Đến nội dung

donghaidhtt nội dung

Có 514 mục bởi donghaidhtt (Tìm giới hạn từ 30-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#284960 Tìm các số tự nhiên m,n biết: $7m=11n$ và $(m,n)=45$

Đã gửi bởi donghaidhtt on 24-11-2011 - 22:59 trong Số học

Ta có (m,n)=45
=> tồn tại a,b nguyên để am+bn=45 (định lý trong phần ước chung lớn nhất)
nhân 2 vế với 7
7am+7bn=315
mà 7m=11n
=> 11na+7nb=315
n(11a+7b)=315
=> 315 chia hết cho n
- n chia hết cho 45
và 7m=11n => m=(11n chia 7)
- m nguyên nên n chia hết cho 7
n chia hết cho 7 và n chia hết cho 45
mà (7,45)=1
=> n chia hết cho 7*45
hay n chia hết cho 315
mà 315 chia hết cho n nữa
=> n=315
=> m=495
vậy ..................
cách làm của mình là vậy. có gì sai nhờ các bạn sửa cho!!!!!!!!! :unsure: :unsure: :unsure: :unsure: :unsure: :unsure:



#284964 a,Chứng minh rằng nếu số nguyên $a$ không chia hết cho 5 thì $...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 24-11-2011 - 23:31 trong Số học

mình mới làm câu a: còn Fecmat câu b thì thầy chưa dạy nên chắc ko dc dùng
a\ $a^{4}-1=(a^{2}-1)(a^{_{2}}+1)=(a-1)(a+1)(a^{2}+1)$
có $a=5k+r$ (r và k nguyên và 0$\leq$r$<$5)
vì a ko chia hết cho 5 nên r từ 1 tới 4
với r=1 => a-1 chia hết cho 5
với r=2 => $a^{_{2}}$+1 chia hết cho 5
với r=3 => $a^{_{2}}$+1 chia hết cho 5
với r=4 => a+1 chia hết cho 5
Nên $a^{_{4}}$-1 chia hết cho 5



#284967 a,Chứng minh rằng nếu số nguyên $a$ không chia hết cho 5 thì $...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 24-11-2011 - 23:37 trong Số học

ko, dc chứ. Nhưng bọn mình đang học trên lớp chưa tới fecmat, mà thầy ra bài về nhà nên phải sử dụng nhị thức Niu-tơn và biến đổi thường.



#284969 a,Chứng minh rằng nếu số nguyên $a$ không chia hết cho 5 thì $...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 24-11-2011 - 23:42 trong Số học

thầy gợi ý như thế này này: $(ca^{_{4}}+db^{_{4}}) =c(a^{_{4m}}-1)+d(b^{_{4n}}-1)+(c+d)$
và sử dụng đẳng thức Nếu k là số nguyên dương ta có $x^{^{k}}-y^{_{k}}=(x-y)(...)$



#321925 $ \left\{\begin{matrix} xy(x+y)=6\\ yz(y+z)=12...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 03-06-2012 - 05:59 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ $ \left\{\begin{matrix} xy(x+y)=6\\ yz(y+z)=12\\ zx(z+x)=30 \end{matrix}\right.$



#322000 Giải hệ phương trinh: $\left\{\begin{matrix} x+y+z = 0...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 03-06-2012 - 12:13 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài toán. Giải hệ phương trình: \[\left\{ \begin{array}{l}
x + y + z = 0\\
{x^2} + {y^2} + {z^2} = 10\\
{x^7} + {y^7} + {z^7} = 350
\end{array} \right.\]

Từ pt (1) ta có $ \left ( x+y+z \right )^{2}=0 \Leftrightarrow x^{2}+y^{2}+z^{2}+2xy+2yz+2zx=0 \Leftrightarrow 10+2(xy+yz+zx)=0 \Leftrightarrow xy+yz+zx=-5$
đặt A=x+y+z=0 , B=xy+yz+zx=-5 , C=xyz (cần tìm C)
Theo hệ thức Vi-ét đối với pt bậc 3 ta có x,y,z là nghiệm của pt $ X^{3}-AX^{2}+BX-C=0 \Leftrightarrow X^{3}-5X-C=0$
Đặt $S_{n}=x^{n}+y^{n}+z^{n}$
Ta có $ x^{3}-5x-C=0$ nhân 2 vế với $x^{n}$ ta có $x^{n+3}-5x^{n+1}-Cx^{n}=0$
Tương tự cho y,z ta có $y^{n+3}-5y^{n+1}-Cy^{n}=0$
$z^{n+3}-5z^{n+1}-Cz^{n}=0$
cộng 3 vế ta có $ S_{n+3}-5S_{n+1}-CS_{n}=0$ (công thức tổng quát có thể viết $ S_{n}-5S_{n-2}-CS_{n-3}=0$ hay $\ S_{n}=5S_{n-2}+CS_{n-3}$) (*)
Với $\ S_{0}=3, S_{1}=0, S_{2}=10$ theo công thức (*) ta tìm được $S_{3}=3C, S_{4}=50, S_{5}=25C \Rightarrow S_{7}=175C$ kết hợp với pt (3) $ S_{7}=350$ thì C=2
Vậy x,y,z là 3 nghiệm của pt $ X^{3}-5X-2=0$
$ \Leftrightarrow (X+2)(X^{2}-2X-1)=0 \Leftrightarrow \begin{bmatrix} X=-2\\ X=1-\sqrt{2}\\ X=1+\sqrt{2} \end{bmatrix}$
Vậy hệ pt có 6 nghiệm: $\begin{pmatrix} x; y; z \end{pmatrix}=(-2;1-\sqrt{2};1+\sqrt{2})$ và các hoán vị
Làm cách này thì trình bày hơi dài, ai có cách khác ko ạ?



#322012 Giải phương trình: $8x^2-8x+3=8x\sqrt{2x^2-3x+1}$

Đã gửi bởi donghaidhtt on 03-06-2012 - 12:41 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Phương trình $(*)$ có $\Delta ' = 4{x^2} - 4x + 1 = {\left( {2x - 1} \right)^2}$. Phương trình $\left( * \right)$ có hai nghiệm là:
\[\left[ \begin{array}{l}
t = 2x + \left( {2x - 1} \right) = 4x - 1\\
t = 2x - \left( {2x - 1} \right) = 1
\end{array} \right.\]

Em nghĩ cái này ko đúng vì đk pt là $2x^{2}-3x+1\geq 0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x\geq 1\\ x\leq \frac{1}{2} \end{bmatrix}$ nên $\ \sqrt{\Delta ^{'}}=\left | 2x-1 \right |$ phải xét các trường hợp chứ

mặc dù 2 trường hợp nhìn có vẻ giống nhau nhưng vẫn có sự khác biệt:

Tiếp theo bài hướng dẫn của anh WWW:
Với $ x\geq 1$: $ \sqrt{\Delta ^{'}}= 2x-1$, pt có 2 nghiệm $ \begin{bmatrix} t_{1}=4x-1\\ t_{2}=1 \end{bmatrix}$
Với $ x\leq \frac{1}{2}$ : $ \sqrt{\Delta ^{'}}= 1-2x$, pt có 2 nghiệm $ \begin{bmatrix} t_{3}=1\\ t_{4}=4x-1 \end{bmatrix}$
$ t= 2\sqrt{2x^{3}-3x+1}$ (**) , $t\geq 0$ nên đối với các trường hợp $ t_{1}, t_{4}$ xét thêm điều kiện $\ x\geq \frac{1}{4}$ để bình phương (**).
+Trường hợp $ x\geq 1$
. $ \begin{Bmatrix} t_{1}^{2}=8x^{2}-12x+4=16x^{2}-8x+1\\ x\geq 1\\ x\geq \frac{1}{4} \end{Bmatrix} \Leftrightarrow \begin{Bmatrix} x=\frac{-1+\sqrt{7}}{4}\\ x=\frac{-1-\sqrt{7}}{4}\\ x\geq 1 \end{Bmatrix}$
Vô nghiệm
.$ \begin{Bmatrix} t_{2}^{2}=8x^{2}-12x+4=1\\ x\geq 1 \end{Bmatrix} \Leftrightarrow \begin{Bmatrix} x=\frac{3+\sqrt{3}}{4}\\ x=\frac{3-\sqrt{3}}{4}\\ x\geq 1 \end{Bmatrix} \Leftrightarrow x= \frac{3+\sqrt{3}}{4}$
+Trường hợp $ x\leq \frac{1}{2}$:
.$ \begin{Bmatrix} x=\frac{3+\sqrt{3}}{4}\\ x=\frac{3-\sqrt{3}}{4}\\ x\leq \frac{1}{2} \end{Bmatrix} \Leftrightarrow x=\frac{3-\sqrt{3}}{4}$
.$ \begin{Bmatrix} x=\frac{-1+\sqrt{7}}{4}\\ x=\frac{-1-\sqrt{7}}{4}\\ \frac{1}{4}\leq x\leq \frac{1}{2} \end{Bmatrix} \Leftrightarrow x=\frac{-1+\sqrt{7}}{4}$
Thử lại thấy đúng.
Mình tách ra 2 trường hợp nên bị dài với lại ko biết mấy cái trường hợp có cần phải nêu ra như thế ko hay có thể nhóm lại bằng một cách khác? Bạn nào có cách nào hay không?



#322337 Cho AB ; BC ; CD ; DA lần lượt đi qua các điểm M (4;5) N(6;5) P(5;2) Q(2;1)...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 04-06-2012 - 10:47 trong Hình học phẳng

Bài 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho $ \bigtriangleup ABC$ vuông tại A; B(1;1) và đường thẳng AC: 4x+3y-32=0. Tia BC chứa điểm M sao cho BM.BC = 75; bán kính đường tròn ngoại tiếp $\bigtriangleup AMC$ bằng $\frac{5\sqrt{5}}{2}$ . Tìm tọa độ điểm C

Gọi C(x,y)
Có C thuộc đường thẳng AC nên 4x+3y-32=0$ \Leftrightarrow x=\frac{32-3y}{4}$
BA=5 theo công thức tính khoảng cách từ d(B,AC)
+ Tìm A Giải hệ: $ \begin{Bmatrix} 4x+3y-32=0\\ (x-1)^{2}+(y-1)^{2}=25 \end{Bmatrix} \Leftrightarrow A(5;4)$ (1)
+ Theo phương tích của B đối với đường tròn ngoại tiếp tam giác AMC (tâm O) $BM.BC=BO^{2}-R^{2}\Leftrightarrow BO^{2}=75+\frac{125}{4}=\frac{425}{4}$ (2)
+ Tìm O bằng cách giải hệ: $ \begin{Bmatrix} OA^2=\frac{125}{4}\\ OB^2=\frac{425}{4} \end{Bmatrix}\Leftrightarrow \begin{Bmatrix} (x-5)^2+(x-4)^2=\frac{125}{4}\\ (x-1)^2+(y-1)^2=\frac{425}{4} \end{Bmatrix}\Leftrightarrow \begin{Bmatrix} x=\frac{114-6y}{8}\\ (x-1)^2+(y-1)^2=\frac{425}{4} \end{Bmatrix}\Leftrightarrow\begin{bmatrix} y_{1}=9\Rightarrow x_{1}=7,5\\ y_{2}=5\Rightarrow x_{2}=10,5 \end{bmatrix}\Leftrightarrow \begin{bmatrix} O(7,5;9)\\ O(10,5;5) \end{bmatrix}$
+ Tìm C bắng cách giải hệ với 2 trường hợp của O: $ \begin{Bmatrix} x=\frac{32-3y}{4}\\ OC^{2}=\frac{125}{4} \end{Bmatrix}\Leftrightarrow \begin{bmatrix} C(8;0)\\ C(2;8)\\ C=(5;4)\equiv A(5;4) \rightarrow Sai \end{bmatrix}$
Vậy có hai nghiệm



#322813 Cho tứ giác ABCD. Xét M là điểm tùy ý, gọi P, Q, R, S thỏa:Tìm M sao cho: PA=...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 06-06-2012 - 09:34 trong Hình học phẳng

cho tứ giác lồi phải ko bạn?



#322819 Cho tứ giác ABCD. Xét M là điểm tùy ý, gọi P, Q, R, S thỏa:Tìm M sao cho: PA=...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 06-06-2012 - 09:58 trong Hình học phẳng

Cho tứ giác ABCD. Xét M là điểm tùy ý, gọi P, Q, R, S thỏa:
$\underset{MB + }{\rightarrow}$$\underset{MC + }{\rightarrow}$$\underset{MD}{\rightarrow}$$\underset{=4MP}{\rightarrow}$ (1)
$\underset{MC+}{\rightarrow}$$\underset{MD+}{\rightarrow}$$\underset{MA}{\rightarrow}$$\underset{=4MQ}{\rightarrow}$(2)
$\underset{MD+}{\rightarrow}\underset{MA+}{\rightarrow}\underset{MB}{\rightarrow}\underset{=4 MS}{\rightarrow}$(3)
$\underset{MA+}{\rightarrow}$$\underset{MB+}{\rightarrow}$$\underset{MC}{\rightarrow}$$\underset{=4MS}{\rightarrow}$(4)
Tìm M sao cho: PA=QB=RC=SD(*)

