Đến nội dung

quangbinng nội dung

Có 176 mục bởi quangbinng (Tìm giới hạn từ 08-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#542412 Ôn thi Olympic Toán học sinh viên 2015 [Giải tích]

Đã gửi bởi quangbinng on 31-01-2015 - 10:13 trong Thảo luận về các kì thi, các kì kiểm tra Toán sinh viên

Cho em xin tài liệu về chuỗi ôn thi OLP được không ạ :(




#542036 Tính khả vi và tính liên tục

Đã gửi bởi quangbinng on 27-01-2015 - 10:13 trong Giải tích

Cho em hỏi thêm 1 câu nữa:

Nếu cho $f(x)$ khả vi thì ta có phải là luôn có $f(x)=\int_{x_0}^{x} f^{'}(t)dt+f(x_0)$ vì thầy em bảo hàm liên tục thì khả tích, nhưng đề bài cho mỗi $f(x)$ khả vi, chưa cho  $f'(x)$ liên tục, thì có được phép viết ra công thức tích phân như trên không ạ ?




#541917 Tính khả vi và tính liên tục

Đã gửi bởi quangbinng on 26-01-2015 - 08:54 trong Giải tích

Cho em hỏi là tại sao các bài toán hay nói là liên tục trên $[a,b]$ và khả vi trên $(a,b)$ mà không phải là khả vi trên $[a,b]$.

 

 

Và hình như là nếu khả vi thì liên tục vậy tại sao ko bỏ luôn cái câu liên tục trên $[a,b]$ ạ?




#541952 Tính khả vi và tính liên tục

Đã gửi bởi quangbinng on 26-01-2015 - 18:23 trong Giải tích

Anh nghĩ là có thể hiểu thế này: Cho $f:\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ và $x \in \mathbb{R}$. Ta định nghĩa đạo hàm của f tại x theo một công thức... Ta nói f khả vi trên A nếu f có đạo hàm tại mọi điểm thuộc A. Trong trường hợp f xác định trên A thôi thì ta hiểu rằng có một hàm g nào đó xác định trên R và g hạn chế trên A bằng f và khi đó ta định nghĩa f khả vi trên A nếu g khả vi trên A(nếu học không gian $\mathbb{R}^n$ thì người ta cũng định nghĩa tương tự thế này). Nhưng như vậy để cho với hàm g nào thì đạo hàm của f cũng không đổi thì A phải mở(em thử chứng minh xem). Vì thế người ta chỉ hay nói tính khả vi của hàm tại một điểm thuộc phần trong của tập xác định. Còn khả vi trên khoảng thì chưa chắc đã liên tục trên đoạn. Ví dụ hàm f=1/x nếu x >0 và f=0 nếu x=0; hàm này thậm chí còn không bị chặn. Em cũng có thể nói đến tính khả vi trên đoạn bằng cách hiểu là khả vi một phía(nhưng trên $\mathbb{R}^n$ thì không đơn giản như vậy nữa vì có vô số cách tiến đến một điểm). Vì thế tốt nhất là ta định nghĩa cho tập mở cho nó lành.

 

 

có phải là với hàm $g$ nào thì đạo hàm của chúng đều như nhau trên A phải không ạ, vì em thấy f cố định thì đạo hàm phải cố định chứ ạ, A là tập mở thì em nhìn thấy anh phudinhgioihan  ghi biểu thức, sử dụng cái đó phải không ạ, vì không thể nói trước tính khả vi tại các điểm mút ạ?




#542034 Tính khả vi và tính liên tục

Đã gửi bởi quangbinng on 27-01-2015 - 07:59 trong Giải tích

Cho em hỏi là nếu như vậy thì: giả sử tại $a$ hoặc $b$ nó hàm số đạt cực trị thì có $f'=0$ không ạ, vì em thấy cái bổ đề fermat nó phải dựa vào 2 bên để suy ra $f'=0$ ạ




#534138 Tìm điều kiện của a,b, c để hệ phương trình có nghiệm không tầm thường

Đã gửi bởi quangbinng on 21-11-2014 - 22:53 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho hệ 

$\left\{\begin{matrix} ax_{1}+bx_{2}+...+ bx_{n}=0\\ cx_{1}+ax_{2}+...+bx_{n}=0\\ ...\\ cx_{1}+cx_{2}+...+ax_{n}=0 \end{matrix}\right.$

 

Tìm điều kiện của a, b, c để hệ phương trình trên có nghiệm không tầm thường ??

 

Em làm thế này nhưng không ổn lắm 

 

Điều kiện là $detA= 0$ trong đó $A$ là ma trận các hệ số của hpt

 

Em dùng khai triển Laplace với quy nạp tính được $det A =\frac{c-2a}{b+c-2a}(a-b)^{n}+\frac{b}{b+c-2a}(c-a)^{n}$

 

Đến đây thì chả biết giải đk det A = 0 thế nào ạ

 

Mọi người xem giúp e có hướng nào khác làm bài này không nhé !!!!

 

 

 

Cái này khó nhất tính định thức mà, nhưng mà điều kiện để có nghiệm không tầm thường là det A khác không :D chứ không phải bằng không. Sao em tính được định thức vậy.Nêu cách làm đi, mà điều kiện  thì mình không cần rút gọn, cứ để thế cũng được

 

mấy bài em bị block, em phải đánh công thức vào tiêu đề thì mới không bị block, viết chung chung là bị block.




#534163 Tìm điều kiện của a,b, c để hệ phương trình có nghiệm không tầm thường

Đã gửi bởi quangbinng on 22-11-2014 - 11:23 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

 

Một hệ phương trình tuyến tính thuần nhất gồm n ẩn, n phương trình có nghiệm khác không khi và chỉ khi định thức của ma trận các hệ số bằng không mà a!!!

 Nếu  $detA\neq 0$ thì theo định lý Cramer thì hpt có nghiệm duy nhất . Do vậy $detA= 0$

Còn về tính định thức thì đầu tiên em :

- Lấy dòng n trừ đi dòng n-1 thay vào dòng cuối 

- Khai triển Laplace theo dòng cuối đấy 

$D_{n}=\begin{vmatrix} a & b &... &b &b \\ c& a & ... & b & b\\ c & c & ...&b & b\\ ... & ... &... &... & ...\\ c& c & ... &a &b \\ c & c &... & c & a \end{vmatrix}=\begin{vmatrix} a & b &...&b &b \\ c& a & ... & b& b\\ c & c &... &b & b\\ ... & ... &... &... & ...\\ c& c &... &a &b \\ 0 & 0 & ... & c-a & a-b \end{vmatrix}=(c-a)(-1)^{n+n+1}\begin{vmatrix} a &b &... &b & b\\ c& a &... & b &b \\ ...&... &... &... &... \\ c &c &... & a & b\\ c & c & ... & c & b \end{vmatrix}$

           

    $+ (a-b)(-1)^{n+n}D_{n-1}$

$=(a-b)D_{n-1}+(a-c)\begin{vmatrix} a &b &... & b&b \\ c & a&... &b & b\\ ... & ... &... &... &... \\ c &c &.. . & a & b\\ 0 &0 &... &a-c & 0 \end{vmatrix}=(a-b)D_{n-1}+(a-c)^{2}(-1)^{n-2+n-1}\begin{vmatrix} a& b & ... & b & b\\ c & a & ... & b & b\\ ... & ... & ... & ... & ...\\ c &c & ... & a &b \\ c & c& ...& c & b \end{vmatrix}=...=(a-b)D_{n-1}+(a-b)^{n-2}(-1)^{n-3}\begin{vmatrix} a & b\\ c& b \end{vmatrix}=(a-b)D_{n-1}+b(c-a)^{n-1}$

 

Rồi dùng sai phân ra $D_{n}=\frac{c-2a}{b+c-2a}(a-b)^{n}+\frac{b}{b+c-2a}(c-a)^{n}$

 

Không biết có sai chỗ nào không  ạ !!!

 

 

Cái nghiệm riêng là  $\frac{c-2a}{b+c-2a}$ đúng không, còn nghiệm tổng quát của Pt sai phân tuyến tính cấp 1 dạng $D_n=(a-b)D_{n-1}$ là $c(a-b)^n$phải không nhỉ, mà cách tìm ra c thế nào ấy, anh quên mất các công thức cái  của  sai phân rồi @@

 

 

 

 

Anh ko biết sửa tiêu đề, nhưng mà ko mở khóa được, chỉ có điều hành viên mới mở khóa được.




#542758 Điều kiện khả tích của hàm số

Đã gửi bởi quangbinng on 02-02-2015 - 21:06 trong Giải tích

Em đọc xong cái định về tích phân xác định trên $[a,b]$ là chia $[a,b]$ thành nhiều đoạn nhỏ để khi đường kính các đoạn tiến đến $0$ thì  có tổng $I$ tiến đến một giới hạn...

 

sau đó ở dưới có kết luận là:

Hàm $f: [a,b] \to \mathbb{R}$ thỏa mãn một trong số các tính chất sau thì khả tích:

*) liên tục

*) bị chặn, và có một số hữu hạn điểm gián đoạn

*) đơn điệu và bị chặn

 

anh chị giúp em giải thích tại sao ạ.

 

 

và thêm 2 cái nữa:

 

Nếu $f$ liên tục và tồn tại hàm ngược $f^{-1}$ thì hàm ngược đó có liên tục không?

 

 

 " giới nội " là gì ?

 

 

Cám ơn nhiều ạ.




#527843 Ôn thi Olympic Toán học sinh viên 2015 [Đại số]

Đã gửi bởi quangbinng on 08-10-2014 - 21:52 trong Thảo luận về các kì thi, các kì kiểm tra Toán sinh viên

anh lập topic 2015 đi anh




#534943 Tìm ma trận giao hoán

Đã gửi bởi quangbinng on 26-11-2014 - 22:56 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bài 1. Cho ma trận vuông thực A$A^2=A$. Tìm dạng của ma trận X giao hoán với A.

Bài 2. Cho ma trận $A=(1\;\; 0\;\; 1, 0\;\; 1\;\; 2, 0\;\; 0\;\; 1)$. Tìm ma trận vuông cấp 3 B sao cho $AB+BA=0$.

 

 

 

Bài 1: có thể rút ra được $A=P^{-1}\begin{bmatrix} I_r & O \\ O& O \end{bmatrix}P$.

như vậy có thể suy ra $X$ có dạng $P^{-1} D P$ với $D$ là dạng đường chéo

 

Không biết ý của đề có phải như vậy không, nhưng nếu biểu diễn X qua A thì hơi khó @@, mọi người cùng vào thảo luận đi ạ.




#540820 Tìm ma trận giao hoán

Đã gửi bởi quangbinng on 14-01-2015 - 19:45 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Tổng quát gì thì hãy để ý 2 cột đầu tiên của $A$ có gì đặc biệt? Sau đó xem tiếp bài giải:

 

Giả sử $B=[b_1,b_2,b_3]$ với $b_i \in \mathbb{R}^3 \;, i=1,2,3$

 

Ta có: $AB\begin{bmatrix}1 \\0 \\0 \end{bmatrix}+BA\begin{bmatrix}1 \\0 \\0 \end{bmatrix}=0$

$\Leftrightarrow Ab_1+b_1=0 \Leftrightarrow Ab_1=-b_1$

 

Dễ thấy $A$ chỉ có một giá trị riêng là 1, do đó phải có $b_1=0$ vì nếu $b_1 \neq 0$ thì $-1$ là trị riêng của $A$.

 

Tương tự, $AB\begin{bmatrix}0 \\1 \\0 \end{bmatrix}+BA\begin{bmatrix}0 \\1 \\0 \end{bmatrix}=0$

$\Leftrightarrow Ab_2+b_2=0 \Leftrightarrow Ab_2=-b_2 \Leftrightarrow b_2=0$

 

$A$ có một vecto riêng là $\begin{bmatrix}1 \\1 \\0 \end{bmatrix}$, ta sẽ sử dụng vecto này.

 

 $AB\begin{bmatrix}1 \\1 \\0 \end{bmatrix}+BA\begin{bmatrix}1 \\1 \\0 \end{bmatrix}=0$

$\Leftrightarrow AB\begin{bmatrix}1 \\1 \\0 \end{bmatrix}+B\begin{bmatrix}1 \\1 \\0 \end{bmatrix}=0$

$\Leftrightarrow AB\begin{bmatrix}1 \\1 \\0 \end{bmatrix}=-B\begin{bmatrix}1 \\1 \\0 \end{bmatrix}$

$\Leftrightarrow B\begin{bmatrix}1 \\1 \\0 \end{bmatrix}=0$

$\Leftrightarrow b_3=0$

 

Vậy $B=0$

 

Anh ơi chỗ này đâu suy ra được ạ @@




#535013 Tìm ma trận giao hoán

Đã gửi bởi quangbinng on 27-11-2014 - 17:16 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bài 2:

 

Gọi $B=\begin{bmatrix}b_1 &b_2 &b_3 \\ b_4 &b_5 &b_6 \\ b_7& b_8 &b_9 \end{bmatrix}$

 

Nếu $AB=-BA$ thì

$\begin{bmatrix} 1 &0 &1 \\ 0 &1 &2 \\ 0 &0 &1 \end{bmatrix} \begin{bmatrix}b_1 &b_2 &b_3 \\ b_4 &b_5 &b_6 \\ b_7& b_8 &b_9 \end{bmatrix}=-\begin{bmatrix}b_1 &b_2 &b_3 \\ b_4 &b_5 &b_6 \\ b_7& b_8 &b_9 \end{bmatrix} \begin{bmatrix} 1 &0 &1 \\ 0&1 &2 \\ 0& 0& 1 \end{bmatrix}$

 

hay 

 

$\begin{bmatrix}b_1+b_7 & b_2+b_8 &b_3+b_9 \\ b_4+2b_7&b_5+2b_8 &b_6+2b_9 \\ b_7& b_8& b_9 \end{bmatrix}= \begin{bmatrix}-b_1 & -b_2 &-(b_3+2b_2+b_1) \\ -b_4& -b_5 &-(b_6+2b_5+b_4) \\ -b_7& -b_8&-( b_9+2b_8+b_7) \end{bmatrix}$

 

Xét cột đầu tiên : $b_7=-b_7$ suy ra $b_7=0$ suy ra $b_4=0$,

 

sang cột 2 suy ra $b_8=b_5=b_2=0$ , sang cột 3 ta cũng suy ra $b_3=b_6=b_9=0$

 

Vậy $B$ là ma trận O.

 

 

 

p/s:Không biết bài này có ngụ gì hay tổng quát gì không @@




#540265 Tìm phần tử dòng 2 cột 3 của ma trận 4B'BA

Đã gửi bởi quangbinng on 10-01-2015 - 15:02 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

này c :D c giải thích giúp mình sự liên quan của hạng với ma trận phụ hợp được không ?

Trong đề Neu thường có kiểu tính ma trận phụ hợp nhưng tính hạng xong rồi => bằng 0 luôn. Tks c nhé :D

 

Hạng của ma trận phụ hợp liên quan đến hạng của ma trận ban đầu.

Hạng của ma trận phụ hợp chỉ xảy ra có 3 trường hợp :

Nếu $rank (A)=n$ tức $A$ khả nghịch thì do $A.A^*=detA.I$ cho nên $A^*$ khả nghịch và có hạng là $n$.

Nếu $rank (A)=n-1$ thì $det A=0$ và có ít nhất 1 định thức con cấp $n-1$ là khác $0$ tức $rank A^* \ge 1$ và ta sử dụng BĐT sylvester $rank (A.A^*)+n \ge rank A+rank A^*$ do đó $0+n \ge (n-1)+rank A^*$ tức $1 \ge rank A^* \ge 1$ nên $rank A^*=1$

Nếu $rank (A)<n-1$ thì do tất cả các định thức con cấp $n-1$ đều bằng $0$ nên $A^*$ là ma trận $0$ và có $rank =0$

 

Có thể tạo ra 1 bài toán vui bằng cách :hãy tìm một ma trận $A$ cấp $n$ sao cho $A^*= [\mathcal{matrix \ \ have \ \ rank \ \ by \ \ n-2}]$




#599678 Chứng minh nếu A mà ma trận vuông cấp n>1 có r(A)=n-1 thì r(A*)=1

Đã gửi bởi quangbinng on 23-11-2015 - 11:07 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho mình hỏi ma trận phù hợp là gì với ? @@ ý là ma trận nghịch đảo á hả ?

 

đây là ma trận phụ hợp này :

https://en.wikipedia...Adjugate_matrix




#534166 Một số bài tập hay về Ma trận

Đã gửi bởi quangbinng on 22-11-2014 - 12:23 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Pro1: Cho A là ma trận phức cấp 2. $A \neq \lambda I$. Chứng minh rằng với mọi ma trận phức cấp 2 $X$ sao cho $AX=XA$ thì $ X = \alpha I+ \beta A$ với $\alpha , \beta \in C$

Pro2: Cho ma trận cấp 3 $A=\begin{pmatrix} 2 & -1 &0 \\ -1 & 2 & -1\\ 0 & -1 & 2 \end{pmatrix}$. Chứng minh rằng mọi ma trận cấp 3 thỏa mãn $AB=BA$ khi và chỉ khi $B=aI+bA+cA^{2}$ với $a, b, c \in R$

Pro3: Cho M là ma trân vuông cấp 3 với các phần tử thuộc $R[x]$ thỏa mãn $M^{3}=xI_{3}$. Đặt $N = M(0)$ (thay x=0 vào các phần tử của M).
Chứng minh rằng N đồng dạng với ma trận $\begin{pmatrix} 0 & 1 & 0\\ 0 & 0 & 1\\ 0 & 0 & 0 \end{pmatrix}$

 


 

Pro1: Cho A là ma trận phức cấp 2. $A \neq \lambda I$. Chứng minh rằng với mọi ma trận phức cấp 2 $X$ sao cho $AX=XA$ thì $ X = \alpha I+ \beta A$ với $\alpha , \beta \in C$

 

Ta gọi đa thức đặc trưng của ma trận $A$ là $P_A(\lambda)$ do  $A$ là ma trận cấp 2 cho nên ta có phân tích $P_A(\lambda)=(\lambda-p)(\lambda-q)$ với $p,q \in \mathbb{C}$.

*)Nếu $p \not=q$ thì ma trận $A$ sẽ có 2 giá trị riêng khác nhau, như thế nó sẽ chéo hóa được. Tức là tồn tại ma trận khả nghịch $P$ sao cho $P^{-1}AP=\begin{bmatrix} p &0 \\ 0&q \end{bmatrix}=A'$

Nếu $X$ là một ma trận thỏa mãn $XA=AX \Leftrightarrow P^{-1}XPP^{-1}AP=P^{-1}APP^{-1}XP \Leftrightarrow YA'=A'Y$ với ($Y=P^{-1}XP$)

Nhưng vì $A'$ là một ma trận đường chéo cho nên ma trận giao hoán với nó là ma trạn $Y$ cũng phải là ma trận đường chéo.

giả sử $Y=\begin{bmatrix} x &0 \\ 0 &y \end{bmatrix}$ thì với $\beta= \frac{x-y}{p-q} , \alpha =x-\beta p$ thì ta sẽ có:

$Y=\alpha I+\beta A'$ tương đương với $PYP^{-1}=\alpha I+\beta PA'P^{-1}$ hay chính là $X=\alpha I+\beta A$ ( đpcm)

 

*)Nếu $p=q=a \in \mathbb{C}$

Thì ta sẽ dàng suy ra rằng $A$ không thể có 2 vector riêng nếu không $A$ sẽ chéo hóa được, khi đó $A$ sẽ có dạng $\lambda I$ trái với giả thiết. Do đó $A$ không có đủ 2 vector riêng, suy ra $A$ sẽ chỉ có 1 vector riêng là $u_1$, ta bổ sung thêm 1 vector $u_2$ độc lập tuyến tính với $A$. gọi $Q$ là ma trận cấp 2 có 2 cột là 2 vector $u_1,u_2$ thì khi đó : $Q^{-1}AQ= \begin{bmatrix} a & b \\ 0& c \end{bmatrix}=A''$  nhưng ma trận $A''$ có đa thức đặc trưng chính là đa thức đặc trưng của $A$ cho nên $c=a$, và khi đó $A''=\begin{bmatrix} a &b \\ 0 &a \end{bmatrix}$ ( ở đây ta phải có $b \not=0$).

Giả sử $XA=AX$, suy luận tương tự ta cũng có $Y'A''=A'''Y'$ với $Y'=Q^{-1}XQ$.

gọi $Y'= \begin{bmatrix}  e &g \\ h &k \end{bmatrix}$. Thì $\begin{bmatrix} e&g \\ h& k \end{bmatrix} \begin{bmatrix} a &b \\ 0 &a \end{bmatrix} =\begin{bmatrix} a &b\\ 0 &a \end{bmatrix} \begin{bmatrix} e &g \\ h &k \end{bmatrix}$

Nhân hết ra ta thu được: $\begin{bmatrix} ea & eb+ga  \\ ah & bh+ka \end{bmatrix}=\begin{bmatrix} ae+bh& ag+bk \\ ah & ak \end{bmatrix}$

Từ đó ta thu được : $bh=0$ và $eb=bk$. Từ $b \not =0$ suy ra $h=0$ và $e=k$ vậy từ đó ta có $Y'=\begin{bmatrix} e &g \\ 0 &e \end{bmatrix}$

Nếu cho $\beta= \frac{g}{b}$ và $\alpha=e-\beta a$ thì ta có $Y''=\alpha I+\beta A'$ hay có nghĩa là $X=\alpha I+\beta A$. Vậy bài toán được chứng minh hòan toàn.




#519637 Topic: Các bài toán về dãy số.

Đã gửi bởi quangbinng on 15-08-2014 - 12:35 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy các số dương $(a_n)$ thỏa mãn $ a_k-2a_{k+1}+a_{k+2} \ge 0 , \sum_{j=1}^n <1 \forall  k \ge 1$.

Chứng minh rằng $0 \le a_k-a_{k+1} \le \frac{2}{k^2} ,\forall k \ge 1$




#540848 Ma trận lũy linh

Đã gửi bởi quangbinng on 14-01-2015 - 21:53 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Chính xác phải là mọi ma trận đều đồng dạng với một ma trận tam giác (tam giác hóa được) trong một trường số mở rộng nào đó.

Trường hợp hay dùng tới : Mọi ma trận thực hoặc phức đều tam giác hóa được trong $\mathbb{C}$

 

Anh có thể nêu các bước chứng minh được không ạ




#530356 Chứng minh dãy khớp ngắn

Đã gửi bởi quangbinng on 24-10-2014 - 20:05 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bài 14.11* Cho $V_1,V_2 \subseteq V$. Chứng minh rằng ta có dãy khớp

$$0 \rightarrow V/(V_1\cap V_2) \overset{f}{\rightarrow} V/V_1 \oplus V/V_2 \overset{g}{\rightarrow} V/(V_1+V_2) \rightarrow 0,$$

 

trong đó $f(v+V_1\cap V_2)=(v+V_1,v+V_2)$ và $g(v_1+V_1,v_2+V_2)=v_1-v_2+V_1+V_2.$

 

Lời giải:

 

 Trước hết ta kiểm tra $f$ và $g$ không phụ thuộc vào việc chọn phần tử đại diện. Sau đó tính $Ker f$, ta sẽ thấy $Ker f=V=\bar{0}.$

 

 Nếu $(v_1+V_1,v_2+V_2) \in Ker g$, thì $v_1-v_2=u_1+u_2$, trong đó $u_1 \in V_1, u_2 \in V_2$. Ta có $v_1+V_1=u_2+v_2+V_1$ và $v_2+V_2=u_2+v_2+V_2$. Do đó

 
$$(v_1+V_1,v_2+V_2)=(u_2+v_2+V_1,u_2+v_2+V_2) \in Im f$$
 
Ngược lại, dễ thấy $Im f \subseteq Ker g$ và $Im g=V/(V_1+V_2)$
 

 

 
 

 Em chép nguyên văn trong sách " Đại số tuyến tín qua các ví dụ và bài tập" của Lê Tuấn Hoa trang 94, bài không gian thương.

Ở đề bài em không hiểu tại sao người ta lại viết $V/V_1 \oplus V/V_2$ rồi ở dưới lại chuyển sang tích đề-các. mà cái $V/V_1 \oplus V/V_2$ em thấy cũng không hợp lý, vì giao của 2 không gian thương này đâu phải là vector không của chúng, mỗi không gian có 1 vector không riêng mà. Ai giải thích giúp em với ạ.
 
em thấy $Ker f=V=\bar{0}$ có phải sách viết nhầm không ạ, vì em thấy đáng lẽ $V_1\cap V_2$ mới là lớp không.



#530337 Chứng minh dãy khớp ngắn

Đã gửi bởi quangbinng on 24-10-2014 - 18:35 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho dãy khớp ngắn các không gian vector hữu hạn chiều

 

$0 \overset{f_0}{\rightarrow} V_1 \overset{f_1}{\rightarrow} V_2 \overset{f_2}{\rightarrow} ... \overset{f_{n-1}}{\rightarrow} V_n \overset{f_n}{\rightarrow} 0.$

 

(Nghĩa là $Im(f_i)=Ker(f_{i+1})$ với mọi $i=0,...,n-1$). Chứng minh rằng

 

$$dim V_1-dim V_2+...+(-1)^{n-1} dim V_n=0.$$




#530338 Chứng minh dãy khớp ngắn

Đã gửi bởi quangbinng on 24-10-2014 - 18:35 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho $V_1,V_2 \subseteq V$ là các không gian con. Chứng minh rằng dãy các ánh xạ

$$0 \overset{}{\rightarrow}  V_1 \cap V_2 \overset{f}{\rightarrow}  V_1\times V_2\overset{g}{\rightarrow} V_1+V_2 \overset{}{\rightarrow}  0,$$

trong đó $f(u)=(u,u)$ và $g(u,v)=u-v$ lập thành dãy khớp ngắn, tức là f là đơn ánh, g là toàn ánh, và $Ker(f)=Im(g)$




#530425 Chứng minh dãy khớp ngắn

Đã gửi bởi quangbinng on 25-10-2014 - 11:28 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bài trên chỉ cần làm với dãy khớp ngắn thôi

Dễ hiểu mọi dãy khớp ngắn $0\longrightarrow V_1\longrightarrow V_2\longrightarrow V_3\longrightarrow 0$

Đều có thể đưa về xét dãy khớp $0\longrightarrow V_1\longrightarrow V_2\longrightarrow V_2/V_1\longrightarrow 0$

Với $V_1$ là không gian con của $V_2$

Mà hiển nhiên $\dim V_1+\dim V_2/V_1=\dim V_2$ nên có điều phải chứng minh  >:)

 

Cho em hỏi là làm sao để chỉ cần làm trên dãy khớp ngắn ạ, em thấy khớp ngắn thì ngoài ngắn ra nó còn có 1 cái là toàn ánh, 1 cái đơn ánh như ở #4, còn  chỉ có khớp thôi thì nó chỉ có điều kiện Im fn=Ker f(n+1) ạ, anh giải thích kỹ hơn được không ạ.




#530496 Chứng minh dãy khớp ngắn

Đã gửi bởi quangbinng on 25-10-2014 - 21:01 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Em cám ơn, hóa ra có cách bẻ dãy khớp :D. Nhưng em thấy cái đoạn suy ra của anh leminhansp chính là định lí không gian nhân và không gian ảnh rồi ạ.




#530561 Chứng minh dãy khớp ngắn

Đã gửi bởi quangbinng on 26-10-2014 - 08:54 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

tại sao bạn muốn chứng minh đó là đơn ánh? 

 

$\bar{f}$ của bạn có $\ker$ đâu phải bằng $0$.

 

để chứng minh tồn tại 1 đồng cấu $\bar{f}$ như vậy, bạn chỉ cần chứng minh với mọi 2 phần tử $v, v'$ sao cho $v - v' \subset V'$, thì ảnh của chúng dưới $f$ (hay $\bar{f}$) giống nhau. tức là ánh xạ của bạn có nghĩa. và sau đó, nó là đồng cấu thì hiển nhiên hơn.

 

sr,em đọc nhầm thành đẳng cấu, vậy đồng cấu là gì ạ.




#530513 Chứng minh dãy khớp ngắn

Đã gửi bởi quangbinng on 25-10-2014 - 21:25 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bài 14.12 (Mở rộng định lí về đồng cấu) Cho $f: V \rightarrow U$ là một ánh xạ tuyến tính. Cho $V' \subseteq V$ và $U' \subseteq U$ sao cho $f(V') \subseteq U'$. Chứng minh rằng $f$ cảm sinh một đồng cấu

$$\bar{f}: V/V' \rightarrow U/U'; \bar{v} \mapsto  \bar{f(v)}$$

 

 với $\ker \bar{f}=f^{-1}(U')/V'$. Nói riêng nếu $W \subseteq \ker f$ thì f cảm sinh một đồng cấu 

$$ \bar{f}: V/W \rightarrow U; \bar{v} \mapsto f(v)$$

và $\ker \bar{f}=\ker f/W$

 

 

Em không thể chứng minh nó là đơn ánh ạ:

giả sử $\bar v' \not= \bar v$ thì $v-v' \notin V'$. ta cần phải có $\bar {f(v)} \not= \bar {f(v')}$ tức là $f(v-v') \notin U'$ nhưng điều kiện này chưa chắc chắn đúng ạ. Vậy phải làm sao ạ, mấy anh giúp em với.




#530449 Chứng minh dãy khớp ngắn

Đã gửi bởi quangbinng on 25-10-2014 - 16:47 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Chẳng hạn có dãy khớp $$0\rightarrow V_1\overset{f_1}{\rightarrow}V_2\overset{f_2}{\rightarrow}V_3\overset{f_3}{\rightarrow}V_4\rightarrow 0$$

Thì $\text{Im}f_i=\ker f_{i+1}$

Lại có các dãy khớp: $$0\rightarrow V_1\rightarrow \text{Im}f_1\rightarrow 0$$

Suy ra: $\dim V_1=\dim \text{Im}f_1$

$$0\rightarrow \ker f_2\rightarrow V_2\rightarrow \text{Im}f_2\rightarrow 0$$

Suy ra: $\dim V_2=\dim \ker f_2+\dim \text{Im}f_2=\dim \text{Im}f_1+\dim \ker f_3$

$$0\rightarrow \ker f_3\rightarrow V_3\rightarrow \text{Im}f_3\rightarrow 0$$

Suy ra: $\dim V_3=\dim \ker f_3+\dim \text{Im}f_3$

$$0\rightarrow V_4\rightarrow \text{Im}f_3\rightarrow 0$$

Suy ra: $\dim V_4=\dim \text{Im} f_3$

Từ đó: $$\dim V_1-\dim V_2+\dim V_3-\dim V_4=0$$

Bạn tự viết trường hợp tổng quát nhé!

$$0\rightarrow \ker f_2\rightarrow V_2\rightarrow \text{Im}f_2\rightarrow 0$$

 

Ở dòng này thì toán tử tuyến tính từ $\ker f_2$ vào $V_2$ là gì ạ