Jump to content

Photo

Phương Trình Nghiệm Nguyên và Chia Hết

- - - - - phương trình nguyên chia hết

  • Please log in to reply
5 replies to this topic

#1
ranmaiyeushin

ranmaiyeushin

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 posts

BT1:Tìm số nguyên tố p để: 1 + p + p2 + p3 + p4 là số chính phương.

BT2: CMR: 321 – 224 – 68 – 1 chia hết cho 1930

BT3: Giả sử a,b,c là các số nguyên dương và a là số nguyên tố sao cho a2 = b2 – c2

CMR: b = c +1 và a < c

BT4: Tìm nghiệm nguyên của phương trình:

            xem ở ảnh đính kèm

BT5: Cho n thuộc N*. 2n + 1 và 3n + 1 là các số chính phương. CMR: n chia hết cho 40

BT6: Tìm nghiệm nguyên của phương trình:

a)  p(x + y) = xy, với p là số nguyên tố.

b) x2 + (x + 1)2 = y4 + (y+1)4

c) x3 – 3y3 – 9z3 = 0

d) y2 = -2(x6 – x3y – 32)

Attached Images

  • images (3).jpg

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG

 

MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.

 

Tôi không biết câu này ai nói, nhưng tôi thấy nó khi đang đọc truyện conan, và nó đúng phải ko?

 

 

https://www.o.facebo...cation=timeline   kết bn face vs tôi nhé!!!


#2
phanducnhatminh

phanducnhatminh

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 posts

Đặt $1+p+p^{2}+p^{3}+p^{4}=n^{2} (n\epsilon N^{*})=>(2n)^{2}=4(1+p+p^{2}+p^{3}+p^{4}).$

Chặn $(2p^{2}+p)^{2}<(2n)^{2}<(2p^{2}+p+2)^{2}$ 

Suy ra $(2n)^{2}=(2p^{2}+p+1)^{2}=>4+4p+4p^{2}+4p^{3}+4P^{4}=1+2p+5p^{2}+4p^{3}+4p^{4}=>p^{2}-2p-3=0=>p=3$


 


#3
laiducthang98

laiducthang98

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 314 posts

Bài 1 p=2 là k.t.m

p=3 thỏa mãn

xét p$\geq 5$ thì các ước của $p^{4}$ là 1,p,$p^{2}$,$p^{3}$,$p^{4}$ .Ta giả sử $1+p+p^2+p^3+p^4=m^2 (m\epsilon Z+)$ <=>$4+4p+4p^2+4p^3+4p^4=4m^2 (m\epsilon Z+)$ 

Ta có p$\geq 5$=> $p^{2}$ $\geq 5p$=2p+3p$\geq 2p+3$=> $p^{2}$-2p-3 $\geq 0$

Ta có $4m^2<4p^4+p^2+1+4p^2+2p+4p^2=(2p^2+p+1)^2$

 Lại có $4m^2>4p^4+4p^3+p^2=(2p^2+p)^2$

Từ đó có $(2p^2+p+1)^2>4m^2>(2p^2+p)^2$Điều này là k xảy ra nên chỉ có x=3 thỏa mãn 

 

:icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:


Edited by laiducthang98, 31-07-2013 - 23:00.


#4
letankhang

letankhang

    $\sqrt{MF}'s$ $member$

  • Thành viên
  • 1079 posts

BT1:Tìm số nguyên tố p để: 1 + p + p2 + p3 + p4 là số chính phương.

 

Đặt :

$p^{4}+p^{3}+p^{2}+p+1=n^{2}\Rightarrow 4(p^{4}+p^{3}+p^{2}+p+1)=4n^{2}$ $(1)$

$\Rightarrow (2p^{2}+p)^{2}<4n^{2}<(2p^{2}+p+2)^{2}$ ( ta có thể dễ dàng chứng minh điều này )

$\Rightarrow 4n^{2}=(2p^{2}+p+1)^{2}=4p^{4}+p^{2}+1+4p^{3}+4p^{2}+2p$ $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ :

$\Rightarrow p^{2}-2p-3=0\Rightarrow p=3$

Vậy số nguyên tố $p$ cần tìm là $3$


        :oto:   :nav:  :wub:  $\mathfrak Lê $ $\mathfrak Tấn $ $\mathfrak Khang $ $\mathfrak tự$ $\mathfrak hào $ $\mathfrak là $ $\mathfrak thành $ $\mathfrak viên $ $\mathfrak VMF $  :wub:   :nav:  :oto:            

  $\textbf{Khi đọc một quyển sách; tôi chỉ ráng tìm cái hay của nó chứ không phải cái dở của nó.}$

 

 


#5
letankhang

letankhang

    $\sqrt{MF}'s$ $member$

  • Thành viên
  • 1079 posts

 

BT2: CMR: 321 – 224 – 68 – 1 chia hết cho 1930

 

BT5: Cho n thuộc N*. 2n + 1 và 3n + 1 là các số chính phương. CMR: n chia hết cho 40

 

Bài 2 :

Ta có :

$3^{21}\equiv 243(mod1930);2^{24}\equiv 1656(mod1930);6^{8}\equiv 516(mod1930)$

$\Rightarrow 3^{21}-2^{24}-6^{8}-1\equiv 243-1656-516-1\equiv -1930\equiv 0(mod1930)$

$\Rightarrow (3^{21}-2^{24}-6^{8}-1)\vdots 1930$

Bài 3 :

Ta có $2n+1$ là số chính phương lẻ nên chia 8 dư 1 => n chẵn => $3n+1$ là số chính phương lẻ; số này chia 8 dư 1 nên 3n chia hết hết cho 8; do đó n chia hết cho 8 $(1)$

Do 3n+1 là số chính phương lẻ nên tận cùng 1;5;9 => 3n tận cùng 0;4;8 => n tận cùng 0;8;6.

Loại trường hợp n tận cùng 8;6 vì khi đó 2n+1 tận cùng là 7;3 không là số chính phương => n tận cùng là 0 $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra n chia hết cho 40


Edited by letankhang, 01-08-2013 - 11:07.

        :oto:   :nav:  :wub:  $\mathfrak Lê $ $\mathfrak Tấn $ $\mathfrak Khang $ $\mathfrak tự$ $\mathfrak hào $ $\mathfrak là $ $\mathfrak thành $ $\mathfrak viên $ $\mathfrak VMF $  :wub:   :nav:  :oto:            

  $\textbf{Khi đọc một quyển sách; tôi chỉ ráng tìm cái hay của nó chứ không phải cái dở của nó.}$

 

 


#6
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 posts

Bài 6 : Câu a ; ta có phương trình đương đương : $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=\frac{1}{p}$ ở đây ta xét cho x ; y nguyên dương là đủ

Dễ thấy x = p + d ; thay vào phương trình đầu ta sẽ tính được $y=p+\frac{p^{2}}{d}$

Do p là số nguyên tố nên các ước của $p^{2}$ là 1 ; p ; $p^{2}$

Vì vậy phương trình này có các nghiệm dương $(x;y)=(p+1 ; p^{2}+p) ; ( 2p ; 2p )$ và các hoán vị ; với TH nghiệm âm chứng minh tương tự .


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$






Also tagged with one or more of these keywords: phương trình nguyên, chia hết

1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users