Với mỗi điểm M ta xét điểm G sao cho $ \vec{GA}+\vec{GB}+\vec{GC}+\vec{GD}+\vec{GM}=\vec{0}$. Vì A,B,C,D cố định nên ta quy về tìm G thay cho M.
$ \vec{MB}+\vec{MC}+\vec{MD}=3\vec{MG}+\vec{GB}+\vec{GC}+\vec{GD}=3\vec{MG}-(\vec{GM}+\vec{GA})=4\vec{MG}+\vec{AG}$
pt (1) $ \Leftrightarrow 4\vec{MG}+\vec{AG}=4\vec{MG}+4\vec{GP}\Leftrightarrow \vec{AG}=4\vec{GP}\Leftrightarrow 5\vec{AG}=4\vec{AP}$
Tương tự $ (2)\Leftrightarrow 5\vec{BG}=4\vec{BQ}, (3)\Leftrightarrow 5\vec{CG}=4\vec{CR}, (4)\Leftrightarrow 5\vec{DG}=4\vec{DS}.$
(*)$ \Leftrightarrow$$ PA=QB=RC=SD\Leftrightarrow GA=GB=GC=GD$
G là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác lồi ABCD dễ dàng suy ra M



#323116 Giải phương trình: $8x^2-8x+3=8x\sqrt{2x^2-3x+1}$

Đã gửi bởi donghaidhtt on 07-06-2012 - 13:23 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

uk, nghiệm $ \frac{-1-\sqrt{7}}{4}$ mới không thỏa mãn



#323120 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi donghaidhtt on 07-06-2012 - 14:25 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài 73
Giải hệ phương trình

$ \begin{Bmatrix} \ 2x\sqrt y + y\sqrt x = 3\sqrt {4y - 3} \ (1)\\ \ 2y\sqrt x + x\sqrt y = 3\sqrt {4x - 3} \ (2) \end{Bmatrix}$

Điều kiện: $ \begin{Bmatrix} x\geq \frac{3}{4}\\ y\geq \frac{3}{4} \end{Bmatrix}$
$ (1)\Leftrightarrow \sqrt{xy}(2\sqrt{x}+\sqrt{y})=3\sqrt{4y-3}\Leftrightarrow \sqrt{xy}=\frac{3\sqrt{4y-3}}{2\sqrt{x}+\sqrt{y}} (*)

(2)\Leftrightarrow \sqrt{xy}(2\sqrt{y}+\sqrt{x})=3\sqrt{4x-3}\Leftrightarrow \sqrt{xy}=\frac{3\sqrt{4x-3}}{2\sqrt{y}+\sqrt{x}}(**)$
Từ $ (*),(**)$$ \Leftrightarrow \frac{\sqrt{4y-3}}{2\sqrt{x}+\sqrt{y}}=\frac{\sqrt{4x-3}}{2\sqrt{y}+\sqrt{x}}

\Leftrightarrow 2\sqrt{4y-3}\sqrt{y}+\sqrt{4y-3}\sqrt{x}-2\sqrt{4x-3}\sqrt{x}-\sqrt{4x-3}\sqrt{y}=0

\Leftrightarrow (\sqrt{x}+\sqrt{y})(\sqrt{4y-3}-\sqrt{4x-3})=\sqrt{x}\sqrt{4x-3}-\sqrt{y}\sqrt{4y-3}


\Leftrightarrow -(\sqrt{x}+\sqrt{y})\frac{4(x-y)}{(\sqrt{4x-3}+\sqrt{4y-3})}=(x-y)\frac{(4x+4y-3)}{\sqrt{x}\sqrt{4x-3}+\sqrt{y}\sqrt{4y-3}}

\Leftrightarrow (x-y)A=0
\Leftrightarrow x=y$ (do $ A\neq 0$)
thay $ x=y$ vào $(1)$ $ (1)\Leftrightarrow \begin{Bmatrix} x^{3}-4x+3=0\\ x\geq \frac{3}{4} \end{Bmatrix}\Leftrightarrow \begin{Bmatrix} \begin{bmatrix} x=y=1\\ x=y=\frac{-1+\sqrt{13}}{2}\\ x=y=\frac{-1-\sqrt{13}}{2} \end{bmatrix}\\ x\geq \frac{3}{4} \end{Bmatrix} \Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=y=1\\ x=y=\frac{-1+\sqrt{13}}{2} \end{bmatrix}$
Vậy pt có 2 nghiệm...



#323126 Gỉa phương trình: $\sqrt[3]{7x-8}+\sqrt{\frac{7-2x^{2}}{6...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 07-06-2012 - 15:13 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Làm sao để tách 2-x vậy? coaai có phương pháp gì ko?



#323141 giải hệ $ \begin{Bmatrix} 3(x+\frac{1}{x})+4(y+\frac{1}{y...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 07-06-2012 - 16:23 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

giải hệ $ \begin{Bmatrix} 3(x+\frac{1}{x})+4(y+\frac{1}{y})+5(z+\frac{1}{z})\\ xy+yz+zx=1 \end{Bmatrix}$



#323279 Giải hệ phương trình : $$\left\{\begin{array}{1}2x_...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 07-06-2012 - 23:55 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

từ $ (2),(3)\Rightarrow x_{1}=2x_{2} ; (1),(4)\Rightarrow 2x_{1}=-x_{2}$
nên $ x_{1}=x_{2}=0$ hệ trở thành $ \begin{Bmatrix} 2x_{3}+x_{4}+x_{5}-x_{6}=1 (1)\\ -x_{3}+2x_{4}+x_{5}-x_{6}=1 (2)\\ x_{3}-x_{4}-x_{5}+2x_{6}=1 (3)\\ x_{3}-x_{4}+2x_{5}+2x_{6}=1(4) \end{Bmatrix}$
$ (1)+(3)\Rightarrow 3x_{3}+x_{6}=2; (2)+(3)\Rightarrow x_{4}+x_{6}=2$
nên $x_{4}=3x_{3}$
hệ trở thành $\begin{Bmatrix} 5x_{3}+x_{5}-x_{6}=1(*)\\ -2x_{3}-x_{5}+2x_{6}=1(**)\\ -2x_{3}+2x_{5}+2x_{6}=1(***) \end{Bmatrix}$
$ (**)+(***)\Rightarrow x_{5}=0$ hệ trở thành $ \begin{Bmatrix} 5x_{3}-x_{6}=1\\ -2x_{3}+2x_{6}=1 \end{Bmatrix} \Leftrightarrow \begin{Bmatrix} x_{3}=\frac{3}{8}\\ x_{6}=\frac{7}{8} \end{Bmatrix}$
Vậy nghiệm của hệ là $ (x_{1};x_{2};x_{3};x_{4};x_{5};x_{6})=(0;0;\frac{3}{8};\frac{9}{8};0;\frac{7}{8})$



#323282 $ \sqrt{x^2+2}+\sqrt{y^2+3}=\dfrac{7}{2}$ và $x...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 08-06-2012 - 00:04 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$ (2)\Leftrightarrow x=\frac{3}{2}-y$
$(1)\Leftrightarrow \sqrt{(\frac{3}{2}-y)^{2}+2}+\sqrt{y^{2}+3}=\frac{7}{2}\Leftrightarrow \frac{9}{4}-3y+y^{2}+2=\frac{49}{4}-7\sqrt{y^{2}+3}+y^{2}+3$
$ \Leftrightarrow 7\sqrt{y^{2}+3}=3y+11\Leftrightarrow 49(y^{2}+3)=9y^{2}+66y+121$
$ \Leftrightarrow 40y^{2}-66y+26=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} y=1\Leftrightarrow x=\frac{1}{2}\\ y=\frac{13}{20}\Leftrightarrow x=\frac{17}{20} \end{bmatrix}$
vậy hệ có 2 nghiệm...



