Đến nội dung

hoangtrunghieu22101997 nội dung

Có 206 mục bởi hoangtrunghieu22101997 (Tìm giới hạn từ 07-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#343396 Xác định vị trí của điểm $D$ để diện tích tam giác $DEF$...

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 04-08-2012 - 19:50 trong Hình học

Hình đã gửi

Một số phát hiện :
1. Hạ $ AH \perp BC$ tại H
Hạ $DK \perp EF$ tại K
Chứng minh rằng : $\overline{A,H,K}$.
Thật vậy
Xét tứ giác $ADKF$ có $\hat{A}+\hat{K}=90^o+90^o=180^o$
Nên $ADKE$ là tứ giác nội tiếp
$\Rightarrow \widehat{ADK}=\widehat{DFK}=45^o$
Mà $\widehat{DAH}=45^o$
Ta có $\overline{A,H,K}$.

2. Khi $S_{DEF}$ đạt giá trị nhỏ nhất .Tính $KH$.
Ta có :$AH=\dfrac{BC}{2}=5\sqrt{2}$
Áp dụng định lý Ptolemy trong tứ giác $ADKE$ nội tiếp có:
$AD.KF+DK.AF=DF.AK$
Mà $AD=4;KF=KD=\dfrac{DF}{\sqrt{2}}=\dfrac{EF}{2};AF=\sqrt{DF^2-AD^2}$.



#392463 Vòng 2 BMO 2012

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 02-02-2013 - 11:53 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Mời bạn thảo luận tại đây

Bài 1 : Tìm $(m;n)$ biết $m;n \in Z$
$(m^2+1) \vdots n$ và $(n^2+1) \vdots m$

Bài 2: Điểm $P$ nằm bên trong tam giác $ABC$ thỏa mãn: $\widehat{ABP}=\widehat{PCA}$. Dựng hình bình hành $PBQC$. Chứng minh $\widehat{QAB}=\widehat{CAP}$

Bài 3: Xét tập hợp các số nguyên dương viết trong hệ nhị phân, có đúng $2013$ chữ số và chữ số $0$ nhiều hơn chữ số $1$. Gọi $n$ là số các số nguyên như vậy và $s$ là tổng các chữ số của $n$. Chứng minh rằng, khi viết trong hệ nhị phân, $n + s$ có số chữ số $0$ hơn số chữ số $1$.

Bài 4: Giả sử $ABCD$ là một hình vuông và $P$ đó là một điểm nằm trên đường tròn nội tiếp hình vuông. Có tồn tại hay không điểm $P$ sao cho độ dài các đoạn thẳng $PA, PB, PC, PD$ và $AB$ đều là các số nguyên?

File gửi kèm




#406051 USA TST 2002 ,Pro 6

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 18-03-2013 - 17:20 trong Số học

Bài này chắc quen thuộc với mọi người .
Bài toán :Tìm tất cả các cặp sắp thứ tự $(m,n)$ thỏa mãn $\frac{m^{2}+n^{2}}{mn-1}$ là 1 số nguyên dương.


Giả sử tồn tại $(m_0;n_0)$ thoả mãn : $k=\frac{m_0^{2}+n_0^{2}}{m_0n_0-1} \in Z$
Trong đó $m_0 \ge n_0$ và $m_0+n_0_{\Large{min}}$
Đặt $k=\dfrac{m^2+n^2}{mn-1} \Rightarrow k \in N^{*}$
$\Rightarrow m^2+n^2-kmn+k=0$
Xét $f(m)=m^2-kmn+n^2+k$
Thấy $f(m)$ có nghiệm $m_0$
Và còn có nghiệm còn lại: $m_1=\dfrac{n^2+k}{m_0}=kn-m_0 \in N$
Theo giả sử thì $m_1+n_0 \ge m_0+n_0$
$\Rightarrow m_1 \ge m_0 \ge n_0$
$\Rightarrow f(n_0) \ge 0$ (trong khác ngoài cùng)
$\Rightarrow 2n_0^2+k(1-n_0^2) \ge 0$
Với $n_0=1 \Rightarrow m \in {2;3}$
Với $n_0 \ge 1 \Rightarrow k \le \dfrac{2n_0^2}{n_0^2-1} \le 3$
Xét TH

Kết quả: $(x;y) \in \fbox{(1;2);(2;1);(1;3);(3;1)}$



#348988 Tìm x,y,z để $\frac{x-y\sqrt{2012}}{y...

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 22-08-2012 - 16:26 trong Đại số

Gợi ý
1. 2 bước chứng minh
$B_1$: $\frac{x-y\sqrt{2012}}{y-z\sqrt{2012}} \in Q$
Suy ra $y^2=xz$
(Sử dụng tính chất vô tỷ hữu tỷ bằng cách đưa về SHT.SVT=SHT)
$B_2$: $x^2+y^2+z^2=(x+z)^2-y^2-2xz=(x+z)^2-y^2=(x-y+z)(x+y+z)$
Ta có: $x+z-y \ge 2 \sqrt{xz}-y =y \ge 1$
$x+y+z >1$
Do vậy $x^2+y^2+z^2 \in P \Rightarrow x+z-y=1 \Rightarrow x=y=z=1$
2. Bạn tham khảo tại đây
Thay $A=a-b;B=b-c$ thì $A+B=a-c$



#364212 Tìm tập hợp điểm M trong tứ giác ABCD sao cho: $MA^2+MB^2=MC^2+MD^2$

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 23-10-2012 - 18:55 trong Hình học

Tìm tập hợp điểm M trong tứ giác ABCD sao cho:
$MA^2+MB^2=MC^2+MD^2$
Nguồn: Chế



#403850 Tìm tất cả các số tự nhiên n để A nhận giá trị là một số nguyên tố.

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 10-03-2013 - 21:22 trong Số học

Cho $A=n^{2012}+n^{2011}+1$
Tìm tất cả các số tự nhiên n để A nhận giá trị là một số nguyên tố.

Gợi ý
$A=n^{2012}+n^{2011}+1=(n^{2012}-n^2)+(n^{2011}-n)+n^2+n+1 \vdots n^2+n+1$



#357699 Tìm tất cả các giá trị của $x, y, z$ thoả mãn đẳng thức: $...

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 30-09-2012 - 09:14 trong Đại số

Tìm tất cả các giá trị của $x, y, z$ thoả mãn đẳng thức: $\sqrt{x-y+z} = \sqrt{x}-\sqrt{y}+\sqrt{z}$


Ta có: $\sqrt{x-y+z} = \sqrt{x}-\sqrt{y}+\sqrt{z}$
$\Leftrightarrow \sqrt{x-y+z}+\sqrt{y}=\sqrt{x}+\sqrt{z}$
$\Leftrightarrow (\sqrt{x-y+z}+\sqrt{y})^2=(\sqrt{x}+\sqrt{z})^2$
$\Leftrightarrow x-y+z+y+2\sqrt{y(x-y+z)}=x+z+2\sqrt{xz}$
$\Leftrightarrow y(x-y+z)=xz$
$\Leftrightarrow (y-z)(y-x)=0$
Vậy $y=z \text{hoặc} y=x \text{thỏa mãn bài ra}$



#373131 Tìm tam giác đều nhỏ nhất sao cho có thể đặt 3 đĩa bán kính 2,3,4 vào đó mà k...

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 27-11-2012 - 21:08 trong Tổ hợp và rời rạc

Hình như bạn giải sai
Cái này là câu 7 trong 1996 Bulgaria Math Olympiad
(Trang 5 ấy) ---- File đính kèm

Mình gg dịch

Một tính toán ngắn cho thấy đĩa bán kính 3 và 4 có thể phù hợp với góc của một tam giác đều của các bên $11.\sqrt{3}$ để chỉ cần chạm, và một đĩa bán kính 2 một cách dễ dàng phù hợp với ba góc mà không chồng chéo lên nhau. Trên giao, nếu đĩa của bán kính 3, 4 thành một tam giác đều không chồng chéo và phù hợp, có tồn tại một đường phân cách chúng (ví dụ như một tiếp xúc với một vuông góc với dòng họ của trung tâm) chia tam giác anh a (có thể thoái hóa) tứ giác lồi. Trong mỗi phần, đĩa có thể được di chuyển vào một góc của tam giác ban đầu. Như vậy phù hợp với hai ổ đĩa vào các góc mà không chồng chéo lên nhau, do đó, chiều dài cạnh của tam giác nhỏ nhất là $11\sqrt{3}$

File gửi kèm




#369426 Tìm số nguyên $n$ với $100 \leq n \leq 1997$ th...

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 14-11-2012 - 17:04 trong Số học

Hình đã gửi



#342248 Tìm số chính phương có $5$ chữ số trong đó chỉ có một chữ số $...

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 31-07-2012 - 16:57 trong Số học

Mình mò ra số đó là : 27225



#348092 tìm min:$x+\frac{1}{y(x-8y)}$

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 19-08-2012 - 08:09 trong Bất đẳng thức và cực trị

Áp dụng Cauchy ta có:
$8y(x-8y) \le (\frac{8y+x-8y}{2})^2 =\frac{x^2}{4}$
$\Rightarrow \frac{1}{8y(x-8y)} \ge \frac{4}{x^2}$
Lại Cauchy ta có:
$P=x+ \frac{1}{y(x-8y)} \ge \frac{x}{2}+\frac{x}{2}+\frac{32}{x^2} \ge 6$
Dấu = xảy ra khi $x=4;y=\frac{1}{4}$



#342817 Tìm min. Tìm x, y

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 02-08-2012 - 15:04 trong Đại số

Bài 1:
$C=(x+y)^2+(x+1)^2-1 \geq -1$
Dấu = xảy ra khi $x=-1;y=1$
Bài 2:.
a. pt $\Leftrightarrow (x-3)(x+2)=0$.
$\Leftrightarrow \left[\begin{matrix}x=3\\x=-2\end{matrix}\right.$
b.pt $\Leftrightarrow (2x-1)(3x+2)=0$.
$\Leftrightarrow \left[\begin{matrix}x=\dfrac{1}{2}\\x=\dfrac{-2}{3}\end{matrix}\right.$
c. pt $\Leftrightarrow (2x-1)^2+(x+y)^2=0$.
$\Leftrightarrow x=\dfrac{1}{2}; y=\dfrac{-1}{2}$



#374834 Tìm min, max $S = \sqrt{a-b \cos x}+\sqrt{...

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 03-12-2012 - 19:04 trong Bất đẳng thức và cực trị

Em chỉ tìm được phần Max thôi ; phần Min em chưa nghĩ ra

ĐK: $\cos x; \cos (\alpha -x) \le \dfrac{b}{a}$

Áp dụng bất đẳng thức B.C.S ta có:

$A^2 \le 2[2a-b(\cos x+\cos (\alpha -x))]$

Mà $\cos x+\cos (\alpha -x)=2\cos \dfrac{\alpha}{2}.\cos\dfrac{\alpha-2x}{2} \ge -2\cos \dfrac{\alpha}{2}$

Vậy $A \le 2\sqrt{a+b\cos \dfrac{\alpha}{2}}$

Dấu = xảy ra khi và chỉ khi: $x=\dfrac{\alpha}{2}$



#481761 Trận 3 - Tổ hợp rời rạc

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 07-02-2014 - 21:47 trong Thi giải toán Marathon Chuyên toán 2014

Bài làm

Xét thành phố A bất kỳ

Gọi $S_1$ là tập hợp các thành phố mà có đường đi từ A đến

 

$S_2$ là tập hợp các thành phố mà có đường đi nơi đó đến A

 

$S_1$ là tập hợp các thành phố không có đường nối trực tiếp đến A

Do có 210 thành phố nên $|S_1|+|S_2|+|S_3|=209$

Nhận thấy các thành phố thuộc $S_1 $ không có đường đi trực tiếp với nhau.
Tương tự với $S_2$
Nhưng số đường đi giữa thành phố thuộc $S_1$ với thành phố thuộc $S_2$ nhỏ hơn hoặc bằng $|S_1|.|S_2|$

Số các đường đi giữa các thành phố thuộc tập $S_3$ không quá $|S_3|(|S_1|+|S_2|)$

Như vậy tổng số đường đi lớn nhất là:
$|S_1|+|S_2|+|S_1|.|S_2|+|S_3|(|S_1|+|S_2|)$
$=|S_1|.|S_2|+(|S_3|+1)|S_1|+(|S_3|+1)S_2$
$\le \dfrac{(|S_1|+|S_2|+|S_3|+1)^2}{3}=14700$

Dấu bằng có xảy ra nếu như có 70 thành phố thuộc nhóm I ;70 thành phố thuộc nhóm II ;70 thành phố thuộc nhóm III
Sao cho thành phố nhóm I có đường đến nhóm II ; nhóm II có đường đến nhóm II và nhóm III có đường đến nhóm I




#476822 Trận 1 - Số học

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 12-01-2014 - 09:20 trong Thi giải toán Marathon Chuyên toán 2014

Bài làm

Giả sử tồn tại (x;y) thỏa mãn $x^2=y^2+\sqrt{y+1}$ (ĐK: $y \ge -1$)
Thì $(x^2-y^2)^2=y+1$

*) Nếu $x^2=y^2 \Rightarrow x=y  \text{hoặc} x=-y \Rightarrow x=y=-1 \text{hoặc} x=1 ; y=-1$ (loại)
*) Nếu $x^2 \ne y^2$ suy ra $x^2-y^2 \ne 0$ hay

$\left[\begin{matrix} |x| \ge |y|+1\\ |x|\le |y|-1\end{matrix}\right.$

+) Nếu $|x| \ge |y|+1 \Rightarrow x^2 \ge y^2+2y+1 \Rightarrow x^2-y^2 \ge 2|y|+1\\ \Rightarrow x^4-2x^2y^2+y^4 \ge 4y^2-4|y|+1 \ge 4y^2-4y+1 \\ \Rightarrow (x^2-y^2)^2 \ge (2y-1)^2.$

+) Nếu $|x| \le |y|-1 \Rightarrow x^2 \ge y^2-2y+1 \Rightarrow x^2-y^2 \ge -2|y|+1\\ \Rightarrow x^4-2x^2y^2+y^4 \ge 4y^2-4|y|+1 \ge 4y^2-4y+1 \\ \Rightarrow (x^2-y^2)^2 \ge (2y-1)^2.$

Tóm lại ta luôn có : $(x^2-y^2)^2 \ge (2y-1)^2$
Từ giả thiết suy ra $y+1 \ge (2y-1)^2 \Rightarrow 4y^2-5y \le 0 \Rightarrow 0 \le y \le 2$

Nếu $y=0 \Rightarrow x=1$
Nếu $y=1 $ loại
Nếu $y=2$ loại

Vậy $(x;y)=(1;0)$

 

Sai từ dòng này

$|x| \le |y|-1 \Rightarrow x^2 \ge y^2-2y+1$

$d=5$

$d_{mr}=0;d_{tl}=0;d_{t}=0$

$S=28$




#402511 Trang web giải toán online nhận quà

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 06-03-2013 - 19:18 trong Phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy - Các trang web hay

Giải hộ cái

Two six-sided dice each have the numbers 1 through 6 on their faces. Neither die is fair, but they are both weighted the same. The probability of rolling a certain number on one die is given in the table below:
$\begin{array}{c|cccccc} \mbox{number} & 1 & 2 & 3 & 4 & 5 & 6\\ \hline \mbox{probability} & \frac{1}{6} & \frac{1}{6} & \frac{1}{9} & ? & \frac{2}{9} & ?\\ \end{array}$
If the probability that the two dice both show the same numbers is $\left(\frac{2}{3}\right)^4,$ we can express the probability of rolling 10 on these two dice as \frac{a}{b}where aand bare coprime positive integers. What is the value of a + b?



#395155 Toán học trong đời sống

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 09-02-2013 - 10:50 trong Toán học lý thú

Từ một trò ảo thuật
Câu chuyện này diễn ra trên một chuyến tàu. Khoang gồm 5 thanh niên nam nữ và một ông khách khó tính nằm ở giường trên. Đám thanh niên, sau khi ổn định chỗ ngồi bèn đem bài ra chơi, có cả một số bạn bè của họ từ các khoang khác đến tham gia rất sôi nổi. Ông khách khó tính thì leo lên tầng thượng lấy sách ra đọc. Đám thanh niên gần như không còn chú ý đến vị khách này nữa.
Rồi đám đánh bài cũng tan. Vừa lúc đó ông khách bước xuống. Các cô gái có ý trêu, hỏi. “Anh ơi, anh làm nghề gì mà ít nói vậy”? “Tôi là GV Toán”, “Ôi, anh là GV Toán vậy anh đánh bài giỏi lắm nhỉ?” “Có, tôi biết đánh bài, nhưng cũng thường thôi” “Em tưởng học Toán giỏi là đánh bài giỏi?” “Không hẳn như vậy, đánh bài cần nhiều kỹ năng tổng hợp hơn là Toán. Toán không giúp nhiều cho đánh bài, nhưng tôi có thể dùng Toán để làm một trò ảo thuật cho các bạn xem” “Vâng, vâng, anh thử làm xem” – Đám thanh niên nhao nhao.
Ông khách khó tính – từ nay chúng ta sẽ gọi là ông giáo – cầm bộ bài và vẫy một thanh niên trong nhóm ra bên ngoài thảo luận, sau đó họ quay lại. Ông giáo nói:
“Bây giờ chúng ta thực hiện trò ảo thuật như thế này. Đầu tiên, tôi sẽ sang khoang bên cạnh. Bạn này, người trợ lý của tôi, sẽ cùng ở đây với các bạn. Trò ảo thuật sẽ được tiến hành như sau: Các bạn sẽ chọn ra 5 quân bài tuỳ ý, đưa cho người trợ lý của tôi. Người trợ lý của tôi sẽ giữ lại một quân bài. 4 quân bài còn lại, bạn ấy sẽ lần lượt đưa cho các bạn đem sang cho tôi. Sau khi nhận đủ 4 quân bài từ các bạn, tôi sẽ đoán ra quân bài còn lại”.
“Không tin, không tin, anh làm thử xem!”
Và thật ngạc nhiên, trò ảo thuật diễn ra thành công. Đám thanh niên rất lấy làm thán phục. Ông khách khó tính trở nên thân thiện hơn với đám thanh niên, ông giảng giải cho họ “bí mật” của trò ảo thuật thật dễ hiểu, vì thế, mặc dù toàn là dân nhân văn và kỹ thuật, họ cũng học được “món nghề” chỉ qua 5 phút giảng giải. Ông khách còn bày cho họ nhiều trò ảo thuật khác, đố họ nhiều bài toán khác thật vui. Và họ nghĩ “Hoá ra toán học cũng thú vị và hấp dẫn thật!”. Họ xin địa chỉ email của ông khách để có dịp sẽ tiếp tục thọ giáo.
Còn bạn, bạn có thấy Toán học thú vị và hấp dẫn không? Và bạn có đoán biết được “bí mật” của trò ảo thuật nói trên không?
Đến giải bóng đá FDC Close
Một trong các thanh niên ở câu chuyện nói trên được giao làm trưởng Ban tổ chức giải FDC Close (Giải bóng đá của công ty Phân phối FDC). Mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi, sân bãi, trọng tài, danh sách các đội, điều lệ giải, kinh phí, giải thưởng, tuyên truyền các loại đều đã OK. Chỉ còn sắp lịch thi đấu nữa là OK.
“Việc này dễ như bỡn, để em làm cho” “Chú đừng đùa, sắp lịch là khó lắm đó, đâu dưng hồi anh học ở trường, có hẳn môn gọi là bài toán lập lịch” “Ôi dào, anh cứ vẽ, để em đem cái lịch năm ngoái ra modify lại 1 cách là xong chứ gì” “Năm ngoái 8 đội khác, năm nay mười đội khác” “Ôi dào, 8 với 10 thì cũng như nhau thôi” “OK, chú thấy dễ thì chú làm đi”.
Nửa tiếng sau, cậu trai “dễ như bỡn” bắt đầu vò đầu bứt tai “Em xếp đến vòng thứ bảy ngon lành rồi, nhưng còn hai vòng cuối xếp mãi không được!” “Thì anh đã bảo chú rồi, thôi, vào đây, chúng ta cùng trí tuệ tập thể xem sao”.
“Trí tuệ tập thể” hoá ra cũng không giúp được gì. Hơn một giờ đồng hồ nữa lại trôi qua mà cái lịch cho 10 đội thi đấu vòng tròn một lượt vẫn chưa có. Bây giờ không chỉ là cậu “dễ như bỡn” mà cả bọn đều vò đầu bứt tai … Bỗng anh cả vỗ đùi “Tao nghĩ ra rồi!” “Đâu đâu, đại ca quả là thông minh thật, show cho anh em xem nào” “Không phải, tao đã làm ra đâu, nhưng tao biết người có thể giúp chúng ta” “Ai vậy anh, anh định nhờ mấy thằng ở công ty khác? Bọn nó cũng như mình thôi, anh à” “Chúng mày có nhớ đến ông giáo trên chuyến tàu dạo nọ không? Để tao email cho ông ấy” “Ừ, đúng rồi, cũng chưa chắc là ông ấy đã làm được, nhưng ta cứ thử xem”.
20 phút sau, ông giáo đã email lại. Cả bọn vui mừng mở mail ra và thấy một lịch thi đấu vuông vắn trong file Excel đã được gửi về, kiểm tra lại thấy hoàn hảo, chính xác hoàn toàn. “Chà, đúng là Toán học. Sao hồi đó mình cũng học Toán mà không biết cái này nhỉ” “Thì mày học toán tích phân, vi phân với đại số tuyến tính đâu có liên quan gì đến cái món này!” “Thế cái này là trong môn nào?” “Tao cũng chẳng biết nữa, hình như là Toán rời rạc” “Làm gì có, toán rời rạc thì học logic, tập hợp, hàm Bool, lý thuyết đồ thị chứ làm gì có món này” “Ừ, có lẽ hôm nào phải đến gặp ông giáo hỏi xem sao” “Có lý!”.
Các bạn có muốn cùng chúng tôi đến hỏi bí mật của ông giáo? Hay các bạn có thể tự mình lập lịch thi đấu cho giải đấu gồm 10 đội bóng thi đấu vòng tròn một lượt?
Câu chuyện ở nhà ông giáo
“Các em ạ, thực ra thì ngành Toán nào mà các em học ở Đại học cũng đều có ứng dụng trong thực tế cả. Giải tích và phương trình vi phân rất cần cho các kỹ sư điện, cầu đường, thuỷ lợi, chế tạo máy. Không có mấy môn này làm gì có những thành tựu vĩ đại của con người trong chinh phục không gian vũ trụ, trong nghiên cứu trái đất và khí quyển. Môn xác suất thống kê rất cần trong lĩnh vực kinh tế, cho hải quan, cho ngành khí tượng thuỷ văn, cho thương mại điện tử, cho thị trường chứng khoán. Đặc biệt, các ngành xã hội như tâm lý, nghiên cứu xã hội học, xã hội học môi trường cũng rất cần đến công cụ toán học này. Đại số đại cương và đại số tuyến tính lại áp dụng nhiều trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp, toán kinh tế, quy hoạch tuyến tính, lý thuyết mã hoá bảo mật thông tin. Số học, môn học cổ xưa và “già cỗi” nhất, tưởng chừng đã kết thúc sự phát triển của mình trong thế kỷ 20, lại được hồi sinh nhờ có những ứng dụng tuyệt vời trong hệ mã công khai RSA và các hệ mã khác …”
“Vâng, thế nhưng bọn em rất thắc mắc, bài toán lập lịch vừa rồi thì thuộc môn nào ạ?”
“Thực ra, cũng khó có thể nói bài toán đó thuộc lĩnh vực nghiên cứu của ngành nào. Để giải một bài toán ứng dụng, các bạn cần có một kiến thức nền tảng tốt, và một tư duy đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Khi học các môn học, các bạn phải tìm hiểu rõ về xuất xứ của nó, về ý nghĩa của nó, về ứng dụng của nó. Ví dụ học đạo hàm là phải hiểu ý nghĩa vật lý và ý nghĩa hình học của nó, học thống kê thì phải hiểu ý nghĩa của trung bình, trung vị, phương sai, học phương trình vi phân thì phải hiểu các phương trình đó xuất phát từ đâu … Thiếu những điều đó, các kiến thức của các bạn sẽ vô hồn, vô cảm và bạn sẽ nhớ chúng một cách rất máy móc …”
“Bài toán các bạn vừa gửi hôm trước tôi cũng chưa từng giải. Chúng tôi thường đưa nó vào dạng toán Tổ hợp hay Toán rời rạc. Tôi đã đi đến lời giải bằng trình tự sau: Từ lịch thi đấu cho 4 đội (cái này dễ), lập lịch thi đấu cho 3 đội (cái này còn dễ hơn), từ lịch thi đấu cho 3 đội, lập lịch thi đấu cho 6 đội (cái này là mấu chốt!). Từ lịch thi đấu cho 6 đội, lập lịch thi đấu cho 5 đội (lại quá dễ), từ lịch thi đấu cho 5 đội, lập lịch thi đấu cho 10 đội (cái này quen rồi). Lối tư duy như vậy gọi là đệ quy hay quy nạp. Các bạn cứ thử làm xem sao nhé!”.
Bài toán của ông giáo
Đám thanh niên hỉ hả ra về. Có vẻ họ cũng chưa hiểu hết những lời ông giáo nói vì dù đã học qua ở bậc đại học, nhiều thuật ngữ cứ có vẻ lùng bùng trong tai. Nhưng bài toán mà ông giáo tặng họ lúc ra về thì họ vẫn nhớ và đang tranh cãi nhau để tìm lời giải. Sau đây là nguyên văn bài toán:
Tại một nhà tù ở Hành tinh xanh, người cai ngục thấy rằng nhà tù thì quá chật mà tù nhân thì ngày càng đông, bèn tập hợp các tù nhân lại và nói rằng “Các bạn, tôi thực sự muốn phóng thích các bạn, để các bạn ra ngoài đóng góp cho xã hội và tự nuôi sống bản thân. Tôi thấy các bạn rất dễ thương và nhiều người trong các bạn rất tài giỏi. Nhưng điều đó là chưa đủ để các bạn thành công trong xã hội. Các bạn còn phải biết chia sẻ, biết suy nghĩ và làm việc vì cộng đồng. Và các bạn còn phải có đôi chút may mắn nữa. Vì thế tôi có một trò chơi, vừa mang tính may rủi, vừa mang tính đồng đội. Đội nào thắng cuộc sẽ được phóng thích!”
“Ura, sếp nói ngay đi, chúng tôi rất phấn khích”
“OK. Điều kiện thế này, các bạn lập thành các nhóm, mỗi nhóm 20 người. Sau đó tôi sẽ đi và đội cho mỗi bạn 1 chiếc mũ màu đen hoặc màu trắng lên đầu. Các bạn sẽ không nhìn thấy màu mũ của mình, nhưng có thể nhìn thấy mũ của những người còn lại. Sau đó, các bạn sẽ đoán màu mũ của mình bằng đúng một câu nói “Mũ của tôi có màu …”. Nếu tất cả 20 người trong nhóm đều nói đúng thì tôi sẽ phóng thích …”
“Trời ơi, sếp làm vậy thì sếp giỡn chơi mình rồi” – một tù nhân, có vẻ giỏi toán nói “Mỗi thằng có 50% đúng, bắt 20 thằng đều nói đúng thì bằng giết người ta chứ nhân đạo nỗi gì!”
“Vậy tôi mới nói, các bạn không thể hành động riêng lẻ, cá nhân, các bạn phải biết kết hợp thông tin của cộng đồng, hành động vì cộng đồng. Tôi cho các bạn 10 phút thảo luận trước khi bắt đầu cuộc chơi. Hãy tìm cách để tăng khả năng được phóng thích của nhóm mình”.
Các bạn độc giả, các bạn có tìm được lời giải tước đám thanh niên FDC? Và các bạn có thể giúp được các tù nhân? Kỳ tới, tôi sẽ nhờ ông giáo giải đáp các thắc mắc đặt ra từ bài báo này.
Theo : TS.Trần Nam Dũng



