Đến nội dung

Hình ảnh

Tồn tại hay không sô nguyên $n$ thỏa mãn $n$ có đúng $2000$ ước nguyên tố và $2^n+1$ chia hết cho $n$.

- - - - - 42

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
HoaiBao

HoaiBao

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết

Tồn tại hay không sô nguyên $n$ thỏa mãn $n$ có đúng $2000$ ước nguyên tố và $2^n+1$ chia hết cho $n$.



#2
Hoang Nhat Tuan

Hoang Nhat Tuan

    Hỏa Long

  • Thành viên
  • 974 Bài viết

Tồn tại hay không sô nguyên $n$ thỏa mãn $n$ có đúng $2000$ ước nguyên tố và $2^n+1$ chia hết cho $n$.  $(*)$

Ta sẽ chứng minh bằng quy nạp theo $k$ $(k\in N^*)$ rằng luôn tồn tại số nguyên $n_k$ có $k$ ước nguyên tố (trong đó có $3$) thỏa mãn $2^{n_k}+1$ chia hết cho $n_k$.

Với $k=1$ cho $n_1=3$ hiển nhiên $(*)$ đúng. Giả sử $(*)$ đúng đến $k=i$ tức là $n_i|2^{n_i}+1$.

Khi đó: $3n_i|2^{3n_i}+1=(2^{n_i}+1)(2^{2n_i}-2^{n_i}+1)$ (vì $n_i$ phải là số lẻ dẫn đến $3|2^{2n_i}-2^{n_i}+1$)

Để ý rằng luôn tồn tại số nguyên tố $p$ là ước của $a^3+1=(a+1)(a^2-a+1)$ (với $a=2^{n_i}\geq 8$) mà không phải là ước của $(a+1)$. Thật vậy, thấy rằng $(a+1,a^2-a+1)=(a+1,3)$ mà $3|n_i|2^{n_i}+1$ nên $3|a+1$, tức $(a+1,a^2-a+1)=3$, đặt $a=3b-1$ thì $a^2-a+1=9b^2-9b+3$ không chia hết cho $9$, vì thế ta có thể lấy bất kì số nguyên tố $p$ nào là ước của $\frac{a^2-a+1}{3}>3$.

Đặt $n_{i+1}=3pn_i$ thì hiển nhiên $n_{i+1}=3pn_i|2^{3pn_i}+1=2^{n_{i+1}}+1$

Vậy theo nguyên lý quy nạp ta có điều phải chứng minh.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Nhat Tuan: 05-06-2016 - 00:01

Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.

#3
HoaiBao

HoaiBao

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết

Ta sẽ chứng minh bằng quy nạp theo $k$ $(k\in N^*)$ rằng luôn tồn tại số nguyên $n_k$ có $k$ ước nguyên tố (trong đó có $3$) thỏa mãn $2^{n_k}+1$ chia hết cho $n_k$.

Với $k=1$ cho $n_1=3$ hiển nhiên $(*)$ đúng. Giả sử $(*)$ đúng đến $k=i$ tức là $n_i|2^{n_i}+1$.

Khi đó: $3n_i|2^{3n_i}+1=(2^{n_i}+1)(2^{2n_i}-2^{n_i}+1)$ (vì $n_i$ phải là số lẻ dẫn đến $3|2^{2n_i}-2^{n_i}+1$)

Để ý rằng luôn tồn tại số nguyên tố $p$ là ước của $a^3+1=(a+1)(a^2-a+1)$ (với $a=2^{n_i}\geq 8$) mà không phải là ước của $(a+1)$. Thật vậy, thấy rằng $(a+1,a^2-a+1)=(a+1,3)$ mà $3|n_i|2^{n_i}+1$ nên $3|a+1$, tức $(a+1,a^2-a+1)=3$, đặt $a=3b-1$ thì $a^2-a+1=9b^2-9b+3$ không chia hết cho $9$, vì thế ta có thể lấy bất kì số nguyên tố $p$ nào là ước của $\frac{a^2-a+1}{3}>3$.

Đặt $n_{i+1}=3pn_i$ thì hiển nhiên $n_{i+1}=3pn_i|2^{3pn_i}+1=2^{n_{i+1}}+1$

Vậy theo nguyên lý quy nạp ta có điều phải chứng minh.

Sao mình thấy nó chỉ chia hết cho $n=3^k$ thôi.

...Xin lỗi mình bị nhầm...


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoaiBao: 05-06-2016 - 08:48






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: 42

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh