Đến nội dung

Hình ảnh

$\sum\limits_{k=1}^{p-1}{({{x}_{k}}C_{p}^{k})\equiv0(\bmod \,\,{{p}^{3}})}$

- - - - - Số học Tổ hợp

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
Stranger411

Stranger411

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 85 Bài viết
Cho số nguyên tố $p>3$ và tập hợp $M=\left\{ 1,2,...,p \right\}$. Với mỗi số nguyên $k$ thỏa mãn $1\le k\le p$ ta đặt : ${{E}_{k}}=\left\{ A\subset M:|A|=k \right\}$ và ${{x}_{k}}=\sum\limits_{A\in {{E}_{k}}}{\left( \min A+\max A \right)}$. Chứng minh rằng:
$$\sum\limits_{k=1}^{p-1}{({{x}_{k}}C_{p}^{k})\equiv0(\bmod \,\,{{p}^{3}})}$$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Stranger411: 25-07-2012 - 07:43

$P_{G}(\sigma_{1},\sigma_{2},\cdots,\sigma_{n})=\frac{1}{|G|}\sum_{\tau\in G}ind(\tau)$


#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5005 Bài viết
Lời giải:
Dễ thấy $C_p^k \vdots p, \forall i=\overline{1,p-1}$ với $p$ nguyên tố.
Do đó, ta chỉ cần chứng minh
$$\sum\limits_{k=1}^{p-1}{x_k} \equiv 0 \pmod {p^2}$$
Với một tập $A \in E_k$ thì $\min A \le p-k+1$ và $\max A \ge k$.
Xét trong một $x_k$ bất kì. Gọi $i$ là 1 phần tử của $M$ sao cho $i \le p-k+1$.
Số các tập $A$ trong $E_k$ nhận $i$ là $\min$ là $C_{p-i}^{k-1}$.
\[
\Rightarrow \sum\limits_{A \in E_k } {\min A} = iC_{p - i}^{k - 1}
\]
Tương tự với $\max$, ta cũng có
\[
\sum\limits_{A \in E_k } {\max A} = \sum\limits_{i = k}^p {iC_i^{k - 1} }
\]
Do đó,
\[
\Rightarrow \sum\limits_{k = 1}^{p - 1} {x_k } = \sum\limits_{k = 1}^{p - 1} {\left( {\sum\limits_{i = 1}^{p - k + 1} {iC_{p - i}^{k - 1} } + \sum\limits_{i = k}^p {iC_i^{k - 1} } } \right)} = \sum\limits_{k = 1}^{p - 1} {\sum\limits_{i = 1}^{p - k + 1} {iC_{p - i}^{k - 1} } } + \sum\limits_{k = 1}^{p - 1} {\sum\limits_{i = k}^p {iC_i^{k - 1} } }
\]

Tới đây thì tịt :D
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
Karl Heinrich Marx

Karl Heinrich Marx

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 321 Bài viết

Lời giải:
Dễ thấy $C_p^k \vdots p, \forall i=\overline{1,p-1}$ với $p$ nguyên tố.
Do đó, ta chỉ cần chứng minh
$$\sum\limits_{k=1}^{p-1}{x_k} \equiv 0 \pmod {p^2}$$

Lời giải sai ngay từ đây. Có vẻ như bài này chỉ chứng minh chia hết cho $p^2$ thôi, thử với $p=3$ có vẻ không đúng.
Ta có: $$ \sum\limits_{A \in E_k } {\min A} = \sum\limits_{i=1}^{p-k+1}iC_{p - i}^{k - 1}=\sum\limits_{i=1}^{p}iC_{p - i}^{k - 1}$$
$$\sum\limits_{A \in E_k } {\max A} = \sum\limits_{i = k}^{p} {iC_{i-1}^{k - 1} }=\sum\limits_{i = 1}^p {iC_{i-1}^{k - 1} }$$
Tổng 2 anh này lại thì ra được là
$$ (p+1)\sum\limits_{i=0}^{p-1}C_i^{k-1}=(p+1)C_p^k$$
Rõ ràng là :
$$ \sum\limits_{k=1}^{p-1}(C_p^{k})^2 \vdots p^2$$

#4
Stranger411

Stranger411

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 85 Bài viết

Có vẻ như bài này chỉ chứng minh chia hết cho $p^2$ thôi, thử với $p=3$ có vẻ không đúng.

Rõ ràng là :
$$ \sum\limits_{k=1}^{p-1}(C_p^{k})^2 \vdots p^2$$

Anh gì đó ơi, bài này có thể quy về chứng minh:
\[\sum\limits_{k=1}^{p-1}{{{\left( C_{p}^{k} \right)}^{2}}\equiv 1(\bmod \,\,{{p}^{3}})}\]
$$\Leftrightarrow \sum\limits_{k=1}^{p-1}{{{\left( \frac{(p-1)!}{k!(p-k)!} \right)}^{2}}\equiv 0(\bmod \,\,\,p)}$$


Với mỗi $k\in \text{ }\!\!\{\!\!\text{ 1}\text{,2},...,\text{ p-1}\}$ đặt ${{a}_{k}}=\frac{(p-1)!}{k!(p-k)!}$
$$ \Leftrightarrow k!.{{a}_{k}}=(p-1)(p-2)...(p-k+1) $$
$$ \Leftrightarrow k.{{a}_{k}}\equiv {{(-1)}^{k-1}}(\bmod \,\,\,p) $$

Đến đây, dùng định lí Willson thôi anh ạ :lol:
Mà $p>3$ mà anh :icon6:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Stranger411: 25-07-2012 - 10:11

$P_{G}(\sigma_{1},\sigma_{2},\cdots,\sigma_{n})=\frac{1}{|G|}\sum_{\tau\in G}ind(\tau)$


#5
Karl Heinrich Marx

Karl Heinrich Marx

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 321 Bài viết

Anh gì đó ơi, bài này có thể quy về chứng minh:
\[\sum\limits_{k=1}^{p-1}{{{\left( C_{p}^{k} \right)}^{2}}\equiv 1(\bmod \,\,{{p}^{3}})}\]
$$\Leftrightarrow \sum\limits_{k=1}^{p-1}{{{\left( \frac{(p-1)!}{k!(p-k)!} \right)}^{2}}\equiv 0(\bmod \,\,\,p)}$$


Với mỗi $k\in \text{ }\!\!\{\!\!\text{ 1}\text{,2},...,\text{ p-1}\}$ đặt ${{a}_{k}}=\frac{(p-1)!}{k!(p-k)!}$
$$\Leftrightarrow $$k!.{{a}_{k}}=(p-1)(p-2)...(p-k+1)$$
$$\Leftrightarrow k.{{a}_{k}}\equiv {{(-1)}^{k-1}}(\bmod \,\,\,p)$$

Đến đây, dùng định lí Willson thôi anh ạ :lol:

anh thử với $p=3$ thấy nó không đúng! Mà thực ra theo cách đặt của em thì $ka_k=C_{p-1}^{k-1}$ cái này đâu chắc là đồng dư $(-1)^{k-1}$ mod p đâu.

#6
The Gunner

The Gunner

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

Lời giải sai ngay từ đây. Có vẻ như bài này chỉ chứng minh chia hết cho $p^2$ thôi, thử với $p=3$ có vẻ không đúng.
Ta có: $$ \sum\limits_{A \in E_k } {\min A} = \sum\limits_{i=1}^{p-k+1}iC_{p - i}^{k - 1}=\sum\limits_{i=1}^{p}iC_{p - i}^{k - 1}$$
$$\sum\limits_{A \in E_k } {\max A} = \sum\limits_{i = k}^{p} {iC_{i-1}^{k - 1} }=\sum\limits_{i = 1}^p {iC_{i-1}^{k - 1} }$$
Tổng 2 anh này lại thì ra được là
$$ (p+1)\sum\limits_{i=0}^{p-1}C_i^{k-1}=(p+1)C_p^k$$
Rõ ràng là :
$$ \sum\limits_{k=1}^{p-1}(C_p^{k})^2 \vdots p^2$$

Ở đầu bài toán có đk là p>3
mình sẽ tiếp tục lời giải của bạn để chứng minh chia hết cho $p^3$
ta có $\sum_{k=1}^{p-1}\binom{p}{k}^2=\binom{2p}{p}-2$
mà theo định lí Wolstenholme ta có $\binom{2p}{p} \equiv 2 (mod p^3)$
phát biểu Định lí http://chuyentoanpbc...2/06/trang1.jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi The Gunner: 25-07-2012 - 10:09

Những ngày cuối cùng còn học toán

winwave1995

#7
Karl Heinrich Marx

Karl Heinrich Marx

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 321 Bài viết
Uh có nhớ đến cái phát biểu 4 nhưng mà chả nhớ rõ là đồng dư $p$ mũ bao nhiêu, phát biểu 4 đấy nghe mấy bác lớp trên bảo có cả chứng minh bằng tổ hợp mới máu :-j Không đọc $p>3$ thử ngay trường hợp này tạch luôn :-s

#8
Stranger411

Stranger411

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 85 Bài viết

Ở đầu bài toán có đk là p>3
mình sẽ tiếp tục lời giải của bạn để chứng minh chia hết cho $p^3$
ta có $\sum_{k=1}^{p-1}\binom{p}{k}^2=\binom{2p}{p}-2$
mà theo định lí Wolstenholme ta có $\binom{2p}{p} \equiv 2 (mod p^3)$
phát biểu Định lí http://chuyentoanpbc...2/06/trang1.jpg

Em năm nay 12 mà chả biết mấy cái này :mellow:
Em ko bit đánh giá thế nào nên phải dựa vào cách chứng minh của định lí Willson nên nó hơi dài 1 tí :mellow:

Ta chứng minh:
$\sum\limits_{k=1}^{p-1}{{{\left( C_{p}^{k} \right)}^{2}}\equiv 1(\bmod \,\,{{p}^{3}})}$ (1)

$\Leftrightarrow \sum\limits_{k=1}^{p-1}{{{\left( \frac{(p-1)!}{k!(p-k)!} \right)}^{2}}\equiv 0(\bmod \,\,\,p)}$ (2)

Với mỗi $k\in \text{ }\!\!\{\!\!\text{ 1}\text{,2},...,\text{ p-1}\}$ đặt ${{a}_{k}}=\frac{(p-1)!}{k!(p-k)!}$
$ \Leftrightarrow k!.{{a}_{k}}=(p-1)(p-2)...(p-k+1) $
$ \Leftrightarrow k.{{a}_{k}}\equiv {{(-1)}^{k-1}}(\bmod \,\,\,p) $ (3)

Xét ${{b}_{k}}=\frac{(p-1)!}{k}$, $\forall k\in \left\{ 1,2,...,p-1 \right\}$.

Theo Định lý Wison ta có $k{{b}_{k}}\equiv (-1)(\bmod \,\,\,p)$. (4)

Từ (3) và (4) ta có :
${{a}_{k}}\equiv {{(-1)}^{k}}{{b}_{k}}(\bmod \,\,p)$ (5)

Do $p$ là số nguyên tố và $k\in \left\{ 1,2,...,p-1 \right\}$ nên tồn tại duy nhất $j\in \left\{ 1,2,...,p-1 \right\}$ sao cho:
$(kj)\equiv 1(\bmod \,\,\,p)$$\Rightarrow $${{(kj)}^{2}}\equiv 1(\bmod \,\,\,p)$.

Khi đó:
$$\sum\limits_{k=1}^{p-1}{{{({{b}_{k}})}^{2}}}=\sum\limits_{k=1}^{p-1}{\left( {{({{b}_{k}})}^{2}}.1 \right)}\equiv \sum\limits_{k=1}^{p-1}{\left( {{({{b}_{k}})}^{2}}.{{(kj)}^{2}} \right)}\equiv \left( (p-1)! \right)\sum\limits_{j=1}^{p-1}{{{j}^{2}}(\bmod \,\,\,p)}$$

$$\sum\limits_{j=1}^{p-1}{{{j}^{2}}=\frac{p(p-1)(2p-1)}{6}\equiv 0(\bmod \,\,\,p)}$$
nên $\sum\limits_{k=1}^{p-1}{{{({{b}_{k}})}^{2}}}\equiv 0(\bmod \,\,\,p)$ (6)

Từ (5) và (6) suy ra $\sum\limits_{k=1}^{p-1}{{{({{a}_{k}})}^{2}}}\equiv 0(\bmod \,\,\,p)$ hay (2) đúng.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Stranger411: 25-07-2012 - 10:33

$P_{G}(\sigma_{1},\sigma_{2},\cdots,\sigma_{n})=\frac{1}{|G|}\sum_{\tau\in G}ind(\tau)$


#9
tranghieu95

tranghieu95

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 147 Bài viết
Đây là đề chọn dội tuyển của Nghệ An 2011-2012
TỪ TỪ LÀ HẠNH PHÚC
A1K39PBC





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: Số học, Tổ hợp

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh