Đến nội dung

Hình ảnh

CMR hàm số f(x) đơn điệu thì có hữu hạn điểm gián đoạn.

- - - - - giới hạn điểm gián đoạn giải tích đơn điệu

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
Explorer

Explorer

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 157 Bài viết

Chứng minh rằng hàm số $f(x)$ đơn điệu thì có hữu hạn điểm gián đoạn. Ngoài ra, nếu $f(x)$ đơn điệu trên $[a,b]$ thì có thể tồn tại $t$ thuộc $[a,b]$ sao cho $t$ là điểm gián đoạn loại I hoặc $t$ là điểm gián đoạn loại II hoặc $t$ là điểm gián đoạn bỏ được hay không?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 02-12-2023 - 00:41


#2
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

Bài toán này không đúng, ta chỉ có thể mong rằng $f$ có một số đếm được các điểm gián đoạn. Bạn có thể xem các ví dụ ở đây.

 

Nếu $x_0$ là một điểm gián đoạn thì

$$f(x_0^-) =  \lim_{x \to x_0^-}f(x) < \lim_{x \to x_0^+} f(x) = f(x_0^+)$$

và ta có thể chọn một số hữu tỷ $a_x \in (f(x^-_0),f(x^+_0))$. Do tính đơn điệu nên tất cả các đoạn $(f(x^-_0),f(x^+_0))$ đều rời nhau. Ánh xạ

$$x \longmapsto a_x \in \mathbb{Q}$$

định nghĩa tốt và là một đơn ánh. Chứng tỏ rằng chỉ có đếm được điểm gián đoạn.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 02-12-2023 - 00:39

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: giới hạn, điểm gián đoạn, giải tích, đơn điệu

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh