Đến nội dung

baopbc nội dung

Có 386 mục bởi baopbc (Tìm giới hạn từ 10-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#607226 Bài toán thẳng hàng trong tam giác

Đã gửi bởi baopbc on 04-01-2016 - 23:20 trong Hình học phẳng

Cho tam giác ABC có (O) là đường tròn ngoại tiếp; $(w_{a}),(w_{b}),(w_{c})$ là đường tròn bàng tiếp góc A,B,C.

Trục đẳng phương của (O); $(w_{a})$ cắt BC tại X. Tương tự xác định Y,Z. Chứng minh rằng: X,Y,Z thẳng hàng.




#609885 Cho các số từ $a_{1},...,a_{n}$...

Đã gửi bởi baopbc on 19-01-2016 - 20:58 trong Tổ hợp và rời rạc

Lời giải trong sách của Titu

Thanks anh nhiều! :like  :)




#609860 Cho các số từ $a_{1},...,a_{n}$...

Đã gửi bởi baopbc on 19-01-2016 - 20:11 trong Tổ hợp và rời rạc

Bài này hình như có trong cuốn số học của Titu Andreescu

Bài này cũng có trong cuốn các pp giải toán của Athur Angel nhưng em không dịch được, mà có dịch trên google thì cũng không hiểu gì!




#609852 Cho các số từ $a_{1},...,a_{n}$...

Đã gửi bởi baopbc on 19-01-2016 - 19:48 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho các số từ $a_{1},...,a_{n}$ là 1 hoặc -1 thỏa mãn: S= $a_{1}a_{2}a_{3}a_{4}+a_{2}a_{3}a_{4}a_{5}+.......+a_{n}a_{1}a_{2}a_{3}=0$

Chứng minh rằng: $n\vdots 4$

P/s: Bài này có thể giải bằng bất biến! :)




#609326 Tìm n nguyên dương $\geq 5$ thỏa mãn:

Đã gửi bởi baopbc on 16-01-2016 - 21:38 trong Tổ hợp và rời rạc

Tìm n nguyên dương $\geq 5$ thỏa mãn:

$i)$ 2 người bất kì quen nhau không có người quen chung.

$ii)$ 2 người bất kì không quen nhau thì có đúng hai người quen chung.

P/s: Bài này mình giải rồi nhưng không được đúng cho lắm:

Mình từng đọc một bài trong chuyên đề tổ hợp qua ánh xạ của thầy Nguyễn Chiến Thắng có một bài cấu hình tương tự nhưng chứng minh số người quen của mỗi người là như nhau, từ đó mình giải thế này: Gọi số người quen của mỗi người là x, ta có:

Nếu một người thuộc vào tập quen của người khác thì sẽ không quen với x-1 người kia( theo t/c 1)

Nếu một người cùng thuộc tập quen của hai người thì hai người đó sẽ cùng quen một người khác với người ban đầu, vậy với một người là người quen của 2 người khác thì người đó sẽ không quen $2(x-1) -1$ người. Vậy một người sẽ không quen quen tất cả là $x(x-1)-x+1=(x-1)^{2}$ vậy n có dạng $(x-1)^{2} +x+1$




#617461 Trong mặt phẳng cho đoạn thẳng AB cố định và điểm C di động sao cho A, B, C k...

Đã gửi bởi baopbc on 28-02-2016 - 18:30 trong Hình học

Lời giải: $D$ và $D'$ lần lượt là điểm chính giữa hai cung $AB$ của đường tròn đường kính $AB$.

Ta chứng minh: $MN$ đi qua $D$ hoặc $D'$ (cái này phụ thuộc vào hình vẽ)

Dễ thấy: $\triangle MBD'=\triangle CBD(c.g.c) \Rightarrow \angle MD'B=\angle CDB$

Tương tự thì: $\angle AD'N=\angle ADC$

$\Rightarrow \angle AD'N+\angle MD'B=90^{\circ}$

$\Rightarrow M,N,D'$ thẳng hàng

Ta có điều phải chứng minh.

 

Hình gửi kèm

  • Ý tưởng kinh doanh cái 1.jpg



#656005 Chứng minh $ K$ di chuyển trên một đường cố định khi $ A$...

Đã gửi bởi baopbc on 29-09-2016 - 19:41 trong Hình học

Gọi $T$ là trung điểm $BC$. Ta có $MS^2-MB^2=\frac{BE^2}{4}-\frac{BF^2}{4}$, tương tự thì $NC^2-NS^2=\frac{CE^2}{4}-\frac{CF^2}{4}$

$\Rightarrow MS^2-MB^2+NC^2-NS^2=\frac{BE^2}{4}-\frac{BF^2}{4}+\frac{CE^2}{4}-\frac{CF^2}{4}=\frac{BC^2}{4}-\frac{BC^2}{4}=0$

Mặt khác do $TB^2-TC^2=0$ nên $MS^2-MB^2+NC^2-NS^2+TB^2-TC^2=0$

Do đó theo định lí $\text{Carnot's}$, $K$ thuộc đường thẳng qua $T$ vuông góc với $BC$. Do đó $K$ di chuyển trên một đường thẳng cố định.




#610063 Cho x1, x2, x3, ..., x100 là các số có tổng chia hết cho 6 CM: A= x1^3 + x2^3...

Đã gửi bởi baopbc on 20-01-2016 - 22:17 trong Số học

 

Cho $x_{1}, x_{2}, x_{3}, ..., x_{100}$ là các số có tổng chia hết cho 6
CM: $A= x_{1}^{3} + x_{2}^{3} + x_{3}^{3} + .... + x_{100}^{3}$ chia hết cho 6

 

Ta có: $x^{3}\equiv x(mod 2);x^{3}\equiv x(mod 3)$ nên $x^{3}\equiv x(mod 6)$. Ta có đpcm./




#608168 Dựng đường tròn tiếp xúc với cả 2 đường tròn nội và ngoại tiếp tam giác

Đã gửi bởi baopbc on 09-01-2016 - 16:58 trong Hình học

Bài này có cách dựng như sau:

Thực ra trước đây có một bài toán liên quan đến cái này mà thầy em ra rồi./

ED giao OI tại S. Áp dụng định lí Menelaus ta có: SI/SO=r/R

Vậy ta xác định được S.

Cách dựng: Xác định S t/m: SI/SO=r/R

SD cắt (O) tại E. OE cắt ID tại K thì (K;KE) là w cần dựng./




#634001 Tìm các số nguyên dương $x,y$ sao cho $y^2-5\mid x^2+1...

Đã gửi bởi baopbc on 18-05-2016 - 23:14 trong Số học

Tìm các số nguyên dương $x,y$ sao cho $y^2-5\mid x^2+1$

Có thể giải quyết bằng kiến thức $THCS$ thông qua bổ đề quen thuộc sau: Các số có dạng $x^2+1$ không có ước nguyên tố dạng $4k+3$.

Ta có $y^2-5\equiv -1,0(\mod4)$ nên với trường hợp $y^2-5\equiv 0(\mod4)$ thì hiển nhiên vô nghiệm do $x^2+1\equiv 1,2(\mod4)$

Mặt khác nếu $y^2-5\equiv -1(\mod4)$ thì nó hiển nhiên có ước nguyên tố dạng $4k+3$ (mâu thuẫn)

Vậy không có bộ $(x;y)$ cần tìm!




#623100 Chứng minh tâm 6 đường tròn nằm trên 1 đường tròn

Đã gửi bởi baopbc on 27-03-2016 - 22:48 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$ với trọng tâm $G$ và $M, N, P$ là trung điểm $BC, AC, AB$. Chứng minh tâm $6$ đường tròn $(GBM), (GCM), (GCN), (GAN), (GAP), (GBP)$ nằm trên 1 đường tròn

Bài này đẹp nhưng không khó lắm, mình xin giải vậy! :)

Nhận xét: Do vai trò giữa các tâm đường tròn ở đây là bình đẳng nên ta chỉ cần chứng minh có $4$ tâm đường tròn cùng nằm trên một đường tròn.

Lời giải.(TÓM TẮT) Gọi $X, Y, Z, T$ lần lượt là tâm ngoại tiếp các tam giác $BGP, BMG, CMG, CNG$. Ta chứng minh $X, Y, Z, T$ đồng viên.

Điều này tương đương với chứng minh: $\angle XTZ=\angle XYZ$

Gọi $K$ là giao của $(BGP)$ với $(NGC)$. Dễ thấy $K$ là điểm $Miquel$ của tứ giác toàn phần $APGNBC$

Khi đó đẳng thức cần chứng minh tương đương với: $\angle BGK=\angle CGM$

$\Leftrightarrow \triangle GKB\sim \triangle GPA$

Mặt khác, dễ thấy $\triangle ABK\sim \triangle CGK (g.g)$

$\Rightarrow \triangle GKB\sim \triangle GPA(c.g.c)$

Bài toán được chứng minh!

Hình vẽ

Post 24.png




#607865 $\Delta AMN$ cân

Đã gửi bởi baopbc on 08-01-2016 - 08:12 trong Hình học

Câu a dễ thôi, cộng góc là được./




#610327 Tìm vị trí của $D,E,F$ để chu vi $\Delta$ $DEF...

Đã gửi bởi baopbc on 22-01-2016 - 18:00 trong Hình học

Lấy đối xứng với $D$ qua $AC$ và $AB$

Áp dụng định lý về đường gấp khúc, ta tìm ra được vị trí $D,E,F$ để chu vi tam giác $DEF$ nhỏ nhất là chân 3 đường cao của tam giác!




#620844 $B,K,E,P$ đồng viên

Đã gửi bởi baopbc on 17-03-2016 - 22:33 trong Hình học

Ừ, bài này khá là đơn giản! Không biết anh Phương lấy đề ở đâu hay tự chế mà em thấy quen quen!

Chứng minh: Ta có: $\angle APK=\angle PBC=\angle MPB$ nên $K,M$ là hai điểm liên hợp đẳng giác trong $\triangle APB$.

$\Rightarrow \angle KBP=\angle MBA=\angle NBC$

$\Rightarrow \angle KBE=\angle PBC=\angle APK$.

Vậy $B,K,E,P$ đồng viên.

Ta có điều phải chứng minh! :)




#634904 $\frac {n^m-m^n}{m+n} \in \mathbb...

Đã gửi bởi baopbc on 23-05-2016 - 10:19 trong Số học

Xem tại đây: http://diendantoanho...-olympiad-2016/




#621386 $|\sum_{j=m+1}^n a_j-b| \le 1007^2$

Đã gửi bởi baopbc on 20-03-2016 - 12:43 trong Tổ hợp và rời rạc

Đây là bài số 6 trong IMO 2015, đối với bài này mình nghĩ nên đặt trong box tổ hợp thì hơn! :)

Bạn xem lời giải tại đây: http://www.artofprob...1113168p5103714




#618811 Chứng minh CT chia đôi AH

Đã gửi bởi baopbc on 06-03-2016 - 20:57 trong Hình học

Bạn chép sai đề rồi, đề đúng phải là: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ có $AC$ là đường kính. $H$ là hình chiếu của $B$ lên $AC$. $T$ là giao điểm của tiếp tuyến tại $B,C$ của $(O)$. Chứng minh: $AT$ chia đôi $BH$.

Chứng minh: $CT$ cắt $AB$ tại $K$. Do $\triangle CBK$ vuông tại $B$, $TB=TC$ nên $BT$ là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông $CBK$.

$\Rightarrow T$ là trung điểm $CK$. Do $BH//CK$ nên theo định lí hình thang ta có điều phải chứng minh.




#642518 Chứng minh $(RMN)$ tiếp xúc $(PB)$

Đã gửi bởi baopbc on 27-06-2016 - 22:36 trong Hình học

Bài toán này nằm trong chuổi các bài toán mở rộng $IMO$ 2015 của thầy Trần Quang Hùng, phép chứng minh tham khảo link dưới.

https://www.dropbox....ay1170.pdf?dl=0




#618759 Chứng minh $TM = TN$

Đã gửi bởi baopbc on 06-03-2016 - 17:34 trong Hình học

Cho $ABCD$ là tứ giác nội tiếp. Giả sử $AD$ cắt $BC$ tại $S$. Lấy $I$ thuộc phân giác $\angle DSC$. $AI, BI$ cắt $(O)$ tại $K,L$. Lấy $P$ đối xứng với $C$ qua $OL$. Tương tự lấy điểm $Q$. $R,S$ lần lượt là điểm chính giữa cung nhỏ $DP, QC$. $M,N$ lần lượt là giao của $TP$ với $AR$; $TQ$ với $BS$. ($T$ là điểm chính giữa cung nhỏ $AB$). Chứng minh: $TM=TN$.

Hình gửi kèm

  • Post 2.jpg



#624018 $X,Y,Z,T,X',Y',Z',T'$ cùng thuộc $1$ đườn...

Đã gửi bởi baopbc on 01-04-2016 - 17:08 trong Hình học

Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp và $AC,BD$ vuông góc với nhau tại $K$. $X,Y,Z,T$ theo thứ tứ là trung điểm của $AB,BC,CD,DA$. $XK,YK,ZK,TK$ theo thứ cắt $CD,DA,AB,BC$ tại $X',Y',Z',T'$. Chứng minh $X,Y,Z,T,X',Y',Z',T'$ cùng thuộc $1$ đường tròn

Mình nghĩ bài này cũng có thể đặt trong box $THCS$ cũng được! :)

Lời giải:

Các bạn quan tâm hãy tiếp tục đưa ra lời giải! :)




#632954 Chứng minh $\odot (BDP),...,\odot (BFV)$ có chung tâm đẳn...

Đã gửi bởi baopbc on 13-05-2016 - 21:41 trong Hình học

Tiếp tục nào! :))

Bài toán. (Tev Cohl) Cho hai tam giác $ABC$ và $DEF$ sao cho $AD,BE,CF$ đồng quy. $P,Q,R,S,U,V$ lần lượt là giao của $BC$ với $FD,BC$ với $DE,CA$ với $DE,CA$ với $EF,AB$ với $EF,AB$ với $FD$. Chứng minh rằng $\odot (BDP),\odot (CDQ),\odot (CER),\odot (AES),\odot (AFU),\odot (BFV)$ có chung tâm đẳng phương.

Post 138.png

Hình vẽ bài toán

Một bài rất đẹp nhưng chưa có lời giải! :)




#637899 Cho $p$ là số nguyên tố. Tìm số nguyên n thỏa mản với mọi số nguyên...

Đã gửi bởi baopbc on 03-06-2016 - 21:30 trong Số học

Bài này khá quen thuộc khi sử dụng bổ đề LTE.

Xét các trường hợp sau:

Trường hợp 1. $p=2$.

Do $p\mid x^n-1$ nên $x$ lẻ.

$n$ lẻ: $v_2(x^n-1)=v_2(x-1)$. Chọn $x$ sao cho $v_2(x-1)=1$ dẫn đến loại.

$n$ chẵn: $v_2(x^n-1)=v_2(x-1)+v_2(x+1)+v_2(n)-1>1$ nên $4\mid x^n-1$

Trường hợp 2. $p>2$

Chọn $x$ sao cho $p\mid x-1$.

$\Longrightarrow v_p(x^n-1)=v_p(x-1)+v_p(n)$ nên $v_p(n)>1\Longrightarrow p\mid n$

Kết luận: Với $p\mid n$ thì nếu $p\mid x^n-1$ ta suy ra $p^2\mid x^n-1$.




#608766 $a^2+b^2+c^2+3\geq a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2+3a^2b^2c^2$

Đã gửi bởi baopbc on 13-01-2016 - 16:59 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Lời giải của em thế này ạ!

Bất đẳng thức đã cho tương đương với:

$a^{2}+b^{2}+c^{2}-6+2abc(a+b+c)-3a^{2}b^{2}c^{2}\geq 0$( do $ab+bc+ac=3$)

$\Leftrightarrow (a+b+c)^{2}+2abc(a+b+c)-3a^{2}b^{2}c^{2}\geq 12$

$\Leftrightarrow (a+b+c-abc)(a+b+c+3abc)\geq 12 (*)$

Do $ab+bc+ca=3$ nên $a+b+c\geq 3,abc\leq 1$

Đặt $a+b+c=3+x$, $abc=1-y$ thì $x,y\geq 0$ và $y< 1$

$(*)\Leftrightarrow (2+x+y)(6-y+x)\geq 12$

$\Leftrightarrow x^{2}-y^{2}+8x+4y\leq 0$

Do $y< 1$ nên bất đẳng thức cuối đúng, vậy ta có đpcm./




#650370 Chứng minh rằng $x=y.$

Đã gửi bởi baopbc on 19-08-2016 - 17:54 trong Số học

Bổ đề. Cho $p$ là số nguyên tố có dạng $4k+3$. Khi đó $p\mid x^2+y^2\iff p\mid x,p\mid y$.

Chứng minh. Dễ thấy chỉ cần chứng minh cho trường hợp cả hai số không chia hết cho $p$. Theo định lí $Fermat$ nhỏ thì:

$x^{p-1}\equiv y^{p-1}\equiv 1\pmod p\implies x^{p-1}+y^{p-1}\equiv 2\pmod p\implies x^{4k+2}+y^{4k+2}\equiv 2\pmod p$

$\iff (x^2)^{2k+1}+(y^2)^{2k+1}\equiv 2 \pmod p$ (mâu thuẫn do $p\mid x^2+y^2$. Bổ đề được chứng minh.

 

Quay lại bài toán. Giả sử $A=\frac{x^2+y^2}{x+y}$ có ước nguyên tố $p$ có dạng $4k+3\implies p\mid x^2+y^2$.

Theo bổ đề trên thì $p\mid x,p\mid y$. Đặt $x=pa,y=pb$ thì $A=p(\frac{a^2+b^2}{a+b})$.

Do đó ta chỉ cần xét trong trường hợp $A$ không có ước nguyên tố dạng $4k+3$.

Do $A\mid 1978=2.3.11.17$ nên ta xét với $A=1$ hoặc $A=2$.

Nếu $A=1$ thì $x^2+y^2=x+y$, do $x,y$ nguyên nên $x^2+y^2\geq x+y$. Dấu $"="$ xảy ra $\iff x=y=1.$

Nếu $A=2$ thì $x^2+y^2=2x+2y$, do $x,y$ nguyên nên dễ thấy $x=y=2$. Do đó $x=y.\ \blacksquare$




#615842 Chứng minh A,E,P thẳng hàng

Đã gửi bởi baopbc on 19-02-2016 - 12:27 trong Hình học

Lời giải của mình: Ta phát biểu lại bài toán như sau: Cho tam giác $ABC$ có $I$ là tâm nội tiếp. $D,E,F$ lần lượt là các tiếp điểm. $BE$ cắt $(I)$ tại $K$.$KC$ cắt $(I)$ tại $P$.$KD$ cắt $AC$ tại $L$. Chứng minh rằng: $F,P,L$ thẳng hàng.

Gọi $T$ là giao của $DE$ và $KC$. Ta có: $DE$ là đối cực của $C$ đối với $(I)\Rightarrow (CT,PK)=-1$. Gọi $Q$ là giao của $EP$ với $KD$ thì $(LD,QK)=-1\Rightarrow P(LD,EK)=-1$

Mặt khác do $EKDF$ là tứ giác điều hòa nên $P(FD,EK)=-1\Rightarrow F,P,L$ thẳng hàng.

Hình gửi kèm

  • Haizz.png