Đến nội dung

leminhnghiatt nội dung

Có 1000 mục bởi leminhnghiatt (Tìm giới hạn từ 05-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#665850 Viết pt mặt phẳng đi qua 1 điểm, song song đường thẳng và tiếp xúc đường tròn

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 25-12-2016 - 21:59 trong Phương pháp tọa độ trong không gian

Viết phương trình mặt phẳng $(P)$ đi qua $M(4;3;4)$ và song song đường thẳng $\Delta: \dfrac{x-6}{-3}=\dfrac{y-2}{2}=\dfrac{z-2}{2}$, đồng thời tiếp xúc mặt cầu $(S): (x-1)^2+(y-2)^2+(z-3)^2=9$

GS phương trình mặt phẳng là: $ax+by+cz+d=0$

(P) đi qua M nên ta có: $4a+3b+4c+d=0$ (1)

(P) có $\vec n$ là: $\vec n=(a;b;c)$ mà $(P) \\ \Delta \rightarrow \vec n.\vec u=0 \rightarrow -3a+2b+2c=0$

$\rightarrow c=\dfrac{3a-2b}{2}$

Thê $c$ vào $(1)$ ta có: $d=2b-10a$

Ta có: $(S)$ có tâm $I(1;2;3)$ và $R=3$

Mà mp tiếp xúc mặt cầu nên: $d(I,(S))=R$

$\rightarrow 3=\dfrac{|a+2b+\dfrac{3}{2}(3a-2b)+2b-10|}{\sqrt{a^2+b^2+(\dfrac{3a-2b}{2})^2}}$

Đến đây chuyển vế bình phương, bạn sẽ đưa pt về dạng đẳng cấp đôi với $a,b$ và tìm ra quan hệ của chúng rồi chọn $a,b$ thích hợp




#665730 Topic post ảnh người yêu, bạn gái,...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 24-12-2016 - 15:42 trong Góc giao lưu

Give note :))

Cậu đã vào đây rồi thì làm kiểu ảnh luôn đi 




#664620 Đề thi HSG lớp 12 môn toán tỉnh Thái Bình 2016-2017

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 14-12-2016 - 13:22 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

 

Đề thi HSG lớp 12 tỉnh Thái Bình 2016-2017

Câu 6. (3 điểm)

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình chữ nhật. $AB=a>0,AD=b>0$, $SA$ vuông góc với mặt phẳng đáy và $SA=2a$.
1. Tính khoảng cách từ $C$ đến mặt phẳng $(SBD)$.
2. Gọi $M$ là điểm thuộc cạnh $SA$ sao cho $AM=x(0<x<2a)$. Xác định $x$ để mặt phẳng $(MBC)$ chia hình chóp thành hai phần có thể tích bằng nhau.

 

1,

 

Dễ thấy $d(C, (SBD))=d(A,(SBD))$

 

Kẻ $AI \perp BD, AH \perp SI \rightarrow AH \perp (SBD)$

 

$\rightarrow d(A,(SBD))=AH=\sqrt{\dfrac{1}{\dfrac{1}{SA^2}+\dfrac{1}{AD^2}+\dfrac{1}{AB^2}}}=\dfrac{2ab}{\sqrt{5b^2+4a^2}}$

 

 

 

2,

 

Xét 2 mp: $(MBC)$ và $(SAD)$ có $BC // AD$ nên đường thẳng qua $M$ cắt $SD$ tại $K$ là giao tuyến 2 mp

 

Ta có: $V_{SABCD}=\dfrac{2a^2b}{3} \rightarrow V_{SMKCB}=\dfrac{a^2b}{3}$ (1)

 

Cm được $BC \perp (SAB) \rightarrow BC \perp MB \rightarrow MKBC$ là hình thang vuông tại $B$ và $M$

 

Ta tính được các yếu tố độ dài sau: $MK=\dfrac{2a-x}{2a}; \ MB=\sqrt{a^2+x^2}$

 

$\rightarrow S_{MKBC}=\dfrac{b(4a-x)\sqrt{x^2+a^2}}{4a}$ (2)

 

Kẻ $AO \perp BM$ mà  $AO \perp BC$ vì [$BC \perp (SAB)$] $\rightarrow AO \perp (KMBC)$

 

Tính được $AO=\dfrac{xa}{\sqrt{x^2+a^2}}$

 

Mà: $\dfrac{d(S,MKBC)}{d(A,MKBC)}=\dfrac{SM}{MA} \rightarrow d(S,MKBC)=\dfrac{a(2a-x)}{\sqrt{x^2+a^2}}$ (3)

 

Ta có: $(1)=(2).(3)=3V_{SMKCB} \iff a^2b=\dfrac{b(4a-x)(2a-x)}{4}$

 

$\iff 4a^2=(4a-x)(2a-x)$

 

$\iff 4a^2-6ax+x^2=0$

 

$\iff x=(3-\sqrt{5})a$ (vì $0<x<2a)$

 

Vậy $x=(3-\sqrt{5})a$




#664404 $\int_{0}^{2}x^2\sqrt{4+x^2}.dx...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 11-12-2016 - 20:33 trong Tích phân - Nguyên hàm

Hơi nhầm tí kìa trên tử là $t^2$ chứ

E đã sửa  =)))




#664401 Cho tứ diện ABCD có BA=BC,DA=DC. Chứng minh AC vuông với BD

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 11-12-2016 - 20:14 trong Hình học không gian

Cho tứ diện ABCD có BA=BC,DA=DC. Chứng minh AC vuông với BD

 

Lấy I là trung điểm AC, dễ thấy $\Delta ABC$ và $\Delta ADC$ lần lượt cân tại B và D

 

$\rightarrow BI \perp AC, DI \perp AC \rightarrow AC \perp (IBD) \rightarrow AC \perp BD$




#664391 $\int_{0}^{2}x^2\sqrt{4+x^2}.dx...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 11-12-2016 - 18:50 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tính:

1) $\int_{0}^{2}x^2\sqrt{4+x^2}.dx$

1, Đặt $x=2\tan t \rightarrow dx=\dfrac{2dt}{\cos^2 t}$

 

$\rightarrow I=\int 4\dfrac{\sin^2 t}{\cos^5 t} dt= \int \dfrac{\sin^2 t \cos t}{\cos^6 t} dt=\int \dfrac{\sin^2 t .(\sin t)'}{(1-\sin^2 t)^3} dt=\int \dfrac{a^2}{(1-a^2)^3} da$

 

(Với $a=\sin^2 t)$

 

$\rightarrow I=\int \dfrac{1}{8(1+a)^3}+\dfrac{1}{8(1-a)^3}-\dfrac{1}{4(1+a)^2}-\dfrac{1}{4(1-a)^2}-\dfrac{1}{4(1+a)}-\dfrac{1}{4(1-a)} da$

 

$\rightarrow I=\dfrac{-1}{16(1+a)^2}+\dfrac{-1}{16(1-a)^2}+\dfrac{1}{4(1+a)}+\dfrac{1}{4(1-a)}-\dfrac{\ln (1+a)}{4}-\dfrac{\ln (1-a)}{4}$ 




#664358 $\int_{0}^{2}x^2\sqrt{4+x^2}.dx...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 11-12-2016 - 12:26 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tính:

1) $\int_{0}^{2}x^2\sqrt{4+x^2}.dx$

2) $\int_{\frac{1}{\sqrt{2}}}^{\frac{3}{\sqrt{2}}}\frac{\sqrt{9+2x^2}}{x^2}.dx$

2, $I=\int \dfrac{\sqrt{9+2x^2}}{x^2} dx= \int \dfrac{1}{x}.\sqrt{\dfrac{9}{x^2}+2} dx$

 

Đặt $\sqrt{\dfrac{9}{x^2}+2}=t \rightarrow \dfrac{9}{x^2}+2=t^2 \rightarrow x^2=\dfrac{9}{t^2-2}$

 

$\rightarrow 2tdt=\dfrac{-18}{x^3} dx \rightarrow \dfrac{dx}{x^3}=\dfrac{tdt}{-9}$

 

$\rightarrow I=-\int \dfrac{9}{t^2-2}.t.\dfrac{tdt}{9} =-\int \dfrac{t^2}{t^2-2}dt=-\int 1+\dfrac{1}{2\sqrt{2}(t-\sqrt{2})}-\dfrac{1}{2\sqrt{2}(t+\sqrt{2})} dt=....$




