Đến nội dung

quanganhct nội dung

Có 194 mục bởi quanganhct (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#247608 Phương trình !

Đã gửi bởi quanganhct on 14-11-2010 - 23:19 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Câu b
đk x>=5

$\sqrt{5x^2+21x+16}=\sqrt{x^2-x-20}+\sqrt{32x+32} \leq \sqrt{2}\sqrt{x^2-31x+12}$
$ \Rightarrow 5x^2+21x+16 \leq 2x^2 - 62x+24$
$ \Rightarrow 3x^2 + 83x \leq 24$
Vô lý vì x >=5
Vậy pt vô nghiệm



#247604 Phương trình !

Đã gửi bởi quanganhct on 14-11-2010 - 23:00 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Câu a

$x^4-3x^2-4x+247=(x^4-4x^2+4)+(x^2-4x+4)+239$
$(x^2-2)^2+(x-2)^2+239 > 0$
PT vô nghiệm



#247573 Các anh chị giải giúp em bài này với

Đã gửi bởi quanganhct on 14-11-2010 - 20:28 trong Số học

Hinh nhu anh lam sai thi phai


Anh thì chẳng thấy sai, ko tin thì em cứ bấm máy thử đi, anh bấm thử rồi đấy



#247546 Chém BDT

Đã gửi bởi quanganhct on 14-11-2010 - 11:23 trong Bất đẳng thức và cực trị

giup em bai nay:
Cho $x,y,z>0$ và $x+y+z=3$. Tìm GTLN:
$A=\sqrt{1+x^{2}}+\sqrt{1+y^{2}}+\sqrt{1+z^{2}}+3(\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z})$


Bài này bảo giải theo cách THCS thì chưa tìm ra, nhưng nếu giải theo cách THPT, thì :
xét $f(x)=\sqrt{1+x^2}+3\sqrt{x}$
có $f''(x)=\dfrac{1}{\sqrt{(1+x^2)^3}}-\dfrac{3}{4}.\dfrac{1}{\sqrt{x^3}} <0$ (dùng Cauchy)
Suy ra hàm lồi.
Suy ra
$A=f(x)+f(y)+f(z) \leq 3f(\dfrac{x+y+z}{3})=3.(\sqrt{2}+3)$



#247501 Chém BDT

Đã gửi bởi quanganhct on 13-11-2010 - 22:59 trong Bất đẳng thức và cực trị

ta co:$\dfrac{a}{bc}+ \dfrac{b}{ac} = \dfrac{1}{c}(\dfrac{a}{b} + \dfrac{b}{a}) \geq \dfrac{2}{c} $(co si)
tuong tu ta co:
$\dfrac{b}{ac}+\dfrac{c}{ab} \geq \dfrac{2}{a} $
$\dfrac{c}{ab}+\dfrac{a}{bc} \geq \dfrac{2}{b} $
cong tung ve cua ca BDt tren ta duoc dieu fai chung minh!


Sai rồi em, lúc đầu anh cũng tưởng là làm thế.



#247499 Chém BDT

Đã gửi bởi quanganhct on 13-11-2010 - 22:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 2 coi lại , thấy dễ quá trời.
Quy đồng lên hết ,chuyển vế, bdt trở thành :
$(a+b-c)^2 \geq 0$ hiển nhiên đúng.



#247498 Chém BDT

Đã gửi bởi quanganhct on 13-11-2010 - 22:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 1 đưa về kiểu pt bậc 2 :
bdt đã cho tương đương :
$(1-b)a^2 -a.c^2+(b^2+c^2-b^2c-1) \leq 0$
$ \Leftrightarrow (1-b)a^2 -a.c^2+(1-c)(b^2-c-1) \leq 0$
Ta có :
$1-b \geq 0 ,1-c \geq 0.b^2-c-1 \leq 0$
Như vậy nếu coi VT là 1 đa thức f(a) bậc 2 biến a, thì f(a) có 2 nghiệm , 1 âm 1 dương, và hệ số cao nhất không âm (Nếu muốn có thể xét riêng TH b=1)
Lại có :
$f(1)=1-b-c^2+b^2+c^2-b^2c-1=b^2-b-b^2c \leq 0$ vì $b \geq b^2$
Gọi 2 nghiệm của f(a) là m, n(m âm, n dương). Vậy với mọi a :in [m,n] thì f(a) :vdots 0
Suy ra được 1 :vdots [m,n]
Suy ra [0,1] :leq [m,n]
Vậy f(a) :in 0 với mọi a thuộc [0,1]



#247493 Chém BDT

Đã gửi bởi quanganhct on 13-11-2010 - 22:25 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 2 dùng Cauchy bình thường thôi mà :
$\dfrac{a}{bc}+\dfrac{b}{ca} \geq \dfrac{2}{c}$
Làm tương tự cho 2 cặp còn lại, xong cộng tất cả lại, ra đpcm


Chết nhầm :vdots



#247492 Chém BDT

Đã gửi bởi quanganhct on 13-11-2010 - 22:20 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 2 dùng Cauchy bình thường thôi mà :
$\dfrac{a}{bc}+\dfrac{b}{ca} \geq \dfrac{2}{c}$
Làm tương tự cho 2 cặp còn lại, xong cộng tất cả lại, ra đpcm



#247435 Giup em 1 bài toán

Đã gửi bởi quanganhct on 13-11-2010 - 13:02 trong Đại số

Từ giả thiết pt f(x)=1 có quá 3 nghiệm nguyên phân biệt, suy ra rằng :
$f(x) - 1=(x-a)(x-b)(x-c)(x-d).Q(x)$
Trong đó a, b, c , dlà các số nguyên khác nhau đôi một, Q(x) là đa thức nguyên.
Suy ra :
$f(x)+1=(x-a)(x-b)(x-c)(x-d)Q(x) + 2$
Giả sử pt f(x)=-1 có nghiệm nguyên, vậy thì pt sau đây cũng có nghiệm nguyên :
$(x-a)(x-b)(x-c)(x-d)Q(x)=-2$
Có thể thấy điều trên là vô lý, vì -2 khi phân tích thành tích các số nguyên phân biệt chỉ có thể phân tích thành tích 3 số :
$-2=(-1).1.2$
Trong khi đó, VT có thể phân tích thành ít nhất là 4 nhân tử khác nhau, do a,b,c,d khác nhau đôi một.

Vậy pt f(x)=-1 ko có nghiệm nguyên



#247428 Khó quá!

Đã gửi bởi quanganhct on 13-11-2010 - 12:23 trong Đại số

đến đây là gần xong còn gì em ??
nếu em muốn cho nó ra dạng lượng giác luôn thì giải :
$1+e^{a}(cosb+i.sinb)=e^{a'}(cosb'+i.sinb')$
trong đó a và b đã biết rồi.



#247410 giup em!

Đã gửi bởi quanganhct on 12-11-2010 - 23:59 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$y$ nguyên dương mà anh quanganhct!!!!!!


Ồ, vậy từ đó có thể kết luận là vô nghiệm :)



#247402 giup em!

Đã gửi bởi quanganhct on 12-11-2010 - 23:01 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài 2 :
$y=\sqrt{x+\sqrt{x+...\sqrt{x+\sqrt{x}}}} \geq \sqrt{x+\sqrt{x+...\sqrt{x+\sqrt{0}}}} = \sqrt{x+\sqrt{x+...\sqrt{x}}}=y$

Dấu bằng xảy ra khi x=0



#247400 Khó quá!

Đã gửi bởi quanganhct on 12-11-2010 - 22:12 trong Đại số

Tìm dạng lượng giác của số phức z biết:
$(z-1)^4=1- i\sqrt{3} $


Không ai giải thì mình giải.
z-1 là số phức biểu diễn dưới dạng :
$z-1=e^{a+bi}$
$ \Rightarrow (z-1)^4 = e^{4a+4bi}=1-i\sqrt{3}$
$e^{4a+4bi}=e^{4a}.e^{4bi}=e^{4a}(cos(4b)+i.sin(4b))=2(\dfrac{1}{2}-i\dfrac{\sqrt{3}}{2})$
$ \Rightarrow e^{4a}=2 \ \& \ 4b= -\dfrac{ \pi}{3} +2k\pi$
$ a=\dfrac{ln2}{4} \ \& \ b=-\dfrac{\pi}{12}+k\dfrac{\pi}{2}$ cho k chạy từ 1 đến 4 (4 điểm trên vòng tròn lượng giác)
Mà :
$z=1+e^{a+bi}$
Thay các giá trị ở trên vào, được 4 kết quả của z



#247335 giúp mình bài này với

Đã gửi bởi quanganhct on 12-11-2010 - 10:48 trong Số học

Mình có cách giải khác, các bạn xem có được không nhé:
*) Ta có: $ sqrt{n+1} - sqrt{n}= $ $ \dfrac{1}{ sqrt{n+1}+ sqrt{n} } $ (cái này CM đơn giản)

*) Có :B-A=$2( sqrt{2}- sqrt{1})+2( sqrt{4}- sqrt{3})+....+ 2( sqrt{18}- sqrt{17})+2( sqrt{5}- sqrt{19}) $
:Leftrightarrow $\dfrac{B-A}{2}= \dfrac{1}{ sqrt{1}+ sqrt{2} }+ \dfrac{1}{ sqrt{3} +sqrt{4} }+....+ \dfrac{1}{ sqrt{17} +sqrt{18} } + ( sqrt{5}- sqrt{19}) $ (1)
+)Mà $sqrt{5}- sqrt{19}= \dfrac{(sqrt{5}- sqrt{19}) (sqrt{5}+sqrt{19})}{sqrt{5}+ sqrt{19}} $
= $ \dfrac{-14}{sqrt{5}+ sqrt{19}} $
:Rightarrow (1) :Leftrightarrow $\dfrac{B-A}{2}= \dfrac{1}{ sqrt{1}+ sqrt{2} }+ \dfrac{1}{ sqrt{3} +sqrt{4} }+....+ \dfrac{1}{ sqrt{17} +sqrt{18} } + \dfrac{-14}{sqrt{5}+ sqrt{19}} $
:Rightarrow $\dfrac{B-A}{2} $:leq $ \dfrac{9}{ sqrt{17} +sqrt{18} }- \dfrac{14}{sqrt{5}+ sqrt{19}} $ (2) (Sai ở đây)
+) Áp dụng BDT : $ sqrt{a}+ sqrt{b}$ :D $ sqrt{a+b} $ (tự CM)
:Rightarrow $ sqrt{17} +sqrt{18}$ :) $sqrt{35}$
:Rightarrow $ \dfrac{9}{ sqrt{17} +sqrt{18} } $ :leq $ \dfrac{9}{ sqrt{35} }$
Mặt khác :$ sqrt{5}+ sqrt{19} $ :leq $2sqrt{19}$
:Rightarrow $ \dfrac{14}{sqrt{5}+ sqrt{19}}$ :D $\dfrac{14}{sqrt{76}}$

:Rightarrow (2) :Leftrightarrow $\dfrac{B-A}{2} $:leq $ \dfrac{9}{ sqrt{35} }$- $\dfrac{14}{sqrt{76}}$
$ \dfrac{9}{ sqrt{35} }$- $\dfrac{14}{sqrt{76}}$ :leq 0 (quy đồng để so sánh)

:Rightarrow $\dfrac{B-A}{2} $:leq 0
:Rightarrow $B-A$ :leq 0
:Rightarrow B :leq A

(Bạn nào thấy có ích thì thanks mình cái nhá :x )


$\dfrac{1}{\sqrt{1}+\sqrt{2}} > \dfrac{1}{\sqrt{17}+\sqrt{18}}$
Tương tự cho các số sau, nên bdt (2) ngược chiều.
Nói chung là bài giải sai.



#247296 Số học (THCS)

Đã gửi bởi quanganhct on 11-11-2010 - 20:03 trong Số học

Đáp án là không được.
Gọi những số được viết ra là $a_{1},a_{2},...a_{7}$
Ta có : $a_{i} \equiv 1+2+3+4+5+6+7 (mod 9) \equiv 1 (mod 9)$ i từ 1 đến 7
$ \Rightarrow a_{i}^7 \equiv 1 (mod 9)$
Có 7 số tất cả. Nếu như có 7 số thỏa mãn đề bài, tức là có thể chia 7 số ra làm 2 nhóm , mà số dư mỗi nhóm khi chia cho 9 là như nhau. Điều này vô lý (ví dụ VT có 2 số, VP phải có 5 số, VT chia 9 dư 2, vế phải chia 9 dư 5)



#247290 Xét hội tụ

Đã gửi bởi quanganhct on 11-11-2010 - 18:40 trong Đại số

nếu dùng tích phân suy rộng thì cũng dc nhung mà x = 1,2,3,......,n.
phải thay từng giá trị. có thể là nó khử nhau nhưng cũng phải xét!


http://en.wikipedia....for_convergence

Đọc cái này đi nhé :)



#247258 Xét hội tụ

Đã gửi bởi quanganhct on 11-11-2010 - 15:15 trong Đại số

PTHa dịch đề sai rồi!
can(lnx) chu khong phải ln(n)


$ \sum\limits_{x=2}^{n} \dfrac{1}{x\sqrt{lnx}}$

Vẫn làm như trên, tính tích phân :
$ \int\limits_{2}^{+\infty}\dfrac{1}{x\sqrt{lnx}} = [2\sqrt{lnx}]\limits_{2}^{+\infty} -> + \infty$
Vậy dãy ko hội tụ.



#247215 Xét hội tụ

Đã gửi bởi quanganhct on 11-11-2010 - 00:10 trong Đại số

cho x chạy từ 2 mà!

Mình xem post của Thái Hà, thấy là chạy từ 1.



#247196 Xét hội tụ

Đã gửi bởi quanganhct on 10-11-2010 - 20:42 trong Đại số

Xem lại đề nhé, ln1 =0, vậy số hạng đầu tiên là $\dfrac{1}{0} = + \infty $

Ngoài ra, để xét tính hội tụ của 1 dãy, có nhiều cách, dùng tỉ số, dùng căn, hoặc dùng tích phân.
Trong bài này dùng tích phân là đơn giản nhất, tính :
$ \int\limits_{2}^{+\infty} \dfrac{1}{x.lnx}dx$, thấy được kết quả ko hội tụ, vậy dãy đã cho ko hội tụ.



#247127 help me!

Đã gửi bởi quanganhct on 09-11-2010 - 22:50 trong Đại số

Bài 10:
DK : $4x+1 \geq 0$
$2VT=4x^2+4x+2 =(2x+1)^2+1 \geq 2(2x+1) =(4x+1) +1 \geq 2\sqrt{4x+1} = 2VP$

Dấu = xảy ra khi x=0.
Vạy pt có nghiệm x=0



#247109 help me!

Đã gửi bởi quanganhct on 09-11-2010 - 22:03 trong Đại số

Bài 7 :
$\dfrac{x+\sqrt{1-x^2}}{1-2x^2} =1$
$ \Leftrightarrow \dfrac{(\sqrt{1-x^2}+x)(\sqrt{1-x^2}-x)}{1-2x^2}=\sqrt{1-x^2} -x$
$(\sqrt{1-x^2} -x \neq 0 $ vì $1-2x^2 \neq 0)$
$ \Leftrightarrow 1=\sqrt{1-x^2} -x$
Chuyển vế bình phương, giải được x=0, x=-1



#247072 học sinh giỏi lớp 9

Đã gửi bởi quanganhct on 09-11-2010 - 20:27 trong Đại số

Nếu mà giải bằng cách lớp 9 thì chưa ra, cao hơn lớp 9, dùng đạo hàm thì ra rồi . :B)



#246968 Nhóm toán 8

Đã gửi bởi quanganhct on 08-11-2010 - 21:56 trong Đại số

mình tuy đã qua tuổi THCS nhưng thấy bạn bảo cần vài bài tập nên xin post một bài:

số học: Chứng minh rằng:
$12^{10^{10^{2011}}}} + 2012^{2^{9^{2012}}} \vdots 11$


Mình thì lại thấy nó ko chia hết cho 11.

$12 \equiv 1 (mod 11) \Rightarrow 12^{10^{10^{2011}}}} \equiv 1 (mod 11)$
$2012 \equiv -1 (mod 11) \Rightarrow 2012^{2^{9^{2012}}} \equiv (-1)^{2^{9^{2012}}} (mod 11) \equiv 1 (mod 11)$
Như vậy số đã cho chia 11 dư 2.
Nếu đổi dấu + thành dấu - thì đề bài sẽ đúng.



#246656 giải sao hả mọi người

Đã gửi bởi quanganhct on 05-11-2010 - 21:29 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Đơn giản thôi :equiv

pt đã cho tương đương :
$13(\sqrt{x-1}-\dfrac{1}{2}) + 9(\sqrt{x+1}-\dfrac{3}{2})=16(x-\dfrac{5}{4})$
$ \Leftrightarrow 13 \dfrac{x-\dfrac{5}{4}}{\sqrt{x-1}+\dfrac{1}{2}} + 9 \dfrac{x-\dfrac{5}{4}}{\sqrt{x+1}+\dfrac{3}{2}}=16(x-\dfrac{5}{4})$
$ \Leftrightarrow (x-\dfrac{5}{4})(\dfrac{13}{\sqrt{x-1}+\dfrac{1}{2}} + \dfrac{9}{\sqrt{x+1}+\dfrac{3}{2}} - 16) =0$
Vậy pt có nghiệm là 5/4. Xét nhân tử lớn đằng sau :
Đặt cái nhân tử to lớn kia là B, dễ thấy x tăng thì B giảm, B là hàm đồng biến, và B(5/4)=0 suy ra B có 1 nghiệm duy nhất là 5/4

Vậy pt có 1 nghiệm duy nhất là x=5/4