#323285 Tìm $a, b$ để $(x-a+2)(b-x+2)\geq0$ có tập nghiệm...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 08-06-2012 - 00:29 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tìm $a$ và $b$ để bất phương trình: $$(x-a+2)(b-x+2)\geq0$$ có tập nghiệm $[-1;3]$(*)

$ bpt\Leftrightarrow x^{2}-(a+b)x+(a-2)(b+2)\leq 0$ $ (1)$
$ \Delta =(a+b)^{2}-4(a-2)(b+2)=(a-b-4)^{2}$
$(1)+(*)\Leftrightarrow -1\leq x\leq 3$
nên $ x=-1 \wedge x=3$ là 2 nghiệm của pt $ x^{2}-(a+b)x+(a-2)(b+2)=0$
$ \Leftrightarrow \begin{bmatrix} \begin{Bmatrix} x_{1}=\frac{(a+b)+(a-b-4)}{2}=3\\ x_{2}=\frac{(a+b)-(a-b-4)}{2}=-1 \end{Bmatrix}\\ \begin{Bmatrix} x^{'}_{1}=\frac{(a+b)+(a-b-4)}{2}=-1\\ x^{'}_{2}=\frac{(a+b)-(a-b-4)}{2}=3 \end{Bmatrix} \end{bmatrix} \Leftrightarrow $ \begin{bmatrix} \begin{Bmatrix} a=5\\ b=-3 \end{Bmatrix}\\ \begin{Bmatrix} a=1\\ b=1 \end{Bmatrix} \end{bmatrix}$
vậy $ \begin{bmatrix} \begin{Bmatrix} a=5\\ b=-3 \end{Bmatrix}\\ \begin{Bmatrix} a=1\\ b=1 \end{Bmatrix} \end{bmatrix}$ thì bpt có tập nghiệm
$ \begin{bmatrix} -1;3 \end{bmatrix}$



#323442 $ \sqrt[3]{162x^{3}+2}+\sqrt{27x^{2}-9x+1}=1$

Đã gửi bởi donghaidhtt on 08-06-2012 - 19:32 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

bài này hình như chưa ai giải, mình đăng lên lại mọi người giải xem sao:
$ \sqrt[3]{162x^{3}+2}+\sqrt{27x^{2}-9x+1}=1$



#323455 cho $ a,b,c> 0$ Giải hệ pt $ \begin{Bmatrix} 4xyz-(...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 08-06-2012 - 19:46 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

cho $ a,b,c> 0$
Giải hệ pt
$ \begin{Bmatrix} 4xyz-(a^{2}x+b^{2}y+c^{2}z)=abc\\ x+y+z=a+b+c\\ x,y,z> 0 \end{Bmatrix}$



#325374 $m\sqrt{x^2+2}=m+2$

Đã gửi bởi donghaidhtt on 15-06-2012 - 10:17 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

1.Tìm m để pt có 3 nghiệm phân biệt:
$m\sqrt{x^2+2}=m+2$

bài này $x^{2}$ mà sao có 3 nghiệm phân biệt được



#325378 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi donghaidhtt on 15-06-2012 - 10:31 trong Góc giao lưu

ảnh đẹp, đảm bảo ko dìm hàng bạn bè :D (minhducqhhehe-Trương Đình Minh Đức)

Hình gửi kèm

  • Hình0734.jpg



#325380 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi donghaidhtt on 15-06-2012 - 10:35 trong Góc giao lưu

ai đây Huynhmylinh-Huỳnh Thị MỸ Linh nhỉ? :luoi

Hình gửi kèm

  • hình0695_002.jpg



#325450 $$\left\{\begin{matrix} x-2y=\frac{x}{y}+7...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 15-06-2012 - 14:05 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$(2)\Leftrightarrow x(x-2y)=6y\Leftrightarrow \frac{x}{y}=\frac{6}{x-2y}(3)$
thay $(3)$ vào $(1)$ ta có $(x-2y)=\frac{6}{x-2y}+7$ giải pt bậc 2
số lẻ quá bạn ơi :(



#325485 $\begin{Bmatrix} x^{2}-6x-2y=15\\ (x^{2}-3x)y=-2(z+3)...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 15-06-2012 - 16:34 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tìm x,y,z thuộc Z thỏa mãn:
$\begin{Bmatrix} x^{2}-6x-2y=15\\ (x^{2}-3x)y=-2(z+3)\\ x^{2}y^{2}+2y+12\leq 4z \end{Bmatrix}$



#325489 Giải hệ: $\begin{Bmatrix} x+y+z=1\\ x^{4}+y^{4}+z^{4}=xyz...

Đã gửi bởi donghaidhtt on 15-06-2012 - 16:42 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ: $\begin{Bmatrix} x+y+z=1\\ x^{4}+y^{4}+z^{4}=xyz \end{Bmatrix}$