#664341 GPT: $x^5+10x^3+20x-18=0$

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 11-12-2016 - 02:03 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Sao anh lại đặt được ẩn phụ $x=\sqrt{2}(t-\dfrac{1}{t})$

Nếu có thời gian em đọc thêm ở quyên này này, trang 14: http://www.toanmath....-tai-chung.html




#664270 TOPIC ÔN THI HSG hình không gian

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 09-12-2016 - 21:05 trong Hình học không gian

Góp 1 bài :

Bài toán 6: Một công trình nghệ thuật kiến trúc trong công viên thành phố có dạng là một nhà hình chóp tứ giác đều ngoại tiếp một mặt cầu có bán kính 5 (m). Toàn bộ nhà đó được trang bị hệ thống điều hòa làm mát, do vậy để tiết kiệm điện người ta đã xây dựng tòa nhà sao cho có thể tích nhỏ nhất.Tính chiều cao của tòa nhà đó




#664269 Tính thể tích tứ diện ABCD

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 09-12-2016 - 21:03 trong Hình học không gian

Cho tứ diện ABCD có AB=3a;AD=6a;AC=9a và $\widehat{BAC}=\widehat{DAC}=\widehat{BAD}=90^{\circ}$.Tính thể tích của tứ diện ABCD

Kẻ AK vuông BC, AH vuông AK, dễ cm BC vuông (ADK) => BC vuông DK => AH vuông (BCD)

 

Tứ diện có 3 góc vuông ở đỉnh thì công thức tính chiều cao là:

 

$\dfrac{1}{AH^2}=\dfrac{1}{AB^2}+\dfrac{1}{AD^2}+\dfrac{1}{AC^2} \rightarrow AH=\dfrac{18}{7}a$

 

$\rightarrow DK=\sqrt{AD^2+AK^2}=\sqrt{AD^2+(\dfrac{AB.AC}{AB+AC})^2}=\dfrac{3\sqrt{73}a}{4}$

 

$\rightarrow V=\dfrac{1}{6}. AH. DK. BC=\dfrac{27a^3.\sqrt{730}}{28}$




#664017 Giải hệ phương trình: $ 3x^2+2y^2-4xy+x+8y-4=0$ ​$ x^2-y^2+2x+...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 06-12-2016 - 21:34 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ phương trình: $ 3x^2+2y^2-4xy+x+8y-4=0$
$ x^2-y^2+2x+y-3=0$

Xem cách giải tổng quát của hệ này, anh đăng ở đây rồi: http://diendantoanho...g-trình/page-5?




#663980 $\int _{-1}^{\sqrt{2}} x^2...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 06-12-2016 - 17:00 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tính tích phân: $\int _{-1}^{\sqrt{2}} x^2 \sqrt{4-x^2} dx$




#663979 tính tích phân

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 06-12-2016 - 16:57 trong Giải tích

$\int_{-1}^{1}\frac{dx}{(4-x)\sqrt{1- x^{2}}}$

Đặt $4-x=\dfrac{1}{t} \rightarrow -dx=\dfrac{dt}{t^2}$

 

$\rightarrow x=4-\dfrac{1}{t}$

 

$\rightarrow I=-\int_{1/5}^{1/3} \dfrac{dt}{t\sqrt{-15+\dfrac{8}{t}-\dfrac{1}{t^2}}}=-\int_{1/5}^{1/3} \dfrac{dt}{\sqrt{-15t^2+8t-1}}$

 

$= -\int_{1/5}^{1/3} \dfrac{dt}{\sqrt{15}.\sqrt{\dfrac{1}{225}-(t-\dfrac{4}{15})^2}}$

 

Đến đây bạn lại đặt $t-\dfrac{4}{15})^2=\dfrac{1}{225}. sin^2t$ thay vào và tích phân phần còn lại theo dạng cơ bản: $\int \dfrac{1}{\sqrt{a^2-x^2}} dx$

 

 

nhân cả tử và mẫu với x

đặt căn = t

 

e nhân với $x$ và đặt căn vẫn không thấy ra 




#663975 $log_{2x}64+log_{x^2}16=3$

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 06-12-2016 - 16:35 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giai cac phuong trinh sau: Puong phap dat an phu

1,$log_{2x}64+log_{x^2}16=3$

 

ĐK: $0<x ; x \not =\dfrac{1}{2}; x \not =1$

 

$\iff 6\log_{2x}2+2\log_x2=3$

 

