Đến nội dung

Bonjour nội dung

Có 461 mục bởi Bonjour (Tìm giới hạn từ 07-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#661707 Bài toán về tứ giác toàn phần

Đã gửi bởi Bonjour on 13-11-2016 - 01:28 trong Hình học

Cho tứ giác $ABCD$ , $AB$ $\cap CD={P}$ . $AD \cap  BC ={Q}$ , $AC \cap BD={O}$ từ $O$ hạ vuông góc xuống $PQ$ tại $R$  , từ $R$ hạ vuồng góc xuống $AB,BC,CD.DA$ tại $X.Y.Z.T$ , Chứng minh : $X,Y,Z,T$ đồng viên

Mình vẽ hình chả thấy đồng viên ,chỉ thấy thẳng hàng : 

Từ $O$ hạ đường vuông góc đến $PQ$ nghĩa là đường kẻ từ $O$ đến vuông với $PQ$ đi qua tâm $(ABCD)$ ,hay $R$ là điểm Miquel của tứ giác $ABCD.PQ$ từ đó có $(ABQR),(ADPR)$ là các tứ giác nội tiếp nên theo Simson thì các điểm $Z,Y,X,T$ thẳng hàng




#661705 Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi VMO tỉnh Đồng Nai

Đã gửi bởi Bonjour on 13-11-2016 - 00:48 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu hình còn có thể chứng minh như thế này :

Gọi tiếp tuyến kẻ từ $A$ cắt $BC$ tại $T$ ; tâm ngoại tiếp $(BAC),(ADE)$ lần lượt là $H,G$ dễ thấy $A,G,H$ thẳng hàng do đó $TA$ là tiếp tuyến chung của $(ABC),(ADE)$. Nên $T$ nằm trên trục đẳng phương của $(AED),(BCD),(BCE)$ hay $DP,QE,BC$ đồng qui tại $T$ .Ta có : 

  $\widehat{ACB}=\widehat{TQB}=\widehat{TAB}$ suy ra tứ giác $AQBT$ nội tiếp 

Mặt khác:
 $\widehat{AQP}=\widehat{ADP}=\widehat{ATD}+\widehat{TAD}$

Và $\widehat{APQ}=\widehat{AEQ}=\widehat{TAB}+\widehat{BAQ}$

Kết hợp với tia $TD$ và tia $TQ$ đẳng giác trong $\widehat{ATB}$ nên $\widehat{ATD}=\widehat{BAQ}$




#661700 $e^{\left ( x^{2} \right )}$

Đã gửi bởi Bonjour on 12-11-2016 - 23:42 trong Hàm số - Đạo hàm

2 cái này là sao hả bạn

đạo hàm hàm ngược của hàm số lượng giác khó gặp , nhưng vẫn có cách tính , bạn tham khảo trên Wikipedia chỗ các công thức tính đạo hàm ấy




#661430 Cho tứ giác ABCD. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AC và BD.

Đã gửi bởi Bonjour on 11-11-2016 - 00:34 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Cho tứ giác ABCD. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AC và BD. Chứng minh rằng:

$ AB^{2}+BC^{2}+CD^{2}+DA^{2}=AC^{2}+BD^{2}+4MN^{2} $

$AB^2+BC^2+CD^2+DA^2=AC^2+BD^2+(\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{CB})^2$

$\Leftrightarrow AB^2+CD^2=AC^2+BD^2+2\overrightarrow{AD}.\overrightarrow{CB}$

$ \Leftrightarrow (\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC})(\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{AC})+(\overrightarrow{DC}-\overrightarrow{DB})(\overrightarrow{DC}+\overrightarrow{DB})=2\overrightarrow{AD}.\overrightarrow{CB}$ Tới đây dễ rồi ..




#661429 Cho hàm số $f\left ( x \right )=\frac{x}{1...

Đã gửi bởi Bonjour on 11-11-2016 - 00:05 trong Hàm số - Đạo hàm

Cho hàm số $f\left ( x \right )=\frac{x}{1+x^{2}}$. Hãy xác định các hàm số $f\left ( f\left ( x \right ) \right )$ và $f\left ( f\left ( f\left ( x \right ) \right ) \right )$.

$f(f(x))=\frac{\frac{x}{1+x^2}}{1+(\frac{x}{1+x^2})^2}=\frac{x(x^2+1)}{x^4+3x^2+1}$

$f(f(f(x)))=\frac{\frac{x(x^2+1)}{x^4+3x^2+1}}{1+(\frac{x(x^2+1)}{x^4+3x^2+1})^2}=\frac{x^7+4x^5+4x^3+x}{x^8+7x^6+13x^4+7x^2+1}$

 Bần cùng sinh đạo tặc :v




#661427 $e^{\left ( x^{2} \right )}$

Đã gửi bởi Bonjour on 10-11-2016 - 23:55 trong Hàm số - Đạo hàm

Tìm đạo hàm của các hàm số sau:

a) $e^{\left ( x^{2} \right )}$

b) $sin \left ( \frac{4x+2}{6x^{2}+1} \right )$

c) $tan^{2}\left ( x \right )$

d) $arcsinx$

e) $arctanx$

Mình mới học đạo hàm mà thầy cho bài khó quá, mình không hiểu, mọi người giúp mình nhé

1) $(e^{(x^2)})'=2x.e^{(x^2)}$

2) $(sin(\frac{4x+2}{6x^2+1}))' $

      $=\frac{4(6x^2+1)-(4x+2)12x}{(6x^2+1)^2}.sin(\frac{4x+2}{6x^2+1})=\frac{-24x^2-48x+4}{(6x^2+1)^2}.sin(\frac{4x+2}{6x^2+1})$

3) $(tan^2(x))'=2tanx.(tanx)'=2tanx.\frac{1}{cos^2x}=\frac{2sinx}{cos^3x}$

4) $(arcsin(x))'=\frac{1}{\sqrt{1-x^2}}$

5)$(arctan(x))'=\frac{1}{x^2+1}$




#660409 Tìm đa thức bậc bé nhất có hệ số nguyên nhận $1-\sqrt[3]{2...

Đã gửi bởi Bonjour on 03-11-2016 - 10:56 trong Đa thức

Tìm đa thức bậc bé nhất có hệ số nguyên nhận $1-\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4}$ làm nghiệm.

Ta làm như sau

Ta có : 
$x=1-\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4}$

$\Leftrightarrow x(1+\sqrt[3]{2})=1+(\sqrt[3]{2})^3=3$

$\Leftrightarrow 2x^3=(3-x)^3$

Biến đổi chút nữa ta có $x=1-\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4}$ là nghiệm của đa thức bậc ba hệ số nguyên 

$f(x)=x^3-3x^2+9x+9$

Ta chứng minh $f(x)$ là đa thức có bậc nhỏ nhất thoã mãn đề
1) Nếu $f(x)$ có nghiệm hữu tỉ thì $f(x)$ có nghiệm nguyên là ước của 9 ,dễ thấy không có ước của 9 là nghiệm $f(x)$

Mà $x=1-\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4}$ là số vô tỉ nên dẫn tới $Deg(f)$ khác 1

2) Giả sử $x=1-\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4}$ là nghiệm của đa thức bậc 2 với hệ số nguyên . Chia $f(x)$ cho $g(x)$

 $\Rightarrow f(x)=g(x).q(x)+r(x)$ với $Deg(r)<2$

Vì $f(1-\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4} )=0$ nên $r(1-\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{4})=0$ do đó $r(x)=0$ .Do đó thì $f(x)=g(x).q(x)$ với $q(x)$ là đa thức bậc 1 với hệ số hữu tỉ.Suy ra $f(x)$ có nghiệm hữu tỉ .Vô Lí !!! 




#659789 Cho dãy số $a_{n}$ xác định bởi $a_{0}=1...

Đã gửi bởi Bonjour on 29-10-2016 - 11:14 trong Dãy số - Giới hạn

Bài 1: Cho dãy số $a_{n}$ xác định bởi $a_{0}=1$ và $a_{n+1}=\frac{7a_{n}+\sqrt{45a_{n}^{2}-36}}{2}$ với $\forall n\in \mathbb{N}$.

a/ Chứng minh $a_{n+1}=7a_{n}-a_{n-1}$, từ đó suy ra $a_{n}$ nguyên dương với $\forall n\in \mathbb{N}$.

b/Chứng minh  $a_{n}.a_{n+1}-1$ là số chính phương.

Bài 2: Cho dãy số $u_{n}$ thỏa mãn $u_{n+2}=au_{n+1}+bu_{n}, n\in \mathbb{N}$. Chứng minh rằng 

$u_{n+2}.u_{n}-u_{n+1}^{2}=\left ( -b \right )^{n}\left ( u_{2}u_{0}-u_{1}^{2} \right ), \forall n\geq 1$

Bài 2 :
Xét phương trình đặc trưng: 

$x^2-ax-b=0$ có 2 nghiệm phân biệt ( $a^2+4b>0$) $x_{1};x_{2}$

Ta có : $U_{n}=\alpha .x_{1}^{n}+\beta x_{2}^{n}$

$U_{n+2}.U_{n}-U_{n+1}^2=(-b)^2.(U_{2}U_{0}-U_{_{1}})$

$\Leftrightarrow (\alpha .x_{1}^{n+2}+\beta x_{2}^{n+2})(\alpha .x_{1}^{n}+\beta x_{2}^{n})-(\alpha .x_{1}^{n+1}+\beta x_{2}^{n+1})^2$

     $=\alpha \beta (x_{1}x_{2})^n.(x_{1}^2+x_{2}^2-2x_{1}x_{2})$

     $=\alpha \beta (-b)^n(x_{2}-x_{1})^2$

     $=\alpha \beta (-b)^n.(a^2+b)$

     $=(-b)^n.(U_{2}U_{0}-U_{1}^2)$ 

 Đpcm




#659786 Cho dãy số $a_{n}$ xác định bởi $a_{0}=1...

Đã gửi bởi Bonjour on 29-10-2016 - 10:59 trong Dãy số - Giới hạn

Bài 1: Cho dãy số $a_{n}$ xác định bởi $a_{0}=1$ và $a_{n+1}=\frac{7a_{n}+\sqrt{45a_{n}^{2}-36}}{2}$ với $\forall n\in \mathbb{N}$.

a/ Chứng minh $a_{n+1}=7a_{n}-a_{n-1}$, từ đó suy ra $a_{n}$ nguyên dương với $\forall n\in \mathbb{N}$.

b/Chứng minh  $a_{n}.a_{n+1}-1$ là số chính phương.

Bài 2: Cho dãy số $u_{n}$ thỏa mãn $u_{n+2}=au_{n+1}+bu_{n}, n\in \mathbb{N}$. Chứng minh rằng 

$u_{n+2}.u_{n}-u_{n+1}^{2}=\left ( -b \right )^{n}\left ( u_{2}u_{0}-u_{1}^{2} \right ), \forall n\geq 1$

Bài 1 :

Từ công thức đã cho suy ra:
 $(2a_{n+1}-7a_{n})^2=45a^{2}_{n}-36$

$\Rightarrow 4a^{2}_{n+1}-28a_{n+1}a_{n}+4a^{2}_{n}+36=0$

Thay $n=n+1$

 Ta được : $\Rightarrow 4a^{2}_{n+2}-28a_{n+2}a_{n+1}+4a^{2}_{n+1}+36=0$

Trừ vế với vế :

$\Rightarrow (a_{n+2}-a_{n})(28a_{n+1}-4(a_{n+2}+a_{n}))=0$

Vậy công thức truy hồi chỉ có 
$a_{n+2}=7a_{n+1}-a_{n}$

b) Còn suy nghĩ  :D 
 

 




#659784 CMR: 1+x.ln(x+$\sqrt{x^2+1}) \geq \sqrt{x^...

Đã gửi bởi Bonjour on 29-10-2016 - 10:19 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đặt $f(x)=\sqrt{x^2+1}-x.ln(x+\sqrt{x^2+1})$

$\Rightarrow f'(x)=\frac{x}{\sqrt{x^2+1}}-2x-ln(x+\sqrt{x^2+1})$

Do $f'(x)$ có nghiệm là 0 nên lập bảng biến thiên thấy $Maxf(x)=1$ nên có đpcm




#599420 Chứng minh: $\frac{S_{HIK}}{S_{ABC...

Đã gửi bởi Bonjour on 21-11-2015 - 20:08 trong Hình học

Sử dụng công thức tính diện tích tam giác ta có: 
$S_{AIK}=\frac{1}{2}.sinA.AI.AK $ và $S_{ABC}=\frac{1}{2}.sinA.AC.AB $

 Chia lại thì : $\frac{S_{AIK}}{S_{ABC}}=\frac{AI.AK}{AC.BA}=cos^{2}A$ .Tương tự và được đpcm
 




#598121 TÍnh khoảng cách IG theo p,R,r

Đã gửi bởi Bonjour on 13-11-2015 - 14:13 trong Hình học

Gọi $A'$ là trung điểm $BC$ 
Và $M,N,P$ là các tiếp điểm của đường tròn nội tiếp với các cạnh $BC,AB,AC$ 
Do $p-b=BM$ và $p-a=AN$ nên từ tam giác vuông $IMA'$ ta có $MA'=\frac{b-c}{2}$ và $IA'=\frac{1}{2}\sqrt{4r^2+(b-c)^2}$

 Từ tam giác vuông $INA$ có : $IA=\sqrt{r^2+(p-a)^2}$
Theo định lý Stewart cho tam giác $IAA'$ được: 

  $IA^2.GA'+IA'^2.AG-IG^2.AA'=AG.GA'.AA'$ .Chú ý  $AG=\frac{2}{3}AA' ; GA'=\frac{1}{3}AA' ; AA'=\frac{1}{2}\sqrt{2(b^2+c^2)-a^2}$
Từ đó biến đổi để suy ra $IG=\frac{1}{3}\sqrt{9r^2-3p^2+2(a^2+b^2+c^2)}$ 

Áp dụng hệ thức lượng quen thuộc $2(a^2+b^2+c^2)=4(p^2-r^2-4Rr)$ .Từ đó suy ra công thức cần cm
 




#590131 Bài 2: Cho tứ giác ABCD. Hai đường thẳng song song với đường chéo AC lần lượt...

Đã gửi bởi Bonjour on 21-09-2015 - 17:20 trong Hình học

Bài 4
Giả sử $QM\cap DB=W\Rightarrow \frac{MA}{MB}.\frac{DQ}{AQ}.\frac{BW}{WD}=1$
Để ý $MA=AQ ; BM=BN;CN=CP;DP=DQ$ .Thế vào ,ta được $N,P,W$ thằng hàng
 




#590128 Không thể gõ latex

Đã gửi bởi Bonjour on 21-09-2015 - 16:57 trong Góp ý cho diễn đàn

mình cũng bị như bạn 




#589300 Cm: $A_{3}, B_{3}, C_{3}$ thẳng hàng

Đã gửi bởi Bonjour on 16-09-2015 - 16:43 trong Hình học

 Cho tam giác ABC và điểm M không thuộc BC, CA, AB. AM, BM, CM theo thứ tự cắt BC, CA, AB tại A1, B1, C1. BC, CA, AB theo thứ tự cắt B1C1, C1A1, A1B1 tại A2, B2, C2. A3, B3, C3 theo thứ tự là trung điểm của A1A2, B1B2, C1C2. Chứng minh rằng A3, B3, C3 thẳng hàng.

Ta có : $(A_{2}A_{1}BC)=-1\vee (B_{2}B_{1}AC)=-1$ 
 $\Rightarrow \overline{A_{2},B_{2},C_{2}} $ do $C_{2}=AB\cap B_{1}A_{1}$

 Từ đó chứng tỏ $C_{2}B_{1}C_{1}B_{2}.A_{1}A_{2}$ là tứ giác toàn phần ,nên theo định lý về đường thẳng Gauss ,ta có đpcm




#587324 Đường thẳng Euler của các tam giác AEF,DFB,CDE cắt nhau tạo thành 1 tam giác...

Đã gửi bởi Bonjour on 04-09-2015 - 23:24 trong Hình học

Định lý Gossard




#586293 $\boxed{{Topic}}$ Ôn thi học sinh giỏi lớp...

