Đến nội dung

Sangnguyen3 nội dung

Có 224 mục bởi Sangnguyen3 (Tìm giới hạn từ 10-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#741518 Cho tam giác ABC có tâm nội tiếp I, (I) tiếp xúc BC,CA,AB tại D,E,F.,...Chứng...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 25-09-2023 - 18:43 trong Hình học

Where is M?

M là trđ BC, mình sửa lại r




#741517 Cho tam giác ABC có tâm nội tiếp I. (I) tiếp xúc BC,CA,AB tại D,E,F,...Chứng...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 25-09-2023 - 18:42 trong Hình học

Cho tam giác ABC có tâm nội tiếp (I). (I) tiếp xúc BC,CA,AB tại D,E,F. EF cắt (ABC) tại P,Q. DQ cắt (ABC) tại H. Chứng minh AH vuông IP




#741515 Cho tam giác ABC có tâm nội tiếp I, (I) tiếp xúc BC,CA,AB tại D,E,F.,...Chứng...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 25-09-2023 - 18:28 trong Hình học

1 bổ đề khá hay trong lúc mình làm toán : $\Delta ABC$ có tâm nội tiếp $I$, trực tâm $H$. $(I)$ tiếp xúc với $BC,CA,AB$ tại $D,E,F$. $AH$ cắt $EF$ tại $J$. $M$ là trung điểm $BC$ .Chứng minh $IJ//MH$




#741506 Trong tam giác ABC, gọi (Ia) là đường tròn bàng tiếp góc A của tam giác, tiếp...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 24-09-2023 - 10:58 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$, $(I_a)$ là đường tròn bàng tiếp góc $A$ của $\Delta ABC$. $(I_a)$ tiếp xúc với $BC,CA,AB$ tại $D,E,F$. $(AEF)$ cắt $BC$ tại $P,Q$. Gọi $M$ là trung điểm $AD$. Chứng minh $(I_a)$ tiếp xúc với $(MPQ)$




#741502 CMR nếu $\lim_{x\rightarrow +\infty }a_{n...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 23-09-2023 - 23:58 trong Dãy số - Giới hạn

Bổ đề trung bình Cesaro




#741300 Tìm đa thức $P(x)$ sao cho $Q$ có hữu hạn phần tử

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 04-09-2023 - 11:06 trong Đa thức

Cho đa thức $P(x)$ với các hệ số nguyên không âm , $\left \{ a_{n} \right \}$ là dãy được xác định bởi $a_{1}=2023;a_{n+1}=P\left ( a_{n} \right )$

Gọi $Q$ là tập các số nguyên tố $p$ sao cho tồn tại $k\in N$ để $p\mid a_{k}$

Tìm đa thức $P(x)$ sao cho $Q$ có hữu hạn phần tử




#741299 Tìm tất cả số nguyên $n$ thỏa mãn $n(n+1)...(n+p-3)\equ...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 04-09-2023 - 11:00 trong Số học

Cho $p$ là 1 số nguyên tố lớn hơn 3 

$a)$ Tìm tất cả số nguyên $n$ thỏa mãn 

$n(n+1)...(n+p-3)\equiv 1 (\mod p)$

$b)$ Xác định số số nguyên dương $n \leq p^{2}$ thỏa mãn 

$n(n+1)...(n+p-3)\equiv 1 (\mod p^{2})$




#741153 Tìm tất cả các số tự nhiên $a,b,c,d$ thỏa mãn $11^{a...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 23-08-2023 - 00:13 trong Số học

Tìm tất cả các số tự nhiên $a,b,c,d$ thỏa mãn $11^{a}.5^{b}=1+3^{c}.2^{d}$




#741152 Tìm các số nguyên dương $x,y$ thỏa mãn $2^{3^{x...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 23-08-2023 - 00:08 trong Số học

Tìm các số nguyên dương $x,y$ thỏa mãn $2^{3^{x}}+1 =19.3^{y}$




#741151 Chứng minh rằng không tồn tại các số nguyên dương $a,b,c$ thỏa mãn...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 23-08-2023 - 00:02 trong Số học

Chứng minh rằng không tồn tại các số nguyên dương $a,b,c$ thỏa mãn $\frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}}{3(ab+bc+ca)}$ là số nguyên




#740886 $2q^{p} -p^{q}=7$

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 03-08-2023 - 11:35 trong Số học

Dễ thấy $p$ lẻ

Nếu $q=2 \Rightarrow 2^{p+1}=p^{2}+7$

Dùng quy nạp toán học, với $p\geq 5$ thì $2^{p+1}> p^{2}+7$

$\Rightarrow p=3$ ( thỏa mãn )

Nếu $q \geq 3$ thì $q$ lẻ 

Theo $Fermat$ nhỏ thì $7\equiv 2q^{p}\equiv 2q \mod (p)$ và $7\equiv -p^{q}\equiv -p \mod (q)$

Xét $q=3$ thì $2.3^{p}=p^{3}+7$

Dùng quy nạp, để ý rằng $p\geq 3$ thì $2.3^{p}> p^{3}+7$ nên trường hợp này không thỏa mãn 
$\Rightarrow q\geq 5$

$\begin{cases} p+7=kq (k> 0) \\ p\mid 2q-7 \end{cases}$

$2q-7\geq p = kq-7 \Rightarrow k\leq 2$

Trường hợp 1 : $k=1$

$\begin{cases} p+7=q \\ p\mid 2q-7 \end{cases} \Rightarrow p\mid 7 \Rightarrow p=7 \Rightarrow q=14(L)$

Trường hợp 2 : $k=2$

$\begin{cases} p+7=2q \\ p\mid 2q-7 \end{cases}$

Với $p< q \Rightarrow q< 7 \Rightarrow q=5$

$\Rightarrow p=3$ ( thỏa mãn )

Với $p=q \Rightarrow p^{p}=7 (L)$

Với $p> q \Rightarrow q^{p}-p^{q}+q^{p}=7$

Ta sẽ đi c/m $q^{p}> p^{q}$

$\Leftrightarrow ln (q^{p})> ln(p^{q}) \Leftrightarrow p.ln(q)> q.ln(p) \Leftrightarrow \frac{ln(q)}{q}>\frac{ln(p)}{p}$

Đặt $f(x)=\frac{ln(x)}{x}$

Ta có $f'(x)= \frac{1-ln(x)}{x^{2}} < 0$ vì $x\geq 3$

$\Rightarrow f(x)$ nghịch biến trên $(3;+\propto )$

Vì $p> q$ nên bất đẳng thức cần chứng minh đúng 

Lúc đó $2q^{p}-p^{q}> q^{p}> 7$

Nên trường hợp vô nghiệm 

Vậy các cặp $p,q$ thỏa đề là $(3;2),(3;5)$




#740788 $2q^{p} -p^{q}=7$

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 28-07-2023 - 12:48 trong Số học

Tìm tất cả các cặp số nguyên tố $p,q$ sao cho : $2q^{p} -p^{q}=7$




#740787 $\begin{cases} x_{1}=1 \\x_{n+1...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 28-07-2023 - 12:46 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $(x_{n})$ được xác định bởi : $\begin{cases} x_{1}=1 \\x_{n+1}=\frac{x_{n}+3}{x_{n}+2}, n\geq 1 \end{cases}$

Chứng minh dãy $(x_{n})$ có giới hạn, tìm giới hạn đó.




#740786 $\begin{cases} x_{1}=1 \\x_{n+1...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 28-07-2023 - 12:43 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $(x_{n})$ được xác định bởi $\begin{cases} x_{1}=1 \\x_{n+1}=\frac{3x_{n}+1}{2x_{n}+1}, n\geq 1 \end{cases}$

Chứng minh rằng dãy $(x_{n})$ có giới hạn. Tìm giới hạn đó




#740785 Đường tròn nội tiếp (I) của tam giác ABC theo thứ tự tiếp xúc với các cạnh BC...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 28-07-2023 - 12:04 trong Hình học

https://artofproblem...sVjMl1A5OfbbVvQ




#740641 Chứng minh IJ, MN, PQ đồng quy tại S

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 19-07-2023 - 23:43 trong Hình học

Đường tròn (O) nội tiếp tứ giác ABCD tiếp xúc với các cạnh AB,BC,CD,DA lần lượt tại E,F,G,H. Gọi I,J là trung điểm AC, BD. IB,ID,JA.JC theo thứ tự cắt EF,GH,HE,GF tại M,N,P,Q .

a) Chứng minh IJ, MN,PQ đồng quy tại S 
b) Các tia đối của tia JA,JB,JC,JD lần lượt cắt (O) tại A',B',C',D' . A'C', B'D' lần lượt cắt PQ,MN tại U,V . Gọi K là hình chiếu của S lên UV. Chứng minh góc AKB= góc CKD 




#740549 $x^{p-1}+x^{p-2}+...+x+2=y^{3}$

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 13-07-2023 - 10:55 trong Số học

$x=1 \Rightarrow y^{3}-1=p \Rightarrow y=2,p=7$

$x\geq 2$

Phương trinh được viết lại thành : $\frac{x^{p}-1}{x-1}=(y-1)(y^{2}+y+1)$

Bổ đề : Cho các số nguyên dương $x,m (x> 1)$ và số nguyên tố $p$ thỏa mãn $m\mid \frac{x^{p}-1}{x-1}$ . Khi đó thì $m\equiv 0,1 ( \mod p)$

Chứng minh : https://julielltv.wo...013/12/28/1436/

Quay lại bài toán : 

Từ đó ta có được : $\begin{cases} y-1\equiv 0,1 (\mod p) \\ y^{2}+y+1\equiv 0,1 (\ mod p) \end{cases}$

$\Rightarrow \left[\begin{array}{l}p\mid 7 \\ p\mid 2,p\mid 3 \end{array}\right.$

Với $p=7$ thì tìm được ở lúc đầu

Với $p=2 \Rightarrow x+1=y^{3}-1$ , lúc này sẽ tồn tại các số nguyên dương $x,y$ để thỏa mãn điều kiện này 
Tương tự với $p=3$

Các số nguyên tố $p$ thỏa mãn : $\left \{ 2,3,7 \right \}$




#740548 $x^{p-1}+x^{p-2}+...+x+2=y^{3}$

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 13-07-2023 - 10:23 trong Số học

Tìm tất cả các sô nguyên tố $p$ để phương trình sau có nghiệm nguyên dương 

$x^{p-1}+x^{p-2}+...+x+2=y^{3}$




#740475 $f(a)+f(b)-ab \mid af(a)+bf(b); \forall a,b\in N^{*...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 09-07-2023 - 00:27 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số $f:N^{*}\rightarrow N^{*}$ thỏa mãn 

$f(a)+f(b)-ab \mid af(a)+bf(b); \forall a,b\in N^{*}$

 




#740474 $x+f(y)\mid f(x)+xf(y) ; \forall x,y\in N^{*}...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 09-07-2023 - 00:22 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả hàm số $f:N^{*}\rightarrow N^{*}$ thỏa mãn : 

$x+f(y)\mid f(x)+xf(y) ; \forall x,y\in N^{*}$




#740473 Chứng minh A,G,D,S cùng thuộc 1 đường tròn

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 09-07-2023 - 00:19 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp (O) với AB<AC. Một đường tròn tâm (K) đi qua B,C cắt AC, AB lần lượt tại E,F. Gọi H là giao điểm của BE,CF. Gọi S là giao điểm của EF và BC. G là hình chiếu của S lên OH. Đường thẳng AK cắt (O) tại D. Chứng minh A,G,D,S cùng thuộc 1 đường tròn




#740436 Chứng minh rằng : với $m,n\in Z$, nếu $f(m)\leq f(n)...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 07-07-2023 - 14:18 trong Phương trình hàm

Cho hàm số $f:Z\rightarrow N^{* }$ thỏa mãn $f(m-n)\mid f(m)-f(n); \forall m,n\in Z$

Chứng minh rằng : với $m,n\in Z$, nếu $f(m)\leq f(n)$ thì $f(m)\mid f(n)$




#740432 ​$gcd(x,f(y)).lcm(f(x),y)=gcd(x,y).lcm(f(x),f(y)); \forall x,y...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 07-07-2023 - 14:10 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số $f:N^{*}\rightarrow N^{*}$ thỏa mãn 
$gcd(x,f(y)).lcm(f(x),y)=gcd(x,y).lcm(f(x),f(y)); \forall x,y\in N^{*}$




#740431 ​$(f(a)+b).f\left ( a+f(b) \right )=(a+f(b))^{2};...

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 07-07-2023 - 14:06 trong Phương trình hàm

Tìm tất cả các hàm số $f:N^{*}\rightarrow N^{*}$ thỏa mãn điều kiện 
$(f(a)+b).f\left ( a+f(b) \right )=(a+f(b))^{2}; \forall a,b\in N^{*}$




#740343 Chứng minh HS,HT tiếp xúc với (O)

Đã gửi bởi Sangnguyen3 on 04-07-2023 - 12:19 trong Hình học

Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O) , AB cắt CD tại E, AD cắt BC tại F , AC cắt BD tại G . Gọi M,N lần lượt là trung điểm AC,BD. Giả sử AC và BD cắt EF lần lượt tại P,Q. Gọi OK cắt EF tại L , MN giao EF tại H và GL cắt (O) tại S,T . Chứng minh rằng HS,HT tiếp xúc với (O)