Đến nội dung

dark templar nội dung

Có 1000 mục bởi dark templar (Tìm giới hạn từ 06-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#626269 xét đơn điệu và bị chặn của dãy:$\left\{\begin{...

Đã gửi bởi dark templar on 10-04-2016 - 09:38 trong Dãy số - Giới hạn

Cách cơ bản nhất để xét tính tăng giảm của dãy là xét hiệu $u_{n+1}-u_n$,nếu dương thì là dãy tăng,âm là dãy giảm.




#626152 xét đơn điệu và bị chặn của dãy:$\left\{\begin{...

Đã gửi bởi dark templar on 09-04-2016 - 20:19 trong Dãy số - Giới hạn

Xét tính đơn điệu và bị chặn của các dãy số sau :

1)$\left\{\begin{matrix} U_1=1\\ U_{n+1}=\dfrac{1}{3}U_n+5 \end{matrix}\right.$

2)$\left\{\begin{matrix} U_1=1\\ U_{n+1}=\dfrac{U_n+2}{U_n+1} \end{matrix}\right.$

3)$\left\{\begin{matrix} U_1=2\\ U_{n+1}=\sqrt{U_n+2} \end{matrix}\right.$

1) Dãy này chặn trên bởi $\frac{15}{2}$(quy nạp) và là dãy tăng.

2)$u_{n+1}=1+\frac{1}{u_n+1}$.Dãy này chặn dưới bởi $1$ và là dãy giảm,bắt đầu từ $u_2$

3)Dãy này bị chặn trên bởi $2$(quy nạp) và là dãy tăng.




#388123 xét tính đơn điệu và bị chặn của dãy số $u_{n+1}=\frac...

Đã gửi bởi dark templar on 19-01-2013 - 16:44 trong Dãy số - Giới hạn

xét tính đơn điệu và bị chặn của dãy số $u_1=\frac{1}{4}$, $u_{n+1}=\frac{u_{n}^2+1}{2}$

Quy nạp cho $u_{n}<1;\forall n \ge 1$ và để ý $u_{n+1}-u_{n}=\frac{(u_{n}-1)^2}{2} \ge 0$.



#375053 Xét tính đơn điệu và bị chặn

Đã gửi bởi dark templar on 04-12-2012 - 16:36 trong Dãy số - Giới hạn

Dễ thấy $x_{n}>0;\forall n \ge 1$.Ta sẽ chứng minh bằng quy nạp rằng $x_{n} \ge \sqrt{2};\forall n \ge 1$.
Với $n=1$ thì mệnh đề đúng.Giả sử $x_{n} \ge \sqrt{2}$.
Đặt $f(x)=\frac{x}{2}+\frac{1}{x}(x \ge \sqrt{2})$.Suy ra:$x_{n+1}=f(x_{n})$
Đạo hàm:
$$f'(x)=\frac{1}{2}-\frac{1}{x^2}=\frac{x^2-2}{2x^2}>0;\forall x \ge \sqrt{2}$$
Do đó hàm $f(x)$ đồng biến trên $[\sqrt{2};+\infty) \implies x_{n+1}=f(x_{n}) \ge f(\sqrt{2})=\sqrt{2}$.
Từ đó,ta cũng có $x_{n+1} \ge \sqrt{2}$.vậy theo nguyên lý quy nạp,ta đã chứng minh được $x_{n} \ge \sqrt{2};\forall n \ge 1$.
Tiếp theo ta sẽ chứng minh rằng đây là dãy giảm nghiêm ngặt,tức là $x_{n+1}<x_{n}$
Đièu này tương đương với:
$$\frac{x_{n+1}}{x_{n}}<1 \iff \frac{1}{2}+\frac{1}{x_{n}^2}<1 \iff x_{n} \ge \sqrt{2}$$
Luôn đúng.
Vậy dãy $\{x_{n} \}$ là dãy giảm và bị chặn dưới,nên dãy này sẽ có giới hạn hữu hạn.
Đặt $L=\lim x_{n}(L \in \mathbb{R},L<10)$.Bằng phép qua giới hạn,ta có:
$$L=\frac{L}{2}+\frac{1}{L} \iff L=\sqrt{2}$$
Suy ra:$\lim x_{n}=\sqrt{2}$.

P.s:Lần sau hãy gõ đề bằng Latex bạn nhé :)



#380253 Xét dãy số:$(n+1)(n-2)y_{n+1}=My_{n}-Ny_{n-1...

Đã gửi bởi dark templar on 25-12-2012 - 10:59 trong Dãy số - Giới hạn

Xét dãy số:

$\left\{ \begin{matrix}
y_{1} = 2, y_{2} = 1& \\
(n+1)(n-2)y_{n+1} = n(n^{2}-n-1)y_{n} - (n-1)^{3}y_{n-1}&
\end{matrix}\right.$
Tìm n để $y_{n}$ thuộc Z

Dãy này sao xác định $y_3$ hả bạn ? :mellow: $y_3 \in \mathbb{R}$.
Spoiler



#424385 Xét 1 cung tròn bất kỳ và cho 3 điểm thuộc cung tròn đó là $A,B,C$....

Đã gửi bởi dark templar on 06-06-2013 - 09:53 trong Hình học phẳng

Mình làm theo hình vẽ của bạn vậy :D

 

Sử dụng lượng giác,ta có:

$\cos \widehat{BAH}=\frac{AH}{AB}=... \implies \widehat{BAH}=... \implies \widehat{BOA}=180^0-2\widehat{BAH}=...$.

 

(do $\Delta BOA$ cân tại $O \implies \widehat{BAH}=\widehat{BAO}$)

 

Sử dụng định lý sine trong tam giác $AOB$,ta thu được:

$$\boxed{\displaystyle OA=R=\frac{\sin \widehat{BAH}.AB}{\sin \widehat{BOA}}}$$




#386447 Xác định công thức tổng quát của $\left( {{u_n}...

Đã gửi bởi dark templar on 13-01-2013 - 20:03 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $\left( {{x_n}} \right),(n = 1,2, \ldots )$ xác định bởi:
\[\left\{ \begin{array}{l}
{x_0} = 2008,{x_1} = 2009\\
2008\left( {2n + 2} \right)\left( {{x_{2n + 2}}} \right) = \left( {4014n - 4013} \right){x_{2n + 1}} + \left( {2n + 3} \right){x_{2n}}
\end{array} \right.\]
Xác định công thức tổng quát của $\left( {{u_n}} \right)$ và tính $\lim \left( {{u_n}{{.3}^n}} \right)$.

Kiên cho anh hỏi là làm sao xác định $x_3$ :mellow: ?
Thay $n=0$ vào công thức truy hồi thì có được $x_2$,nhưng khi thay $n=1$ vào để xác định $x_4$ thì cần phải có $x_3$ và $x_2$ :mellow: ?
____
:| Cái đề nó ghi vậy nên em ghi vậy em cũng không biết sao nữa.



#380094 Với $n \ge 2$ tìm $u_n $ theo $u_1, a, b$...

Đã gửi bởi dark templar on 24-12-2012 - 17:38 trong Dãy số - Giới hạn

Mình mới cóp nhặt được 1 số bài mọi người giải xem nhé
1. Cho dãy số được xác định bởi: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{u_1} = 5}\\
{{u_{n + 1}} = \frac{{u_n^2 + 2{u_n} + 4}}{6}}
\end{array}} \right.$

Đặt $v_n = \sum\limits_{k = 1}^n {\frac{1}{u_k + 4}} $ . Tìm giới hạn : $\mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } v_n $
2. Cho dãy số $(u_n)$ với $u_{n + 1} = a.u_n + b, n \ge 1 , a, b $là 2 số thực dương cho trước. Với $n \ge 2$ tìm $u_n $ theo $u_1, a, b$ và $n.$

Bài 1: Dễ thấy rằng dãy $\{u_{n} \}$ là dãy tăng nhưng không bị chặn trên,suy ra $\lim u_{n}=+\infty$.
Biến đổi công thức truy hồi:
$u_{n+1}=\dfrac{u_{n}^2+2u_{n}+4}{6} \iff 6(u_{n+1}-2)=(u_{n}+4)(u_{n}-2) $
$\iff \dfrac{1}{u_{n+1}-2}=\dfrac{1}{u_{n}-2}-\dfrac{1}{u_{n}+4} \iff \dfrac{1}{u_{n}+4}=\dfrac{1}{u_{n}-2}-\dfrac{1}{u_{n+1}-2}$.
Suy ra:
$$\lim v_{n}=\lim \sum_{k=1}^{n}\dfrac{1}{u_{k}+4}=\lim \sum_{k=1}^{n}\left(\dfrac{1}{u_{n}-2}-\dfrac{1}{u_{n+1}-2} \right)=\lim \left(\dfrac{1}{u_1-2}-\dfrac{1}{u_{n+1}-2} \right)=\dfrac{1}{3}$$

**********
Bài 2: Đưa về CSN $\{v_{n} \}$ bằng phép đặt $u_{n}=v_{n}+\alpha$,với $\alpha$ là nghiệm của phương trình $b+(a-1)\alpha=0$.



#393330 Việc làm chuyên đề "Đẳng thức tổ hợp"

Đã gửi bởi dark templar on 05-02-2013 - 10:54 trong Thông báo tổng quan

Còn một phần nữa cũng rất quan trọng, đó là ứng dụng số phức trong các đẳng thức tổ hợp.
Mình có thể đăng ký ủng hộ phần đó.

Chuyên đề làm đã xong :P Rất cảm ơn bạn đăng ký đã tham gia,nhưng có lẽ nên đợi sang version 2(chưa chắc lắm).Phần bạn nói cũng đã có trong chuyên đề.

Khóa topic này vì đã làm xong chuyên đề.



#404382 Tuyển tập đề thi và lời giải của tất cả cuộc thi IMO từ năm 1959-2009.

Đã gửi bởi dark templar on 12-03-2013 - 10:47 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

File PDF này là tổng hợp tất cả các đề thi và lời giải cho các kỳ thi IMO đã diễn ra , kể từ lần đầu tiên IMO được tổ chức (23-31/07/1959) cho đến kỳ thi IMO lần thứ 50 tổ chức tại Đức (10-22/07/2009). Trong file này cũng tổng hợp cả các bài toán nằm trong IMO shortlists.

Một lưu ý là tài liệu này viết bằng tiếng Anh.

File gửi kèm  the-imo-compendium-1959_2009.pdf   6.12MB   37860 Số lần tải



#361935 Tuyển tập các đề thi,kèm cả lời giải, của kỳ thi VN TST 1989-2009

Đã gửi bởi dark templar on 14-10-2012 - 22:37 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Có thể đây là bài post cuối cùng trong ngày hôm nay và cả 2 ngày tới. :(
Dưới đây là tập tài liệu về đề thi và đáp án kỳ thi VNTST từ năm 1989-2009.Tổng hợp từ http://www.vnmath.com
Nhưng từ năm 2005-2009 thì không có lời giải.Các bạn phải tự tìm trên ông Google mà thôi :D
File gửi kèm  VietNamTST1989-2004(debai-loigiai).PDF   1.31MB   3408 Số lần tải
File gửi kèm  Vietnam TST 1999-2009 - www.vnmath.com.pdf   991.55K   2753 Số lần tải



#403072 Tuyển tập các BĐT tiêu biểu từ các cuộc thi chọn quốc gia các nước năm 2007-b...

Đã gửi bởi dark templar on 08-03-2013 - 21:27 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Bất đẳng thức

Tuyển tập các BĐT tiêu biểu từ các cuộc thi chọn đội tuyển quốc gia các nước năm 2007.Tài liệu này cũng là món quà mừng năm mới (2008) của diễn đàn batdangthuc.net.:)

Một lưu ý là tài liệu này viết bằng tiếng Anh.

File gửi kèm  dethibdtnam2007.pdf   203.82K   662 Số lần tải



#402894 Tuyển tập các bài toán Hình học và Đại Số từ THTT.

Đã gửi bởi dark templar on 07-03-2013 - 23:58 trong Tài liệu tham khảo khác

Hình học:
File gửi kèm  TUYEN TAP CAC BAI TOAN HINH HOC .pdf   9.95MB   720 Số lần tải

Đại Số :
File gửi kèm  TUYEN TAP CAC BAI TOAN DAI SO VNMATH.pdf   11.81MB   5566 Số lần tải

Nguồn : vnmath.com



#404361 Tuyển tập các bài toán BĐT của diễn đàn BĐT Việt Nam(VIMF)

Đã gửi bởi dark templar on 12-03-2013 - 09:12 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Bất đẳng thức

Tuyển tập các bài toán BĐT thi vào chuyên Toán năm 2009-2010 :
File gửi kèm  Cac bai BDT thi chuyen Toan.pdf   353.31K   1172 Số lần tải



#403628 Tuyển tập các bài toán BĐT của diễn đàn BĐT Việt Nam(VIMF)

Đã gửi bởi dark templar on 10-03-2013 - 13:52 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Bất đẳng thức

Tuyển tập các bài toán BĐT vô địch quốc gia-VIMF-ddbdt.tk :
File gửi kèm  Tuyển tập các bài toán vô địch quốc gia.pdf   2.13MB   1918 Số lần tải



#403066 Tuyển tập BĐT-Võ Quốc Bá Cẩn-maths.vn

Đã gửi bởi dark templar on 08-03-2013 - 21:15 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Bất đẳng thức

Thêm 1 tuyển tập tài liệu về BĐT chung chung của anh Võ Quốc Bá Cẩn.

File gửi kèm  hoanglanhuong.pdf   304.19K   4537 Số lần tải



#407823 Trong tam giác ABC CM $\sum_{cyc}\frac{a}...

Đã gửi bởi dark templar on 25-03-2013 - 18:39 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Trong mọi tam giác ABC Chứng minh rằng:$\frac{a}{r_{a}}+\frac{b}{r_{b}}+\frac{c}{r_{c}}\geq \frac{4}{3}(\frac{r_{a}}{a}+\frac{r_{b}}{b}+\frac{r_{c}}{c})$.
Trong đó $r_{a}; r_{b}; r_{c}$ là bán kính đường tròn bàng tiếp

Bài này đúng đề rồi :)

**********

Trước tiên ta có các công thức sau :

  • $r_{a}=4R\sin \frac{A}{2}\cos \frac{B}{2}\cos \frac{C}{2}$.
  • $r_{b}=4R\sin \frac{B}{2}\cos \frac{A}{2}\cos \frac{C}{2}$.
  • $r_{c}=4R\sin \frac{C}{2}\cos \frac{A}{2}\cos \frac{B}{2}$.

Nếu ai có thắc mắc về công thức này thì mình sẽ chứng minh sau. :)

 

Thế nên kết hợp với định lý sin là $\frac{a}{\sin A}=\frac{b}{\sin B}=\frac{c}{\sin C}=2R$ thì ta có thể biến đổi BĐT về dạng sau:

 

\[\begin{array}{l}\sum\limits_{cyc} {\frac{{\sin A}}{{2\sin \frac{A}{2}\cos \frac{B}{2}\cos \frac{C}{2}}}}  \ge \frac{4}{3}\sum\limits_{cyc} {\frac{{2\sin \frac{A}{2}\cos \frac{B}{2}\cos \frac{C}{2}}}{{\sin A}}} \\\Leftrightarrow \sum\limits_{cyc} {\frac{{\cos \frac{A}{2}}}{{\cos \frac{B}{2}\cos \frac{C}{2}}}}  \ge \frac{4}{3}\sum\limits_{cyc} {\frac{{\cos \frac{B}{2}\cos \frac{C}{2}}}{{\cos \frac{A}{2}}}} \\\Leftrightarrow \sum\limits_{cyc} {{{\cos }^2}\frac{A}{2}}  \ge \frac{4}{3}\sum\limits_{cyc} {{{\cos }^2}\frac{A}{2}{{\cos }^2}\frac{B}{2}} \\\Leftrightarrow \frac{{3 + \cos A + \cos B + \cos C}}{2} \ge \frac{{\sum\limits_{cyc} {\left( {1 + \cos A} \right)\left( {1 + \cos B} \right)} }}{3}\\\Leftrightarrow 3 \ge 2\sum\limits_{cyc} {\cos A\cos B}  + \sum\limits_{cyc} {\cos A} \end{array}\]
 
Dễ có $\sum\limits_{cyc} {\cos A\cos B}  \le \frac{{{{\left( {\cos A + \cos B + \cos C} \right)}^2}}}{3}$ nên nếu đặt $t=\cos A+\cos B+\cos C \implies 1<t \le \frac{3}{2}$ thì ta cần chứng minh :
$$\frac{2}{3}{t^2} + t \le 3 \Leftrightarrow \left( {t + 3} \right)\left( {2t - 3} \right) \le 0 \quad \text{Luôn đúng với $1<t \le \frac{3}{2}$}$$



#409952 Trong 1 hộp có 18 viên bi gồm 8 bi xanh và 10 bi trắng.

Đã gửi bởi dark templar on 02-04-2013 - 19:47 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Trong 1 hộp có 18 viên bi gồm 8 bi xanh và 10 bi trắng.

An lấy ra 1 viên bi và không trả lại.

Sau đó Bình lấy ra 1 viên bi.

Tính xác suất để viên bi của Bình lấy ra là bi xanh.

Gọi $A_1;A_2$ là biến cố "An lấy ra bi Xanh và không trả lại";"An lấy ra bi Trắng và không trả lại". Dễ thấy $A_1;A_2$ đầy đủ và xung khắc.

 

Đặt $A$ là biến cố "Viên bi Bình lấy ra là bi Xanh".Theo công thức xác suất đầy đủ thì :

 

\[\begin{array}{rcl}P\left( A \right) &=& P\left( {{A_1}} \right)P\left( {\left. A \right|{A_1}} \right) + P\left( {{A_2}} \right)P\left( {\left. A \right|{A_2}} \right)\\&=& \frac{8}{{18}}.\frac{7}{{17}} + \frac{{10}}{{18}}.\frac{8}{{17}} = \frac{4}{9}\end{array}\]
 
Trong đó ký hiệu $\left. A \right|B$ là biến cố có điều kiện : biến cố B đã xảy ra trước.



#424255 Toán tính tổng,tích Đại Số- Tuyển tập sưu tầm các bài toán từ Mathlinks.ro

Đã gửi bởi dark templar on 05-06-2013 - 20:35 trong Các dạng toán khác

Đề này cũ rồi! :luoi:

 

Trong Đáp Án của Gamma trận GAMMA - ALPHA có Bài toán 33 (bài số 3)

Đáp số là:

$\sum_{k=1}^{\frac{n(n+1)}{2}}\left\lfloor \frac{-1+\sqrt{1+8k}}{2} \right\rfloor=\frac{n(n^2+2)}{3}$

(he he...)

 

Còn Bài toán 32 đã được "thanh lý" ở đâu đó trên VMF :D

Hèn gì em thấy bài này quen quen,ra là từ trận đấu của đội em với đội anh :))

 

Còn bài 32 thì em không biết là đã thanh lý chưa,nếu được anh dẫn link giùm em. Mà cách giải bài này cũng gần giống với bài PSW đầu tiên (sử dụng hàm sinh lượng giác),em nhớ rõ là bài đó anh đã giải bằng SPTP rất tuyệt vời  :namtay ,liệu anh có thể thử với bài này không ? 

 

Bù lại cho anh và các bạn bài sau:

 

Bài toán 33: Tính 2 tổng vô hạn sau:

$ C=1+\frac{1}{2}\cos\theta+\frac{1}{4}\cos 2\theta+\frac{1}{8}\cos 3\theta+... $

$ S =\frac{1}{2}\sin\theta+\frac{1}{4}\sin 2\theta+\frac{1}{8}\sin 3\theta+... $




#425877 Toán tính tổng,tích Đại Số- Tuyển tập sưu tầm các bài toán từ Mathlinks.ro

Đã gửi bởi dark templar on 10-06-2013 - 22:25 trong Các dạng toán khác

Bài toán 36: Chứng minh rằng $ \sum_{k=0}^{2n}\tan{(4k+1)\pi\over 8n+4}=2n+1 $ với mọi $n \in \mathbb{N}$.

Lời giải bài toán 36:

Spoiler

Đặt $\displaystyle {\alpha=e^{\frac{i\pi}{4n+2}}}$.

 

Ta có thể viết $ \tan\left[\frac{(4k+1)\cdot\pi}{8n+4}\right] =\frac{1}{i}\cdot\left(\frac{\alpha^{4k+1}-1}{\alpha^{4k+1}+1}\right)\; . $

 

Do đó ta sẽ phải tính tổng sau:

$ S =\frac{1}{i}\cdot\sum_{k=0}^{2n}\left(\frac{\alpha^{4k+1}-1}{\alpha^{4k+1}+1}\right) =\frac{1}{2i}\sum_{k=0}^{2n}(\alpha^{4k+1}-1)\cdot\sum_{q=0}^{4n+1}(-1)^{q}\alpha^{4kq+q}\; . $

 

Có được bước cuối cùng là bởi $ \sum_{q=0}^{4n+1}(-1)^q\alpha^{4kq+q}=\frac{2}{\alpha^{4k+1}+1} $

 

Và thực hiện khai triển,hoán đổi các tổng lại với nhau,ta có:

$ S =\frac{1}{2i}\cdot\sum_{q=0}^{4n+1}\sum_{k=0}^{2n}(-1)^q\alpha^{4kq+4k+q+1}-\frac{1}{2i}\cdot\sum_{q=0}^{4n+1}\sum_{k=0}^{2n}(-1)^q\alpha^{4kq+q} $

 

Bây giờ,ta phải để ý rằng:

$ \; i)\;\sum_{q\;\neq\; 2n,\; 4n+1}^{}\sum_{k=0}^{2n}(-1)^q\alpha^{4kq+4k+q+1}=\sum_{q\;\neq\; 2n,\; 4n+1}^{}(-1)^q\alpha^{q+1}\left[\frac{(\alpha^{4q+4})^{2n+1}-1}{\alpha^{4q+4}-1}\right]\; . $

 

Và tổng này bằng 0,vì $ (\alpha^{4q+4})^{2n+1}= (\alpha^{2n+1})^{4q+4}= i^{4q+4}= 1\; . $

 

$ \; ii)\;\sum_{q\;\neq\; 0,\; 2n+1}^{}\sum_{k=0}^{2n}(-1)^q\alpha^{4kq+q}=\sum_{q\;\neq\; 0,\; 2n+1}^{}(-1)^q\alpha^{q}\left[\frac{(\alpha^{4q})^{2n+1}-1}{\alpha^{4q}-1}\right]\; . $

 

Và tổng này bằng 0,vì $ (\alpha^{4q})^{2n+1}= (\alpha^{2n+1})^{4q}= i^{4q}= 1\; . $

 

Như vậy ta chỉ phải tính toán 4 tổng sau:

$ \; I)\;\frac{1}{2i}\cdot\sum_{k=0}^{2n}(-1)^{2n}\alpha^{8kn+4k+2n+1}=\frac{2n+1}{2}\; . $

$ \; II)\;\frac{1}{2i}\cdot\sum_{k=0}^{2n}(-1)^{4n+1}\alpha^{16kn+8k+4n+2}=\frac{2n+1}{2i}\; . $

$ \; III)\;-\frac{1}{2i}\cdot\sum_{k=0}^{2n}(-1)^{0}\alpha^{4k\cdot 0+0}=-\frac{2n+1}{2i}\; . $

$ \; IV)\;-\frac{1}{2i}\cdot\sum_{k=0}^{2n}(-1)^{2n+1}\alpha^{8kn+4k+2n+1}=\frac{2n+1}{2}\; . $

 

Kết thúc chứng minh tại đây.

 

Bài toán 37: Tính $ \sum_{i=0}^{\infty}\arccos \left(1-\frac{8}{(i^2+4)((i+1)^2+4)} \right) $

Lời giải bài toán 37:

Với $-1 \le x<1$,ta có $ \arccos x=2\,\mathrm{arccot}\,\sqrt{{1+x\over 1-x}} $,do đó:

$ a_i=\arccos\left(1-{8\over (i^2+4)(i^2+2i+5)}\right)=2\,\mathrm{arccot}\,\sqrt{\frac{2-{8\over (i^2+4)(i^2+2i+5)}}{{8\over (i^2+4)(i^2+2i+5)}}} $

$ a_i=2\,\mathrm{arccot}\,\sqrt{{i^4+2i^3+9i^2+8i+16\over 4}}=2\,\mathrm{arccot}\,{i^2+i+4\over 2} $

$ a_i=2\,\mathrm{arccot}\,\frac{{i(i+1)\over 4}+1}{{i+1\over 2}-{i\over 2}}=2\,\mathrm{arccot}\,{i\over 2}-2\,\mathrm{arccot}\,{i+1\over 2} $

 

Vậy bằng sai phân thì:

$ \sum_{i=0}^\infty\arccos\left(1-{8\over (i^2+4)(i^2+2i+5)}\right)=2\,\mathrm{arccot}\,0=\pi $

 

====================

Đề mới:

 

Bài toán 38: Cho hàm $ f :\mathbb{Z^*\times Z}\to\mathbb{Z} $ thỏa :

  1. $f(0;k)=1$ với $k=0;1$.
  2. $f(0;k)=0$ nếu $k \not \in \{0;1 \}$.
  3. $ f(n, k) = f(n-1, k)+f(n-1, k-2n) $ với $n \ge 1,k$ bất kỳ.

 

Tính tổng $ \sum_{k=0}^{{n+1\choose 2}}f(n,k) $.

 

Bài toán 39: Nếu $ (1+x)^{n}= a_{0}+a_{1}x+a_{2}x^{2}+a_{3}x^{3}+............ $ với $n$ nguyên dương thì tính các tổng sau:

  1. $ a_{0}+a_{4}+a_{8}+................ $
  2. $ a_{0}+a_{3}+a_{6}+................. $

 

-86-




#403787 Toán tính tổng,tích Đại Số- Tuyển tập sưu tầm các bài toán từ Mathlinks.ro

Đã gửi bởi dark templar on 10-03-2013 - 20:22 trong Các dạng toán khác

Thân chào tất cả các bạn :)

Thay cho lời mở đầu,mình mong các bạn đọc qua topic sau .

Và có lẽ chúng ta nên vào vấn đề chính nào. :)

Bài toán 1:
Hãy tính tích sau : $P = \prod\limits_{k = 0}^n {{{\left( {\cot \frac{x}{{{2^k}}}} \right)}^{{2^k}}}} $



#342314 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi dark templar on 31-07-2012 - 19:50 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Hôm nay mới thấy topic này :D
Bài 9: Giải hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix}x^2+y^2=2 \\ z^2+2z(x+y) =8\\ z(y-x)=4\sqrt{3} \end{matrix}\right.$$

Đề thi đề nghị Olympiad 30-4.

Bài 6: Giải phương trình \[\sin x + \cos x - \sin x\cos x = 1 - \log (\frac{{3 + \sin x + \cos x}}{{4 + \sin x\cos x}})\]
Chọn đội tuyển HSG trường Đặng Thúc Hứa -Nghệ An 08-09

Dễ thấy rằng:$3+\sin{x}+\cos{x}>0;4+\sin{x}\cos{x}>0;\forall x$ nên phương trình tương đương:
$$(3+\sin{x}+\cos{x})+\log(3+\sin{x}+\cos{x})=(4+\sin{x}\cos{x})+\log(4+\sin{x}\cos{x})$$
Xét hàm số $f(t)=t+\log{t}(t>0)$.
f liên tục trên $(0;+\infty)$ và có $f'(t)=1+\frac{1}{t\ln{10}}>0;\forall t>0$ nên $f(t)$ đồng biến trên $(0;+\infty)$.
Vậy ta chỉ cần giải phương trình:
$$4+\sin{x}\cos{x}=3+\sin{x}+\cos{x} \iff \sin{x}+\cos{x}-\sin{x}\cos{x}-1=0$$
Đây là phương trình lượng giác cơ bản,bằng việc đặt $\sin{x}+\cos{x}=u(u^2 \le 2) \Rightarrow \sin{x}\cos{x}=\frac{u^2-1}{2}$ ta sẽ có 1 phương trình bậc 2 ẩn $u$. :D



#371476 Topic bất đẳng thức THCS (2)

Đã gửi bởi dark templar on 22-11-2012 - 12:09 trong Bất đẳng thức và cực trị

bai nua
cho a,b,c la 3 canh 1 tam giac. cmr
$a^{2}(b+c-a)+b^{2}(c+a-b)+c^{2}(a+b-c)\leq 3abc$

Gõ tiếng Việt có dấu,bạn nhé :)
Nhìn chung thì bài này có 2 hướng tiếp cận:
+Về mặt Hình học:
Nó xuất phát từ BĐT $\cos{A}+\cos{B}+\cos{C} \le \frac{3}{2}$ hay 1 dạng tương đương khác quen thuộc hơn là $R \ge 2r$.
+Về mặt Đại Số:
Ta có 1 dạng phát biểu khác "dễ nhìn" hơn cho BĐT này:
$$(a+b-c)(b+c-a)(c+a-b) \le abc$$
Và đây là hệ quả của AM-GM:
$$(a+b-c)(b+c-a) \le b^2$$
Thật ra phép biến đổi về Schur cũng không quá khó hiểu vì đó chính là bản chất bài toán này.

P/s:Mod THCS xóa giùm mấy bài post của Nguyen Tho The Cuong giùm,post trùng lặp nhiều quá :(



#356147 Topic : Bất đẳng thức chứa biến ở mũ

Đã gửi bởi dark templar on 23-09-2012 - 14:52 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài 56: Cho $x_{i} \ge \frac{1}{2}(i=1;2;...)$.Chứng minh:
$$\prod_{i=1}^{n}\left(1+\frac{2x_{i}}{3} \right)^{2x_{i}} \ge \left(\frac{4}{3} \right)^{n}\sqrt{\prod_{i=1}^{n}(x_{i}+x_{i+1})}$$



#310334 Topic : Bất đẳng thức chứa biến ở mũ

Đã gửi bởi dark templar on 14-04-2012 - 19:57 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Anh xin góp cho topic một bài.

Bài 9. Cho các số $x,y,z$ thỏa mãn $0 \leqslant x,y,z \leqslant 2;x + y + z = 3$. Tìm giá trị lớn nhất của:
$$Q = {\left( {1 + {x^2}} \right)^x}{\left( {1 + {y^2}} \right)^y}{\left( {1 + {z^2}} \right)^z}$$

Anh Thành có thể cho em xin lời giải bài này được không ạ ? Bài này em chỉ mới giải xong cho 1 trường hợp $0 \le x \le y \le 1 \le z \le 2$,còn lại trường hợp $0 \le x \le 1 \le y \le z \le 2$ thì......