Đến nội dung

tthnew nội dung

Có 59 mục bởi tthnew (Tìm giới hạn từ 17-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#732503 [TOPIC] HÌNH HỌC

Đã gửi bởi tthnew on 22-01-2022 - 07:50 trong Hình học

Góp 1 bài đơn giản nhé :D Lâu quá không trở lại diễn đàn rồi :)

Bài 17: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O),$ ngoại tiếp $(I).$ $(I)$ tiếp xúc với $BC$ tại $D.$ $X$ đối xứng $A$ qua $O.$ $DX$ cắt $(O)$ tại $Y$ khác $X.$ $AI$ cắt $(O)$ tại $K.$ Chứng minh rằng tiếp tuyến tại O của $(OXY)$ cắt $DK$ tại một điểm chính là tâm của (AYI).

271855657_968579290752832_78855459832096




#730984 Chứng minh $\overrightarrow {OA_1}+\overrightarrow...

Đã gửi bởi tthnew on 05-10-2021 - 20:07 trong Hình học phẳng

+) Với n chẵn thì ta chia thành các cặp vecto đối nhau thì có đpcm.

Xét trường hợp n lẻ.

Đặt $\overrightarrow{u}=\sum_{i=1}^n\overrightarrow{OA_i}$.

Giả sử $\overrightarrow{u}\neq \overrightarrow{0}$.

Do các cặp vectơ $\overrightarrow{OA_2},\overrightarrow{OA_n}$;$\overrightarrow{OA_3},\overrightarrow{OA_{n-1}}$;... đối xứng với nhau qua $OA_1$ nên các vectơ $\overrightarrow{OA_2}+\overrightarrow{OA_n},\overrightarrow{OA_3}+\overrightarrow{OA_{n-1}};...;\overrightarrow{OA_{\frac{n-1}{2}}}+\overrightarrow{OA_\frac{n+1}{2}}$ cùng phương với vectơ $\overrightarrow{OA_1}$.

Do đó $\overrightarrow{u}$ cùng phương với $\overrightarrow{OA_1}$.

Hoàn toàn tương tự ta có $\overrightarrow{u}$ cùng phương với $\overrightarrow{OA_2}$. (vô lí)

Vậy $\overrightarrow{u}=\overrightarrow{0}$.

 

Mình (em) nghĩ đoạn $\overrightarrow{OA_{\dfrac{n-1}{2}}},\overrightarrow{OA_\dfrac{n+1}{2}}$ đối xứng nhau qua $OA_1$ có gì đó sai sai.

Chẳng hạn lấy $n=7,$ khi đó ta có $OA_3,OA_4$ đối xứng nhau qua $OA_1?$

rtxb4gV.png

Tuy nhiên nếu sửa lại là $\overrightarrow{OA_{\dfrac{n-1}{2}}},\overrightarrow{OA_\dfrac{n+5}{2}}$ thì mình thấy nó đúng với $n\ge 5.$ (đã thử $n=5,7,9,11.$)

Edit. Hình như cũng không hẳn là đúng vì nó chưa phải là "cặp cuối cùng". Có lẽ $\overrightarrow{OA_{\dfrac{n+1}{2}}},\overrightarrow{OA_\dfrac{n+3}{2}}$ thì đúng hơn.




#730978 Chứng minh $\overrightarrow {OA_1}+\overrightarrow...

Đã gửi bởi tthnew on 05-10-2021 - 18:48 trong Hình học phẳng

Cho đa giác đều $A_1A_2\cdots A_n$ với $n\in \mathbb{N}$ và $n\geqslant 3$ có tâm $O.$ Chứng minh rằng

\[\overrightarrow {OA_1}+\overrightarrow {OA_2}+\cdots +\overrightarrow {OA_n}=\overrightarrow {0} \]




#730847 chứng minh AK, CD, BE đồng quy

Đã gửi bởi tthnew on 02-10-2021 - 06:49 trong Hình học

GgN14Zu.png

Các điểm H, E để trưng bày là chủ yếu nên mình sẽ không vẽ ra nhé :D

Ta dễ dàng chứng minh được DB, KB cũng là tiếp tuyến từ $D,K$ đến $(O).$ Do đó:

Theo hệ quả của định lý Talet ta có:

$$\dfrac{IA}{IK} = \dfrac{DA}{KC} = \dfrac{DB}{BK},$$ do đó $BI||AD\bot AC;BM \bot AC.$

Như vậy $BI\equiv BM$ tức là $B,I,M$ thẳng hàng. Ta có đpcm.
Ps: Bài này không cần $AB=R.$



#730533 $f\big(f(x) + y\big) = f(x^2 - y) + 4yf(x)$

Đã gửi bởi tthnew on 19-09-2021 - 15:09 trong Phương trình hàm

Bài toán. (Iran 1999) Tìm tất cả hàm số $f:\mathbb{R}\to \mathbb{R}$ thỏa mãn $f\big(f(x) + y\big) = f(x^2 - y) + 4yf(x).$




#730357 Tứ giác BCQP là hình gì?

Đã gửi bởi tthnew on 13-09-2021 - 16:54 trong Hình học

"Cho tam giác nội tiếp đường tròn (O). Gọi D là điểm chính giữa cung nhỏ BC. Hai tiếp tuyến tại C và D đường tròn (O) cắt nhau tại E. Gọi P, Q lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng AB và CD; AD và CE. C/m:

a. BC song song DE

b. Các tứ giác CODE, APQC nội tiếp được

c. Tứ giác BCQP là hình gì?"

Vẽ hình và giải bài toán giúp em với ạ!

Cảm ơn!

rzOdIlt.png

Bạn chú ý sửa tiêu đề lại nhé, mình đang bận không sửa cho bạn được. 

a) Ta có $\angle EDC = \angle DAC=\angle BAD = \angle BCD$ nên là $BC||DE.$

b) Có: $$\angle DEQ = \angle BCE =\angle BCD + \angle DCE = \angle BAD + \angle DAC = \angle BAC = \angle DOC,$$ dẫn đến tứ giác CODE nội tiếp.

Có $$\angle PAQ = \angle QAC =\angle DAC = \angle DCE =\angle PCQ$$ nên là tứ giác $APQC$ cũng nội tiếp.

c) Từ câu b ta có $$\angle CQP = 180 -\angle BAC = 180 -\angle DOC = \angle CED$$ suy ra $BC||DE||PQ$ nên tứ giác $BCQP$ là hình thang.




#730317 Chứng minh rằng các đường tròn (AEF),(BFD),(CDE) cùng đi qua một điểm, đồng t...

Đã gửi bởi tthnew on 12-09-2021 - 07:12 trong Hình học

Bạn ơi nếu mình chưa học tứ giác nội tiếp thì bài này có cách giải nào khác không ạ?

Bài này là định lý Miquel, cách chứng minh quen thuộc nhất là dùng tứ giác nội tiếp :D Còn cách khác thì mình chưa có :) 




#730315 Chứng minh rằng các đường tròn (AEF),(BFD),(CDE) cùng đi qua một điểm, đồng t...

Đã gửi bởi tthnew on 12-09-2021 - 06:47 trong Hình học

QdtK9qK.png

Gọi $(AEF) \cap (BFD) = I\Rightarrow \angle IDB = \angle IFA = \angle IEC.$

Dẫn đến tứ giác $CDIE$ nội tiếp hay $(AEF),(BFD), (CDE)$ cùng đi qua một điểm.

Gọi I' là tâm $(ABC)$ khi đó kẻ $I'D', I'E', I'F'$ lần lượt vuông $BC,CA,AB$ thì ta có ngay $D',E',F'$ là trung điểm $BC,CA,AB.$

Dẫn đến $D\equiv D', E\equiv E', F\equiv F';$ theo cách dựng ta có tứ giác $I'D'BE'$ nội tiếp nên $I'DBE$ cũng nội tiếp.

Tương tự $I'DCE, I'EAF$ đều nội tiếp. Do đó $I\equiv I'.$ Ta lại có $I'A=I'B=I'C\Rightarrow IA=IB=IC,$ từ đó dễ thấy được điều cần chứng minh.

Ps: Ý thứ hai không chắc.




#730111 Thông báo "Xin lỗi, bạn không có quyền thực hiện việc này" khi truy c...

Đã gửi bởi tthnew on 04-09-2021 - 08:26 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

AGYnDxO.png

Thời gian 8:23

1507 người đang truy cập (trong 20 phút trước)

10 thành viên, 1497 khách, 0 thành viên ẩn danh   (Xem đầy đủ danh sách)

 

tthnew, tayduky12nhatvinh2018huykinhcan99, MoMo123, UserNguyenHaiMinhngodungbkpcoVietnam02Tsuki1nhungvienkimcuong




#730104 Thông báo "Xin lỗi, bạn không có quyền thực hiện việc này" khi truy c...

Đã gửi bởi tthnew on 03-09-2021 - 21:17 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

1465 người đang truy cập (trong 20 phút trước)

10 thành viên, 1453 khách, 2 thành viên ẩn danh   (Xem đầy đủ danh sách)

 

tthnew, Lecaotri99tuannguyenhueSerineKietLW9, kimchitwinkle, 128ttTiralizalmtrtan123334minie123

 

Thời gian 21:16.

d2JEKA8.png




#730090 Thông báo "Xin lỗi, bạn không có quyền thực hiện việc này" khi truy c...

Đã gửi bởi tthnew on 03-09-2021 - 15:42 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Chuyện là dạo gần đây em truy cập diễn đàn hay xuất hiện thông báo  "Xin lỗi, bạn không có quyền thực hiện việc này" . Tất nhiên lỗi này chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn (tầm 1 phút :D) và sau đó tự hết khi refesh lại trang. Tuy nhiên em vẫn muốn biết liệu nó có ảnh hưởng gì đến diễn đàn không nhỉ? Rất mong được mọi người trợ giúp, không biết có ai bị lỗi giống em không :D

MFVkKWc.png




#729816 $(x-y)^2+(y-z)^2+(z-x)^2\geq4\sqrt{3}(x+y+z)$

Đã gửi bởi tthnew on 19-08-2021 - 20:46 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số dương $x,y,z$ thỏa mãn $(1-x)(1-y)(1-z)=(1+x)(1+y)(1+z)$. Chứng minh rằng $$(x-y)^2+(y-z)^2+(z-x)^2\geq4\sqrt3(x+y+z).$$

 

Hình như điều kiện phải là $x,y,z\in \mathbb{R}.$ Thật vậy, nếu $x,y,z>0\Rightarrow p=x+y+z>0; r=xyz>0.$

Điều kiện 

$$(1-x)(1-y)(1-z)=(1+x)(1+y)(1+z)$$

$\Leftrightarrow 2r=-2p,$ vô lý vì $2r>0>-2p.$

Edit. Với $x,y,z$ là số thực bài toán vẫn không đúng. Còn với $x,y,z\geqslant 0$ thì bài toán là hiển nhiên.

r94LprG.png




#729722 Epsilon số 20

Đã gửi bởi tthnew on 15-08-2021 - 18:24 trong Tạp chí Epsilon

Anh tìm hổng có bài bất đẳng thức nào của em :(

 

Em không biết cách gửi bài cho Epsilon hay TTT2 :( 




#729687 Epsilon số 20

Đã gửi bởi tthnew on 14-08-2021 - 15:15 trong Tạp chí Epsilon

Link: https://epsilonvn.gi...kvqsOYytrtvg5GY

Trọn bộ 20 quyển: https://epsilonvn.gi...kvqsOYytrtvg5GY




#729562 $a^{4}+a^{3}b+a^{2}b^{2}+ab^...

Đã gửi bởi tthnew on 10-08-2021 - 16:29 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài này có những phân tích rất đẹp. Tuy nhiên mình sẽ làm nó đao to búa lớn xíu để không ai đoán ra cách mình làm :P

$$VT=a^4+a^3b+a^2b^2+ab^3+b^4={\frac { \left( 2\,{a}^{2}-5\,ab-10\,{b}^{2} \right) ^{2}}{100}}+{ \frac {372\,{a}^{4}}{575}}+{\frac {{a}^{2} \left( 23\,b+12\,a \right) ^{2}}{460}} \geqslant 0.$$

Ps. Chú ý gõ $\LaTeX$ nhé.




#729186 $3x^3+x+3+(8x-3)\sqrt{2x^2+1}=0$

Đã gửi bởi tthnew on 28-07-2021 - 07:12 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Có lẽ phương trình vô tỉ thì không có cách giải tổng quát đâu bạn :D Vì với các phương trình có nghiệm, vô nghiệm, nghiệm xấu hay đẹp thì ta lại có cách xử trí khác nhau. Đó chính là sự tinh tế trong việc vận dụng các phương pháp giải. Cái này chỉ có được khi bạn làm nhiều thôi :)

$$3x^3+x+3+(8x-3)\sqrt{2x^2+1}=0$$

Nếu $0\leqslant x\leqslant \dfrac{3}{8},$ thì ta biến đổi phương trình trở thành

$$x \left( 19\,{x}^{2}-6\,x+9 \right) + \left( 3-8\,x \right)  \left( 2 \,{x}^{2}+1-\sqrt {2\,{x}^{2}+1} \right)=0,$$

$$x\left(19x^2-6x+9\right) +\left(3-8x\right) \cdot \dfrac{2\,{x}^{2} \left( 2\,{x}^{2}+1 \right) }{(2x^2+1)+\sqrt{2x^2+1}}=0,$$

hay là

$$x\left[\left(19x^2-6x+9\right) +\left(3-8x\right) \cdot \dfrac{2{x} \left( 2\,{x}^{2}+1 \right) }{(2x^2+1)+\sqrt{2x^2+1}}\right]=0$$

Do $0\leqslant x\leqslant \dfrac{3}{8}$ nên biểu thức trong ngoặc vuông vô nghiệm.

Dẫn đến $x = 0.$

Nếu $x>\dfrac{3}{8}$ thì $$VT\geqslant 3x^3+x+3+(8x-3)\cdot 1 =3\,x \left( {x}^{2}+3 \right) >0\forall x>\dfrac{3}{8},$$

trường hợp này vô nghiệm.

 

Nếu $x<0,$ ta viết phương trình lại thành

$$VT=3x(x^2+3)+\left( 8\,x-3 \right)  \left( \sqrt {2\,{x}^{2}+1}-1 \right)$$

$$=3x(x^2+3)+\dfrac{2x^2(8x-3)}{\sqrt{2x^2+1}+1}$$

$$=x\left[3(x^2+3)+\dfrac{2x(8x-3)}{\sqrt{2x^2+1}+1}\right]<0\forall x<0,$$

trường hợp này cũng vô nghiệm nốt.

Vậy $x=0.$

Remark.




#729053 Đề thi IMO 2021

Đã gửi bởi tthnew on 21-07-2021 - 10:21 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Không biết các bạn có bị lỗi font không, nhưng em bị lỗi nên đăng lại ảnh ạ:

215022416_219177270100034_56321552740901

217397190_219177550100006_44836918198508

Nguồn: https://www.facebook...219177643433330

Remark




#728299 Đề thi chuyên toán Vĩnh Phúc

Đã gửi bởi tthnew on 20-06-2021 - 21:38 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 4.

795x8k0.png

a) Gọi $PF$ cắt $QE$ tại $R.$ Đi tính thôi! Kẻ $BJ//PC.$ Có$:$
$$\dfrac{CN}{NB}\cdot \dfrac{BE}{EP}=\dfrac{CR}{JB}\cdot \dfrac{JB}{PR}=\dfrac{CR}{PR}$$
$$\Rightarrow \dfrac{PR}{CR}=\dfrac{EP}{EB}\cdot \dfrac{NB}{NC}=\dfrac{PQ}{NC}\Rightarrow PQ||AD||BC.$$ Do đó:
$$\angle QPC=\angle PCN=\angle QEF$$
$\Rightarrow$ Tứ giác EFQP nội tiếp.
b) Để ý đường nối tâm là đường trung trực của dây chung. Từ đó gọi $U, V, W$ là tâm $(PQE), (AMF), (CEN)$ thì $U,V,W$ cùng thuộc trung trực $EF.$ (đpcm)
c) Chứng minh $MN, BD, EF$ đồng quy. Gọi $MN, BD$ cắt nhau tại $X.$
Ta đi chứng minh $E, X, F$ thẳng hàng.
Theo Menelaus đảo cho tam giác PBD, cần: $\dfrac{PE}{BE}\cdot \dfrac{BX}{XD}\cdot \dfrac{DF}{FP}=1.$
Tuy nhiên, ta có: $$\dfrac{PE}{BE}=\dfrac{PQ}{NB};\dfrac{BX}{XD}=\dfrac{NB}{DM};\dfrac{DF}{FP}=\dfrac{DM}{PQ},$$ nhân lại là đpcm.
Note. Mình quăng thằng $PQ||BC$ lên câu $a,$ cho tiện.



#728227 Đề thi chuyên Toán Lê Quý Đôn - Đà Nẵng

Đã gửi bởi tthnew on 18-06-2021 - 08:01 trong Tài liệu - Đề thi

Xin gửi các bạn đáp án đề thi chuyên toán Lê Quý Đôn - Đà Nẵng.

https://drive.google...rcX_4cXH-g/view

 

 

196297026_199005008783927_59450630496902




#728191 Đề thi chuyên KHTN vòng 2 năm 2021

Đã gửi bởi tthnew on 16-06-2021 - 20:17 trong Tài liệu - Đề thi

Tham khảo câu 1:

vZ8N5JC.png

1Hn3Zii.png

EL0LXmI.png

 

Chi tiết có thể xem tại page của tụi mình: Đáp án đề chuyên KHTN vòng 2 - Cuộc thi Trí tuệ VICE - Bài viết | Facebook




#728144 Đề thi vòng 1 toán KHTN 2021

Đã gửi bởi tthnew on 15-06-2021 - 16:13 trong Tài liệu - Đề thi

Mời các bạn tham khảo đáp án do mình và các anh chị của CLB Toán Lim biên soạn: Đáp án đề thi chuyên KHTN V1 2021 | Facebook

 

Ps: Nếu bạn ủng hộ, hãy tặng cho tụi mình một like bài viết Facebook nhé!




#727946 Đề thi Toán Chuyên Lý Tự Trọng - Cần Thơ 2021-2022

Đã gửi bởi tthnew on 08-06-2021 - 08:57 trong Tài liệu - Đề thi

193694359_3792688467502007_7733632966881

194329350_3792688460835341_5868826856044

 

Một đề rất nhẹ nhàng. Các bạn có thể tham khảo ở đây.




#727912 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Đã gửi bởi tthnew on 07-06-2021 - 09:55 trong Hình học

$\boxed{45}$ (Đề thi thử Archimedes ngày 5/6/2021) Cho tam giác $ABC$ có hai đường cao $BE,CF$ cắt nhau tại $H$ ($E \in CA, F\in AB$). Gọi $M,N$ là trung điểm $CE,BF.$ $NM$ cắt $BE,CF$ tại $P,Q.$

a) Chứng minh rằng $\dfrac{PB}{PE}=\dfrac{QF}{QC}.$

b) Chứng minh rằng $(AMN)$ tiếp xúc $(HPQ).$

c) Gọi $I$ là trung điểm $PQ;$ K là giao điểm của $IH$ và $EF.$ Chứng minh rằng $(KPQ)$ đi qua trực tâm của tam giác $HPQ.$

Spoiler câu a, b




#727664 Đề thi Toán Chuyên PTNK 2021-2022

Đã gửi bởi tthnew on 28-05-2021 - 06:06 trong Tài liệu - Đề thi

Bản đề gốc:

186503386_4401617553205785_6729698341582




#727633 Đề thi Toán Chuyên PTNK 2021-2022

Đã gửi bởi tthnew on 27-05-2021 - 10:26 trong Tài liệu - Đề thi

Mình làm phần còn lại nãy h ko đc nè. (thử thay n=5 thì 2n+2/3=4 tm ???)

Đề bài trên do trung tâm đánh lại thiếu. Đề bài gốc hôm qua mình thi là "Chứng minh với $n,p$ vừa tìm được, các số nguyên ở trên không đồng thời là số chính phương."

Update. Toàn bộ đề bài trên là:

"Tìm số tự nhiên n và số nguyên tố p sao cho $\dfrac{2n+2}{p},\dfrac{4n^2+2n+1}{p}$ đều là số nguyên. Chứng minh với $n,p$ vừa tìm được, các số nguyên ở trên không đồng thời là số chính phương."

Hôm qua thi đề này sai cay cú nên em nhớ rõ lắm hehe :v 

Bạn Hunghcd nói mình mới để ý, $n\ge 5$ mới đúng, không hiểu sao bên đó đánh lại đề lỗi thế.