Đến nội dung

Hình ảnh

Topic tổng hợp các bài toán về phương trình nghiệm nguyên.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 565 trả lời

#341
LNH

LNH

    Bất Thế Tà Vương

  • Hiệp sỹ
  • 581 Bài viết

Bài 188 : Chứng minh rằng phương trình $x^{3}+y^{3}=z^{4}$ có vô số nghiệm nguyên.

Một bài tương tự  :icon6: :

Bài 193: CMR phương trình sau có vô số nghiệm hữu tỉ không nguyên:

$\left \{ x^3 \right \}+\left \{ y^3 \right \}=\left \{ z^3 \right \}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lenhathoang1998: 03-09-2013 - 20:03


#342
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Một bài tương tự  :icon6: :

Bài 193: CMR phương trình sau có vô số nghiệm hữu tỉ:

$\left \{ x^3 \right \}+\left \{ y^3 \right \}=\left \{ z^3 \right \}$

:lol: Đề bài lạ thật, nếu phương trình có vô số nghiệm nguyên thì sẽ có vô số nghiệm hữu tỉ.

Nếu $x,y,z$ đều nguyên thì $\left \{ x^{3} \right \}+\left \{ y^{3} \right \}=\left \{ z^{3} \right \}=0$. 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Juliel: 03-09-2013 - 19:55

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#343
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết


Một bài tương tự  :icon6: :

Bài 193: CMR phương trình sau có vô số nghiệm hữu tỉ không nguyên:

$\left \{ x^3 \right \}+\left \{ y^3 \right \}=\left \{ z^3 \right \}$

Bổ đề : Phương trình $\left \{ x^{2} \right \}=\left \{ x \right \}^{2}$ có nghiệm trên tập $\mathbb{Q}\setminus \mathbb{Z}$ là $x=n+\frac{m}{2n}$ với $m,n\in \mathbb{Z},|2n|> |m|$, $m,n$ cùng dấu

Chứng minh :

$\left \{ x^{2} \right \}=\left \{ x \right \}^{2}\Leftrightarrow \left \{ \left ( \left [ x \right ]+\left \{ x \right \} \right ) ^{2}\right \}=\left \{ x \right \}^{2}\Leftrightarrow 2\left [ x \right ]\left \{ x \right \}=m\in \mathbb{Z}$

Đặt $\left [ x \right ]=n\in \mathbb{Z}\Rightarrow 0<\left \{ x \right \}=\frac{m}{2n}<1$

Do đó $x=\left [ x \right ]+\left \{ x \right \}=n+\frac{m}{2n}$

 

 

Quay trở lại bài toán :

Chọn $(I)\left\{\begin{matrix} x^{3}=x_{0}^{2}\\ y^{3}=y_{0}^{2}\\ z^{3}=z_{0}^{2} \end{matrix}\right.\qquad(x_{0},y_{0},z_{0}\in \mathbb{Q}\setminus \mathbb{Z})$

Khi đó phương trình trở thành :

$$\left \{ x_{0}^{2} \right \}+\left \{ y_{0}^{2} \right \}=\left \{ z_{0}^{2} \right \}$$

Tiếp tục chọn $$x_{0}=n+\frac{m}{2n},y_{0}=n+\frac{p}{2n},z_{0}=n+\frac{q}{2n}$$

Trong đó $m,n,p,q\in \mathbb{Z}$,$m,n,p,q$ cùng dấu, $|m|,|p|,|q| < |2n|$

Khi đó theo bổ đề ta có $$\left \{ x_{0}^{2} \right \}=\left \{ x_{0} \right \}^{2},\left \{ y_{0}^{2} \right \}=\left \{ y_{0} \right \}^{2},\left \{ z_{0}^{2} \right \}=\left \{ z_{0} \right \}^{2}$$

Khi đó phương trình trở thành :

$$\left \{ x_{0} \right \}^{2}+\left \{ y_{0} \right \}^{2}=\left \{ z_{0} \right \}^{2}\Leftrightarrow \left ( \frac{m}{2n} \right )^{2}+\left ( \frac{p}{2n} \right )^{2}=\left ( \frac{q}{2n} \right )^{2}\Leftrightarrow m^{2}+p^{2}=q^{2}$$

Đây là phương trình $Pytagore$ nên sẽ có vô số nghiệm nguyên.

Như vậy bài toán sẽ được giải quyết nếu như hệ $(I)$ có nghiệm hữu tỉ không nguyên.

Từ hệ, ta có $x=x_{0}^{2/3}\in \mathbb{Q}\Rightarrow x_{0}$ phải là lập phương của một số hữu tỉ.

$\Rightarrow n+\frac{m}{2n}$ phải là lập phương của một số hữu tỉ.

Rõ ràng nếu chọn $n=\pm 2^{3k-1}\qquad(k \in N^{*})$  thì $n+\frac{m}{2n}=\pm \frac{2^{9k^2-6k}+m}{2^{3k}}$ luôn có thể là lập phương của một số hữu tỉ (vì chỉ cần chọn $m$ nguyên thỏa $|m| < |2n| = 2^{3k}$ sao cho $2^{9k^2-6k}+m$ là lập phương của một số nguyên)

Tương tự khi xét $y_{0},z_{0}$. Như vậy, phương trình ban đầu có vô số nghiệm hữu tỉ không nguyên.

