Đến nội dung

Gioi han nội dung

Có 124 mục bởi Gioi han (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#434140 Lịch thi đấu và tổng hợp kết quả MHS 2013

Đã gửi bởi Gioi han on 09-07-2013 - 22:29 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Hiện tại em không ở Hà Nội,nhưng BTC có thể gửi đến chị em được không ạ!

Địa chỉ: Nguyễn Thị Hải Yến, số 3 ngõ 521/36/15, Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm.

Em đăng kí cuốn :"Những tư tưởng cơ bản ẩn chứa trong toán học phổ thông",tác giả TS.Dương Quốc Việt.

Các thầy ký cho em thì càng tốt ạ. :lol:




#400591 Topic nhận đề PT, BPT, HPT, HBPT đại số

Đã gửi bởi Gioi han on 28-02-2013 - 00:15 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Giải phương trình:
$x^2+4x+5-\frac{3}{x^2+x+1}=(x-1)(1-\frac{2\sqrt{1-x}}{\sqrt{x^2+x+1}})$
Giải:
ĐK :$x \leq 1$
Pt $\Leftrightarrow (x+2)^2 +\frac{x^2-2x+1}{x^2+x+1}=(x-1)(1-\frac{2\sqrt{1-x}}{\sqrt{x^2+x+1}})$
Hay
$(x+2)^2=(1-x)(\frac{2\sqrt{1-x}}{\sqrt{x^2+x+1}}-\frac{(1-x)^2}{x^2+x+1}$
Đặt $y=\sqrt{1-x},z=\sqrt{x^2+x+1}(y,z \geq 0)$,phương trình trở thành:
$(x+2)^2=y^2(\frac{2y}{z}-1)-\frac{y^4}{z^2}$.
Ta có $VT \geq 0$
$\Rightarrow VP=y^2(\frac{2y}{z}-1)-\frac{y^4}{z^2}=y^2(-\frac{y^2}{z^2}+\frac{2y}{z}-1)=-y^2(\frac{y}{z}-1)^2 \leq 0$
Từ đó suy ra $VT \geq VP$,ta có :
$\left\{\begin{matrix} x+2=0 & & \\ y(\frac{y}{z}-1)=0 & & \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=-2 & & \\ y=0 ;y=z& & \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow x=-2$.
Vậy pt có nghiệm $x=-2$



#412137 [MHS2013] Trận cuối - PT, BPT, HPT, HBPT mũ, logarit

Đã gửi bởi Gioi han on 12-04-2013 - 21:36 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013


 

Giải phương trình $7^{x-1}=6\log_{7}(6x-5)+1$

Đề của 

hoangtrong2305

Giải:

ĐK: $x> \frac{5}{6}$

Cách 1:

Đặt $a=x-1 \to a>-\frac{1}{6}$ Kí hiệu suy ra chưa đúng chuẩn

Phương trình đã cho tương với: $7^a=6.log_{7}(6a+1)+1$

Đặt $b=log_{7}(6a+1)\to 7^b=6a+1$

Nên ta có hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix}7^a=6b+1\\7^b=6a+1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}7^a=6b+1\\7^a+6a=7^b+6b\end{matrix}\right.$

Xét hàm số: $f(x)=7^x+6x, x\epsilon \mathbb{R}$

 $\to f'(x)=7^xln7+6>0, \vee x\epsilon \mathbb{R}$ Với mọi ($\forall$) chứ

Mà ta có $f(a)=f(b)\to a=b$

$\Rightarrow 7^a=6a+1$

Xét hàm số: $g(a)=7^a-6a-1, \vee a>-\frac{1}{6}$

$\to f"(a)=7^a.(ln7)^7>0, \vee a>-\frac{1}{6}$ $g''(x)$ chứ

$\to f(a)=0$ có tối đa 2 nghiệm, mà $f(0)=f(1)=0\to a=0\vee a=1$

$\Rightarrow x=1\vee x=2$

Thử lại, thấy thỏa mãn phương trình và ĐK

Vậy phương trình đã cho có nghiệm: $ x=1\vee x=2$

Cách 2:

