Đến nội dung

quantv2006 nội dung

Có 154 mục bởi quantv2006 (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#675162 CMR KA là phân giác của góc EKF

Đã gửi bởi quantv2006 on 23-03-2017 - 20:10 trong Hình học

Em làm cách khác vậy:

 

image.jpg

a) KE, KF cắt (O) tại P, Q. Ta có $SF.SE=SB.SC=SK^2$ nên tam giác SKF và SEK đồng dạng $\Rightarrow \angle SEK=\angle SKF=\angle PQK$

 

Vậy PQ // EF. Do OA vuông góc với EF nên OA vuông góc với PQ. Vậy cung AP = cung AQ nên AK là phân giác góc EKF.

 

b) SA cắt (O) tại T. Dễ chứng minh T, H, I thẳng hàng và IH vuông góc với SA tại T.

 

SN là tiếp tuyến với (O). NK cắt BC tại D'. Ta sẽ có: $\frac{SB}{SC}=\frac{D'B}{D'C}$. Dễ chứng minh được $\frac{SB}{SC}=\frac{DB}{DC}$. Vậy $\frac{DB}{DC}=\frac{D'B}{D'C}$. Do D và D' đều nằm trong đoạn BC nên D' trùng D.

 

Vậy N, D, K thẳng hàng.

 

Các điểm S, O, N, K, M, I cùng nằm trên đường tròn đường kính SO. Vậy: $\angle SKL=\angle SNK=\angle SMK\Rightarrow$ tam giác SKL và SMK đồng dạng $\Rightarrow SK^2=SL.SM\Rightarrow ST.SA=SK^2=SL.SM\Rightarrow$ AMLT là tứ giác nội tiếp. Do $\angle ATL=180^0-\angle AML=90^0$ nên LT vuông góc với SA tại T.

 

Vậy L nằm trên IH (T, L, H, I thằng hàng) hay IL vuông góc với SA tại T.

 

Do $SL.SM=SK^2=SB.SC\Rightarrow$ BCML là tứ giác nội tiếp.




#675120 CMR KA là phân giác của góc EKF

Đã gửi bởi quantv2006 on 23-03-2017 - 14:26 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp $\left ( O \right )$. Ba đường cao AD,BE,CF. EF cắt BC ở S. từ S kẻ tiếp tuyến SK tới $\left ( O \right )$. 

a,CMR KA là phân giác của góc EKF 

b,Gọi KD cắt EF ở L. Gọi I là trung điểm BC. AO cắt EF tại M. CMR IL $\perp$ AS và tứ giác BLMC nội tiếp

Có 2 điểm K, lấy điểm K khác phía với A so với BC thì đúng!




#675024 Chứng minh A là tâm đường tròn nội tiếp tam giác NPF

Đã gửi bởi quantv2006 on 22-03-2017 - 11:07 trong Hình học

 

Đã gửi 28-02-2017 - 22:33

có bài toán này hay đưa lên để ae làm thử

Đề:Cho tam giác nhọn ABC có góc A lớn hơn 60 độ, các đường cao AD, BE, CF. EF cắt BC tại G. CP vuông góc vs GA tại P và cắt AD tại M, CA cắt MF tại N chứng minh rằng A là tâm đường tròn nội tiếp tam giác NPF

 

Bài này bạn đã đưa 1 lần rồi nhỉ? Hình như lần trước ko có đk góc 60 độ.




#675022 Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau; Chứng minh AB // NS;

Đã gửi bởi quantv2006 on 22-03-2017 - 10:57 trong Hình học

Câu 2 có phương án nào khác không dùng định lý   :ukliam2:  :ukliam2: menelaus không các bạn. Vì ở trương không ai dạy nên không cho dùng. Hic  :ukliam2:

Qua G kẻ đường song song với HM cắt NI tại J

 

$\Rightarrow \frac{EH}{EG}=\frac{HI}{GJ}=\frac{MI}{GJ}=\frac{NM}{NG}$




#675013 Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau; Chứng minh AB // NS;

Đã gửi bởi quantv2006 on 22-03-2017 - 10:06 trong Hình học

Câu 3:

 

c) EH cắt (O) tại F. Do HB là phân giác trong góc DHE nên HA là phân giác ngoại góc DHE. Vậy HA là phân giác góc DHF hay D và F đối xứng nhau qua OA. Vậy DF// BC

 

MD là đường kính của (O) $\Rightarrow DFM=90^0\Rightarrow$ MF vuông góc với BC.

