Đến nội dung

zarya nội dung

Có 141 mục bởi zarya (Tìm giới hạn từ 05-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#463457 Tính $B^{100}$

Đã gửi bởi zarya on 11-11-2013 - 00:16 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Chéo hóa:

Tính các giá trị riêng: 

$\begin{vmatrix} 1-\lambda &4 \\ 1& 4-\lambda \end{vmatrix}=\lambda^2-5\lambda=0\\ \Rightarrow \lambda=0, \lambda=5$

 

Với $\lambda=0$:  $\begin{bmatrix} x\\ y \end{bmatrix}=\begin{bmatrix} -4\\ 1 \end{bmatrix}$

 

Với $\lambda=5$:  $\begin{bmatrix} x\\ y \end{bmatrix}=\begin{bmatrix} 1\\ 1 \end{bmatrix}$

 

Ma trận làm chéo hóa:

$P=\begin{bmatrix} -4 &1 \\ 1& 1 \end{bmatrix}\Rightarrow P^{-1}=\frac{1}{5}\begin{bmatrix} -1 &1 \\ 1& 4 \end{bmatrix}$

 

$D=P^{-1}AP=\begin{bmatrix} 0 &0 \\ 0& 5 \end{bmatrix}\Rightarrow D^n=P^{-1}A^nP=\begin{bmatrix} 0 &0 \\ 0& 5^n \end{bmatrix}$

 

Suy ra:

$A^n=PD^nP^{-1}=\begin{bmatrix} -4 &1 \\ 1& 1 \end{bmatrix}\begin{bmatrix} 0 &0 \\ 0& 5^n \end{bmatrix}.\frac{1}{5}\begin{bmatrix} -1 &1 \\ 1& 4 \end{bmatrix}=5^{n-1}\begin{bmatrix} 1 &4 \\ 1& 4 \end{bmatrix}=5^{n-1}A$

 

P/s: Nếu để ý rằng: $A^2=5A$, ta có thể suy ngay ra được điều này.




#463455 Tính định thức

Đã gửi bởi zarya on 10-11-2013 - 23:54 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Tính $\det(A)$

 

Khai triển Laplace:

 

$\begin{vmatrix} a & 0 & b & a \\ b & b & 0 & a \\ b & a & 0 & b \\ a & b & 0 & a \end{vmatrix}=b\begin{vmatrix} b &b &a \\ b& a& b\\ a& b &a \end{vmatrix}=b\left [ b(a^2-b^2)-b(ba-ab)+a(b^2-a^2) \right ]=-b(a+b)(a-b)^2$




#463454 Chứng minh A⋃B không phải là không gian con

Đã gửi bởi zarya on 10-11-2013 - 23:47 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Với các vô hướng $a$, $b$ và $\alpha \in A$, $\beta \in B$, ta có: $a\alpha+b\beta \notin A, \notin B$.

Do đó: $A \cup B$ không phải không gian con của $P$




#463453 Nếu A3=0 thì (In−A)là ma trận khả đảo.

Đã gửi bởi zarya on 10-11-2013 - 23:20 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

$I=I^3-A^3=(I-A)(I^2+IA+A^2)\Rightarrow (I-A)^{-1}=I+A+A^2$




#462864 $AB^k=B^k\left ( A+kI_n \right )$

Đã gửi bởi zarya on 08-11-2013 - 12:35 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Đúng rồi, chỗ đó mình không để ý. Thanks Zayta nhé.




#462427 Cho $rank(A)=1$. Chứng minh $A^n=tr(A^{n-1}).A$

Đã gửi bởi zarya on 06-11-2013 - 03:51 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bài của Zayta nhé.

Do r(A)=1 nên $A=span (R_1)$, có thể viết $a_{ij}=\alpha_j a_{i1}$.

$(A^2)_{ij}=\sum_{k-1}^{n}a_{ik}a_{kj}=\sum_{k-1}^{n}\alpha_k a_{i1} \alpha_j a_{k1}=\alpha_j a_{i1}\sum_{k-1}^{n}\alpha_k a_{k1}=a_{ij}\sum_{k-1}^{n} a_{kk}=trace(A).a_{ij}$

(đpcm)




#462110 Cho ma trận $A=\begin{pmatrix} \frac{1}...

Đã gửi bởi zarya on 04-11-2013 - 21:18 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Mình quên mất nếu $AB=0$ thì không có nghĩa là $A=0$ hoặc $B=0$ :)




#462000 Tính $\begin{vmatrix} x_1+a & - & x_n+a\...

Đã gửi bởi zarya on 04-11-2013 - 12:42 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Góp một ý tưởng từ một bài có tính chất tương tự nha!

 

http://diendantoanho...atrix/?p=443306

 

Haha, chính là biến thể từ bài này mà ra. Mấu chốt ở chỗ tách và dùng Vandermonde :D




#461969 Chứng minh định thức:

Đã gửi bởi zarya on 03-11-2013 - 23:40 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bài toán tương tự xem ở đây nhé: http://diendantoanho...thức/?p=438761




#461658 Tính $\begin{vmatrix} x_1+a & - & x_n+a\...

Đã gửi bởi zarya on 03-11-2013 - 04:21 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Các đa tuyến tính này được đấy. Em thử tính kết quả cụ thể ra bằng bao nhiêu? Nếu cột toàn chứa $a$ thay thế một cột chứa $x^k$ nào đó $k:1 \rightarrow n)$ thì kết quả hơi phức tạp, nhưng cứ thử làm xem.




#461444 Tính $\begin{vmatrix} x_1+a & - & x_n+a\...

Đã gửi bởi zarya on 02-11-2013 - 00:50 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Tính

 

$\begin{vmatrix} x_1+a &x_2+a &... &x_n+a \\ x_1^2+a & x_2^2+a & ... &x_n^2+a \\ x_1^3+a &x_2^3+a &... &x_n^3+a \\ . & . & ... &. \\ x_1^n+a& x_2^n+a &... &x_n^n+a \end{vmatrix}$

 

với $a\in \mathbb{R}$

 

 




#461258 CMR: Nếu x, y, z là các số nguyên thì: $\begin{vmatrix} 1 &1...

Đã gửi bởi zarya on 01-11-2013 - 13:06 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bài 3: CMR: Nếu x, y, z là các số nguyên thì: $\begin{vmatrix} 1 &1 &1 \\ x &y &z \\ x^2 &y^2 &z^2 \end{vmatrix}$ chia hết cho: $x-y$; $y-z$; $z-x$

 

Biến đổi cột với $x-y$ thử nhé. Lấy cột thứ nhất trừ đi cột thứ 2:

 

$\begin{vmatrix} 1 &1 &1 \\ x &y &z \\ x^2 &y^2 &z^2 \end{vmatrix}=\begin{vmatrix} 0.(x-y) &1 &1 \\ x-y &y &z \\ (x-y)(x+y) &y^2 &z^2 \end{vmatrix}=(x-y)\begin{vmatrix} 0 &1 &1 \\ 1 &y &z \\ x+y &y^2 &z^2 \end{vmatrix}$

 

Với $y-x$ và $z-x$ thì làm tương tự.




#461252 $I=\int\frac{1}{\sqrt[4]{1+x^2}...

Đã gửi bởi zarya on 01-11-2013 - 12:45 trong Giải tích

Tích phân Gauss nổi tiếng đây mà. Laplace chứng minh nó bằng $\sqrt{\pi}$. Còn technique để tính thì như thế này:

$I=\int_{-\infty}^{+\infty}e^{-x^2}dx$

Bình phương 2 vế và đổi biến:

$I^2=\left ( \int_{-\infty}^{+\infty}e^{-x^2}dx \right )^2=\int_{-\infty}^{+\infty}e^{-x^2}dx\int_{-\infty}^{+\infty}e^{-y^2}dy=\int_{-\infty}^{+\infty}\int_{-\infty}^{+\infty}e^{-(x^2+y^2)}dxdy$

 

$dxdy$ là vi phân diện tích trong mặt phẳng $Oxy$, miền lấy tích phân là toàn bộ mặt phẳng này nên ta chuyển sang tọa độ cực:

$\left\{\begin{matrix} x=r \cos\varphi\\ y=r\sin\varphi \end{matrix}\right.$

Trong đó:

$\left\{\begin{matrix} \varphi: 0 \rightarrow 2\pi\\ r: 0 \rightarrow +\infty \end{matrix}\right.$

 

$I^2=\int_{0}^{+\infty}\int_{0}^{2\pi}e^{-r^2}rdrd\varphi=\int_{0}^{+\infty}e^{-r^2}rdr\int_{0}^{2\pi}d\varphi=\frac{1}{2}.2\pi=\pi$

 

Do đó: $I=\sqrt{\pi}$




#461248 mong các bạn và các anh chị giúp em bài số phức

Đã gửi bởi zarya on 01-11-2013 - 12:17 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Đáp án C. Nửa đường tròn nằm trong góc phần tư thứ nhất, tâm $(2,0)$, bán kính $r=1$ trong mặt phẳng phức nhé.




#461226 Tìm tất cả các hàm $f:\mathbb{R}^2 \rightarrow...

Đã gửi bởi zarya on 01-11-2013 - 03:34 trong Giải tích

Tìm tất cả các hàm $f:\mathbb{R}^2 \rightarrow \mathbb{R}$ thuộc lớp $\mathbb{C}^2$ sao cho:

 

1/ $\frac{\partial^2 f}{\partial x \partial y}=0$

 

2/ $\frac{\partial^2 f}{\partial x^2}=\frac{\partial^2 f}{\partial y^2}$




#461225 Chứng minh $\left \{ u_n \right \}$ h...

Đã gửi bởi zarya on 01-11-2013 - 03:27 trong Giải tích

Cho số thực dương $u_0$ và $\left \{ a_n \right \}$ là dãy các số thực dương. Đặt:

$u_{n+1}=u_n+\frac{a_n}{u_n}$

Chứng minh dãy $\left \{ u_n \right \}$ hội tụ khi và chỉ khi chuỗi $\sum_{n=1}^{\infty}a_n$ hội tụ.




#461224 Tìm $\varphi$ sao cho: $\varphi ^2=id$

Đã gửi bởi zarya on 01-11-2013 - 03:21 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Tìm tất cả các tự đồng cấu $\varphi$ từ không gian $\mathbb{R}^n$ vào chính nó thỏa mãn: $\varphi ^2=id$




#461223 Chứng minh: $(XA)^2=0 \Rightarrow A=0$

Đã gửi bởi zarya on 01-11-2013 - 03:16 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Giả sử $A$ là ma trận vuông cấp $n$ thỏa mãn: Với mọi $X$ cũng là ma trận vuông cấp $n$, ta có $(XA)^2=0$. Chứng minh: $A=0$




#461220 $I=\int\frac{1}{\sqrt[4]{1+x^2}...

Đã gửi bởi zarya on 01-11-2013 - 03:05 trong Giải tích

Anh đã kiểm tra không phải dạng vi phân nhị thức. Nhân có thời gian thử đặt $x=sinht$ rồi biến đổi xem sao.




#461219 Giải phương trình ma trận: a) $2X^5+X=\begin{pmatrix} 3 &5...

Đã gửi bởi zarya on 01-11-2013 - 03:00 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cái này mình phải in ra để nghiên cứu thôi. Đọc lướt thì mình thật sự không thẻ hiểu nổi, mà lại bằng tiếng anh nữa. Mà chỉ thấy cách giải ma trận bậc 2 thôi bạn ạ.

 

Mấy bài phương trình ma trận của bạn lấy ở đâu thế? Mình chưa gặp bao giờ.




#460991 $I=\int\frac{1}{\sqrt[4]{1+x^2}...

Đã gửi bởi zarya on 30-10-2013 - 22:44 trong Giải tích

Đây là tích phân eliptic rồi thì phải :D




#460956 $AB^k=B^k\left ( A+kI_n \right )$

Đã gửi bởi zarya on 30-10-2013 - 21:26 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

a, Chứng minh theo quy nạp:

$k=1$: Từ định nghĩa: $AB-BA=B\Rightarrow AB=B(A+I_n)$

Giả sử đẳng thức đúng với $k>1: AB^k=B^k(A+kI_n)$

Ta có: $AB^{k+1}=AB^kB=B^k(A+kI_n)B=B^k(AB+kI_nB)=B^k(BA+B+kB)=B^{k+1}(A+(k+1)I_n)$

 

c, Có: $trace(B)=trace(AB-BA)=trace(AB)-trace(BA)=0$

Do ma trận B có vết bằng 0 nên nó lũy linh.

 

b, Do B lũy linh nên hiển nhiên $detB=0$.

 

P/s: Các bạn thử chứng minh mệnh đề này nhé: Một ma trận lũy linh nếu và chỉ nếu vết của nó bằng 0.

(Bài toán tổng quát hơn: $A$ lũy linh nếu và chỉ nếu $trace(A^k)=0$ với $k>0$)




#460873 Giải phương trình ma trận: a) $2X^5+X=\begin{pmatrix} 3 &5...

Đã gửi bởi zarya on 30-10-2013 - 17:08 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Giờ mình cũng đang tìm hiểu về mấy cái này. Mấy cái phương trình ma trận đa thức đọc một tí đã thấy loạn lên @.@ Mà bạn giải ma trận trên truờng số thực hay trường số phức vậy?

 

Vừa xem cái này. Bạn có thời gian thì đọc nhé. Mình đọc lướt một tí thấy có vẻ đúng với phần này. Hi vọng có thể giúp bạn được.

 

File gửi kèm  1207.6027.pdf   66.91K   775 Số lần tải




#460870 Chứng minh định thức!

Đã gửi bởi zarya on 30-10-2013 - 17:00 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích



2) $\begin{vmatrix} a+b+c & a+b & a &a \\ a+b & a+b+c & a & a\\ a & a & a+b+c & a+b\\ a & a & a+b & a+b+c \end{vmatrix}=c^{2}(2b+c)(4a+2b+c)$

 

Nếu bài này chia thành ma trận khối để ăn nhanh thì sao nhỉ? :D

 

$det\begin{bmatrix} A &B \\ C & D \end{bmatrix}=detA det(D-CA^{-1}B)$

 

Với 

$A=D=\begin{bmatrix} a+b+c &a+b \\ a+b& a+b+c \end{bmatrix}$

 

$B=C=\begin{bmatrix} a &a \\ a& a \end{bmatrix}$

 

$detA=(a+b+c)^2-(a+b)^2=c^2+2c(a+b)$

 

Giả sử: $A=\begin{bmatrix} p &q \\ r& s \end{bmatrix}\Rightarrow A^{-1}=\frac{1}{detA}\begin{bmatrix} s &-q \\ -r& p \end{bmatrix}$

 

Ở đây:

$A^{-1}=\frac{1}{c^2+2c(a+b)}\begin{bmatrix} a+b+c &-(a+b) \\ -(a+b)& a+b+c \end{bmatrix}$

 

 

$CA^{-1}B=\begin{bmatrix} a &a \\ a& a \end{bmatrix}.\frac{1}{c^2+2c(a+b)}\begin{bmatrix} a+b+c &-(a+b) \\ -(a+b)& a+b+c \end{bmatrix}.\begin{bmatrix} a &a \\ a& a \end{bmatrix}=\frac{a^2}{c^2+2c(a+b)}\begin{bmatrix} c &c \\ c& c \end{bmatrix}\begin{bmatrix} 1 &1 \\ 1& 1 \end{bmatrix}=\frac{2a^2}{c+2(a+b)}\begin{bmatrix} 1&1 \\ 1&1 \end{bmatrix}$

 

 

$D-CA^{-1}B=\frac{1}{c+2(a+b)}\begin{bmatrix} 3ac+3bc+4ab+2b^2+c^2 & ac+bc+4ab+2b^2\\ ac+bc+4ab+2b^2 & 3ac+3bc+4ab+2b^2+c^2 \end{bmatrix}$

 

 

$det(D-CA^{-1}B)=\frac{(4ac+4bc+8ab+4b^2+c^2)(2ac+2bc+c^2)}{[c+2(a+b)]^2}$

 

 

$detA.det(D-CA^{-1}B)=(2ac+2bc+c^2)\frac{(4ac+4bc+8ab+4b^2+c^2)(2ac+2bc+c^2)}{[c+2(a+b)]^2}=c^2[4a(2b+c)+2b(2b+c)+c(2b+c)]=c^2(2b+c)(4a+2b+c)$




#460801 Chứng minh định thức!

Đã gửi bởi zarya on 30-10-2013 - 02:02 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

anh ơi còn câu 1 sao chưa giải v??? anh giải giúp em lun với

 

Câu 1 đây nhé:

 

$\begin{vmatrix} n^2 & (n+1)^2 &(n+2)^2 \\ (n+1)^2 & (n+2)^2 & (n+3)^2\\ (n+2)^2 & (n+3)^2 & (n+4)^2 \end{vmatrix}=\begin{vmatrix} n^2 & (n+1)^2 &(n+2)^2 \\ 2n+1 & 2n+3 & 2n+5\\ 2n+3& 2n+5 & 2n+7 \end{vmatrix}$

 

$=\begin{vmatrix} n^2 & 2n+1 &2n+3 \\ 2n+1 & 2 & 2\\ 2n+3& 2 & 2 \end{vmatrix}=\begin{vmatrix} -n^2-n & 1 &3 \\ 2n+1 & 2 & 2\\ 2& 0 & 0 \end{vmatrix}=(-1)^{3+1}.2.\begin{vmatrix} 1 &3 \\ 2& 2 \end{vmatrix}=2(1.2-2.3)=-8$