$\iff \dfrac{6}{\log_22x}+2\log_x2=3$

 

$\iff \dfrac{6}{\log_2x+1}+2\log_x2=3$

 

$\iff \dfrac{6}{\dfrac{1}{\log_x2}+1}+2\log_x2=3$

 

$\iff \dfrac{6}{\dfrac{1}{a}+1}+2a=3$ (với $a=\log_x2$)

 

Đến đây bạn giải pt ẩn $a$ $\rightarrow x$




#663974 $log_{2x}64+log_{x^2}16=3$

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 06-12-2016 - 16:06 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giai cac phuong trinh sau: Phuong phap dat an phu

2,$log_{x}2+2log_{2x}4=log_{\sqrt{2x}}8$

 

2, ĐK: $ 0<x ; x \not =0; x \not =\dfrac{1}{2}$

 

$\log_x2+2\log_{2x}4=2\log_{2x}8$

 

$\iff \log_x2+4\log_{2x}=6\log_{2x}2$

 

$\iff \log_x2=2\log_{2x}2$

 

$\iff \log_x2=\dfrac{2}{\log_2 2x}=\dfrac{2}{\log_2x+1}=\dfrac{2}{1+\dfrac{1}{\log_x2}}$

 

Đặt $\log_x2=a$

 

$\rightarrow a=\dfrac{2}{1+\dfrac{1}{a}}$

 

$\rightarrow a... \rightarrow x ....$




#663972 $log_{2x}64+log_{x^2}16=3$

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 06-12-2016 - 15:58 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giai cac phuong trinh sau: Phuong phap dat an phu

5,$log_{2}\frac{x^2-x+1}{2x^2-4x+3}=x^2-3x+2$

 

5, ĐK: $x  \in R$

 

$\iff \log_2(\dfrac{x^2-x+1}{2x^2-4x+3})=-(x^2-x+1)+(2x^2-4x+3)$

 

$\iff (x^2-x+1)+\log_2(x^2-x+1)=(2x^2-4x+3)+\log_2(2x^2-4x+3)$

 

Xét hàm: $f(t)=t+\log_2 t$  Với $t>0$ dễ thấy hàm đồng biến

 

Vậy $x^2-x+1=2x^2-4x+3$

 

$\iff x^2-3x+2=0 \iff x=1$   v   $x=2$




#663937 Tính chiều cao của tòa nhà

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 06-12-2016 - 00:52 trong Hình học không gian

Bài toán: Một công trình nghệ thuật kiến trúc trong công viên thành phố có dạng là một nhà hình chóp tứ giác đều ngoại tiếp một mặt cầu có bán kính 5 (m). Toàn bộ nhà đó được trang bị hệ thống điều hòa làm mát, do vậy để tiết kiệm điện người ta đã xây dựng tòa nhà sao cho có thể tích nhỏ nhất.Tính chiều cao của tòa nhà đó




#663823 Ứng dụng của tích phân

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 04-12-2016 - 21:03 trong Tích phân - Nguyên hàm

Bài 5 bài 4 hướng giải là sao vậy mn?

 

15354194_467081190129230_1241144364_o.pn




#663787 tìm k sao cho $\frac{1}{a^k(b+c)}+\frac...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 04-12-2016 - 14:34 trong Bất đẳng thức - Cực trị

2016-12-03.png

2016-12-03.png




#663786 tìm k sao cho $\frac{1}{a^k(b+c)}+\frac...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 04-12-2016 - 14:32 trong Bất đẳng thức - Cực trị

tìm k sao cho 

$\frac{1}{a^k(b+c)}+\frac{1}{b^k(c+a)}+\frac{1}{c^k(a+b)}\geq \frac{3}{2}$

đúng với mọi a,b,c thỏa mãn a,b,c>0 abc=1

p/s: Santoryu- diễn đàn học mãi

2016-12-03.png

2016-12-03.png




#663780 1.$\int_{-1}^{1}\frac{\sqrt...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 04-12-2016 - 11:36 trong Tích phân - Nguyên hàm

 

7.$\int_{\frac{-\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}\frac{sin^{5}x}{\sqrt{1+cosx}}dx$

 

Mình sẽ đi tính nguyên hàm, còn tích phân thì bạn chỉ cần đổi cận và thay vào là ra

 