Đã gửi bởi Bonjour on 30-08-2015 - 22:32 trong Chuyên đề toán THCS

$\boxed{Bài 78}$ Cho lục giác $ABCDEF$ có $BC=EF$ và các đỉnh nằm trên đường tròn đường kính $AD$.Gọi $H$ là giao điểm $AC$ và $BD$ ; $K$ là giao điểm $AE$ và $DF$ .$P,Q$ là hình chiếu vuông góc của $H$ lên $AF,DE$ .$R,S$ là hình chiếu vuông góc của $K$ lên $AB,CD$ .Chứng minh $RS,PQ,HK$ đồng qui
$\boxed{Bài 79}$ Tam giác $ABC$ có các đường phân giác trong $AD,BE,CF$ cắt nhau tại $I$ .Chứng minh rằng nếu bán kính của các đường tròn nội tiếp các tam giác $AIF,BID,CIE$ bằng nhau thì tam giác $ABC$ là tam giác đều 




#585362 $5x^2+3y^2+3xy+2xz-yz-...$

Đã gửi bởi Bonjour on 27-08-2015 - 16:13 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 Đưa về phương trình bậc $2$ với $3$ ẩn $x,y,z$ ,ta có nghiệm :

http://www.wolframal...xy+2xz-yz-10y+5




#585349 $\boxed{{Topic}}$ Ôn thi học sinh giỏi lớp...

Đã gửi bởi Bonjour on 27-08-2015 - 14:21 trong Chuyên đề toán THCS

Spoiler

$\boxed{ Bài 39}$

    Cho tam giác $ABC$ với $AD,AM$ lần lượt là đường phân giác ,đường trung tuyến .Đường tròn ngoại tiếp tam giác $ADM$ cắt cạnh $AB,AC$ tại $U,V$ .Gọi $T$ là trung điểm $UV$ .Chứng minh rằng $MT$ song song với $AD$




#585346 $\frac{1}{AM^2}+\frac{1}{AN...

Đã gửi bởi Bonjour on 27-08-2015 - 14:15 trong Hình học

Dựng điểm $G$ sao cho $\widehat{DAG}=15^{\circ}$ .Khi đó $\widehat{GAN}=90^{\circ}$ và chứng minh được $\Delta AGD=\Delta AMB$

 Áp dụng hệ thức lượng cho tam giác $GAN$ vuông tại $A$ thì $\frac{1}{AG^2}+\frac{1}{AN^2}=\frac{1}{(\frac{AB\sqrt{3}}{2})^2}$ .Mặt khác có $AG=AM$.

 Đpcm




#584443 hình học

Đã gửi bởi Bonjour on 23-08-2015 - 20:33 trong Hình học

https://cuoichutdi.w...ng-thang-euler/




#584351 $M=\frac{1}{2+cos2A}+\frac{1}...

Đã gửi bởi Bonjour on 23-08-2015 - 15:36 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

 

$cos(A+B)cos(A-B)\geq cos(A+B)=-cosC$ mà  :mellow:




#584328 B, K, M, P thuộc đường tròn

Đã gửi bởi Bonjour on 23-08-2015 - 14:38 trong Hình học

Chứng minh $\overline{P,M,A}$ bằng phương tích 
Xét tam giác $APC$ có các tứ giác $AMKN$ và $KNCB$ nội tiếp nên $K$ nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác $MPB$




#584316 Chứng minh tứ giác MEKC nội tiếp

Đã gửi bởi Bonjour on 23-08-2015 - 14:08 trong Hình học

Bài 1) 

  Trước hết cần chứng minh tứ giác $EDKH$ nội tiếp bằng biến đổi góc $\widehat{EKD}=360^{\circ}-(180^{\circ}-\widehat{B})-(180^{\circ}-\widehat{C})=180^{\circ}-\widehat{A}=\widehat{EHD}$

 và tứ giác $HKCB$ nội tiếp ( cũng bằng biến đổi góc )

a) $\widehat{ECB}=\widehat{EDB}=\widehat{EKH}$ 

 b) Từ câu a) suy ra $\widehat{CKH}=180^{\circ}-\widehat{DBC}=180^{\circ}-\widehat{DEC}=\widehat{MEC}=\widehat{MKC}$

c) Hệ quả câu a) và b) 




#584310 hình học

Đã gửi bởi Bonjour on 23-08-2015 - 13:21 trong Hình học

Dựa vào tính chất của trọng tâm tam giác ,để chứng minh đường thẳng Euler của các tam giác $AMB, BMC, CMA$ đồng quy tại trọng tâm tam giác $ABC$