Đến nội dung

QDV nội dung

Có 130 mục bởi QDV (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#591489 Xếp 7 học sinh vào 1 bàn dài có 7 ghế ngồi.

Đã gửi bởi QDV on 01-10-2015 - 09:01 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Mình có cách giải này nhưng còn thiếu tự tin

1)a

Đặt $S_{n}^{k}$ là số cách sắp n quyển sách ( như nhau ) vào k kệ.Dễ thấy

$S_{0}^{n}=1,S_{n}^{1}=n,S_{n}^{2}=n+1$. Vả lại

$S_{n}^{k}=\sum_{i=0}^{n}S_{i}^{k-1}$. Nên

$S_{12}^{4}=\sum_{i=0}^{12}(i+1)S_{12-i}^{2}=455$

Vậy có 455 cách sắp

1b) Vì các sách khác nhau nên mỗi cách của 1a có 6! cách cuả 1b. Vậy có 6!*455 cách




#591012 Xếp 7 học sinh vào 1 bàn dài có 7 ghế ngồi.

Đã gửi bởi QDV on 26-09-2015 - 19:28 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

1a/

 Có hai trường hợp xảy ra

  1. A không ngồi đầu bàn có 6 vị trí cho A, Còn lại là 6! cho 6 học sinh còn lại Số cách là 6*6!

  2. A ngồi đầu bàn, có 4 vị trí cho C và hai vị trí cho B và D, còn lại 3! cho 3 vị trí còn lại. Số cách là 4*2*3!

Vậy có tất cả 6*6!+8*3! cách xếp

1b/

 Có ba trường hợp xảy ra

  1. B vị trí nguyên tố 1, A vị trí 4. Còn lại 5! cho 5 vị trí còn lại. 5! cách

  2. B 4 vị trí nguyên tố (2,3,5,7) A 2 vị trí số chính phương (1,4) còn 5! cho 5 vị trí còn lại. 4*2*5! cách

  3. B 2 vị trí còn lại ( 4,6) còn laị 6! cho 6 vị trí còn lại 2*6! cách

Vậy có tất cả 9*5!+2*6! cách sắp xếp




#591679 Xếp 7 học sinh vào 1 bàn dài có 7 ghế ngồi.

Đã gửi bởi QDV on 02-10-2015 - 15:36 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bạn đã giải chính xác và mình cũng xin sửa lại một chút bài 2b) Vì có 12 quyển sách nên mỗi cách ở 2a) có 12! cách ở 2b) Vậy có tất cả 12!$C_{15}^{3}=A_{15}^{3}$ như kết qủa của bạn




#593848 x,y,z>0.Min của biểu thức

Đã gửi bởi QDV on 15-10-2015 - 21:15 trong Đại số

Cho x,y,z>0 và x+y+z=1.Tìm Min:                 

A+36=$\frac{1}{x}+36x+\frac{4}{y}+36y+\frac{9}{z}+36z\geq 12+24+36\geq 72$

$\Leftrightarrow A\geq 36$

Dấu "=" $\Leftrightarrow x=\frac{1}{6},y=\frac{1}{3},z=\frac{1}{2}$




#596841 Tính: $[\sqrt{1}]+[\sqrt{2}]+...+[\sq...

Đã gửi bởi QDV on 04-11-2015 - 19:10 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Bài 1: Cho $[x]$ là phần nguyên của $x$. Tính: $[\sqrt{1}]+[\sqrt{2}]+...+[\sqrt{2011}]$.

$S=\sum_{i=1}^{n}\left [ \sqrt{i} \right ], k^{2}\leq n<(k+1)^{2}$

Vì với $k^{2}\leq i< (k+1)^{2}\Rightarrow \left [ \sqrt{i} \right ]=k$

Nên $S=k(n-k^{2})+\sum_{i=1}^{k-1}{i[(i+1)^{2}-i^{2}]}$$=(k+1)(n-k^{2})+\sum_{i=1}^{k-1}(2i^{2}+i)=(k+1)(n-k^{2})+\frac{(i-1)i(2i-1)}{3}+\frac{(i-1)i}{2}$

Áp dụng n=2011 k=44. Tính được kết quả 59189




#596937 Tính: $[\sqrt{1}]+[\sqrt{2}]+...+[\sq...

Đã gửi bởi QDV on 05-11-2015 - 14:17 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

bài 2:

nhận xét

nếu n= 1 suy ra 2 là số nguyên tố 

nếu n là số lẻ lớn hơn 1 thì (n^n + 1) là số chẵn lớn hơn 2, do đó không là số nguyên tố

vì vậy n là số chẵn 2, 4, 6, 8 (vì 10^10 + 1 > 10^10)

với n = 2 => (n^n + 1) = 5 nhận

với n = 4 => (n^n + 1) = 257 

với n = 6 => (n^n + 1) = 46657

với n = 8 => (n^n + 1) = 16777217

tới đây dùng thuật toán kiểm tra số nguyên tố các số :257; 46657; 16777217

Lưu ý

257 là số nguyên tố

$a^{3}+1$ với a>1 luôn là hợp số

$6^{6}+1=36^{3}+1,8^{8}+1=(2^{8})^{3}+1$ là hợp số

Vậy với n={1;2;4) thì biểu thức là số nguyên tố




#594590 Tính xác suất để khách hàng đó trúng thưởng được 200.000đ

Đã gửi bởi QDV on 20-10-2015 - 18:30 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Trong mt đợt bc thăm trúng thưởng ca mt siêu th có 1000 phiếu thăm, trong đó ch có 100 phiếu trúng thưởng gm 20 phiếu tr giá 200.000 đồng, 30 phiếu tr giá 100.000 đồng, 50 phiếu tr giá 50.000 đồng. Mt khách hàng bc ngu nhiên ln lượt 3 phiếu . Tính xác sut để khách hàng đó trúng thưởng được 200.000đ . 

Tổng số cách bốc $C_{1000}^{3}$

Số cách bốc để được 200.000đ $C_{20}^{1}C_{900}^{2}+C_{30}^{2}C_{900}^{1}+C_{30}^{1}C_{50}^{2}$

Xác suất để trúng thưởng 200.000đ 

$C_{20}^{1}C_{900}^{2}+C_{30}^{2}C_{900}^{1}+C_{30}^{1}C_{50}^{2}$/$C_{1000}^{3}$




#597057 Tính xác suất thu được ít nhất 4 chính phẩm

Đã gửi bởi QDV on 06-11-2015 - 08:18 trong Xác suất - Thống kê

Có 2 máy cùng chế tạo 1 loại sản phẩm. Khả năng chế tạo ra chính phẩm của máy 1 và 2 tương ứng là $0,8$ và $0,9$. Tính xác suất để khi cho máy 1 chế tạo ra 2 sản phẩm, máy 2 chế tạo ra 3 sản phẩm thì thu được ít nhất 4 chính phẩm.

Ta tính xác suất cho phần bù. Tức là có nhiều nhất 1 phế phẩm. Có ba trường hợp

1)Tất cả là chính phẩm : 0,8*0,8*0,9*0,9*0,9

2)Một phế phẩm của máy 1 : 0,8*0,2*0,9,0,9*0,9

3)Một phế phẩm của máy 2 : 0,8*0,8*0,9*0,9*0,1

Xác suất có ít nhất 4 chính phẩm : 0,8*0,9*0,9*(0.8*0.9+0.2*0.9+0.8)

Tự bấm máy nhé




#597998 Tìm điểm $K$ thuộc $Ox$ sao cho $KA+KB$ đạt giá...

Đã gửi bởi QDV on 12-11-2015 - 18:27 trong Hình học

Cho 3 điểm $A(1;1)$  $B(-2;-1)$  $C(-2;3)$
-Tìm điểm K thuộc Ox sao cho (KA + KB) min.

Mọi người giúp mình với nhé,ngày mai phải lên trả bài cho cô rồi!

Xin cảm ơn!

Vì A(1;1) và B(-2;-1) nên A và B nằm hai bên trục Ox.

Để KA+KB nhỏ nhất thì A,K và B thẳng hàng.Vậy K là giao điểm của AB và Ox

Đến đây tự làm nhé




#592421 Tìm tất cả các số nguyên $x,y$ sao cho $10x^{2}-10xy...

Đã gửi bởi QDV on 06-10-2015 - 18:49 trong Số học

Đặt $P_{(x,y)}=10x^{2}-10xy+10y^{2}$.Giả sử d=(x,y)

Vậy $P_{(x,y)}=10d^{2}(x_{1}^{2}-x_{1}y_{1}+y_{1}^{2}) (1), x_{1}=\frac{x}{d}, y_{1}=\frac{y}{d},(x_{1},y_{1})=1$

Từ (1) dễ thấy nếu $P_{(x,y)}$ là số chính phương thì $x_{1},y_{1}$ chẳn ,vô lý.Vậy không tồn tại x,y thỏa mãn đề bài




#594034 Tìm tích 8 nghiệm phức của phương trình :$\frac{(x+1)^{9...

Đã gửi bởi QDV on 17-10-2015 - 08:30 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Tìm tích 8 nghiệm phức của phương trình :$\frac{(x+1)^{9}-1}{x}=0$

Bổ đề cho PT  $f_{(x)}=\sum_{i=0}^{n}a_{i}x^{n-i}$ =0 $a_{0}\neq 0$

Tích n nghiệm của PT $\prod_{i=1}^{n}x_{i}=\frac{a_{n}}{a_{0}}$

Khai triển PT dễ dàng tìm được kết quả bằng 8




#593909 tìm số nguyên x, y

Đã gửi bởi QDV on 16-10-2015 - 13:50 trong Chuyên đề toán THCS

tìm x,y thõa mãn: $x^{2}+xy+y^2=x^{2}y^{2}$

Dễ thấy PT có nghiệm (x;y)=(0;0)Với x$\neq 0 .y\neq 0$.PT thành

$\frac{1}{x^{2}}+\frac{1}{y^{2}}+\frac{1}{xy}=1$

Dễ thấy PT có nghiệm (x;y)=(1;-1) hoặc (-1;1)

Với $\left | x \right |\neq 1 , \left | y \right |\neq 1\Rightarrow VT\leqslant \frac{1}{4}+\frac{1}{4}+\frac{1}{4}\leq \frac{3}{4}$.

PT vô nghiệm. Vậy PT có các nghiệm (x;y)=(0;0) hoặc (1;-1) hoặc (-1;1)




#597507 Tìm số n biết:

Đã gửi bởi QDV on 09-11-2015 - 15:19 trong Số học

Tìm số n biết:   n chia hết cho 7, chia 5 dư 4, chia 3  dư 1, và ko chia hết cho 2 và 4

Tất cả các số có dạng 49(30k+1) với k thuộc số tự nhiên




#591216 Tìm Smin=4x+y+z

Đã gửi bởi QDV on 28-09-2015 - 08:10 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đặt A=$\frac{4}{x}+\frac{1}{y}+\frac{9}{z}$.

      B= 4*x+y+z

Ta có

$4x+64*\frac{4}{x}\geq 64. Dấu"="\Leftrightarrow x=8$

$y+\frac{64}{y}\geq 16. Dấu"="\Leftrightarrow y=8$

$z+64*\frac{9}{z}\geq 48. Dấu "="\Leftrightarrow z=24$

Vậy

64A+B$\geq 128$

B$\geq 64$. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x=y=8,z=24




#595969 Tìm quỹ tích của điểm N khi M di chuyển trên tia Oy

Đã gửi bởi QDV on 29-10-2015 - 19:07 trong Hình học

Cho góc nhọn xOy, có điểm A cố định và thuộc tia Ox, điểm M thuộc tia Oy. Dựng tam giác đều AMN. Tìm quỹ tích của điểm N khi M chuyển động trên tia Oy

Qua phép Q(A,$60^{0})\cup Q(A,-60^{0})M\rightarrow N\cup M\rightarrow N^{*}$

M di chuyển trên tia Oy nên N và $N^{*}$ lần lượt di chuyển trên các tia O'y' và $O^{*}$y^{*}$ là ảnh của Oy qua phép

$Q(A.60^{0}) và Q(A,-60^{0})$




#596060 Tìm quỹ tích của điểm N khi M di chuyển trên tia Oy

Đã gửi bởi QDV on 30-10-2015 - 07:42 trong Hình học

Bạn có thể chỉ rõ cho mình tia Oy* ?? nằm ở đâu k

Dựng hình

Trên Ox lấy điểm M

Dựng các tam giác đều AOO' ,AOO'',AMM',AMM''

Qua O'M' và O''M'' dựng được các tia O'y' và O''y''

O'y' và O''y'' là các tia phải dựng

(Lưu ý thay thế O''y'' cho $O^{*}y^{*}$ )




#591218 Tìm GTLN,GTNN của x

Đã gửi bởi QDV on 28-09-2015 - 08:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đặt A=$x^{2}+y^{2}+z^{2}$,B=$xy+yz+zx$

Từ ĐK baì toán suy ra

A+2B=$(x+y+z)^{2}=4\Rightarrow \left | x+y+z \right |=2$ (1)

A-2B=$(x-(y*z))^{2}-4yz=0 (2),(y-(z*x))^{2}-4zx=0 ,(z-(x*y))^{2}-4xy=0$

Vậy x,y,z cùng dấu

Từ(2)$\Rightarrow \left | x \right |-\left | y+z \right |\leq \left | x-(y+z) \right |\leq \left | y+z \right |$

$\Rightarrow 3\left | x \right |\leq 2\left | x \right |+2\left | y+z \right |\leq 2\left | x+y+z \right |\leq 4$

$\Rightarrow \left | x \right |\leq \frac{4}{3}$

Vậy $x_{max}= \frac{4}{3} khi y=z=\frac{1}{3}

x_{min}= -\frac{4}{3} khi y=z=-\frac{1}{3}$




#597957 Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số

Đã gửi bởi QDV on 12-11-2015 - 09:27 trong Bất đẳng thức và cực trị

ex-sinx+0,5x2

$f_{(x)}^{'}=e^{x}-cos(x)+x, f_{(x)}^{''}=e^{x}-sin(x)+1> 0,\forall x\in R$. Vậy

$f_{(x)}^{'}=0\Leftrightarrow x=0$.Và hàm đạt giá trị nhỏ nhất

$f_{(0)}=1 khi  x=0$




#595763 Tìm các số tự nhiên a và b sao cho

Đã gửi bởi QDV on 28-10-2015 - 13:47 trong Số học

Tìm các số tự nhiên a và b sao cho 

a) 10+168 = b2

b) 2a + 124 = 5b

c) 3a +9b = 183

a)Dễ thấy PT có nghiệm a=0, b=13

Với a$\neq 0\Rightarrow b^{2}\equiv 8(mod10)$. Vô lý

Vậy PT có bộ nghiệm duy nhất (a;b)=(0;13)

b)Từ PT --> b> 2

Dễ PT có bộ nghiệm (a;b)=(0;3)

Với $a\neq 0\Rightarrow VT chẳn,VP lẻ$. Vô lý

Vậy PT có bộ nghiệm duy nhất (a;b)=(0;3)

c)Dễ thấy a=0 không là nghiệm của PT

a>1 suy ra VT chia hết cho 9, VP không chia hết cho 9. Vô lý

Vậy PT chỉ có bộ nghiệm duy nhất (a;b)=(1;20)




#595923 Tìm các số a,b,c biết: $f(x)= x^5 + x^4 - 9x^3 + (a-29)x^2 + (b+9)x +...

Đã gửi bởi QDV on 29-10-2015 - 15:05 trong Số học

Tìm các số a,b,c biết:  

f(x)= x^5 + x^4 - 9x^3 + (a-29)x^2 + (b+9)x + c - 2025    chia hết cho:

(x+3)(x^2-4)

$f_{(x)}\vdots (x+3)(x^{2}-4)\Leftrightarrow f_{(x)}=(x+3)(x^{2}-4)g_{(x)} với g_{(x)}=x^{2}+mx+n$

$f_{(x)}=x^{5}+(m+3)x^{4}+(n+3m-4)x^{3}+(3n-4m-12)x^{2}-(4n+12m)x-12n$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} m+3=1\\ n+3m-4=-9\\ 3n-4m-12=a-29\\ -(4n+12m)=b+9\\ -12n=c-2025 \end{matrix}\right. .$

Giải hệ được nghiệm (a;b;c)=(28;11;2013)




#592253 TÔ MÀU

Đã gửi bởi QDV on 05-10-2015 - 18:55 trong Tổ hợp và rời rạc

Trên đường tròn người ta chia làm 100 khoảng.Lần lượt tô ngẫu nhiên vào các khoảng trống các màu xanh,đỏ,vàng sao cho số lần tô màu xanh và màu đỏ bằng nhau.Người ta lập phép biến đổi như sau: cứ hai khoảng kế nhau có màu khác nhau thì đổi sang màu còn lại(ví dụ hai khoảng trống có màu xanh và vàng thì đôỉ cả hai sang màu đỏ).Hỏi sau một số phép biến đổi có thể xảy ra các trường hợp sau không

 a)Tất cả các khoảng trống đều có màu xanh

 b)Tất cả các khoảng trống đều có màu vàng




#598241 Trục căn thức ở mẫu số: $\frac{2}{2\sqrt[3]...

Đã gửi bởi QDV on 14-11-2015 - 07:48 trong Số học

Trục căn thức ở mẫu số: $\frac{2}{2\sqrt[3]{2}+2+\sqrt[3]{4}}$

$A=\frac{\sqrt[3]{2}}{\sqrt[3]{2^{2}}+\sqrt[3]{2}+1}=\frac{\sqrt[3]{2}(\sqrt[3]{2}-1)}{(\sqrt[3]{2}-1)(\sqrt[3]{2^{2}+\sqrt[3]{2}+1})}=\frac{\sqrt[3]{2}(\sqrt[3]{2}-1)}{(\sqrt[3]{2})^{3}-1}=\sqrt[3]{2}(\sqrt[3]{2}-1)$




#590641 SỐ CÁCH ĐI TRÊN KHỐI RUBIK

Đã gửi bởi QDV on 24-09-2015 - 14:48 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Có bao nhiêu cách di chuyển ngắn nhất từ đỉnh này đến đỉnh đối diện của khối Rubik 3*3.Biết di chuyển theo nguyên tắt : Đi theo các cạnh của khối lập phương đơn vị (cả trên mặt và trong lòng khối Rubik)

 




#591401 SỐ CÁCH ĐI TRÊN KHỐI RUBIK

Đã gửi bởi QDV on 29-09-2015 - 14:41 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bạn đã chính xác và cách giải cũng gọn. Bạn có suy nghĩ gì về cách giải này.

Chọn góc tọa độ tại điểm xuất phát lập hệ trục tọa độ Oxyz . Điểm đến có tọa độ A(3,3,3)

Vậy việc di chuyển từ O đến A xem như là phép cộmg các vectơ x,x,x,y,y,y,z,z,z.Và kết quả như bạn đã biết




#596646 sau không quá $3m$ phép cân đĩa ta có thể xác định được tất cả các...

Đã gửi bởi QDV on 03-11-2015 - 08:06 trong Tổ hợp và rời rạc

Có $4m$ đồng xu, nhưng chỉ có $2m$ đồng là thật, khối lượng đồng xu thật nặng hơn đồng xu giả. Chứng minh rằng chỉ với một cái cân đĩa và không kèm theo các dụng cụ khác, sau không quá $3m$ phép cân đĩa ta có thể xác định được tất cả các đồng xu thật và giả.

Gọi A là tập hợp các đồng xu thật

B là tập hợp các đồng xu giả

Chia các đồng xu ra làm m nhóm, mỗi nhóm 4 đồng xu. Thực hiện phép cân cho mỗi nhóm như sau

- Đặt trên mỗi đĩa cân 2 đồng xu có hai trường hợp

1) Nếu cân lệch, lấy 2 đồng xu trên đĩa cân nhẹ đặt trên mỗi đĩa căn 1 đồng xu, có hai trường hợp xảy ra

 a)Cân lệch-->trong nhóm có 1 đồng xu giả ở đĩa cân nhẹ

 b)Cân cân bằng--> trong nhóm có 2 đồng xu giả (là 2 đồng xu cân cuối cùng)

2)Nếu cân cân bằng,lấy 2 đồng xu trên cùng môt đĩa cân đặt trên mỗi đĩa căn 1 đồng xu, có hai trường hợp xảy ra

 a)Cân lệch==>xu giả,thực hiện tương tự với 2 đồng xu còn lại-->đồng xu giả còn lại

 b)Cân cân bằng. Chứng tỏ 4 đồng xu cùng tính chất

 Nói chung với tối đa 3 lần cân ta có thể xác định tất cả các đồng xu thật và giả của một nhóm, với hai lần cân ta có thể có thể xác định một nhóm cùng tính chất

Giả sử có k nhóm đã xác định được số tiền thật và giả, số lần cân không quá 3k

Còn lại m-k nhóm có cùng tính chất, đã cân 2(m-k) lần

1)k khác 0. Tức là có đồng  xu thật mẫu

Lấy 1 đồng xu của mỗi nhóm cân với đồng xu thật mẫu.Sau m-k lần sẽ phân biệt được tất cả các đồng xu thật và giả. Tổng không quá 3m lần cân

2)k=0. Tức là m nhóm đều có các phần tử cùng tính chất.Lúc này m chẳn và số nhóm chứa tiền thật và số nhóm chứa tiền giả cùng bằng m/2,Số lần đã cân là 2m

Lấy một nhóm bất kỳ làm mẫu cân với các nhóm còn lại.Dễ thấy sau không quá m lần sẽ xác định được các đồng xu thật và các đồng xu giả.Và tổng số lần cân không quá 3m

Vậy sau tất cả các trường hợp đã liệt kê đã CM được sau không quá 3m phép cân đĩa sẽ xác định được các đồng xu thật và giả