#399424 Toán học trong đời sống

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 23-02-2013 - 20:41 trong Toán học lý thú

Toán học nói chung và xác suất thống kê nói riêng rất gần gũi với những vấn đề trong đời sống thực tế. Hai mẩu chuyện nhỏ mà chúng tôi xin kể có thể góp phần chứng minh cho điều đó

Đã có thể yên tâm?
Tôi có một anh bạn làm ở một hãng mỹ phẩm. Thỉnh thoảng gặp nhau, chúng tôi lại đem chuyện công việc của nhau ra chia sẻ. Tôi thì nói về chuyện học trò, chuyện dạy dỗ, còn anh ấy thì nói chuyện hàng hoá, chuyện cạnh tranh.
Một lần, khi tôi hỏi “Công việc của công ty cậu dạo này ra sao?”, anh trả lời “Rất ổn, mặt hàng kem đánh răng của công ty tớ chiếm đến 70% thị trường, so với 30% của đối thủ cạnh tranh chính”. “Và công ty hoàn toàn yên tâm về điều đó?”, “Thực ra thì tháng vừa rồi có giảm sút tí chút, nhưng vẫn hơn xa đối thủ, cũng chẳng có gì đáng lo”.
Sẵn có máu toán học, tôi nói với anh bạn “Cậu đừng lạc quan quá như vậy, trong mô hình kinh tế, không chỉ phân khúc thị trường hiện tại là quan trọng, mà phải tính đến xu thế, tính đến độ trung thành của khách hàng”. “Cậu lại bệnh nghề nghiệp rồi. Kinh doanh là nghề của tớ, toán của cậu chỉ dùng để gõ đầu trẻ thôi”.
Tức mình vì bị bạn coi nhẹ, tôi bèn tự đi làm một cuộc nghiên cứu thị trường. Được cái sinh viên học sinh nhiều nên việc này không mấy khó khăn. Tính ra thì độ trung thành của nhóm khách hàng công ty bạn tôi thấp hơn công ty đối thủ một chút 80% vẫn tiếp tục mua hàng, còn 20% chuyển sang mua hàng của đối thủ, trong khi chỉ số trung thành/thay đổi của công ty đối thủ là 90%/10%. Tôi làm thử một phép toán thì thấy sau 1 tháng, công ty bạn tôi chỉ còn 0.8*70% + 0.1*30% = 59%, còn công ty đối thủ được 0.9*30% + 0.2*70% = 41%.
Tôi giật mình. Vậy mà bạn tôi thấy vẫn có thể yên tâm. Đúng là 59 thì lớn hơn 41 thật, nhưng đó thật sự là một xu thế đáng lo ngại. Tôi đến gặp người bạn của tôi và trình bày vấn đề. Để tạo ấn tượng, tôi tính cho anh tình hình của tháng tiếp theo nữa (với giả định kết quả điều tra phản ánh đúng xu thế của khách hàng): sau 1 tháng nữa, công ty bạn tôi chỉ còn 0.8*59% + 0.1*41% = 51.3%, còn công ty đối thủ thì đạt được 0.9*41% + 0.2*.59 = 48.7% thị phần.
“Ôi, thế thì chết thật, anh bạn tôi rên rỉ. Mình cứ nghĩ nó giảm rồi nó lại tăng chứ. Ai ngờ có thể có tình huống xấu đến thế à. Kiểu này nó chiếm hết thị trường của mình chứ chẳng chơi”.
Nhìn bạn mình lo lắng, vo đầu bứt tai, tôi bèn bảo “Cậu thật thiếu bản lĩnh của một nhà kinh doanh. Nếu tình hình đã thế thì cậu phải tìm cách giải quyết, dùng các chính sách, các chương trình chăm sóc khách hàng để lôi kéo, thu phục lòng trung thành của khách hàng.” “Nhưng chính sách ra đâu có hiệu quả ngay, với tốc độ này, vài tháng nữa có còn khách hàng nữa đâu mà thu phục!”
Lại phải đem toán học ra để trấn an bạn. Tôi đã tính cho bạn tôi là giả sử chỉ số trung thành của khách hàng vẫn giữ nguyên thì tình hình sẽ không đến nỗi là công ty bạn tôi sẽ mất hết thị phần.
Các bạn thân mến, các bạn có thể giúp bạn tôi đỡ lo bằng các tính toán của các bạn không? Nói cho bạn tôi biết, sau 12 tháng, với xu thế này, công ty của bạn tôi sẽ còn bao nhiêu phần trăm thị phần. Và cũng chứng minh giùm cho bạn tôi rằng, sẽ chẳng bao giờ công ty đối thủ chiếm được hoàn toàn thị phần, cho dù sau 10 năm nữa (với giả định các chỉ số trung thành giữ nguyên). Các bạn có thể dùng đệ quy, có thể dùng ma trận, hay đơn giản hơn là một bảng Excel là trả lời được ngay.

Nghịch lý ngày sinh

Sau vụ nghiên cứu thị trường, anh bạn tôi đâm ra nghiện toán, bèn mời tôi đến công ty anh ấy để nói chuyện về toán. Tôi hãi lắm vì từ trước đến giờ chỉ dạy cho học sinh, sinh viên chứ có bao giờ dám nói chuyện trước một đám đông, mà lại toàn là những người giỏi giang, thành đạt. Nhưng mà lỡ bị tín nhiệm rồi nên cũng đành nhắm mắt đưa chân.
Trong nghệ thuật thuyết trình có nêu rõ, cho dù bạn có nói về một vấn đề hay đến đâu, nếu không thu phục được thính giả thì mọi sự chuẩn bị của bạn cũng sẽ đổ sông, đổ biển. Họ không nghe bạn thì làm sao biết hay, biết dở. Vì thế, cho dù tôi rất muốn nói về xích Markov, về mô hình thống kê, nhưng điều đầu tiên tôi cần phải làm cho những đồng nghiệp của bạn tôi nghe tôi nói đã.
Đầu tiên, tôi định dùng trò ảo thuật bài hôm trước, nhưng nghĩ lại, họ lại cho rằng mình có chuẩn bị trước, hay có gì ma giáo ở đây. Suy nghĩ mãi, tôi bèn nảy ra một ý táo bạo.
Bước vào hội trường, thấy có khoảng 50 người đến nghe tôi nói chuyện. Sau khi nghe bạn tôi giới thiệu, họ cũng vỗ tay tán thưởng, nhưng thái độ có vẻ khá e dè, trong ánh mắt lộ vẻ nghi ngờ “Chẳng hiểu ông này lại đến truyền bá toán học cho anh em mình làm gì?”.
Tôi thực hiện ngay ý tưởng của mình “Xin chào tất cả các anh chị. Như anh Xuân đã giới thiệu, tôi là dân toán và khả năng chính của tôi là tính toán. Và vừa rồi, trong lúc bước vào hội trường, tôi vừa tính ra một thông tin thú vị về các anh chị”. “Đó là thông tin gì vậy? Tuổi trung bình của chúng tôi chăng?” “Không, không phải là tuổi, nhưng là một vấn đề liên quan. Trong các anh chị, có ít nhất hai người có trùng sinh nhật!” “Tầm thường, công ty chúng tôi có hơn 400 nhân viên, chuyện có 2 người trùng ngày sinh là chuyện bình thường!” – một người nói; “Theo nguyên lý chuồng và thỏ gì gì đó” – một người khác đế thêm.
“Không”, tôi chờ 1 lúc rồi chậm rãi tiếp lời “tôi không nói về cả công ty của các anh chị, tôi chỉ nói về những người đang có mặt ở đây!”, “Ah, điều này thì khó tin nha! Một năm có 365 ngày, thậm chí có năm có 366 ngày. Ở đây cùng lắm là được 55 người, làm sao anh dám quả quyết như vậy. Hoạ chăng là anh biết trước ngày sinh của mọi người!” – anh lúc nãy vừa nói về nguyên lý chuồng và thỏ phản hồi ngay.
Thấy tình hình tiến triển thuận lợi, vì có chân gỗ quá tốt, và nhắm chừng mọi người có vẻ tin anh chàng “chuồng và thỏ” và không tin tôi, tôi ra đòn cuối cùng “Nếu các anh chị không tin, cứ viết thử ngày sinh của mỗi người ra giấy và chúng ta sẽ thử kiểm tra xem. Tôi không dám khẳng định 100%, nhưng tôi rất tin vào các tính toán của mình”.
Mỗi người lấy một tờ giấy nhỏ và viết ngày sinh của mình vào đó, sau đó tôi thu lại và giao cho hai người kiểm tra. Thật may mắn cho tôi, khi kiểm đến tờ giấy thứ 30 đã tìm được ngay 2 người trùng ngày sinh. Mọi người rất bất ngờ và ngạc nhiên thú vị với kết quả này. Từ đó, tôi tạo được một sự tin tưởng và bài nói chuyện của tôi sau đó về thống kê mô tả và xích Markov đã diễn ra vô cùng suôn sẻ, hứng thú cho cả tôi lẫn cho các thính giả mà ban đầu còn được coi là bất đắc dĩ.
Sau buổi nói chuyện, trên đường về, anh bạn tôi nói “Cậu liều thật, dám đưa ra một dự đoán rất chông chênh. Đúng là tớ biết có cậu Thông và cậu Phong có cùng ngày sinh, nhưng cậu Thông đã cố tình ghi sai ngày sinh, vậy mà vẫn có hai phiếu trùng. Lạ và may mắn cho cậu thật!”. Tôi trả lời “Tớ luôn may mắn như vậy đấy!”. Thực ra, tôi biết độ liều của mình không lớn.
Các bạn thân mến, các bạn nghĩ gì về cú liều của tôi? Có phải tôi vừa chơi 5 ăn 5 thua hay không? Hay khả năng đúng của tôi thấp hơn? Cao hơn? Và bạn có dám đặt cược với tôi 5 ăn 5 thua rằng trong số 30 sinh viên của lớp bạn, có ít nhất hai người có cùng sinh nhật? Nếu cho bạn chọn, bạn sẽ lấy bên nào? (để thật sự fair play, đừng hỏi ngày sinh các bạn trong lớp của bạn trước nhé!).
Theo Trần Nam Dũng



#413994 TOÁN HỌC VÀ Tuổi TRẻ Số 430 THÁNG 4 - 2013

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 20-04-2013 - 21:52 trong Toán học & Tuổi trẻ

Link download: http://www.mediafire...8atfb4g0dhy55pn

 




#381517 Topic post ảnh người yêu, bạn gái,...

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 29-12-2012 - 11:12 trong Góc giao lưu

Hình đã gửi



#349590 Topic post ảnh người yêu, bạn gái,...

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 25-08-2012 - 17:52 trong Góc giao lưu

Xịn giới thiệu mọi người
Bạn này học cùng lớp với em
Là người WhjteShadow gọi là chị (= mồm thôi); Trong lòng chắc là .... :icon12:

Link đây
http://diendan.hocma...pictureid=89622

Thứl lỗi cho mình vì ảnh ko up đc



#348766 Topic nhận đề PT, BPT, HPT, HBPT

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 21-08-2012 - 14:29 trong Thi giải toán Marathon dành cho học sinh Chuyên Toán 2013

Họ và tên : Hoàng Trung Hiếu
Nick diễn đàn: hoangtrunghieu22101997
Toán thủ xin được gửi đề vòng 1
Đề bài: Giải phương trình
$$7x^2-13x+8=2x^2.\sqrt[3]{x(1+3x-3x^2)}$$
Đáp án của toán thủ
Xét x=0
Thấy x=0 không là nghiệm của phương trình
Xét $x \ne 0$
Chia cả 2 vế phương trình đầu cho $x^3$.
Tức là : $\frac{7}{x}-\frac{13}{x^2}+\frac{8}{x^2}=2.\sqrt[3]{\frac{1}{x^2}+\frac{3}{x}-3}$(1)
Đặt $\frac{1}{x}=y$
(1) trở thành
$8y^3-13y^2+7y=2\sqrt[3]{y^2+3y-3}$
Đặt $\sqrt[3]{y^2+3y-3}=u;2y-1=v$
Ta có:
$v^3-y^2+y+1=2u$
$u^3-y^2+y+1=2v$
Trừ vế ta được:
$v^3-u^3=2(u-v)$
$\Leftrightarrow (v-u)(v^2+uv+u^2+2)=0$
$\Leftrightarrow v=u$(vì $v^2+uv+u^2+2>0$)
Cho nên
$\sqrt[3]{y^2+3y-3}=2y-1$
$\Leftrightarrow (y-1)(8y^2-5y-2)=0$
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm
$S={1;\frac{5-\sqrt{89}}{16};\frac{5+\sqrt{89}}{16}}$



#350929 Topic nhận đề Hình học

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 30-08-2012 - 16:34 trong Thi giải toán Marathon dành cho học sinh Chuyên Toán 2013

Toán thủ: hthtb22 (MO24)
Ra đề trận 2 : Hình hoc
Đề bài: Cho tam giác ABC nội tiếp (O) ; trực tâm H.
P,Q lần lượt thuộc AB,AC sao cho AP=AQ và PQ đi qua H.
Gọi O' là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác APQ.
M,N lần lượt thuộc AB,AC sao cho MN đi qua H và vuông góc OO'.
Chứng minh: HM=HN.
Hình vẽ:
Hình đã gửi

Chứng minh:<vắn tắt>
- Bước 1 ; Chứng minh : $OO' // HD$ (D là trung điểm BC)
AO' cắt PQ tại F; E thuộc AO sao cho OD=OE
I là giao PQ và AO
$\widehat{BAH}=\widehat{CAO}$(cùng phụ $\widehat{B}$)
Ta có $\Delta AHI$ ~ $\Delta ODE$(2 tam giác cân có góc ở đỉnh = nhau)
Mà AH=2OD nên HI=2DE ; HF//DE(2 góc đòng vị = nhau)
Mặt khác F trung điểm HI nên HF=DE
Nên tứ giác HFDE là hình bình hành
Nên HD // FE
Chứng minh : $\Delta O'FQ $~ $\Delta ODC$
Suy ra tỉ số để suy ra $OO' // EF$
Vậy $OO' // HD$

- Bước 2 : Chứng minh HM=HN
$MN \perp HK$ (K là giao AO với (O))
Nên $BMHK; CNHK$ lần lượt là tứ giác nội tiếp
Nên $\widehat{HCN}=\widehat{HKC}$
$\widehat{MBH}=\widehat{MKH}$
Mà $\widehat{HCN}=\widehat{MBH}$ (phụ với $\hat{A}$)
Nên $\widehat{HKM}=\widehat{HKN}$
Mà $MN \perp HK$
Nên tam giác MNK cân
Nên HM=HN



#375658 Topic nhận đề Bất đẳng thức

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 06-12-2012 - 21:03 trong Thi giải toán Marathon dành cho học sinh Chuyên Toán 2013

Cho $a;b;c$ không âm .
Tìm $k$ lớn nhất sao cho bất đẳng thức sau đúng:
$\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+a}+\dfrac{c}{a+b} \ge \dfrac{3}{2}+\dfrac{k.max{(a-b)^2,(b-c)^2,(c-a)^2}}{ab+bc+ca}$

Hình đã gửi



#384651 Thông báo 1 : Khóa học "Soạn thảo tài liệu khoa học với $\LaTeX...

Đã gửi bởi hoangtrunghieu22101997 on 08-01-2013 - 12:38 trong Nơi diễn ra Khóa học

Em đăng kí :icon6: