Đến nội dung

Riann levil nội dung

Có 110 mục bởi Riann levil (Tìm giới hạn từ 09-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#543769 Topic tổng hợp các bài toán về phương trình nghiệm nguyên.

Đã gửi bởi Riann levil on 11-02-2015 - 17:11 trong Số học

1. Tìm nghiệm nguyên dương: $2^{x}.3^{y}=1+5^{z}$

2.Tìm nghiệm nguyên không âm: $x^{2}= y^{2}+\sqrt{y+1}$

3. Tìm nghiệm nguyên: $x^{3}-x^{2}-2xy=y^{3}+y^{2}+100$




#520464 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi Riann levil on 20-08-2014 - 15:53 trong Đại số

bạn ơi mình giải với x$\geq 1$ nhé :lol:

$Có: x^3+3x^2-4=x^3-x^2+4x^2-4=x^2(x-1)+4(x^2-1)=(x-1)(x^2+4x+4)=(x-1)(x+2)^2)$

$x^3-3x^2+4=(x+1)(x-2)^2$

P=$\frac{(x-1)(x+2)^2+(x-2)(x+2)\sqrt{(x-1)(x+1)}}{(x+1)(x-2)^2+(x-2)(x+2)\sqrt{(x-1)(x+1)}}$

  =$\frac{(x+2)\sqrt{x-1}[(x+2)\sqrt{x-1}+\sqrt{x+1}(x-2)]}{(x-2)\sqrt{x+1}[\sqrt{x+1}(x-2)+(x+2)\sqrt{x-1}]}$

  =$\frac{(x+2)\sqrt{x-1}}{(x-2)\sqrt{x+1}}$

ĐK của bài này là $x^{2}\geq 1\Leftrightarrow x\geq 1 hoac x\leq -1$. Nếu $x\leq -1 \Rightarrow x-1< 0\Rightarrow \sqrt{x-1}$ vô nghĩa nhé!!vì vậy ta phải xét 2 TH




#516107 [TOPIC] Luyện tập biến đổi căn thức

Đã gửi bởi Riann levil on 28-07-2014 - 19:23 trong Đại số

Mình có một bài này rất hay nè, mà mình nghĩ mãi không ra :

Rút gọn: P = $\frac{x^{3}+3x^{2}+(x^{2}-4)\sqrt{x^{2}-1}-4}{x^{3}-3x^{2}+(x^{2}-4)\sqrt{x^{2}-1}+4}$.

Bạn nào học gỏi giúp mình với nhé!!!!!




#520497 45 BÀI TOÁN CASIO!

Đã gửi bởi Riann levil on 20-08-2014 - 18:47 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

bài này chẳng qua là chia đôi một dãy thành 2 dãy thôi.
quy trình chung 2 câu: (570-ES)
2 -> X
1 -> A
2 -> B
3 -> Y
X=X+1: A=2B+3A: Y=Y+A: X=X+1: B=3A+2B: Y=Y+B
Ấn CALC rồi ấn phím = liên tục
Kết quả:
u(10)=28595; s(10)=40149
u(15)=8725987; s(15)=13088980
u(21)=9884879423

Em k hiểu ạ! anh có thể giải thích từng bước một giúp e đc k ạ :))




#520839 45 BÀI TOÁN CASIO!

Đã gửi bởi Riann levil on 23-08-2014 - 09:45 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Bước 1: Nhập giá trị ban đầu.
2 -> X
1 -> A
2 -> B
3 -> Y
Bước 2: Đặt thuật toán cho máy tính:

X=X+1: A=2B+3A: Y=Y+A: X=X+1: B=3A+2B: Y=Y+B
Bước 3: Ấn CALC rồi ấn phím = liên tục
Kết quả:
u(10)=28595; s(10)=40149
u(15)=8725987; s(15)=13088980
u(21)=9884879423

em chỉ cần giải thích thuật toán thôi, A,B,X,Y là gì và thuật toán mang nghĩa thế nào




#564866 Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên toán THPT chuyên Lý Tự Trọng- Cần Thơ

Đã gửi bởi Riann levil on 10-06-2015 - 21:33 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 6: a) $ab=cd\Rightarrow \frac{a}{c}=\frac{d}{b}\Rightarrow \frac{a^{2015}}{c^{2015}}=\frac{d^{2015}}{b^{2015}}$

$=\frac{a^{2015}+d^{2015}}{b^{2015}+c^{2015}}=k(k\geq 1)$ (a,b,c,d nguyên dương)

Do đó $A=(k+1)(c^{2015}+b^{2015})$ là hợp số vì b,c nguyên dương

Ta nên đặt $\frac{a}{c}=\frac{d}{b}=k$.Vì ab=cd nên ab chia hết cho c suy ra $\frac{ab}{c}$ là số nguyên. do đó kb là số nguyên. Mà b là số nguyên dương nên k là số nguyên dương. Vậy $A=(k^{2015}+1)(c^{2015}+b^{2015})$ là hợp số vì b,c nguyên dương




#541508 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013-2014 TỈNH THÁI BÌNH

Đã gửi bởi Riann levil on 21-01-2015 - 17:21 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 1 : Ta tính được : $x^2=6+4\sqrt{2}$ $\Rightarrow x=2+\sqrt{2}$
$\Rightarrow x^2-4x+2=0$

$\Rightarrow (x^3+x+4)(x^2-4x+2)=0$
$\Rightarrow x^5-4x^4+3x^3-14x+8=0(*)$

Do đó $x$ là một nghiệm của phương trình $(*)$ 

Câu 3 :Từ phương trình $(2)$ của hệ ta được : $3x^2(y-1)=15y-y^2-14$ $(3)$

Nếu $y=1$ thì thay vào phương trình $(1)$ ta được $x=1$ . Khi đó $(x;y)=(1;1)$ là 1 nghiệm của hệ phương trình ban đầu $(**)$

Nếu $y\neq 1$ thì chia cả 2 vế phương trình $(3)$ cho $(y-1)\neq 0$ ta được $x=\sqrt{\frac{15y-y^2-14}{3(y-1)}}$

$\Rightarrow 3x^2=-y+14$

Từ đó ta có hệ : $\left\{\begin{matrix} 3x^2+(y-1)=13 & & \\ x^3+3x(y-1)-1=13\sqrt{y-1} & & \end{matrix}\right. (I)$

Đặt $\sqrt{y-1}=b(b\geq 0);x=a$ thì hệ $(I)$ có dạng $\left\{\begin{matrix}a^3+3ab^2-1=13b & \\ 3a^2+b^2=13 & \end{matrix}\right.$

Nhân chéo 2 vế của hệ phương trình trên ta được : $13(a^3+3ab^2-1)=13b(3a^2+b^2)$ $\Leftrightarrow (a-b)^3=1$$\Leftrightarrow a-b=1$

Khi đó $\left\{\begin{matrix}3a^2+b^2=13 \\ a-b=1 \end{matrix}\right.$

Giải hệ phương trình quá khó trên , ta tìm được $(a;b)=(2;1)$ ( loại trường hợp $(a;b)=(\frac{-3}{2};\frac{-5}{2})$ vì điều kiện $b\geq 0$ )

Với $(a;b)=(2;1)$ ta tìm được $(x;y)=(2;2)$ $(***)$

Từ $(**)$ và $(***)$ : Vậy hệ phương trình đã cho có các nghiệm $(x;y)$ là $(2;2);(1;1)$ 

@Viet Hoang : Mình biết là thiếu 1 nghiệm rồi nhưng phải xuống ăn cơm xong rồi mới lên sửa bạn ạ

A giải thích hộ e tại sao lại nhân chéo đc k? cấu tạo biểu thức có gì đặc biệt không?




#538813 Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh thái bình năm 2014-2015

Đã gửi bởi Riann levil on 22-12-2014 - 19:34 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 3: vì P(x) có 4 nghiệm x1,x2,x3,x4 nên P(X)=$(x-x_{1})(x-x_{2})(x-x_{3})(x-x_{4})$

$\Rightarrow P(\sqrt{3})=(\sqrt{3}-x_{1})(\sqrt{3}-x_{2})(\sqrt{3}-x_{3})(\sqrt{3}-x_{4})\Rightarrow -P(\sqrt{3})=(x_{1}-\sqrt{3})(x_{2}-\sqrt{3})(x_{3}-\sqrt{3})(x_{4}-\sqrt{3})$

Mà$P(-\sqrt{3})=(-\sqrt{3}-x_{1})(-\sqrt{3}-x_{2})(-\sqrt{3}-x_{3})(-\sqrt{3}-x_{4})=(x_{1}+\sqrt{3})(x_{2}+\sqrt{3})(x_{3}+\sqrt{3})(x_{4}+\sqrt{3})\Rightarrow T= -P(\sqrt{3}).P(-\sqrt{3})=...$

Đến đây Thay số vào P(x) là ra thôi.!!!!

Cônng nhận đề tỉnh bạn dề thật. Có mỗi Bài Bđt voi bài giải hệ phải động não. Các cậu có ai làm hết k. Thi xong thấy thế nào???




#548566 Đề thi chọn HSG cấp tỉnh Bắc Giang môn Toán 9 năm học 2014-2015

Đã gửi bởi Riann levil on 21-03-2015 - 20:14 trong Tài liệu - Đề thi

4-1, các bác tự vẽ hình nhá:

Gọi trung điểm of DM là I. Ta có BI=IM=ID= 1/2 DM ( trung tuyến ứng với cạnh huyền)

vì ID=IB, AD=AB nên D đối xưng vs B qua AI suy ra $\widehat{ADI}=\widehat{ABI}$

Mặt khác $\widehat{ADI}=\widehat{IEB}$$\widehat{ADI}=\widehat{IEB}$ ( do DAEI nội tiếp)

suy ra$\widehat{IEB}= \widehat{IBE}$ suy ra IE=IB 

xét tam giác EBF vuong có IE=IB suy ra 1/2 DM= IB=IE=IF= 1/2 EF suy ra đpcm




#549215 Đề thi chọn HSG cấp tỉnh Bắc Giang môn Toán 9 năm học 2014-2015

Đã gửi bởi Riann levil on 24-03-2015 - 20:33 trong Tài liệu - Đề thi

Bác nào cho e xin lời giải vắn tắt bài hệ với bài tìm hai cs tận cùng với!!




#548319 Đề thi hsg lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc 2014-2015

Đã gửi bởi Riann levil on 19-03-2015 - 21:55 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 5:

Đặt $x=u+v+uv\Rightarrow x+1=u+v++uv+1=(u+1)(v+1)$

Suy ra:cộng mỗi dãy số trên với 1 thì sau mỗi lần thực hiện xóa đi hai số u+1 và v+1 thì ta viết lên dãy (u+1)(v+1)

Nếu lúc đầu dãy số có u,v,a,b,c... thì sau đó có dãy số x,a,b,c...(xóa u,v và thay bằng x)

Vì (u+1)(v+1)(a+1)(b+1)(c+1)...=(x+1)(a+1)(b+1)(c+1)....

Lúc này tích các số trên dãy số sau mỗi lần thực hiện xóa và thay số là không đổi . Tức là giá trị của số cuối cùng đó không phụ thuộc vào việc chọn các số u, v để xóa trong mỗi lần thực hiện việc biến đổi dãy . Vậy, nếu cuối cùng còn số k thì$k+1=\left ( \frac{1}{1}+1 \right )\left ( \frac{1}{2}+1 \right )...\left ( \frac{1}{2015}+1 \right )=2016\Rightarrow k=2015$ 

Suy ra k = 2015. Vậy số cuối cùng đó là 2015

 

 

 

Khó hiểu quá. bạn giải thích rõ và sâu hơn đc k???




#573543 Có 5 đồ vật khác nhau chia hết cho 3 người, Hỏi có bao nhiêu cách chia sao ch...

Đã gửi bởi Riann levil on 17-07-2015 - 21:19 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

đầu tiên ta đưa cho mỗi người một đồ vật. Hai đò vật còn lại sẽ chia cho 2 trong 3 người. Vậy thì sẽ có $C_{3}^{2}$ =3 cách chia




#575295 Chứng minh rằng tồn tại vô hạn các số nguyên tố có dạng $4k+1$

Đã gửi bởi Riann levil on 25-07-2015 - 18:26 trong Số học

Giả sử có hữu hạn số nguyên tố có dạng 4k+1 là $p_{1}< p_{2}< ...< p_{n}$

Xét số $A= 4p_{1}.p_{2}...p_{n}+1$

Dễ thấy A lẻ, A chia 4 dư 1 

Nếu A là hợp số, suy ra tồn tại 1 ước nguyên tố nào đó của A chia 4 dư 1 (vì nếu các ước nguyên tố của A toàn chia 4 dư 3 thì A chia 4 dư 3) Suy ra $A\vdots p_{i}$ ( $1\leq i\leq n$ ) $\Rightarrow$$A= 4p_{1}.p_{2}...p_{n}+1$$\vdots p_{i}\Rightarrow 1\vdots p_{i}$ ( vô lí vì $p_{i}\geq 5$ )

Như vậy A là nguyên tố , A >pn , A có dang 4k+1 (điều này trái với giả sử)

Vậy có vô số các sô nguyên tố thỏa mãn đề bài




#541631 Giải phương trình: $(4x-1)\sqrt{x^{2}+1}=2x^...

Đã gửi bởi Riann levil on 23-01-2015 - 20:56 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Đặt $\sqrt{x^{2}+1}=a$ (a$\geq 0$)

ta có$(4x-1)a=2a^{2}+2x-1\Leftrightarrow a^{2}-(4x-1)a+2x-1$

$\Delta = (4x-1)^{2}-4.2(2x-1)= 16x^{2}-24x+9= (4x+3)^{2}\geq 0$

$\Rightarrow a=4x-1$ hoặc $a=-2$(loại) 

đến đây bạn có thể tự giải tiếp




#551664 Đề thi chọn HSG toán lớp 9 tỉnh Bắc Ninh năm 2014-2015

Đã gửi bởi Riann levil on 05-04-2015 - 17:39 trong Tài liệu - Đề thi

Bạn làm thế nào ạ!!

Ta có:

$\left | 3x-4 \right |= \left | 4-3x \right |\geq 4-3x$ ( dấu bằng khi $x\leq \frac{4}{3}$)

$\left | 4x-5 \right |= \left | 5-4x \right |\geq 5-4x$ ( dấu bằng khi $x\leq \frac{5}{4}$)

$\left | 5x-4 \right |\geq 5x-4$ ( dấu bằng khi $x\geq \frac{4}{5}$)

$\left | 2x-1 \right |\geq 2x-1$ ( dấu bằng khi $x\geq \frac{1}{2}$)

cộng vào ta có: VT $\geq$ VP ( dấu bằng khi $\frac{4}{5}\leq x\leq \frac{5}{4}$)




#551520 Đề thi chọn HSG toán lớp 9 tỉnh Bắc Ninh năm 2014-2015

Đã gửi bởi Riann levil on 05-04-2015 - 08:42 trong Tài liệu - Đề thi

    UBND tỉnh Bắc Ninh                                                          ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

Sở GD & ĐT tỉnh Bắc Ninh                                                            NĂM HỌC: 2014 - 2015

       ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                      Môn thi: Toán - lớp 9

                                                                                                Ngày thi: 2 tháng 4 năm 2015

 

 

 

 

 

Câu 1: Cho P = ( mình quên đề rồi)

            Rút gọn P với $a > 0, b> 0, a\neq b$

 

Câu 2: Cho phương trình $x^{2}-x-1=0$ có hai nghiệm $x_{1},x_{2}$

 

            a, Tính giá trị của biểu thức Q= $x^{5}_{1}+x^{5}_{2}$

            b, Cho $P(x)=\sqrt{x^{8}+12x+12}-3x$. Chứng minh rằng $P(x_{1})=P(x_{2})$

 

Câu 3: a,Gọi m và M lần lượt là giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của x thỏa mãn $\left | 2x-1 \right |+\left | 3x-4 \right |+\left | 4x-5 \right |+\left | 5x-4 \right |=4$. Chứng minh rằng M.m = 1

 

           b, Giải phương trình nghiệm nguyên dương: $x^{6}+x^{3}y=y^{3}+2y^{2}$

 

Câu 4: Cho (O;R) và hai đường kính AB và CD thay đổi. Tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) lần lượt cắt BC và BD ở E,F. Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của AE, AF.

            a, Chứng minh trung điểm H của AO là trực tâm tam giác BPQ.

            b, Tìm điều kiện của AB và CD để  điện tích tam giác BPQ đạt min

            c, Chứng minh rằng $CE.DF.EF= CD^{3}$ và $(\frac{BE}{BF})^{3}= \frac{CE}{DF}$

 

Câu 5: a, Gọi m và n lần lượt là số chữ số của $2^{2015}$ và $5^{2015}$. Tính m+n

 

           b, Cho (O;1) và 3 điểm A,B,C tùy ý. Chứng minh rằng luôn tồn tại điểm M nằm trên đường tròn sao cho $MA+MB+MC\geq 3$

 




#551639 Đề thi chọn HSG toán lớp 9 tỉnh Bắc Ninh năm 2014-2015

Đã gửi bởi Riann levil on 05-04-2015 - 16:49 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 3a $M.m=\frac{2}{3}$ phải chứ???

Mình ra $\frac{4}{5}\leq x\leq \frac{5}{4}$




#538372 Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác ABP tiếp xúc với BC.

Đã gửi bởi Riann levil on 17-12-2014 - 18:06 trong Hình học

 

1)b)
$\widehat{HEB} =\widehat{ABC}$ (góc có cạnh tương ứng vuông góc) (1)
$\widehat{HBE} =\widehat{ACB}$ (cạnh t ứng vuôg góc)
=>$\triangle HEB \sim\triangle ABC$ (g, g)
=>$\frac{HE}{AB} =\frac{EB}{BC} =\frac{2 .EM}{2 .BL}$
=>$\frac{HE}{AB} =\frac{EM}{BL}$ (2)
từ (1, 2)=>$\triangle HEM \sim\triangle ABL$ (góc =nhau xen giữa cặp cạnh tỉ lệ)
=>$\widehat{EHM} =\widehat{BAL}$ (3)
CE cắt AB tại Q
(3) =>AQHP nội tiếp =>$\widehat{APM} =90^\circ$
=>BMPL nội tiếp =>$\widehat{MPB} =\widehat{MLB} =\widehat{HCB}$
=>BHPC nội tiếp 
=>$\widehat{PBL} =\widehat{PHC} =\widehat{EHM}$ (4)
từ (3, 4)=>$\widehat{PBL} =\widehat{BAP}$
=>BC là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp ABP (đpcm)

 

bạn ve hinh bang phan mem gi day???




#538085 Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác ABP tiếp xúc với BC.

Đã gửi bởi Riann levil on 15-12-2014 - 19:00 trong Hình học

1. Cho tam giác ABC nhọn với trực tâm H. Đường thẳng vuông góc với BC tại C cắt đg thẳng BH ở D,  Đường thẳng vuông góc với BC tại B cắt đg thẳng CH ở E.Gọi M,N là trung điểm của BE và CD

a) Cm H,M,N thẳng hàng ( phần này e chứng minh đc rồi)

b) MN cắt trung tuyến AL của tam giác ABC ở P. Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác ABP tiếp xúc với BC.

2.Cho hình thang ABCD ( $\hat{A}=\hat{D}=90^{\circ}$) E thuộc CD. Đg cao AM, BN của tam giác ABE. DM cắt CN ở K. HK giao CD ở F. Chứng minh HK=KF

Mọi người giúp e với. e đang cần gấp




#517514 $\left\{\begin{matrix} x+y+z=8\\ x^3+y^3+z^3=8...

Đã gửi bởi Riann levil on 03-08-2014 - 22:45 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Lang thang thấy mấy bài này hại não quá!!

a) $x^{2}+x-16\sqrt{2x}+20=0$

b)$\sqrt[4]{97-x}+\sqrt[4]{x}=5$

c)$\sqrt{12-\sqrt{\frac{12}{x^{2}}}}-x^{2}+\sqrt{x^{2}-\frac{12}{x^{2}}}=0$




#517638 $\left\{\begin{matrix} x+y+z=8\\ x^3+y^3+z^3=8...

Đã gửi bởi Riann levil on 04-08-2014 - 18:47 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Lang thang thấy mấy bài này hại não quá!!

a) $x^{2}+x-16\sqrt{2x}+20=0$

b)$\sqrt[4]{97-x}+\sqrt[4]{x}=5$

c)$\sqrt{12-\sqrt{\frac{12}{x^{2}}}}-x^{2}+\sqrt{x^{2}-\frac{12}{x^{2}}}=0$

Bạn nào làm nốt phần a và c đi!!!




#517582 $\left\{\begin{matrix} x+y+z=8\\ x^3+y^3+z^3=8...

Đã gửi bởi Riann levil on 04-08-2014 - 13:33 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

ĐK: $x \leqslant 97$.
 
Đặt $\left\{\begin{matrix} \sqrt[4]{97-x}=a\\ \sqrt[4]{x}=b \end{matrix}\right.\left ( a,b\geq 0 \right )$
 
Ta có hệ: $\left\{\begin{matrix} a+b=5\\ a^4+b^4=97 \end{matrix}\right.$
 
Giải hệ trên ta được nghiệm $\left( {2;3} \right)$ và $\left( {3;2} \right)$.
 
Thế lại được $x=16$ và $x=81$

bạn giải rõ hệ trên ra cho mìnhh đuoc k



#539552 Tìm tất cả các đa thức f(x) có tất cả hệ số là số nguyên không âm nhỏ hơn 8 t...

Đã gửi bởi Riann levil on 04-01-2015 - 16:08 trong Đại số

. Khẳng định rằng bậc của f(x) phải nhỏ hơn 4. Vì $8^{4}=4096 > 2013$.

Đặt $f(x)=ax^{3}+bx^{2}+cx+d$ (a,b,c,d < 8)

ta có $f(8)= a.8^{3}+b.8^{2}+c.8+d= 2003$

2003 chia 8 du 3 nên d chia 8 du 3 suy ra d=3 ( vì d<8)

thay vào ta có $f(8)= a.8^{3}+b.8^{2}+c.8+3= 2003$$\Rightarrow$$ a.8^{3}+b.8^{2}+c.8= 2000$$\Rightarrow$$ a.8^{2}+b.8+c= 250$

Vì 250 chia 8 du 2 suy ra c chia 8 du 2 nen c=2.Lại thay vào và làm tương tự ta tìm đc f(x)




#517857 Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi I là ggiao điểm của các đường phân giác tro...

Đã gửi bởi Riann levil on 05-08-2014 - 19:06 trong Hình học

Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi I là ggiao điểm của các đường phân giác trong.Biết AB=5, IC=6.Tính BC?




#516603 Chứng minh quy nạp: 1 + $\frac{1}{4}$ +...

Đã gửi bởi Riann levil on 30-07-2014 - 22:42 trong Đại số

Mình giải nè:

Ta thấy với n=2 thì đpcm đúng.

Giả sử với n=k ta có :$1+\frac{1}{4}+\frac{1}{9}+...+\frac{1}{k^{2}} <2-\frac{1}{k}$

Ta cần cm: $1+\frac{1}{4}+\frac{1}{9}+...+\frac{1}{k^{2}}+\frac{1}{(k+1)^{2}}<2-\frac{1}{k+1}$  (*)

Thật vậy Ta có $1+\frac{1}{4}+\frac{1}{9}+...+\frac{1}{k^{2}}+\frac{1}{(k+1)^{2}}< 2-\frac{1}{k}$ + $\frac{1}{(k+1)^{2}}$  (1)

Mặt khác ta có $\frac{k^{2}+2k}{(k+1)^{2}}<1 \Rightarrow \frac{k+2}{(k+1)^{2}}<\frac{1}{k}\Rightarrow \frac{1}{k+1}+\frac{1}{(k+1)^{2}}<\frac{1}{k}\Rightarrow \frac{1}{k+1}<\frac{1}{k}-\frac{1}{(k+1)^{2}}\Rightarrow 2-(\frac{1}{k}-\frac{1}{(k+1)^{2}})<2-\frac{1}{k+1}$                                                                                            (2)

Từ 1 vầ 2 ta suy ra (*).

Vậy bài toán được cm.