Đặt $\sqrt{1+\cos x}=t \rightarrow 1+\cos x=t^2 \rightarrow \cos x=t^2-1 \rightarrow -\sin x dx=2tdt$

 

Ta có:

 

$\int \dfrac{(1-\cos^2 x)^2.\sin x}{\sqrt{1+\cos x}} dx=\int \dfrac{t^8-4t^6+4t^4}{t} dt=\int t^7-4t^5+4t^3 dt= \dfrac{t^8}{8}-\dfrac{2t^6}{3}+t^4+C$




#663229 Cho hàm số $f(x) = \frac{4^{x}}{4^{x...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 27-11-2016 - 20:53 trong Hàm số - Đạo hàm

A. $f(\frac{1}{2017}) + f(\frac{2016}{2017}) > f(\frac{3}{2015})  + f(\frac{2012}{2015})$

B. $f(\frac{1}{2017}) + f(\frac{2016}{2017}) = f(\frac{3}{2015})  + f(\frac{2012}{2015})$

C. $f(\frac{1}{2017}) + f(\frac{2016}{2017}) < f(\frac{3}{2015})  + f(\frac{2012}{2015})$

D. $2016f(\frac{1}{2017}) + f(\frac{2016}{2017}) = 2015f(\frac{3}{2015}) + 3f(\frac{2012}{2015})$

 

Xét $f(1-x)+f(x)=\dfrac{4^x}{4^x+2}+\dfrac{4^{1-x}}{4^{1-x}+2}=1$ (thực hiện quy đồng)

Vậy 

B. $f(\frac{1}{2017}) + f(\frac{2016}{2017}) = f(\frac{3}{2015})  + f(\frac{2012}{2015})=1$


 

 

 




#663228 Cho hàm số $f(x) = \frac{4^{x}}{4^{x...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 27-11-2016 - 20:48 trong Hàm số - Đạo hàm

A. $f(\frac{1}{2017}) + f(\frac{2016}{2017}) > f(\frac{3}{2015})  + f(\frac{2012}{2015})$

B. $f(\frac{1}{2017}) + f(\frac{2016}{2017}) = f(\frac{3}{2015})  + f(\frac{2012}{2015})$

C. $f(\frac{1}{2017}) + f(\frac{2016}{2017}) < f(\frac{3}{2015})  + f(\frac{2012}{2015})$

D. $2016f(\frac{1}{2017}) + f(\frac{2016}{2017}) = 2015f(\frac{3}{2015}) + 3f(\frac{2012}{2015})$

B




#662842 Tìm M

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 23-11-2016 - 21:23 trong Hình học không gian

Cho A(3,0,4) B(3,6,2) C(0.4,-1) D(0,-2,1)

 

a) Tính V OABCD và đường cao OH kẻ từ O của hình chóp OABCD

b) Tìm M sao cho MC vuông góc (BCD) và MC=10

 

Mình chủ yếu muốn hỏi câu b, câu a làm nền gợi ý thôi

 

Bạn thử làm theo cách này xem

 

Tìm tích có hướng $\vec n=[\vec BC, \vec CD]$

 

Vì $MC \perp (BCD) \rightarrow MC // \vec n$

 

$\rightarrow \vec MC=k \vec n$

 

Từ đó bạn tìm đc tọa độ M với 1 ẩn $k$

 

$MC \perp (BCD) \rightarrow MC=d(M,BCD)$ (khoảng cách từ M đến (BCD) bằng MC), đến đây bạn lại được 1 pt nữa,

 

Thay tất cả vào ta sẽ được tọa độ điểm $M$

 

P/s: bài này bn đăng bên diễn đàn học mãi r đúng k, quen quen :D




#662839 Tìm họ các nguyên hàm: $I=\int \frac{x^3+3x-2}{...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 23-11-2016 - 21:06 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tìm họ các nguyên hàm sau:

$4) I=\int \frac{2x^2+1}{(x+1)^5}dx$

 

$I=\int \dfrac{2x^2+1}{(x+1)^5} \ dx=\int \dfrac{2}{(x+1)^3}-\dfrac{4}{(x+1)^4}+\dfrac{3}{(x+1)^5} \ dx$

 

$= -\dfrac{1}{(x+1)^2}+\dfrac{4}{3(x+1)^3}-\dfrac{3}{4(x+1)^4}+C$