Đến nội dung

banhgaongonngon nội dung

Có 1000 mục bởi banhgaongonngon (Tìm giới hạn từ 16-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#530127 Yên Bái TST 2015

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 23-10-2014 - 12:12 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

KÌ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI

CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2015

 

Môn thi: Toán

Thời gian: 180 phút (không kể giao đề)

 

Ngày thi thứ nhất: 22/10/2014

 

Câu 1

Giải hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix} 4x^{2}y+\sqrt{x}=3\\ 2x^{2}y\left ( 1+\sqrt{4y^{2}+1} \right )=x+\sqrt{x^{2}+1} \end{matrix}\right.$

 

Câu 2

Tìm tất cả các hàm $f:\left ( 0,\propto \right )\rightarrow \left ( 0,\propto \right )$ thỏa mãn

$x^{2}\left ( f(x)+f(y) \right )=\left ( x+y \right )f\left ( y f\left ( x \right ) \right )\forall x,y\in \left ( 0,\propto \right )$

 

Câu 3

Cho tam giác đều $ABC$. $P$ là một điểm bất kì trên đường tròn ngoại tiếp tam giác. Đường thẳng qua $P$ tương ứng vuông góc với $BC,CA,AB$ cắt các đường thẳng $AB,BC,CA$ theo thứ tự tại $I,G,K$. Chứng minh rằng $I,G,K$ thẳng hàng

 

Câu 4

Tìm các số nguyên dương $x,y$ thỏa mãn phương trình

$3^{x-1}+1=2^{y}$

 

Câu 5

Trong mặt phẳng cho $2015$ điểm phân biệt $A_{1},A_{2},...,A_{2015}$

Chứng minh rằng, trên bất kì đường tròn có bán kính bằng $1$ ta luôn tìm được điểm $M$ thỏa mãn tính chất

$MA_{1}+MA_{2}+...+MA_{2015}\geq 2015$

 

Ngày thi thứ hai: 23/10/2014

 

Câu 1

Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa mãn

$3\left ( x^{4}+y^{4}+z^{4} \right )-7\left ( x ^{2}+y^{2}+z^{2}\right )+12=0$

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

$P=\frac{x^{2}}{y+2z}+\frac{y^{2}}{z+2x}+\frac{z^{2}}{x+2y}$

 

Câu 2

Cho dãy số $\left ( x_{n} \right )$ xác định bởi: $ln\left ( 1+x_{n}^{2} \right )+nx_{n}=1$ với mọi $n\in \mathbb{N}*$

Tìm giới hạn $\lim \frac{n\left ( 1-nx_{n} \right )}{x_{n}}$

 

Câu 3

Cho hai đường tròn $(O)$ và $(O')$ cắt nhau tại hai điểm $A$ và $B$. Trên đường thẳng $AB$ lấy điểm $P$. Từ $P$ vẽ hai tiếp tuyến $PC,PD$ lần lượt tới $(O)$ và $(O')$ ($C,D$ là tiếp điểm). Vẽ tiếp tuyến chung $MN$ của hai đường tròn $(O)$ và $(O')$ với $M\in \left ( O \right )$ và $N \in \left ( O' \right )$.

Chứng minh ba đường thẳng $AB,CM,DN$ đồng quy

 

Câu 4

Trong một giải thi đấu thể thao vòng tròn một lượt có $n$ vận động viên $A_{1},A_{2},...,A_{n}$ $\left ( n>1 \right )$ tham gia. Mỗi vận động viên thi đấu với tất cả vận động viên còn lại theo nguyên tắc đấu không có hòa. Đặt $W_{k}$ và $L_{k}$ là số trận thắng và số trận thua tướng ứng của vận động viên $A_{k}$ với $k=\overline{1;n}$

Chứng minh rằng

$\sum_{k=1}^{n}W_{k}^{2}=\sum_{k=1}^{n}L_{k}^{2}$




#476083 x,y,z >0, 8xyz=1. Cmr $\frac{1}{(1+2x)^3}+...

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 07-01-2014 - 22:57 trong Bất đẳng thức và cực trị

$x,y,z$ là các số dương thỏa mãn $8xyz=1$. Chứng minh rằng:

$\frac{1}{(1+2x)^3}+\frac{1}{(1+2y)^3}+\frac{1}{(1+2z)^3} \geq  \frac{3}{8}$

 

Sử dụng bất đẳng thức $AM-GM$ cho $3$ số dương ta thu được

$\sum\left [ \frac{2}{(1+2x)^{3}}+\frac{1}{8} \right ] \geq \frac{3}{2}\sum \frac{1}{(1+2x)^{2}}$

Áp dụng bất đẳng thức $\frac{1}{(1+a)^{2}}+\frac{1}{(1+b)^{2}}\geq \frac{1}{1+ab},\forall a,b>0$ ta được

$\left\{\begin{matrix} \frac{1}{(1+2x)^{2}}+\frac{1}{(1+2y)^{2}}\geq \frac{1}{1+4xy}\\ \frac{1}{(1+1)^{2}}+\frac{1}{(1+2z)^{2}}\geq \frac{1}{1+2z}=\frac{4xy}{4xy+1} \end{matrix}\right.$

Cộng từng vế hai bất đẳng thức trên ta có

$\sum \frac{1}{(1+2x)^{2}}\geq \frac{3}{4}$

Dẫn tới

$\sum \frac{1}{(1+2x)^{3}}\geq \frac{3}{8}$




#429526 Với $x,y,z$ là những số thực dương, hãy tìm giá trị lớn nhất của bi...

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 21-06-2013 - 15:48 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ax đơn giản thế mà không nghĩ ra: mình đúng là ngâu thật."Đơn giản quá hoá thành khó"..Bài tiếp nhé:

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

$$P=\dfrac{1}{1+xy}+\dfrac{1}{1+yz}+\dfrac{1}{1+zx}$$

Trong đó $x,y,z$ là các số dương thay đổi thoả mãn điều kiện $x^2+y^2+z^2\geq 3$

 

$P\geq \frac{9}{3+xy+yz+zx}\geq \frac{9}{3+x^{2}+y^{2}+z^{2}}\geq \frac{3}{2}$




#377365 Vị trí tương đối của 2 đường tròn

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 13-12-2012 - 20:42 trong Hình học

Hai đường tròn tiếp xúc lại a. Chứng minh 2 bán kính OC và O'D song với nhau. :icon6:
Giúp giùm nha, cảm ơn trước!!!!!!! :wub:


Đề bài kiểu gì vậy bạn?



#377498 Về ngày 21-12-2012

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 14-12-2012 - 12:33 trong Góc giao lưu

Trên mạng hiện có rất nhiều tin về ngày tận thế. Theo lịch của người May-a thì ngày 21-12-2012 là ngày tận thế của nhân loại.Nhiều người lo lắng, hoang mang không biết thông tin trên có đúng không. Các nhà khoa học nói không, dân kêu có .
Để tiện bàn về việc trên mình mở topic hi vọng mọi người tham gia và cho ý kiến.
Mọi người tham gia tích cực chứ qua 21-12-2012 thì lời nói không còn giá trị nữa.


Mình nghĩ là không có chuyện đó đâu. Người ta thêu dệt và làm to nó lên để lợi dụng gây hoang mang dư luận thôi. Hoàn toàn không có ngày tận thế!



#409604 Viết phương trình đương thẳng song song với đường thẳng $3x-4y-12=0...

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 31-03-2013 - 22:32 trong Hình học phẳng

Viết phương trình đương thẳng song song với đường thẳng $3x-4y-12=0 $ chia   $(x+2)^2+(y-3)^2=25$ thành hai cung sao cho cung lớn gấp đôi cung bé

 

PT đường thẳng $(\Delta)$ song song với đường thẳng $(d):3x-4y-12=0$ là $3x-4y+c=0$ với $c\neq -12$

PT đường tròn (C) là : $(x+2)^{2}+(y-3)^{2}=25$ có tâm $I(-2;3)$ và bán kính $R=5$

Đường thẳng $(\Delta )$ chia đường tròn (C) ở hai điểm $A$ và $B$

Theo bài ra $\widehat{AOB}=120^{0}$

Theo định lí $\cos$ ta có

$AB^{2}=OA^{2}+OB^{2}-2OA.OB.\cos AOB\Rightarrow AB=R\sqrt{3}=5\sqrt{3}$

Do đó $d_{(I;\Delta )}=\sqrt{R^{2}-\frac{1}{4}AB^{2}}=\frac{5}{2}$

Từ đó tìm được đường thẳng $(\Delta )$




#395640 Viết phương trình các cạnh của tam giác

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 11-02-2013 - 11:54 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

làm thế nào để chứng minh đc tâm h là trực tâm của abc vậy


Chứng minh bổ đề

Gọi $H$ là trực tâm tam giác $ABC$.
Ta cần chứng minh $NH$ là phân giác $\widehat{MNP}$
Thực vậy, ta có tứ giác $BPNC$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{BNP}=\widehat{BCP}$
Tứ giác $CNHM$ là tứ giác nội tiếp $\Rightarrow \widehat{BNM}=\widehat{BCP}$
Từ đó có $NH$ là phân giác $\widehat{MNP}$



#395623 Viết phương trình các cạnh của tam giác

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 11-02-2013 - 11:04 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Cho tam giác ABC với M(1,1) N(2,3) P(4,1) lần lượt là hình chiếu cuả A,B,C trên BC,CA,AB.Viết phương trình các cạnh tam giác ABC.


Gợi ý: Tìm tọa độ điểm $H$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $MNP$, đây cũng chính là trực tâm tam giác $ABC$
$A$ là giao điểm của $HM$ và đường thẳng $d_{1}$ vuông góc với $HN$ tại $N$, tương tự tìm được các điểm $B,C$



#387825 Violympic vòng 11 Toán 9

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 18-01-2013 - 19:57 trong Cuộc thi VIOlympic (Cuộc thi do Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức)

Bài 1:
Với k=? để 3 đường thẳng sau đồng qui:
x-y+5k=0
(2k-3)x+k(y-1)=0
(k+1)x-y+1=0


$\left\{\begin{matrix} y=x+5k\\ y=\frac{3-2k}{k}x+1 \\ y=(k+1)x+1 \end{matrix}\right.$

Ba đường thẳng đã cho đồng quy $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+5k=\frac{3-2k}{k}x+1\\ x+5k=(k+1)x \end{matrix}\right.$

Giải hệ phương trình trên, tìm được $k$



#433342 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 06-07-2013 - 20:32 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 21 Giải hệ

$x+\frac{2xy}{\sqrt[3]{x^{2}-2x+9}}=x^{2}+y$

$y+\frac{2xy}{\sqrt[3]{y^{2}-2y+9}}=y^{2}+x$

 

Cộng từng vế hai phương trình trong hệ ta được:

$x^{2}+y^{2}=2xy\left ( \frac{1}{\sqrt[3]{(x-1)^{2}+8}}+\frac{1}{\sqrt[3]{(y-1)^{2}+8}} \right )$

Mặt khác ta lại có

$2xy\left ( \frac{1}{\sqrt[3]{(x-1)^{2}+8}}+\frac{1}{\sqrt[3]{(y-1)^{2}+8}} \right )\leq 2xy$

Do đó

$x^{2}+y^{2}\leq 2xy$

$\Leftrightarrow x=y$

Với $x=y$ ta có

$\frac{2x^{2}}{\sqrt[3]{(x-1)^{2}+8}}=x^{2} \Leftrightarrow x=0\vee x=1$

 

Kết luận: Hệ đã cho có nghiệm

$\boxed {(x,y)\in \left \{ (0;0),(1;1) \right \}}$




#430500 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 25-06-2013 - 15:11 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 11

$\left\{\begin{matrix} x+\frac{3x-y}{x^2+y^2}=3\\ y-\frac{x+3y}{x^2+y^2}=0 \end{matrix}\right.$

 

$\left\{\begin{matrix} xy+\frac{3xy-y^{2}}{x^{2}+y^{2}}=3y\\ xy-\frac{x^{2}+3xy}{x^{2}+y^{2}}=0 \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow 2xy=3y+1 \Leftrightarrow x=\frac{3y+1}{2y}$

Thế vào PT $(2)$ ta được $y-\frac{\frac{3y+1}{2y}+3y}{\frac{(3y+1)^{2}}{4y^{2}}+y^{2}}=0 \Leftrightarrow y=1\vee y=-1$




#430683 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 26-06-2013 - 10:30 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 13 Giải hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix} 6x^{4}-\left ( x^{3}-x \right )y^{2}-(y+12)x^{2}=-6\\ 5x^{4}-\left ( x^{2}-1 \right )^{2}y^{2}-11x^{2}=-5 \end{matrix}\right.$

 

$\left\{\begin{matrix} 6x^{2}-12+\frac{6}{x^{2}}-\left ( x-\frac{1}{x} \right )y^{2}-y=0\\ 5x^{2}-10+\frac{5}{x^{2}}-\left ( x-\frac{1}{x} \right )^{2}y^{2}=1 \end{matrix}\right. $

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 6\left ( x-\frac{1}{x} \right )^{2}-\left ( x-\frac{1}{x} \right )y^{2}-y=0\\ 5\left ( x-\frac{1}{x} \right )^{2}-\left ( x-\frac{1}{x} \right )^{2}y^{2}=1 \end{matrix}\right.$

Đặt $x-\frac{1}{x}=t$

Ta có hệ mới

$\left\{\begin{matrix} 6t^{2}-ty^{2}-y=0\\ 5t^{2}-t^{2}y^{2}-1=0 \end{matrix}\right.$

$\left\{\begin{matrix} 6t^{2}-ty^{2}-y=0\\ 5t^{2}-t^{2}y^{2}-1=0 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} t=1\\ y=2 \end{matrix}\right.\vee \left\{\begin{matrix} t=\frac{1}{2}\\ y=1 \end{matrix}\right.$

Kết luận: Hệ đã cho có nghiệm

$\boxed {(x,y)\in \left \{ \left ( \frac{1\pm \sqrt{5}}{2};2 \right ),\left ( \frac{1\pm \sqrt{17}}{4};1 \right ) \right \}}$




#438124 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 25-07-2013 - 17:26 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 25 giải hệ

$\frac{4x^{2}}{1+4x^{2}}=y$

$\frac{4y^{2}}{1+4y^{2}}=z$

$\frac{4z^{2}}{1+4z^{2}}=x$

 

Nhận xét: $x,y,z \geq 0$

Hệ đã cho tương đương với

$\left\{\begin{matrix} y=1-\frac{1}{1+4x^{2}}\\ z=1-\frac{1}{1+4y^{2}} \\ x=1-\frac{1}{1+4z^{2}} \end{matrix}\right.$

Lập luận tương tự như Bài 24 ta có $x=y=z$

Với $x=y=z$, hệ trở thành

$\left\{\begin{matrix} x=y=z\\ x=\frac{4x^{2}}{1+4x^{2}} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=y=z\\ x+4x^{3}=4x^{2} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=y=z=0\\ x=y=z=\frac{1}{2} \end{bmatrix}$

Kết luận: Phương trình có nghiệm

$\boxed {(x,y,z)\in \left \{ (0,0,0),\left ( \frac{1}{2},\frac{1}{2},\frac{1}{2} \right ) \right \} }$




#428130 Tuyển tập một số bài phương trình, hệ phương trình thi HSG tỉnh

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 17-06-2013 - 11:06 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tiếp tục nào :)

 

Bài 2. Giải phương trình 

 

$$\left ( x+2 \right )\left ( \sqrt{2x^2+4x+6}+\sqrt{-2x-1} \right )=2x^2+6x+7$$

Đề chọn đội dự tuyển QG KonTum 2013

 

Điều kiện: $\left\{\begin{matrix} x+2\geq 0\\ -2x-1\geq 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow -2\leq x\leq -\frac{1}{2}$

Do $\sqrt{2x^{2}+4x+6}-\sqrt{-2x-1}> 0,\forall x\in \left [ -2;-\frac{1}{2} \right ]$ nên

$\mathrm{PT}\Leftrightarrow (x+2)\left ( 2x^{2}+6x+7 \right )=\left ( 2x^{2}+6x+7 \right )\left ( \sqrt{2x^{2}+4x+6}-\sqrt{-2x-1} \right )$

$\Leftrightarrow \sqrt{2x^{2}+4x+6}-\sqrt{-2x-1}=x+2$

$\Leftrightarrow \sqrt{2(x+2)^{2}+2(-2x-1)}=(x+2)+\sqrt{-2x-1}$       $(*)$

Theo bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$ thì $\sqrt{2(x+2)^{2}+2(-2x-1)}\geq (x+2)+\sqrt{-2x-1}$

Dấu "=" xảy ra $\iff -2x-1=(x+2)^{2}\Leftrightarrow x^{2}+6x+5=0 \Leftrightarrow x=-1$

Do đó $(*)\Leftrightarrow x=-1$

Kết luận: Phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $\boxed {x=-1}$




#393240 Trên tia AC lấy điểm G sao cho AG=AB. Qua G kẻ GK // AB ($K\epsilon...

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 04-02-2013 - 22:05 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ vuông tại A có AB > AC ; BD là tia phân giác của $\widehat{B}$ ($D\epsilon AC$). Kẻ $DH\perp BC (H\epsilon BC)$.
a) So sánh BA ; BH


$\Delta ABD=\Delta CBD(ch.gn)$ $\Rightarrow BA=BH$



#397993 trong mp (Oxy) cho E(-1;0) và (C):$x^{2}+y^{2}-8x-4y...

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 18-02-2013 - 17:32 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

trong mp (Oxy) cho E(-1;0) và ©:$x^{2}+y^{2}-8x-4y-16=0$
.Viết pt đường thẳng đi qua E cắt © theo dây cung MN có độ dài Min


Gọi $O$ là tâm đường tròn $(C):(x-4)^{2}+(y-2)^{2}=36$ $\Rightarrow O(4;2)$
Do $E(-1;0)$ nằm trong đường tròn $(C)$ nên dây cung có độ dài ngắn nhất đi qua $E$ chính là dây cung vuông góc với $OE$ tại $E$



#405643 Trong các tứ giác nội tiếp đường tròn.Tìm tứ giác có diện tích lớn nhất.

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 16-03-2013 - 22:45 trong Hình học

1.Trong các tam giác có chu vi không đổi.Tìm tam giác có bán kính đường tròn nội tiếp lớn nhất.
2.Trong các tứ giác lồi có 2 đường chéo và góc tạo bởi 2 đường chéo không đổi.Tìm tứ giác có chu vi nhỏ nhất.


1. Theo công thức Heron ta có
$r=\frac{S}{p}=\sqrt{\frac{(p-a)(p-b)(p-c)}{p}}\leq \sqrt{\frac{\left ( \frac{p-a+p-b+p-c}{3} \right )^{3}}{p}}=\frac{p}{3\sqrt{3}}$
2. Ta có $S=\frac{1}{2}mn.\sin \alpha \leq \frac{1}{2}mn$ với $m,n$ là độ dài hai đường chéo và $\alpha$ là góc tạo bởi hai đường chéo.
Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow \sin \alpha =1\Leftrightarrow \alpha =\frac{\pi }{2}$



#377309 Trao đổi văn học 9

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 13-12-2012 - 18:03 trong Các môn xã hội (Văn học, Địa lý, Lịch sử, GDCD)

Bạn nào phân tích hộ mình 8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích bằng một đoạn văn ngắn (10-15 câu)
Ps thêm một bài nữa nha giới thiệu về nhân vật ông Hai và bé Thu bằng 2 đoạn văn 10-15 câu


Diễn đàn toán sao lại phân tích văn hở bạn :icon13: :icon13: :icon13:



#395203 Topic:Tính các tổng đại số

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 09-02-2013 - 14:02 trong Số học

Tính các tổng sau:
$T_{2}$=3-$3^{2}+3^{3}-3^{4}+...-3^{1996}$
Nhớ giải chi tiết nhé!


$T=3^{1}-3^{2}+3^{3}-3^{4}+...+3^{1995}-3^{1996} \Leftrightarrow 3T=3^{2}-3^{3}+3^{4}-3^{5}+...+3^{1996}-3^{1997}$
Do đó

$4T=3-3^{1997}\Leftrightarrow T=\frac{3-3^{1997}}{4}$




#395201 Topic:Tính các tổng đại số

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 09-02-2013 - 13:59 trong Số học

Tính các tổng sau:
$T_{1}$=1-2+$2^{2}$-$2^{3}$+....+$2^{1000}$

Nhớ giải chi tiết nhé!


$T=2^{0}-2^{1}+2^{2}-2^{3}+...+2^{1000}\Leftrightarrow 2T=2^{1}-2^{2}+2^{3}-2^{4}+...+2^{1001}$
Cộng từng vế 2 đẳng thức trên ta được

$3T=2^{2001}+1\Leftrightarrow T=\frac{1}{3}\left ( 2^{2001}+1 \right )$




#379813 Topic về phương trình đại số

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 23-12-2012 - 13:50 trong Đại số

Bài 2: Cho 3 số dương a, b, c thỏa mãn: $a^{2}+b^{2}+c^{2}= 1$ Chứng minh rằng:
$\frac{a^{2}}{1+b-a}+\frac{b^{2}}{1+c-b}+\frac{c^{2}}{1+a-c}\geq 1$


Áp dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$ ta có

$\sum \frac{a^{2}}{1+b-a}= \sum \frac{a^{4}}{a^{2}+a^{2}b-a^{3}} \geqslant \frac{1}{1+\sum a^{2}b-\sum a^{3}}$$\sum \frac{a^{2}}{1+b-a}= \sum \frac{a^{4}}{a^{2}+a^{2}b-a^{3}} \geqslant \frac{1}{1+\sum a^{2}b-\sum a^{3}}$.

Do đó ta cần chứng minh

$\sum a^{3}\geqslant \sum a^{2}b$

Thật vậy ta có

$a^{3}+a^{3}+b^{3}\geqslant 3a^{2}b\Leftrightarrow 2a^{3}+b^{3}\geqslant 3a^{2}b$

Tương tự

$2b^{3}+c^{3}\geqslant 3b^{2}c, 2c^{3}+a^{3}\geqslant 3c^{2}a$

Cộng vế ba bất đẳng thức trên ta được

$3\sum a^{3}\geqslant 3\sum a^{2}b\Leftrightarrow \sum a^{3}\geqslant \sum a^{2}b$

Vậy

$\sum \frac{a^{2}}{1+b-a}\geqslant 1$

Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow a=b=c=\frac{\sqrt{3}}{3}$ :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2:



#427855 Topic về Phương trình và hệ phương trình không mẫu mực

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 16-06-2013 - 11:26 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Đóng góp 1 bài nhé !

Giải hệ :

$\left\{\begin{matrix} x^{5}+y^{5}+z^{5}=3 & & \\ x^{6}+y^{6}+z^{6}=3 & & \end{matrix}\right.$

 

Áp dụng bất đẳng thức $AM-GM$:

$\left\{\begin{matrix} 5x^{6}+1\geq 6|x^{5}|\geq 6x^{5}\\ 5y^{6}+1\geq 6|y^{5}|\geq 6y^{5} \\ 5z^{6}+1\geq 6|z^{5} |\geq 6z^{5}\end{matrix}\right.$

$\Rightarrow 5\left ( x^{6}+y^{6}+z^{6} \right )+3\geq 18 \Leftrightarrow x^{6}+y^{6}+z^{6}\geq 3$

Dấu "=" xảy ra $\iff x=1$

Kết luận: Hệ đã cho có nghiệm duy nhất $\boxed {(x,y,z)=(1,1,1)}$




#401717 Topic về Phương trình và hệ phương trình không mẫu mực

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 03-03-2013 - 17:44 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình: $7x^{2}+7x=\sqrt{\frac{4x+9}{28}}$


Đưa về hệ PT đối xứng loại II.
Đặt $\sqrt{\frac{4x+9}{28}}=y+\frac{1}{2}\Rightarrow 4x+9=28y^{2}+28y+7 \Rightarrow x+\frac{1}{2}=7y^{2}+7y$
Ta có hệ $\left\{\begin{matrix} 7x^{2}+7x=y+\frac{1}{2}{}\\ 7y^{2}+7y=x+\frac{1}{2} \end{matrix}\right.$
Trừ 2 vế : $7(x-y)(x+y)+7(x-y)=(x-y)\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=y\\ x+y=-\frac{6}{7} \end{bmatrix}$



#381140 Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 28-12-2012 - 10:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

bạn mathhieu cho mình cái chứng minh tất cả các bất đẳng thức bạn đưa ra ko theo mình biết thì thcs chỉ dc áp dụng cauchy cho 2 số và bunhi cho 2 số các cái khác nếu muốn áp dụng cần chứng minh.tiện đây mọi người giải dùm bài này nhé.
Với $a,b,c\neq 0$ chứng minh
$\frac{a^2}{b^2}+\frac{b^2}{c^2}+\frac{c^2}{a^2}\geq \frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}$


Ta có

$\left ( \frac{a}{b} -1\right )^{2}+\left ( \frac{b}{c} -1\right )^{2}+\left ( \frac{c}{a}-1 \right )^{2}\geqslant 0$

$\Rightarrow \frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{c^{2}}+\frac{c^{2}}{a^{2}}+3\geqslant 2\left ( \frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a} \right )$

Mặt khác

$\frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{c^{2}}+\frac{c^{2}}{a^{2}}\geqslant 3$

$\Rightarrow 2\left ( \frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{c^{2}}+\frac{c^{2}}{a^{2}} \right )\geqslant \frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{c^{2}}+\frac{c^{2}}{a^{2}}+3$

Vậy

$\frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{c^{2}}+\frac{c^{2}}{a^{2}}\geqslant \frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}$

Dấu $=$ xảy ra $\Leftrightarrow a=b=c$.



#415335 topic ve chu de thi hsg toan 8 hình học

Đã gửi bởi banhgaongonngon on 29-04-2013 - 11:43 trong Tài liệu - Đề thi

3) Chứng minh: $(a+b+c+d)^{2}\geq \frac{8}{3}(ab+bc+cd+da+ac+bd)$       $(1)$

 

$a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}\geq \frac{2}{3}(ab+bc+cd+da+ac+bd) $

$\Leftrightarrow (a-b)^{2}+(b-c)^{2}+(c-d)^{2}+(d-a)^{2}+(a-c)^{2}+(b-d)^{2}\geq 0$