 

KB là đường kính của (O) nên KC vuông góc với BC. Vậy KC // MF.

 

Ta có: $\angle HBN = \angle HEN=\angle FEK = \angle CBM = \angle HBM$. Vậy B, N, M thẳng hàng.

 

d) S là trung điểm của BL, O là trung điểm của BK. Vậy OS // KL.

 

Do BK là đường kính của (O) nên KL vuông góc với BM. Vậy OS vuông góc với BM.

 

Tam giác BNS có NH, OS là đường cao nên O là trực tâm tam giác BNS. Vậy BO vuông góc với NS.

 

Do BO vuông góc với AB nên NS // AB




#674959 CMR: APQH là tứ giác nội tiếp

Đã gửi bởi quantv2006 on 21-03-2017 - 16:09 trong Hình học

Chứng minh S,L,N thẳng hàng như thế nào ạ ?

Tam giác FLD có FH là phân giác trong, FA là phân giác ngoài nên $\frac{HL}{HD}=\frac{AL}{AD}\Rightarrow \frac{HL}{AL}=\frac{HD}{AD}(1)$

 

SN cắt đoạn AH tại L'. tam giác SLD có SH là phân giác trong, SA là phân giác ngoài nên $\frac{HL'}{AL'}=\frac{HD}{AD} (2)$

 

(1), (2) $\Rightarrow \frac{HL}{AL}=\frac{HL'}{AL'}$

 

Vậy L' trùng L




#674954 Lấy E, D thuộc AC, AB sao cho PE$\perp$AB, PD$\perp...

Đã gửi bởi quantv2006 on 21-03-2017 - 15:52 trong Hình học

2017_03_21_153951.png

Chứng minh $\angle DHE=90^0$.

 

Gọi I là giao điểm của DE và PN. Hạ NK vuông góc với BC. Do I là trung điểm của PN nên ta có IH = IK. Vậy D, H, K, E cùng nằm trên đường tròn (I).

 

Gọi T là hình chiếu vuông góc của A trên SN. Do $\angle ADN=\angle ATN=\angle AEN=90^0\Rightarrow$ 5 điểm A, D, E, T, N cùng nằm trên một đường tròn.

 

Ta có: SH.SK = SD.SE = ST.SN. Vậy TNKH là tứ giác nội tiếp $\Rightarrow \angle HTN =180^0-\angle HKN=90^0$

 

Vậy A, T, H thẳng hàng, hay AH vuông góc với SN tại T.

 




#674739 Anh chị ơi giúp em giải bài hình này được không ạ, khó quá em ngồi...

Đã gửi bởi quantv2006 on 19-03-2017 - 15:57 trong Hình học

Cho tam giác ABC và đường tròn (O) có đường kính EF nằm trên cạnh BC (E nằm giữa BF, F nằm giữa E C) tiếp xúc với hai cạnh AB, AC tại Q, P  theo thứ tự đó. Các đường thẳng EP, FQ cắt nhau tại K. Chứng  minh rằng AK vuông góc với BC.

 

Gọi N là giao điểm của EQ và FP. Tam giác NEF có EP, FQ là các đường cao nên K là trực tâm của tam giác. Vậy NK vuông góc với EF hay NK vuông góc với BC. Ta sẽ chứng minh N, A, K thẳng hàng.

 

Ta có $\angle OQA=\angle FQN=90^0\Rightarrow \angle OQF=\angle NQA (1)$

 

Do NK vuông góc với EF nên $\angle QNK=\angle ENK=\angle OFQ (2)$

 

Lại có $\angle OQF=\angle OFQ(3)$

 

Từ (1), (2), (3) $\Rightarrow \angle NQA=\angle QNK$

 

Tam giác NQK vuông tại Q, có $ \angle NQA=\angle QNK$ $\Rightarrow$ QA đi qua trung điểm của NK.

 

Chứng minh tương tự ta có PA đi qua trung điểm của NK.

 

Như vậy PA, QA và NK đồng quy tại trung điểm của NK hay A là trung điểm của NK hay N, A, K thẳng hàng.

 

Vậy AK vuông góc với BC (đpcm).




#674609 Đường tròn cố định

Đã gửi bởi quantv2006 on 18-03-2017 - 08:13 trong Hình học

Bạn mình hỏi xong mình đăng lên thế thôi!

Nếu bạn biết đề đúng thì làm ơn giải giùm minh đi=)))

Gọi M là trung điểm của BC. T là giao hai tiếp tuyến tại B, C của (O). AT cắt (O) tại D. Gọi N là trung điểm của AD.

 

5 điểm B, C, T, O, N cùng nằm trên một đường tròn và $\angle BND=\angle BAC$

 

Ta có: $\frac{AB}{AC}=\frac{BD}{CD}$

 

Chứng minh tam giác BNA và BDC đồng dạng $\Rightarrow \frac{BN}{AN}=\frac{BD}{CD}$

 

Dễ thấy $\frac{BF}{AE}=\frac{BF}{EP}=\frac{AB}{AC}=\frac{BD}{CD}=\frac{BN}{AN}\Rightarrow$ tam giác BFN và AEN đồng dạng $\angle BFN=\angle AEN\Rightarrow$ AENF là tứ giác nội tiếp.

 

Gọi K là tâm đường tròn (AEF), vậy K nằm trên đường trung trực của đoạn AN cố định.




#674512 Đường tròn cố định

Đã gửi bởi quantv2006 on 17-03-2017 - 11:08 trong Hình học

Cho$\Delta ABC$nhọn.P nằm trên đoạn BC.Từ P kẻ $PE//AB(E\epsilon AC)$;$PF//AC(F\epsilon AB)$.

Chứng minh rằng tâm (AEF)di động trên đường trong cố định.

P/s:bài nhìn qua thì đơn giản mà làm thì khó vcx.

Bài này tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AEF nằm trên đường thẳng cố định chứ bạn?




#674511 ĐỀ THI HSG TOÁN ĐĂK LĂK.

Đã gửi bởi quantv2006 on 17-03-2017 - 11:06 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 3: Biến đổi ta có: $(x^2+4)((2x-y)^2+4)=1000$ (1)

 

Từ (1) nhận thấy x hoặc (2x-y) chẵn

 

Nếu x chẵn, đặt x=2a, thay vào (1) ta có: $(a^2+1)((2x-y)^2+4)=250$ (2)

 

Do $250=2.5^3$ là số chẵn những không chia hết cho 4 nên từ (2) ta có (2x-y) lẻ. Vậy $(2x-y)^2+4$ lẻ và là ước của $250=2.5^3$ nên  $(2x-y)^2+4$ nhận các giá trị 5, 125.

 

Làm tương tự với trường hợp (2x-y) chẵn.

 

Cách này xét ít trường hợp hơn.




#674410 đường tròn ngoại tiếp tam giác $I_{1}I_{2}P$ lu...

Đã gửi bởi quantv2006 on 16-03-2017 - 10:31 trong Hình học

Gọi K là giao điểm của $(I_{1}I_{2}P)$ và (O). M, N lần lượt là giao của $PI_{1}$ và $PI_{2}$ với (O). Chứng minh $\frac{KM}{KN}=\frac{AM}{AN}$ từ đó có K cố định.




#674403 CMR: APQH là tứ giác nội tiếp

Đã gửi bởi quantv2006 on 16-03-2017 - 08:45 trong Hình học

EF cắt BC tại T. A, S, T thẳng hàng. TH cắt AM tại N. H là trực tâm tam giác ATM nên TN vuông góc với AM tại N. Vậy N nằm trên đường tròn (AH).

 

Chứng minh S, L, N thẳng hàng.

 

$\angle HQP=\angle HNL=\angle HNS=\angle HAS=\angle HAP\Rightarrow$ APHQ là tứ giác nội tiếp.




#674076 CMR góc APH= góc OMC

Đã gửi bởi quantv2006 on 12-03-2017 - 15:55 trong Hình học

PM cắt đường tròn (O) tại điểm thứ 2 là G. Nhận thấy A, O, G thẳng hàng. HG cắt BC tại I, I là trung điểm của BC.

 

Qua H vẽ đường thẳng song song với BC cắt PM tại N. Do $\angle AHN=\angle APN=90^0$ nên A, P, N, H cùng thuộc một đường tròn.

 

Tam giác GHN có I là trung điểm của HG, IM// HN nên M là trung điểm của GN. Vậy OM // AN $\Rightarrow OMC=\angle ANH=\angle APH$ (đpcm)




#673974 ĐỀ THI HSG TOÁN ĐĂK LĂK.

Đã gửi bởi quantv2006 on 11-03-2017 - 17:50 trong Tài liệu - Đề thi

$1000=100+4.225\Rightarrow (2x^2-xy-4)^2=100,(3x-y)^2=225$

$\Rightarrow x=14,y=27$ hoặc $x=1,y=-12$

Cách này không ổn, thiếu quá nhiều nghiệm :D




#673972 ĐỀ THI HSG TOÁN ĐĂK LĂK.

Đã gửi bởi quantv2006 on 11-03-2017 - 17:31 trong Tài liệu - Đề thi

câu 1; a) Dễ thấy $(2x-\frac{5}{x})-(x-\frac{1}{x})=x-\frac{1}{4}. Từ đây đặt ẩn phụ.

           b) Dùng định lý Viet.

           c) Sử dụng BĐT quen thuộc.

câu 2; Giải bài toán bằng cách lập phương trình.

câu 3; $4(3x-y)^2$ và 1000 là số chẵn nên số còn lại là số chẵn => $(2x^2-xy-4)$ chia hết cho 4. Chia cả hai vế cho 4. Dễ dàng giải thông qua tổng các bình phương.

câu 4; câu d) Diện tích ABC= Diện tích AEBK.

câu 5; đây là câu tổ hợp. Có thể dùng Direclet hoặc tự suy luận.

       CÁC BẠN LÀM THỬ  :D .

 

Câu 3, $250=5^2+15^2=9^2+13^2$, nếu xét cả dấu thì có quá nhiều trường hợp bác ạ.




#673961 Chứng minh ba điểm thẳng hàng.

Đã gửi bởi quantv2006 on 11-03-2017 - 15:22 trong Hình học

2017_03_11_151727.jpg




#673869 $B,E,R$ thẳng hàng

Đã gửi bởi quantv2006 on 10-03-2017 - 14:06 trong Hình học

PB, QC cắt nhau tại T. Tam giác TPQ ngoại tiếp (O). BR cắt (O) tại E', khi đó chứng minh A, E', Q thằng hàng bằng các chứng minh tỷ lệ $\frac{AD}{AC}=\frac{E'D}{E'C}$




#673853 chứng minh HK vuông góc với AD.

Đã gửi bởi quantv2006 on 10-03-2017 - 08:47 trong Hình học

Cho tam giác ABC, P là giao điểm của đường cao qua C và tiếp tuyến tại A của đường tròn (ABC). Phân giác của góc A cắt BC tại D. PD cắt AB tại K, nếu H là trực tâm của tam giác, chứng minh HK vuông góc với AD.

Xét tam giác ABC không cân tại A, giả sử AB <AC (trường hợp cân tính sau!), AP cắt BC tại T, khi đó T nằm trên tia đối của tia BC.

 

CH cắt (O) tại điểm thứ hai là N, cắt AB tại F. Nhận thấy N và H đối xứng nhau qua AB.

 

AD cắt (O) tại điểm thứ hai là E. Nhận thấy E là điểm chính giữa cung BC không chứa A.

 

EN cắt AB tại K'. Ta chứng minh P, K', D thẳng hàng, khi đó K' trùng K.

 

Do E là điểm chính giữa cung BC không chứa A nên K'N là phân giác góc BNF. Vậy K'H là phân giác góc BHF.

 

Để chứng minh P, K', D thẳng hàng, xét tam giác ATB có P, K', D nằm trên 3 cạnh, theo Menelaus ta phải chứng minh: $\frac{PA}{PT}.\frac{DT}{DB}.\frac{K'B}{K'A}=1 (1)$

 

Xét tam giác ATB có 3 điểm P, F, C thẳng hàng, theo Menelaus ta có: $\frac{PA}{PT}.\frac{CT}{CB}.\frac{FB}{FA}=1 (2)$

 

Từ (1), (2) ta sẽ phải chứng minh: $\frac{DT}{DB}.\frac{KB}{KA}=\frac{CT}{CB}.\frac{FB}{FA}$

 

$\frac{KB}{KA}=\frac{BD}{BC}.\frac{TC}{TD}.\frac{FB}{FA}(3)$

 

Ta có: $\frac{BD}{BC}=\frac{AB}{AB+AC}$; $\frac{TC}{TD}=\frac{TC}{TA}=\frac{AC}{AB}$.

 

Vậy $(3)\Leftrightarrow \frac{KB}{KA}=\frac{AB}{AB+AC}.\frac{AC}{AB}.\frac{FB}{FA}=\frac{AC}{AB+AC}.\frac{FB}{FA}$ (4)

 

Do tam giác FHB và FAC đồng dạng, HK' là phân giác của tam giác FHB nên ta có: $\frac{K'F}{K'B}=\frac{FH}{HB}=\frac{FA}{AC}$

 

Vậy: $\frac{K'F}{AF}=\frac{K'B}{AC}=\frac{BF}{AF+AC}$

 

$\Rightarrow K'B=\frac{AC.BF}{AF+AC}$

 

$K'A=K'F+AF=\frac{AF.BF}{AF+AC}+AF=\frac{AF.BF+AF.AF+AF.AC}{AF+AC}=\frac{AF(AB+AC)}{AF+AC}$

 

Do đó ta có: $\frac{K'B}{K'A}=\frac{AC.BF}{AF(AB+AC)}$. Như vậy (4) đúng hay (1) đúng hay 3 điểm P, K', D thẳng hàng. Do đó K' trùng K.

 

Do HK là phân giác góc FHB nên $\angle KHF=\frac{\angle BHF}{2}=\frac{\angle BAC}{2}=\angle FAD\Rightarrow$KH vuông góc với AD.




#673766 Chứng minh tâm di chuyển trên 1 đường thẳng cố định

Đã gửi bởi quantv2006 on 08-03-2017 - 22:23 trong Hình học

d) NB cắt (O) tại M. $\Rightarrow AMB=90^0$

 

Ta có $NB.NM=NE^2=NL^2\Rightarrow$ tam giác NBL và tam giác NLM đồng dạng $\Rightarrow \angle NLB = \angle NML$

 

Vậy $\angle NML+\angle AKL = \angle NLB+\angle AKL=90^0$

 

$\angle AML+\angle AKL = \angle AMB+\angle NML+\angle AKL=90^0+90^0=180^0$

 

Hay AKLM là tứ giác nội tiếp.

 

Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp (AKL). AM là giao của (I) và (O). Vậy IO vuông góc với AM $\Rightarrow IO//NB$ (1)

 

Do I là tâm đường tròn (AKL), N là trung điểm của dây KL nên IN vuông góc với KL. Vậy IN//OB (2)

 

(1), (2) ta có INBO là hình bình hành, hay IN = OB cố định.




#673429 tìm khoảng cách giữa hai đường thẳng y=2x+3 và y=2x-4

Đã gửi bởi quantv2006 on 04-03-2017 - 13:36 trong Đại số

y=2x+3 cắt trục tung tại A(0,3) cắt trục hoành tại B(-3/2; 0)

 

y=2x-4 cắt trục tung tại C(0,-4) cắt trục hoành tại D(2,0)

 

Gốc tọa độ là O, hạ OH vuông góc với AB, OK vuông góc với CD.

 

Ta có: $OH=\frac{OA.OB}{\sqrt{OA^2+OB^2}}$

 

$OK=\frac{OC.OD}{\sqrt{OC^2+OD^2}}$

 

Từ đó tính ra HK thôi.




#673368 CMR : AS,BQ,DP đồng quy

Đã gửi bởi quantv2006 on 03-03-2017 - 20:28 trong Hình học

2) Gọi K là giao của EF và DN.

 

Ta có: PK.PH = PN.PB = PE.PF = PM.PC.

 

Vậy HKMC là tứ giác nội tiếp $\angle KMC=90^0=\angle AMC$. Vậy A, K, M thẳng hàng.




#673365 CMR : AS,BQ,DP đồng quy

Đã gửi bởi quantv2006 on 03-03-2017 - 20:05 trong Hình học

1) Gọi K là giao điểm của BQ và DP.

 

Áp dụng Menelaus cho tam giác BCQ có P, D, K thẳng hàng: $\frac{KB}{KQ}.\frac{DQ}{DC}.\frac{PC}{PB}=1$

 

Do $\frac{AN}{AB}=\frac{DQ}{DC};\frac{SQ}{SN}=\frac{PC}{PB}$

 

Vậy $\frac{KB}{KQ}.\frac{SQ}{SN}.\frac{AN}{AP}=1$ hay A, S, K thẳng hàng.




#673105 Cho đa thức p(x)=ax^2 + bx + c thỏa mãn

Đã gửi bởi quantv2006 on 01-03-2017 - 15:26 trong Đại số

Ta có $f(1)=a+b+c=m^2 ; f(-1)=a-b+c=n^2 \Rightarrow 2a+2c=m^2+n^2$

 

Vậy m và n cùng tính chẵn lẻ.

 

Ta có: $2b=m^2-n^2$

 

Do m và n cùng tính chẵn lẻ nên $m^2-n^2\vdots 4$

 

Vậy b chẵn




#672454 Chứng minh PQ là đường kính của đường tròn (O)

Đã gửi bởi quantv2006 on 23-02-2017 - 00:21 trong Hình học

1) Do $AB=\sqrt{2}R$ nên theo Pitago ta có tam giác AOB là tam giác vuông cân tại O $\Rightarrow \angle AMB=45^0$.

 

$\angle HAB = \angle HMB; \angle HBA = \angle HMA\Rightarrow \angle AMB=\angle HAB+\angle HBA=45^0$

 

Ta có $\angle AOQ + \angle BOP =2\angle HBA+2\angle HAB=2.45^0-90^0$

 

$\Rightarrow \angle POQ=\angle AOQ+\angle BOP+\angle AOB=90^0+90^0=180^0$ hay P, O, Q thẳng hàng, hay PQ là đường kính cúa (O).

 

2) Do PQ là đường kính nên PB vuông góc với QB tại B. Vậy PB // MA (cùng vuông góc với BQ).

 

Tương tự có QA// MB. Do đó AMBS là hình bình hành.

 

3) $\angle AQH=\angle AQB=\angle AMB=45^0\Rightarrow$ tam giác AQH vuông cân tại A nên AQ = AH.

 

Tương tự có APS vuông cân tại A nên AP = AS. Từ đó có tam giác AQP và AHS bằng nhau, hay SH = PQ = 2R cố định.

 

4) Ta có: $\angle AIB=\angle AIH+\angle BIH=\angle AQH+\angle BPH=45^0+45^0=90^0$. Vậy I nằm trên đường tròn đường kính AB cố định.