Đến nội dung

bvptdhv nội dung

Có 342 mục bởi bvptdhv (Tìm giới hạn từ 07-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#585945 $\boxed{{Topic}}$ Ôn thi học sinh giỏi lớp...

Đã gửi bởi bvptdhv on 30-08-2015 - 08:29 trong Chuyên đề toán THCS

Spoiler

BÀI 58:  Gỉa sử $A$ là một tập con của tập các số thực $\mathbb{R}$ thỏa: $A\supset \mathbb{Z}$ ; $\sqrt{2}+\sqrt{3}\epsilon A$, nếu $x,y\epsilon A$ thì $x+y$ và $xy$  $\epsilon A$. Chứng minh rằng $\sqrt{2}-\sqrt{3}\epsilon A$.

Ta có$\sqrt{2}+\sqrt{3}\in A=>(\sqrt{2}+\sqrt{3})^{2} \in A =>10-(5+2\sqrt{6}) \in A =>(\sqrt{3}-\sqrt{2})^{2} \in A =>(\sqrt{3}-\sqrt{2})^{2}(\sqrt{3}+\sqrt{2})=(\sqrt{3}-\sqrt{2}) \in A (dpcm)$




#575291 Topic các bài về số nguyên tố

Đã gửi bởi bvptdhv on 25-07-2015 - 18:12 trong Số học

giống $n^{a}-1=(n-1)(n^{a-1}+n^{a-2}+n^{a-3}+...+n^2+n+1)$ thôi

=)) bạn viết ở phần trên mình tưởng là $2^{2a}$ *nhìn nhầm* =))




#575053 Topic các bài về số nguyên tố

Đã gửi bởi bvptdhv on 24-07-2015 - 17:08 trong Số học

Chứng minh nếu $2^{n}-1$ là số nguyên tố thì $n$ là số nguyên tố




#575232 Topic các bài về số nguyên tố

Đã gửi bởi bvptdhv on 25-07-2015 - 14:01 trong Số học

Do $(2^a-1)(1+2^a+2^2a+a^3a+...+2^{(b-1)a})=2^{ab}-1$

Giả sử $n$ không nguyên tố : $n=ab $ trong đó $1<a,b<n$ thì ta có $2^a-1$ là ước của $2^{ab}-1=2^{n}-1$ ,nên $2^{n}-1$ không nguyên tố ,vô lí .Nên $n$ phải là số nguyên tố

Bạn giải thích rõ phần này cho mình đc k = ))




#579144 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN TỔ HỢP THCS

Đã gửi bởi bvptdhv on 06-08-2015 - 18:51 trong Toán rời rạc

Bài 5: Cho $5$ điểm nguyên trên hệ trục tọa độ $Oxy$. Chứng minh rằng luôn tìm được một tam giác có $3$ đỉnh là $3$ điểm trong $5$ điểm đã cho có diện tích nguyên

Xét tam giác tạo thành từ 3 trong 5 điểm trên, chẳng hạn tam giác ABC có $S_{ABC}=\frac{1}{2}.|(x_{C}-x_{A})(y_{B}-y_{A})-(x_{B}-x_{A})(y_{C}-y_{A}|$ (không biết nhớ có đúng k nữa :v)

Có 4 trường hợp (chẵn;lẻ) (chẵn chẵn) (lẻ lẻ) và (lẻ chẵn), do vậy tồn tại 2 điểm cùng tính chẵn lẻ, ví dụ là A,B trên đây luôn, =>đpcm :v

 




#579147 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN TỔ HỢP THCS

Đã gửi bởi bvptdhv on 06-08-2015 - 18:58 trong Toán rời rạc

Mình cũng góp thêm mấy bài sử dụng Nguyên lí Đirrichle :

 

Bài 40 : Cho 1 đa giác đều 100 cạnh . Tại mỗi đỉnh của đa giác , viết 1 trong các số 1,2,3,...,49 .

            Chứng minh rằng tồn tại 4 đỉnh A,B,C,D của đa giác mà AB=CD và a+b=c+d ( kí hiệu a,b,c,d là số được viết tương ứng tại 4 đỉnh A,B,C,D )

 

 

Long đẹp trai đã giải bài này tại http://diendantoanho...-hình-chữ-nhật/:3




#581195 Chém gió cho vơi nỗi buồn

Đã gửi bởi bvptdhv on 13-08-2015 - 07:33 trong Góc giao lưu

Uây các bạn chém gió xuyên màn đêm luôn à :v




#546138 [Lớp 8] SAI LẦM Ở ĐÂU?

Đã gửi bởi bvptdhv on 25-02-2015 - 19:16 trong Các dạng toán khác

$(a1^{2}+a2^{2}+...+an^{2})(b1^{2}+b2^{2}+...+bn^{2}) \geq (a1b1+a2b2+...+anbn)^{2}$ 




#598508 thắc mắc chức năng shift solve trong máy tính VN570Plus

Đã gửi bởi bvptdhv on 15-11-2015 - 19:30 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Bạn chuyển $-\sqrt{6-x}$ qua vế phải, với $x=0$ thì hiển nhiên vô lý rồi vì $VT<0$ trong khi $VP \geq 0$

Mình không rành món casio này, nhưng hình như là khi bạn gán x thì xác định vị trí nghiệm tốt hơn




#562210 Đề thi vào lớp 10 chuyên Thpt chuyên Nguyễn Du 2011-2012

Đã gửi bởi bvptdhv on 29-05-2015 - 06:11 trong Tài liệu - Đề thi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TS VÀO LỚP 10 THPT
ĐĂK LẮK NĂM HỌC 2011-2012
Môn thi :TOÁN CHUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 150p,không kể thời gian giao đề

Bài 1.(3 điểm)
1)Giải phương trình$\sqrt{x-2\sqrt{x-1}} +\sqrt{x-1}=3$
2)Giải hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix} \frac{x}{y} -\frac{8}{x^2y}=2& \\ \frac{y}{x}-\frac{8}{xy^2}=2& \end{matrix}\right.$
Bài 2.(2,0 điểm)
1) Tìm giá trị của m dương để phương trình $x^{3}-(m+1)x^2+(m+2)x-2=0$ có 3 nghiệm phân biệt $x_{1},x_{2},x_{3}$ sao cho$\frac{1}{x_{1}}+\frac{1}{x_{2}}+\frac{1}{x_{3}}=3$
2) cho x,y là số thực tùy ý.Chứng minh rằng
$x^4+y^4+4x^2y^2\geq 3(x^3y+xy^3)$
Bài 3.(2,0 điểm)
1) Cho 2 số nguyên dương a,b thỏa mãn $\frac{a+1}{b}+\frac{b+1}{a}$ là số nguyên. Chứng minh rằng ước số chung lớn nhất của a và b không lớn hơn$\sqrt{a+b}$
2) Tìm số tự nhiên x,y thỏa mãn $4^x +17=y^2$
Bài 4.(2,0 điểm)
Cho đoạn thẳng AB có trung điểm O.Trên cùng nửa mặt phẳng bờ AB dựng nửa đường tròn đường kính AB và nửa đường tròn (O') đường kính AO.Trên (O') lấy điểm M ( khác A và O),tia OM cắt (O) tại N,gọi P là giao điểm thứ hai của AN với (O').
1) Chứng minh tam giác APM câm.
2) Đường thẳng AM cắt OP tại H.Đường tròn ngoại tiếp tam giác NOH căt (O) tại điểm thứ hai là Q.Chứng minh A,M,Q thẳng hàng.
3) Cho $\widehat{QAB}=60^0$. Chứng minh AQ=6HM
Bài 5.(1,0 điểm)
Cho tam giác ABC cân tại A và $\widehat{A}=36^0$. Chứng minh$\frac{AB}{BC}=\frac{1+\sqrt{5}}{2}$

Chứng minh H là trực tâm và cũng là trọng tâm của tam giác OAN đều

=>$HM=\frac{1}{3}AM$

Ta có $\widehat{QOB}=60^0$

=>Tam giác QOB đều

=>$\widehat{QBO}=60^0=\widehat{NOA}$ (do ON và QB song song do cùng vuông góc với AQ)

=>$\widehat{NOA}=\widehat{NOQ}=60^0$

Xét tam giác QOA có phân giác ON cũng là trung tuyến

=>$AM=AQ$

Lại có $3HM=AM$

=>$AQ=6HM$




#562564 Đề thi vào lớp 10 chuyên Thpt chuyên Nguyễn Du 2011-2012

Đã gửi bởi bvptdhv on 31-05-2015 - 07:02 trong Tài liệu - Đề thi

góc QAB=60 độ thì sao tam giác OAN đều được khi đó góc AON= 30 độ mà

QAB=30 bạn, chị trên gõ lộn á




#581846 Đề thi HSG toán 10 trường THPT chuyên KHTN (lần 1)

Đã gửi bởi bvptdhv on 14-08-2015 - 20:13 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Em xin phép làm câu 1
Ta có PT $<=> xy(x+y+2)=1+(x+y)^{2}$

Đặt $x+y=a$ và $xy=b$

$=>ab+2b=1+a^{2}$

Xét $a=-2=>0=5 (vô lý)$

Xét a khác -2, ta có $b=\frac{a^{2}+1}{a+2}=a+2-4+\frac{5}{a+2}=>a+2$ thuộc ước của 5

Với $a+2=5=>a=x+y=3;xy=b=2=>(x;y)=(1;2);(2;1)$

Với $a+2=1=>a=-1=x+y;b=xy=2=>vô nghiệm$

Với $a+2=-5=>a=-7=x+y;b=-10=xy=>vô nghiệm$

Với $a+2=-1=>a=-3=x+y;b=-10=xy=>(x;y)=(-5;2);(2;-5)$




#581519 Tìm số dư

Đã gửi bởi bvptdhv on 13-08-2015 - 21:13 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

bài 1 kết quả:7575050702961

Em bấm bằng máy tính nó quy tròn đấy, nhận thấy số 4 tận cùng nên ắt kết quả có tận cùng phải là số chẵn = )
Bài này nửa sử dụng casio, nửa sử dụng giấy, dùng máy bấm sao cho không phải quy tròn, sau đó nhân tay = )




#581525 Tìm số dư

Đã gửi bởi bvptdhv on 13-08-2015 - 21:18 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Bài 1)Tính chính xác 

$16594^{4}$

Bài 2)Tìm 2 chữ số tận cùng

$2^{70}$

Bài 3)Tìm số dư

a)$3^{2^{1992}}$ chia cho 11

b)$17^{17}$ khi chia cho $2003$

ta có $2^{20} \equiv 76 (mod 100)$

$=>2^{40} \equiv 76^{2} \equiv 76 (mod 100)$

$=>2^{60} \equiv 76.76 \equiv 76 (mod 100)$

ta có $2^{10} \equiv 24 (mod 100)$

$=>2^{70} \equiv 76.24 \equiv 24 (mod 100)$

Vậy 2 chữ số cần tìm là $24$




#581743 Tìm số dư

Đã gửi bởi bvptdhv on 14-08-2015 - 16:10 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Có cách nào không cần nhân tay không vậy bạn

Không bạn à = ))
Hồi mình lớp 9 chém mấy cái bài dạng này bằng tay sau khi bấm máy tính ra thôi = ))
Nguyên do là máy nó làm tròn á bạn = ))




#562161 Đề thi vào lớp 10 chuyên toán THPT chuyên Nguyễn Du Dak Lak 2014-2015

Đã gửi bởi bvptdhv on 28-05-2015 - 20:45 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 1. (3 điểm)

1. Cho $x=\sqrt[3]{2}+1$. Không dùng máy tính cầm tay, hãy tính giá trị của biểu thức:$$A=\left ( 5x^{5}-15x^{4}+14x^{3}-12x^{2}-3x+2 \right )^{2}+2014$$

2. Giải hệ phương trình:$$\left\{\begin{matrix} x^{2}+8y^{2}=12 \\ x^{3}+2xy^{2}+12y=0 \end{matrix}\right.$$

 

Câu 2. (4 điểm)

1. Tìm nghiệm nguyên của phương trình: $6x^{2}+5y^{2}+z^{2}+2yz-4xz-34=0$.

2. Cho $2014$ số tự nhiên đôi một khác nhau sao và nhỏ hơn $4026$. Chứng minh tồn tại ba số trong $2014$ số đó mà một số bằng tổng hai số kia.

3. Cho $a$, $b$, $c$ là độ dài ba cạnh của một tam giác có chu vi bằng $3$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:$$A=\dfrac{\left ( b+c-a \right )^{3}}{2a}+\dfrac{\left ( c+a-b \right )^{3}}{2b}+\dfrac{\left ( a+b-c \right )^{3}}{2c}$$

 

Câu 3. (1,5 điểm)

Cho hình vuông $MNPQ$ và điểm $A$ nằm trong tam giác $MNP$ sao cho $AM^{2}=AP^{2}+2AN^{2}$. Tính $\widehat{PAN}$.

 

Câu 4. (1,5 điểm)

Cho đưòng tròn $\left ( O \right )$ ngoại tiếp tam giác $ABC$. Từ điểm $D$ trên cung $AB$ không chứa $C$ ($D$ khác $A$ và $B$) hạ các đuờng vuông góc đến các cạnh $AB$, $BC$, $CA$ lần lượt tại $M$, $N$, $P$. Chứng minh rằng $\dfrac{AB}{DM}=\dfrac{BC}{DN}+\dfrac{CA}{DP}$.

Đặt b+c-a=x,c+a-b=y,a+b-c=z

=>x+y+z=3
Ta có A=$\frac{b+c-a}{2a}+\frac{c+a-b}{2b}+\frac{a+b-c}{2c}$

= $\frac{x^{4}}{xy+xz}+\frac{y^{4}}{xy+yz}+\frac{z^{4}}{xz+yz}$

$\geq \frac{(x^{2}+y^{2}+z^{2})^{2}}{2(xy+yz+xz)}$

Ta có $2(xy+yz+xz) \leq 2(x^{2}+y^{2}+z^{2})$

=>$A\geq \frac{1}{2}(x^{2}+y^{2}+z^{2})$

Mà ta có $3(x^{2}+y^{2}+z^{2}) \geq (x+y+z)^{2}=9$
=>$A\geq\frac{1}{2}.3=\frac{3}{2}$
Vậy GTNN của $A=\frac{3}{2}$ <=>a=b=c=1




#581527 Tìm số dư

Đã gửi bởi bvptdhv on 13-08-2015 - 21:22 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Bài 3:b/ Ta có $17^{5}\equiv1733 (mod2003)$

$17^{10} \equiv 1733.1733 \equiv 792 (mod 2003)$

$17^{7} \equiv 87 (mod 2003)$

$=>17^{17} \equiv 792.87 \equiv 802 (mod 2003)$




#563387 Topic Ôn thi TS vào 10 năm học 2015 - 2016

Đã gửi bởi bvptdhv on 04-06-2015 - 09:00 trong Tài liệu - Đề thi

Tổng hợp một số bài toán mình chưa giải ra, mong các bạn chặt chém giúp : ))
P/s:Chia sẻ cách giải các dạng với nhé :))

I/Hệ PT:
1/$\left\{\begin{matrix} x^{2} &+2xy &+2y^{2} &+3x &=0 \\ y^{2} &+xy &+3y &+1 &=0 \end{matrix}\right.$

2/$\left\{\begin{matrix} x^{2} &+y &=y^{2} &+x \\ 2y & &=x^{3} &-1 \end{matrix}\right.$

3/$\left\{\begin{matrix} x^{2} &+y^{2} &+\frac{2xy}{x+y} &=1 \\ \sqrt{x+y} &= &x^{2} &-y \end{matrix}\right.$

4/$\left\{\begin{matrix} x^{3} &+y^{3} &=1 &+x &+y &+xy \\ 7xy &+y &-x &=7 & & \end{matrix}\right.$

II/PT:

1/$x^{4}+(x-1)(x^{2}-2x+2)=0$

2/$2(8x+7)^{2}(4x+3)(x+1)=7$

3/$\sqrt{x^{2}+3x+2}+\sqrt{x^{2}-1}+6=3\sqrt{x+1}+2\sqrt{x+2}+2\sqrt{x-1}$




#565234 Topic Ôn thi TS vào 10 năm học 2015 - 2016

Đã gửi bởi bvptdhv on 12-06-2015 - 17:54 trong Tài liệu - Đề thi

Thôi làm tạm câu cuối :)

II)

$\sqrt{(x+1)(x+2)}+\sqrt{(x-1)(x+1)}+6-3\sqrt{x+1}-2\sqrt{x+2}-2\sqrt{x-1}=0$

$(\sqrt{x+1}-2)(\sqrt{x+2}+3+\sqrt{x-1})$

$\Rightarrow \sqrt{x+1}=2\Rightarrow x=3$

Câu 2)

$(1)\Rightarrow (x-y)(x+y-1)$

Xét $x=y$

$x^3-2x-1=0$ (tự giải nha)

Xét $x+y=1$ 

$\Rightarrow y=1-x$

Thay vào (2) là ra 

PS:

chưa thi mà cậu : ))




#563385 Chứng minh $\sqrt{a+1}+\sqrt{b+1} \le...

Đã gửi bởi bvptdhv on 04-06-2015 - 08:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a \ge -1 , b \ge -1 $. Chứng minh $\sqrt{a+1}+\sqrt{b+1} \le 4$

Bạn xem lại đề được k :))
Bđt k xảy ra với, chẳng hạn a=b=99 bạn ơi :))




#579742 Cho số nguyên dương m thỏa (m,10)=1. Cmr: tồn tại 1 số chia hết cho 10 có dạn...

Đã gửi bởi bvptdhv on 08-08-2015 - 16:23 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

1) Cho số nguyên dương m thỏa (m,10)=1. Cmr: tồn tại 1 số chia hết cho m có dạng ...00..01 ( n chữ số 0 )

2) Cho 55 số nguyên dương \[x_{1},x_{2},x_{3},....x_{55}\] thỏa \[1\leq x_{1}< x_{2}< ...< x_{55}\leq 100\] .CMR : tồn tại i,j với \[1\leq i< j\leq 55\] sao cho \[x_{j}-x_{i}=9\]

3) Cho \[\alpha \epsilon \Re ^{+},n\epsilon \mathbb{Z}^{+}.\] . Cmr: tồn tại hai số nguyên dương p và q thỏa mãn \[\left | \alpha -\frac{p}{q} \right |\leq \frac{1}{np}\]

 

màu đỏ là số 1 mà c :v




#575296 CMR với mọi n nguyên dương thì $\frac{1}{2}+...

Đã gửi bởi bvptdhv on 25-07-2015 - 18:26 trong Đại số

Mình lấy đề ở đây, bài cuối cùng của dạng I

http://toan.hoctainha.vn/Thu-Vien/Chuyen-De/113572/phuong-phap-quy-nap-toan-hoc

Trong link ghi là "8" mà bạn @@
 

 

Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, ta luôn có:

$\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{6}+...+\frac{1}{2^{n}}=\frac{2^{n}-1}{2^{n}}$

(sử dụng phương pháp quy nạp) 

Nếu thay vì 6 là 8 thì ta cm:
Với $n=1$ thì thỏa mãn

Giả sử với $n=k$ (k là số nguyên dương) ta có cái màu đỏ trên thì với $n=k+1$ ta cũng có cái màu đỏ trên = ))
Tức là $\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{8}+...+\frac{1}{2^{n}}=\frac{2^{n+1}-1}{2^{n+1}}$
Ta có $$\frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{8}+...+\frac{1}{2^{n+1}}=\frac{2^{n}-1}{2^{n}}+\frac{1}{2^{n+1}}=\frac{2^{n+1}-2+1}{2^{n+1}}=\frac{2^{n+1}-1}{2^{n-1}}$$

Theo quy nạp, ta có đpcm =))




#579720 Cho số nguyên dương m thỏa (m,10)=1. Cmr: tồn tại 1 số chia hết cho 10 có dạn...

Đã gửi bởi bvptdhv on 08-08-2015 - 15:41 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

1) Cho số nguyên dương m thỏa (m,10)=1. Cmr: tồn tại 1 số chia hết cho 10 có dạng ...00..01 ( n chữ số 0 )

2) Cho 55 số nguyên dương \[x_{1},x_{2},x_{3},....x_{55}\] thỏa \[1\leq x_{1}< x_{2}< ...< x_{55}\leq 100\] .CMR : tồn tại i,j với \[1\leq i< j\leq 55\] sao cho \[x_{j}-x_{i}=9\]

3) Cho \[\alpha \epsilon \Re ^{+},n\epsilon \mathbb{Z}^{+}.\] . Cmr: tồn tại hai số nguyên dương p và q thỏa mãn \[\left | \alpha -\frac{p}{q} \right |\leq \frac{1}{np}\]

là sao hở c :v?




#579738 Cho số nguyên dương m thỏa (m,10)=1. Cmr: tồn tại 1 số chia hết cho 10 có dạn...

Đã gửi bởi bvptdhv on 08-08-2015 - 16:18 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

sửa rồi ạ  :D

Không, ý mình là viết như vậy thì ra số 1 :v




#579748 Cho số nguyên dương m thỏa (m,10)=1. Cmr: tồn tại 1 số chia hết cho 10 có dạn...

Đã gửi bởi bvptdhv on 08-08-2015 - 16:33 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Không í mình đó là phần màu đỏ là 1 câu khác. nó trong cái đề thầy đưa mình  :D  chép nguyên văn đăng lên thôi mình chả hiểu nó nói gì  :lol:

mình nghĩ cái đoạn màu đỏ thiếu