Xét hàm số: $f(x)=7^{x-1}-6.log_{7}(6x-5)-1, \vee x>\frac{5}{6}$

$\to f'(x)=7^{x-1}.ln7-\frac{36}{(6x-5)ln7}$

$\to f"(x)=7^{x-1}(ln7)^2+\frac{216}{(6x-5)^2.ln7}>0,\vee x>\frac{5}{6}$

Suy ra phương trình đã cho có tối đa 2 nghiệm, mà $f(1)=f(2)=0\Leftrightarrow x=1\vee x=2(TMDK)$

Vậy phương trình đã cho có nghiệm: $ x=1\vee x=2$

 

Nhận xét: Em làm bài chưa cẩn thận, cách dùng kí hiệu còn tùy tiện. Em cũng đã gần 300 bài viết rồi, chắc là không phải do không biết gõ Latex rồi.

 

Mặt khác, em đã sử dụng hệ quả của định lý Rolle mà không chứng minh nó.

 

Nếu hàm số $y=f(x)$ liên tục, khả vi đến cấp 2 trong $(a;b)$ và $f''(x) > 0, \forall x \in (a;b)$ hoặc $f''(x) < 0, \forall x \in (a;b)$ thì phương trình $f(x)=0$ có nhiều nhất hai nghiệm trong $(a;b)$

 

Điểm bài: 7

S = 25 + 7*3 = 46




#413302 [MHS2013] Trận cuối - PT, BPT, HPT, HBPT mũ, logarit

Đã gửi bởi Gioi han on 17-04-2013 - 21:44 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

em lấy bài thứ 2 nha thầy!!!

không biết số phận mềnh sẽ đi vào đâu đây..!!




#407174 [MHS2013] - Trận 24 - Bất đẳng thức, cực trị

Đã gửi bởi Gioi han on 23-03-2013 - 11:05 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Cho $a,b,c$ là các số thực dương thoả $a+b+c=3$, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

 

$$\sqrt{\frac{a^{2}+b^{2}+c}{a+b+c^{2}}}+\sqrt{\frac{b^{2}+c^{2}+a}{b+c+a^{2}}}+\sqrt{\frac{c^{2}+a^{2}+b}{c+a+b^{2}}}$$

Đề của hoangtrong2305
 

Lời giải:
Kí hiệu: $\sum a=a+b+c=3$
Áp dụng BĐT bunhiacopxki, ta có: $\sum a^2\geq \frac{1}{3}(\sum a)^2$
Bài toán(Áp dụng BĐT cauchy):
$\sqrt{\frac{a^{2}+b^{2}+c}{a+b+c^{2}}}+\sqrt{\frac{b^{2}+c^{2}+a}{b+c+a^{2}}}+\sqrt{\frac{c^{2}+a^{2}+b}{c+a+b^{2}}}=\sum \sqrt{\frac{a^2+b^2+c}{a+b+c^2}}=\sum \frac{a^2+b^2+c}{\sqrt{(a^2+b^2+c)(a+b+c^2)}}\geq \sum \frac{a^2+b^2+c}{\frac{a^2+b^2+c+a+b+c^2}{2}}=2\frac{2\sum (a^2+a)-\sum a}{\sum (a^2+a)}=4-\frac{2\sum a}{\sum (a^2+a)}\geq 4-\frac{2\sum a}{\frac{1}{3}(\sum a)^2+\sum a}=3$
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=1$
P/s: Làm bừa..!!!

 

ĐIỂM: 10

 

S = 18 + 3*10 = 48




#403175 [MHS2013] - Trận 22 - phương trình lượng giác

Đã gửi bởi Gioi han on 09-03-2013 - 11:52 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Tìm $a$ để phương trình sau có nghiệm
$$\sqrt{1+2\cos x}+\sqrt{1+2\sin x}=a$$
Đề của Primary

P/s: Sao khi tối lên không có đề, bây giờ lại có mà thời gian ra đề lại thấy 20h09 nhỉ??
Lời giải:
Ta thấy pt có chu khi là $T=2\pi$ nên ta xét trong khoảng $x\epsilon [-\pi;\pi]$
ĐK:$\left\{\begin{matrix}1+2cosx\geq0 \\ 1+2sinx\geq0\\a\geq0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}\frac{\pi}{6}\leq x\leq\frac{\pi}{3}\\a\geq0\end{matrix}\right.$
Ta có: $a^2=2+2(cosx+sinx)+2\sqrt{1+2(cosx+sinx)+4sinx.cosx}$
Đặt $t=sinx+cosx$$\to 2sinxcosx=t^2-1$
$\to a^2=2+2t+2\sqrt{1+2t+2(t^2-1)}=2+2t+2\sqrt{2t^2+2t-1}=f(t)$
Ta có: $\frac{\pi}{6}\leq x\leq \frac{\pi}{3}\to \frac{1+\sqrt{3}}{2}\leq t\leq \sqrt{2}$
Ta có:$f'(t)=2+\frac{4t+2}{\sqrt{2t^2+2t-1}}>0$, với mọi $ \frac{1+\sqrt{3}}{2}\leq t\leq \sqrt{2}$
Nên: $f(\frac{1+\sqrt{3}}{2})\leq f(t)\leq f(\sqrt{2})\Leftrightarrow 3+\sqrt{3}+2\sqrt{2+2\sqrt{3}}\leq a^2\leq 4+4\sqrt{2}$
$\Leftrightarrow \sqrt{3+\sqrt{3}+2\sqrt{2+2\sqrt{3}}}\leq a\leq 2\sqrt{1+\sqrt{2}}$ (*)
Vậy $a$ thỏa mãn với (*) thì phương trình đã cho có nghiệm...xong


Điều kiện (chỗ tô màu) sai nên hạn chế điều kiện của ẩn phụ và cuối cùng dẫn đến sai kết quả!
ĐIỂM: 0



#433972 [TSĐH 2013] Đề thi môn toán khối D

Đã gửi bởi Gioi han on 09-07-2013 - 12:06 trong Thi TS ĐH



Câu 4 (1,0 điểm). Tính tích phân $I = \int\limits_0^1 \frac{(x+1)^2}{x^2+1}dx$

$I = \int\limits_0^1 \frac{(x+1)^2}{x^2+1}dx$

$=\int\limits_0^1 (1+\frac{2x}{x^2+1})dx$

$=x\mid_0^1+ \int\limits_0^1 \frac{d(x^2+1)}{x^2+1}$

$=1+\ln|x^2+1|\mid_0^1$

$=1+\ln2$




#405427 [MHS2013] - Trận 23 - Hình học không gian

Đã gửi bởi Gioi han on 16-03-2013 - 00:45 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Đề của BTC
Cho hình chóp tứ giác đều $S.ABCD$, có cạnh đáy bằng $a$. Góc giữa hai mặt bên kề nhau bằng $\alpha$. Hãy tính thể tích khối chóp theo $a$ và $\alpha$


BÀI GIẢI:

Cách 1:
Dựng hệ trục $Oxyz$ trong đó $O=AC\cap BD, A(\frac{a}{\sqrt{2}};0;0),B(0;\frac{a}{\sqrt{2}};0),C(\frac{-a}{\sqrt{2}};0;0),D(0;\frac{-a}{\sqrt{2}};0),S(0;0;h)$ ,$h>0$
$ \to V_{S.ABCD}=\frac{1}{3}SO.S_{ABCD}=\frac{a^2h}{3}$
$\underset{SB}{\rightarrow} = (0;\frac{a}{\sqrt{2}};-h),\underset{SA}{\rightarrow} = (\frac{a}{\sqrt{2}};0;-h),\underset{SC}{\rightarrow} = (\frac{-a}{\sqrt{2}};0;-h)$
Vecto pháp tuyến của $(SAB),(SBC)$ lần lượt là $\underset{n_{1}}{\rightarrow}=[\underset{SA}{\rightarrow},\underset{SB}{\rightarrow} ]=\frac{a}{\sqrt{2}}(h;h;\frac{a}{\sqrt{2}}),\underset{n_{2}}{\rightarrow}=[\underset{SB}{\rightarrow},\underset{SC}{\rightarrow} ]=\frac{a}{\sqrt{2}}(-h;h;\frac{a}{\sqrt{2}}).$
Ta có: $cos\alpha =cos((SABC),(SBC))=\frac{|\underset{n_{1}}{\rightarrow}.\underset{n_{2}}{\rightarrow}|}{|\underset{n_{1}}{\rightarrow}|.|\underset{n_{2}}{\rightarrow}|}=\frac{a^2}{4h^2+a^2}\to h=\frac{a}{2}\sqrt{\frac{1}{cos\alpha }-1}$
$\to V_{S.ABCD}=\frac{a^3.sin\frac{\alpha }{2}}{3\sqrt{2cos\alpha }}$
Cách 2:
HÌNH.png
Gọi M là hình chiếu của A lên SB. Vì $S.ABCD$ đều nên M cũng là hình chiếu của C lên SB và $MA=MC$.
$\to ((SAB),(SBC))=AMC=180-\alpha$
$\left\{\begin{matrix}AM\perp SB\\CM\perp SB\end{matrix}\right.\to OM\perp SB$
Vì O là trung điểm cạnh AC nên góc$OMC=\frac{180-\alpha }{2}$$\to OM=OC.tan\frac{\alpha }{2}=\frac{a.tan\frac{\alpha }{2}}{\sqrt{2}}$
Xét tam giác vuông tại O có đường cao OM:$\frac{1}{OM^2}=\frac{1}{OS^2}+\frac{1}{OB^2}\to SO=\frac{OM.OB}{\sqrt{OB^2-OM^2}}=\frac{a.sin\frac{\alpha }{2}}{3\sqrt{2cos\alpha }}$
$\to V_{S.ABCD}=\frac{1}{3}SO.S_{ABCD}=\frac{a^3sin\frac{\alpha }{2}}{3\sqrt{2cos\alpha }}$
P/s: em lấy bài này ah!!

 

 

Điểm bài: 10

Điểm thưởng: 8 (cách làm thứ 2 thiếu chứng minh $\widehat{AMC}=180-\alpha$

 

S = 25 + 3*10+8 = 63




#400383 [MHS2013] - Trận 20 Tổ hợp - xác suất - số phức

Đã gửi bởi Gioi han on 27-02-2013 - 12:53 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Em có gửi bài bằng điện thoại mà sao không thấy bài viết,diễn đàn có bị lỗi gì không ạ!



#410696 [MHS2013] Trận 26 - Phương pháp tọa độ trong mp

Đã gửi bởi Gioi han on 05-04-2013 - 23:41 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Đề của BTC

Cho tam giác $ ABC $ có phươnng trình các đường thẳng là:

$$ (AB): x - y + 2 = 0; (AC): 2x + y + 1 = 0; (BC): 4x - y -7 = 0 $$

Lập phương trình đường thẳng $ (d) $ đi qua điểm $ M \left ( \frac{3}{2} ; 6  \right ) $ và chia tam giác $ ABC $ thành hai phần có diện tích bằng nhau.

Bài giải:

[[-]] $ (AB): x - y + 2 = 0; (AC): 2x + y + 1 = 0; (BC): 4x - y -7 = 0 \to A(-1;1),$ $ B(3;5),$ $ C(1;-3) $ và diện tích $S_{ABC}=12(đvdt)$

[[-]] Xét 2 trường hợp:

[+] Đường thẳng $2x-3=0$ cắt $AB$ tai $P(\frac{3}{2};\frac{7}{2})$ và $BC$ tại $Q(\frac{3}{2};-1)$

$\to S_{PQB}=\frac{27}{4}\neq \frac{1}{2}S_{ABC}$

[+] Đường thẳng $y=k(x-\frac{3}{2})-6$ cắt $AB, BC, CA$ lần lượt tại $M(\frac{\frac{3}{2}k+8}{k-1};\frac{\frac{7}{2}k+6}{k-1}),N(\frac{\frac{3}{2}k-1}{k-4};\frac{24-k}{k-4}), H(\frac{\frac{3}{2}k+5}{k+2};\frac{-4k-12}{k+2})$

Để thỏa mãn yêu cầu bài toán thì $M$ thuộc đoạn $AB$ $\to -1< \frac{\frac{3}{2}k+8}{k-1}< 3$ và $1< \frac{\frac{7}{2}k+6}{k-1}< 5$

Giả sử $N$ thuộc đoạn $BC$ thì để thỏa mãn yêu cầu bài ta cần có: $S_{MBN}=\frac{1}{2}S_{ABC}\Leftrightarrow \frac{1}{2}.3.\sqrt{k^2+1}.|\frac{\frac{9}{2}k-33}{(k-1)(k-4)}|=6$(chịu)

 

Điểm bài: 3 điểm




#409367 [MHS2013] Trận 25 - Đạo hàm và ứng dụng đạo hàm

Đã gửi bởi Gioi han on 31-03-2013 - 09:33 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Cho hàm số $y=x^{4}-4mx^{2}+3m-1$. Gọi $r$ là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác tạo bởi 3 điểm cực trị của hàm số. Tìm $m$ để $r$ trị nhỏ nhất? lớn nhất?

 

Đề của BTC

Giải:

Ta có: $y'=4x(x^2-2m)$,$y'=0\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=0\\x^2=2m\end{matrix}\right.$

Để hàm số có 3 điểm cự trị khi và chỉ khi $y'=0$ có 3 nghiệm phân biệt hay $m>0$

Gọi 3 điểm cự trị là: $A(\sqrt{2m};-4m^2+3m-1),B(0;3m-1),C(-\sqrt{2m};-4m^2+3m-1)$

$\to AB=CB=\sqrt{16m^4+2m},AC=2\sqrt{2m},d(B,AC)=4m^2,p=\frac{AB+BC+CA}{2} $

Ta có: $r=\frac{S_{ABC}}{p}=\frac{\frac{1}{2}.d(B,AC).AC}{\frac{AB+BC+CA}{2}}=\frac{4m^2.2\sqrt{2m}}{2\sqrt{16m^4+2m}+2\sqrt{2m}}=\frac{4m^2}{\sqrt{8m^3+1}+1}$

Xét hàm: $f(m)=\frac{4m^2}{\sqrt{8m^3+1}+1}$, với $m>0$

$\to f'(m)=\frac{8m(2m^3+\sqrt{8m^3+1}+1)}{\sqrt{8m^3+1}(\sqrt{8m^3+1}+1)^2}>0,\vee m>0$

Vậy $f(m)$ không có cực trị hay không tồn tại  $m$ để $r$ đạt giá trị nhỏ nhất hay lớn nhất

P/s: Làm bừa+bậy..!!

 

Điểm bài: 10

S = 7 + 10*3 =37




#410574 [MHS2013] Trận 25 - Đạo hàm và ứng dụng đạo hàm

Đã gửi bởi Gioi han on 05-04-2013 - 19:37 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

quái, điểm tính từ người làm đúng mà!! sao làm sai cũng được 25;23 nhỉ??




#397266 [MHS2013] - Trận 19 Phương pháp tọa độ trong không gian

Đã gửi bởi Gioi han on 16-02-2013 - 12:51 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Trong không gian $Oxyz$, cho đường thẳng $d: \frac{x-2}{2}=\frac{y+1}{1}=\frac{z}{-1}$ và mặt phẳng $(P): x+2y+z-1=0$. Viết phương trình đường thẳng $\Delta$ song song với mặt phẳng $(P)$ và cắt hai đường thẳng $Ox, d$ lần lượt tại $A,B$ sao cho độ dài đoạn $AB$ ngắn nhất.

Đề của Spin9x

Giải
Giả sử ta tìm được tọa độ điểm $A,B$ sao cho đoạn $AB$ nhỏ nhất.
$A=(a;0;0)\epsilon (Ox)$ $, B=(2+2t;1+t;-t)\epsilon (d)$ SAI $B(2+2t;t-1;-t)$ mới đúng
$MP(P)$ có veto pháp tuyến là $\underset{n_{P}}{\rightarrow}=(1;2;1)$
$PT(\Delta)$ có veto chỉ phương $\underset{AB}{\rightarrow}$$=(2+2t-a;1+t;-t)$
Vì $(\Delta )//(P)\Rightarrow \underset{AB}{\rightarrow}\perp \underset{n_{P}}{\rightarrow}\Rightarrow 1(2+2t-a)+2(1+t)+1(-t)=0\Leftrightarrow 3t-a+4=0$
$|AB|=\sqrt{(2+2t-a)^2+(1+t)^2+(-t)^2}=\sqrt{3t^2+6t+5}=\sqrt{3(t+1)^2+2}\geq \sqrt{2}$
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $t=-1;a=1$
$\Rightarrow (\Delta ):\left\{\begin{matrix}x=1-t'\\y=0\\z=t'\end{matrix}\right.,t'\epsilon \mathbb{Z}$

Sai lầm dẫn đến kết quả sai.
Điểm bài 2



#439984 Phương pháp tính nguyên hàm bằng đổi biến.

Đã gửi bởi Gioi han on 02-08-2013 - 20:44 trong Tích phân - Nguyên hàm



Bài 6: $I=\int_{0}^{\frac{\sqrt{3}}{2}}(3-x^2)\sqrt{3-x^2}dx$

Đặt $x=\sqrt{3} sint, t \in [\frac{-\pi}{2},\frac{\pi}{2}]$

 

$\Rightarrow dx= \sqrt{3} cost dt$

 

$I= \int (3-3sin^2t) \sqrt{3-3sin^2t}(\sqrt{3}cost)dt$

 

$=9 \int cos^4t dt= \frac{9}{4} \int (1+cos2t)^2 dt$

 

$=\frac{9}{4} \int (1+2cos2t +\frac{1+cos4t}{2}) dt$

 

$=\frac{9}{8} \int (3+4cos2t +cos4t) dt$

 

$=\frac{9}{8}(3t+2sin2t+\frac{1}{4} sin4t)+C$




#439595 Phương pháp tính nguyên hàm bằng đổi biến.

Đã gửi bởi Gioi han on 01-08-2013 - 00:00 trong Tích phân - Nguyên hàm

Bài 5  $\int \frac{dx}{1+x+\sqrt{1+x^2}}$

đặt $\sqrt{1+x^2}= -x+t$

$\Rightarrow x^2+1= x^2-2xt+t^2$

$\Rightarrow x=\frac{t^2-1}{2t}$

$\Rightarrow dx= \frac{t^2+1}{2t^2}dt$

Từ đó ta có:

$I= \frac{1}{2} \int \frac{t^2+1}{t^2(t+1)}dt$

$=\frac{1}{2}(\frac{1}{t^2}+\frac{2}{t+1}-\frac{1}{t})$

$=\frac{1}{2}( -\frac{1}{t} +2 \ln|t+1|-\ln|t|)$




#394682 Có 5 em lớp 12, 3 em lớp 11, 2 em lớp 10. Chọn ra 5 em để lập đội bóng, sao c...

Đã gửi bởi Gioi han on 08-02-2013 - 00:36 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Có 5 em lớp 12, 3 em lớp 11, 2 em lớp 10. Chọn ra 5 em để lập đội bóng, sao cho mỗi khối có ít nhất 1 em. Hỏi có bao nhiêu cách chọn?

Số cách chọn 4 học sinh chỉ trong 1 khối hoặc 2 khối.
Khối 12 :1 cách
Khối 10 và 11: 1 cách
Khối 10 và 12: $C^{5}_{7}$
Khối 11 và 12: $C^{5}_{8}$
Số cách chọn ngẫu nhiên 5 học sinh là: $C^{5}_{10}$
Vậy số cách chọn thỏa mãn yêu cầu đề bài là:
$$C^{5}_{10} - 1 - 1 - C^{5}_{7} - C^{5}_{8} = 173$$



#453573 $\lim_{n\to +\infty}\prod_{k=1}^...

Đã gửi bởi Gioi han on 28-09-2013 - 11:36 trong Giải tích

Tìm giới hạn: $N=\lim_{n\to +\infty}\frac{1}{2}.\frac{3}{4}...\frac{2n-1}{2n}=\lim_{n\to +\infty}\prod_{k=1}^{n}\frac{2k-1}{2k}$




#405281 Topic nhận đề Hình học không gian

Đã gửi bởi Gioi han on 15-03-2013 - 17:54 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

ĐỀ BÀI:
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy ABCD là nửa lục giác đều và $AB=BC=CD=a$. Hai mặt phẳng $(SAC)$ và $(SBD)$ cùng vuông góc với mặt phẳng đáy $(ABCD)$. Tính theo $a$ thể tích khối chóp $S.ABCD$, biết rằng khoảng cách giữa hai đường thẳng $AB$ và $SD$ bằng $\frac{a\sqrt{3}}{2}$.
BÀI GIẢI:
Gọi $H=AC\cap BD$ . Vì $\left\{\begin{matrix}(SAC)\perp (ABCD)\\(SBD)\perp (ABCD)\end{matrix}\right.\Rightarrow SH\perp (ABCD)$
Gọi K là hình chiếu vuông góc của B lên SD.
Do ABCD là nửa lục giác đều nên $AB\perp BD$. Két hợp với $AB\perp SH \to AB\perp(SBD)\to AB\perp BK \to BK$ là đoạn vuông góc chung của AB và SD. $\to BK=\frac{a\sqrt{3}}{2}$.
Do $BC//AC \to \frac{HB}{HD}=\frac{BC}{AD}=\frac{1}{2}\to HB=\frac{2}{3}BD=\frac{2a\sqrt{3}}{3}$.
Mặt khác: $2S_{SBD}=SH.BD=BK.SD\to SH.a\sqrt{3}=\frac{a\sqrt{3}}{2}.\sqrt{SH^2+HB^2}\to SH=\frac{2a}{3}$
Hơn nữa: $S_{ABCD}=S_{ABD}+S_{BCD}=\frac{1}{2}AB.BD+\frac{1}{2}BC.CD.sin120^0=\frac{3\sqrt{3}a^2}{4}$
$\to V_{S.ABCD}=\frac{1}{3}.SH.S_{ABCD}=\frac{a^3\sqrt{3}}{6}$
HÌNH HỌC.png
P/s: Hi vọng không quá muộn. :namtay



#440033 $x^{3} - 3x =\sqrt{x+2 }$

Đã gửi bởi Gioi han on 02-08-2013 - 23:38 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 

 

Bài này giải như thế là sai bạn ạh cos3t=4(cost)^3-3cost

 

Ý bạn là sao nhỉ, từ cách đặt trên ta có:

$8cos^3t -6cost= \sqrt{ 2(cost+1)}$

$\Leftrightarrow 2(4cos^3t -3cost)=\sqrt{2.2 cos^2\frac{t}{2}}$

$\Leftrightarrow cos3t=cos \frac{t}{2}...??????????????????$




#437015 $\left ( \frac{5}{2} \right )^{x...

Đã gửi bởi Gioi han on 22-07-2013 - 00:59 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình:

$\left ( \frac{5}{2} \right )^{x}+\left ( \frac{2}{5} \right )^{\frac{1}{x}}=\frac{29}{10}$

 




#437311 $\left ( \frac{5}{2} \right )^{x...

Đã gửi bởi Gioi han on 22-07-2013 - 23:32 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Nghiệm là $x=1$. Nhưng cách tính đạo hàm của bạn thì hơi khó để nhận ra nó lớn hơn 0.

Ta biến đổi một chút nhé. $f(x)=\left ( \frac{5}{2} \right )^x+\left ( \frac{2}{5} \right )^{\frac{1}{x}}=\left ( \frac{5}{2} \right )^x+\left ( \frac{5}{2} \right )^{-\frac{1}{x}}$

Bây giờ ta mới tính đạo hàm $f'(x)=\left ( \frac{5}{2} \right )^x.\ln\left ( \frac{5}{2} \right )+\frac{1}{x^2}.\left ( \frac{5}{2} \right )^{-\frac{1}{x}}.\ln\left ( \frac{5}{2} \right )>0$

$f(x)$ bị gián đoạn tại $x=0$?!!




#440016 $x^{3} - 3x =\sqrt{x+2 }$

Đã gửi bởi Gioi han on 02-08-2013 - 22:44 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$x^{3} - 3x =\sqrt{x+2 }$

 

 

MOD: Chú ý tiêu đề bạn nhé :)

 Bài này đại loại như sau:

chứng minh pt không có nghiệm $x>2$

$x^3-3x=x+x(x^2-4)>x>\sqrt{2x}>\sqrt{x+x} > \sqrt{x+2}$

đặt $x=2 cost $ ta được pt:

$cos3t=cos \frac{t}{2}$...

pt có 3 nghiệm $x=2, x=2cos\frac{4\pi}{4}, x= 2cos\frac{4\pi}{7}$.

P/s: Bài T6 báo THTT số 429, chắc giờ có báo rồi đấy, không biết lời giải của báo thế nào, bạn xem số 433 nhé!




#435496 $\sqrt{x-\frac{1}{4}}+\sqrt...

Đã gửi bởi Gioi han on 15-07-2013 - 20:44 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 

Bài toán. Giải hệ phương trình 
 
$$\begin{cases} \sqrt{x-\frac{1}{4}}+\sqrt{y-\frac{1}{4}}=\sqrt{3} \\ \sqrt{y-\frac{1}{16}}+\sqrt{z-\frac{1}{6}}=\sqrt{3} \\ \sqrt{z-\frac{9}{16}}+\sqrt{x-\frac{9}{16}}=\sqrt{3}\end{cases}$$

 

Bài T7 báo THTT tháng 2, giải ở tháng 6, bạn tự xem nhé!




#446467 Giải phương trình :$sin(x)^{3}+4cos(x)^{3}=3cos(x)...

Đã gửi bởi Gioi han on 31-08-2013 - 00:27 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Bạn thử xem lại có cách nào giải được cái đoạn nghiệm lẻ không ?bậc ba nghiệm xấu?mà lượng giác thì ai làm thế?

Bài đã cho lẻ thì chịu rồi, giải bậc 3 chịu khó dùng Cardano đi em.




#439992 Viết phương trình đường thẳng $\Delta$ sao cho $AB=2...

Đã gửi bởi Gioi han on 02-08-2013 - 21:19 trong Phương pháp tọa độ trong không gian

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng  $d_{1}:3x+y=-5,d_{2}:3x+y=-1$ và điểm M(1;-2). Viết phương trình đường thẳng  $\Delta$ qua M đồng thời cắt  $d_{1},d_{2}$ lần lượt tại 2 điểm A,B sao cho $AB=2\sqrt{2}$.

 

 

 

Nhận thấy $d_1 // d_2$ ta có $d(d_1;d_2)=2$

Từ $A \in d_1$ kẻ $AH$ vuông góc với $d_2$ ta có $AH=2$

$\Rightarrow cos(d_1; \Delta)=\frac{1}{\sqrt 2}$

$\Delta : a(x-1)+b(y+2)=0$

$\Rightarrow \frac{3a+b}{\sqrt{10(a^2+b^2)}}=\frac{1}{\sqrt 2}$

$\Leftrightarrow 2a=b, a=-2b$......

 

M,A,B thẳng hàng => tích có hướng MA và MB =0

đây phải là tích vô hướng mà

Vs lại minh mới đọc trước lớp 10 cho hỏi sao M,A,B thẳng hàng thì tích có hướng MA và MB bằng 0 nhỉ

Lời giải bài trên sai.

$M,A,B $ thẳng hàng ta có $\overrightarrow {MA} = \overrightarrow {MB}$

 $\overrightarrow {MA}. \overrightarrow {MB}=0$ khi

$MA ,MB$ vuông góc.