $\mathrm{BC}$ và $\mathrm{OA}$. Ta lấy $\mathrm{D}$ thuộc $\mathrm{MC}, \mathrm{D}$ khác $\mathrm{M}$ và $\mathrm{C}$. Qua $\mathrm{B}, \mathrm{C}$ kè vuông góc với $\mathrm{AD}$ lần lượt tại $\mathrm{E}$ và $\mathrm{F}$. Đường thẳng qua $\mathrm{E}$ song song với $\mathrm{AB}$ cắt đường thẳng qua $\mathrm{F}$ song song vở $\mathrm{AC}$ tại $\mathrm{G}$. Gọi I Ià tâm ngoại tiểp tam giác $\mathrm{EGF}$. $\mathrm{CMR}$ $NI=NM$



#732774 Hình học sưu tầm

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 28-02-2022 - 14:45 trong Hình học phẳng

Bài 7.  Cho tam giác $A B C$ nội tiếp đường tròn $(O)$, trực tâm $H . P$ là điểm bất kì trên $O H$. Gọi $B^{\prime}, C^{\prime}$ lần lượt là điểm đối xứng của $B, C$ qua $O H . B^{\prime} P$ cắt $A C$ tại $X, C^{\prime} P$ cắt $A B$ tại $Y$. Chứng minh rằng điểm đối xứng với $H$ qua $X Y$ nằm trên $(O)$.




#732771 Hình học sưu tầm

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 28-02-2022 - 09:54 trong Hình học phẳng

một bài hay, nhẹ nhàng

Bài 6. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ nội tiếp đường tròn $\displaystyle ( O)$, các đường cao $\displaystyle BH_{b} ,CH_{c}$ giao nhau tại trực tâm $\displaystyle H$. $\displaystyle H_{b} H_{c}$ cắt $\displaystyle BC$ tại $\displaystyle P$. $\displaystyle N$ là trung điểm $\displaystyle AH$, $\displaystyle L$ là hình chiếu của $\displaystyle O$ lên đối trung đỉnh $\displaystyle A$ của $\displaystyle ABC$. Chứng minh $\displaystyle \angle NLP=90^{0}$




#732785 Hình học sưu tầm

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 28-02-2022 - 21:10 trong Hình học phẳng

Bài 8. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ có $\displaystyle X,Y$ và $\displaystyle Z,T$ là hai cặp điểm liên hợp đẳng giác trong tam giác $\displaystyle ABC$. Xét $\displaystyle XZ$ giao $\displaystyle TY$ tại $\displaystyle Q$, $\displaystyle XT$ giao $\displaystyle ZY$ tại $\displaystyle P$. Chứng minh $\displaystyle P,Q$ cũng là một cặp liên hợp đẳng giác trong $\displaystyle ABC$

 
Bài 9. Cho tam giác $\displaystyle ABC$, trực tâm $\displaystyle H$, tâm ngoại tiếp $\displaystyle ( O)$. $\displaystyle K$ là trực tâm $\displaystyle AOH$. Chứng minh liên hợp đẳng giác của $\displaystyle K$ trong $\displaystyle ABC$ nằm trên $\displaystyle OH$.



#733696 Hình học sưu tầm

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 18-06-2022 - 11:39 trong Hình học phẳng

h nghỉ hè nên mình sẽ đăng tiếp 1 số bài để mọi người cùng thảo luận nhé :))

Bài 10.Cho tam giác $\displaystyle ABC$ nội tiếp đường tròn $\displaystyle ( O)$ có $\displaystyle T$ là điểm chính giữa cung $\displaystyle BC$ lớn. $\displaystyle H$ là trực tâm của $\displaystyle ABC$. Đường thẳng qua $\displaystyle H$ song song $\displaystyle AT$ cắt $\displaystyle AB,AC$ tại $\displaystyle E,F$. Gọi $\displaystyle R$ là giao điểm của $\displaystyle BF,CE$. Chúng minh $\displaystyle HT\cap JR$ trên $\displaystyle ( O)$.




#731068 Cho ngũ giác $ABCDE$ có $AB=BC=CD$ và $\widehat...

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 09-10-2021 - 21:54 trong Hình học

Anh cho em xin đề với  :D

https://www.facebook...45256012697276/




#731065 Cho ngũ giác $ABCDE$ có $AB=BC=CD$ và $\widehat...

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 09-10-2021 - 20:32 trong Hình học

giống đề thi hsg lớp 9 đn năm 2019 phết, e xem thử




#730907 $f(x)=0$ không có nghiệm nguyên

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 04-10-2021 - 09:22 trong Đại số

tổng quát cho đa thức p(x) hệ số nguyên bất kỳ cũng được

giả sử p(x) có nghiệm thì p(x)=(x-a)Q(x) khi đó p(1)=(1-a)q(1) và p(0)=-aq(a) đều là các số lẻ nên 1-a và -a đều là các số lẻ nhưng tổng của chúng lại là một số lẻ -> vô lý. vậy p(x) không có nghiệm nguyên

Cannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceLog in to edit with Ginger×