Chỗ màu đó hình như là trục trặc rồi. Lời giải vẫn bị kẹt. Đăng lời giải lên đi Hoàng !

__________________________________________________________________________

Với cách trên, ta hoàn toàn giải quyết trọn vẹn được bài toán sau :

Chứng minh rằng phương trình $\left \{ x^{2} \right \}+\left \{ y^{2} \right \}=\left \{ z^{2} \right \}$ có vô số nghiệm trên tập $\mathbb{Q}\setminus \mathbb{Z}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Juliel: 04-09-2013 - 19:54

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#344
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Bài 194 : Giải phương trình nghiệm nguyên dương $5^{p}+12^{p}=x^{2}$ với $p$ là một số nguyên tố. 


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#345
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Bài 194 : Giải phương trình nghiệm nguyên dương $5^{p}+12^{p}=x^{2}$ với $p$ là một số nguyên tố. 

Lời giải. Vì $12^p \equiv 0 \pmod{3}, x^2 \equiv 0,1 \pmod{3}$ nên $5^p \equiv 1 \pmod{3}$. Vậy $p$ chẵn. Ta suy ra $p=2$.

Nhận xét. Bài toán có thể mở rộng cho $p$ là số tự nhiên bất kì.

Bài 195. Giải phương trình nghiệm nguyên dương $5^p+12^p=x^2$.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#346
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

Lời giải. Vì $12^p \equiv 0 \pmod{3}, x^2 \equiv 0,1 \pmod{3}$ nên $5^p \equiv 1 \pmod{3}$. Vậy $p$ chẵn. Ta suy ra $p=2$.

Nhận xét. Bài toán có thể mở rộng cho $p$ là số tự nhiên bất kì.

Bài 195. Giải phương trình nghiệm nguyên dương $5^p+12^p=x^2$.

Theo chứng minh của bạn thì ta đã có $p$ chẵn , đặt $p=2k$ với $k$ nguyên dương . Dễ thấy $p=2$ là một nghiệm , ở đây ta xét cho $p>2$ .

Ta có phương trình tương đương : $(5^{k})^{2}+(12^{k})^{2}=x^{2}$ 

Theo bổ đề của phương trình Pitago , và $12$ chẵn do $k>1$ , nên ta sẽ có 

                                                     $5^k=t(m^{2}-n^{2})$

                                                     $12^k=t.2mn$

                                                     $x=t(m^{2}+n^{2})$ trong đó $t,m,n$ là các số nguyên dương .

Mặt khác ta có $(12,5)=1$ nên $t=1$ 

Ta có $5^k=(m-n)(m+n)$ và $5$ là số nguyên tố do đó ta có 

                                                     $m-n=5^{a}$

                                                     $m+n=5^{b}$ trong đó $a<b$ vì nếu $a=b$ thì $n=0$ và $12^{k}=0$

Cộng hai vế ta có $2m=5^{a}(5^{b-a}+1)$ . và $(2,m)=1$ nên $m$ là một bội của $5$ , mặt khác $12^{k}$ chia hết cho $m$ nên $a=0=>m-n=1$ và $5^{k}=m+n=2n+1,12^{k}=2(n+1)n=2n+2n^{2}$

                               $x=(n+1)^{2}+n^{2}=2n^{2}+2n+1=12^{k}+1$

Ta lại có $2^{2k-1}.3^{k}=n(n+1)$ là tích hai số nguyên liên tiếp . Do $k>1$ ta chứng minh sẽ không xảy ra điều này

Giả sử $2^{i}.3^{j}=2^{t}.3^{u}+1$ , rõ ràng một vế chẵn một vế lẻ nếu $i,j,t,u>0$ và $i+t=2k-1,j+u=k$ 

Nên phải có một số là không . 

Xét $i=0$ khi đó $1$ không chia hết cho $3$ nên $u=0=>3^{j}=2^{t}+1$ và ở đó $j=k>1,$t=2k+1$ 

$3^{j}=(2+1)^{j}=4A+1$ trong đó $(4,A)=1$ nếu $j>2$ , xét $j=2$ , lần lượt , ngại quá :ukliam2:


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#347
LNH

LNH

    Bất Thế Tà Vương

  • Hiệp sỹ
  • 581 Bài viết

Bài 195. Giải phương trình nghiệm nguyên dương $5^p+12^p=x^2$.

Nhận xét: $p=2k$

Phương trình đã cho tương đương với:

$25^{k}+12^{2k}=x^2$

$\Leftrightarrow \left ( x+12^k \right )\left ( x-12^k \right )=25^k$

Nhận xét: $\left ( x+12^k,x-12^k \right )=\left ( x+12^k,2.12^k \right )$ không chia hết cho 25

Xét 2TH:

TH1: $\left\{\begin{matrix} x+12^k=25^k\\ x-12^k=1 \end{matrix}\right.$

Suy ra $k=1$

Thay vào PT ta có $x=13$, $k=1$

TH2: $\left\{\begin{matrix} x-12^k=25^k\\ x+12^k=1 \end{matrix}\right.$

Suy ra PT vô nghiệm

Vậy nghiệm của PT là $x=13$, $p=2$

(Lại bị hớt tay trên :()



#348
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

Nhận xét: $p=2k$

Phương trình đã cho tương đương với:

$25^{k}+12^{2k}=x^2$

$\Leftrightarrow \left ( x+12^k \right )\left ( x-12^k \right )=25^k$

Nhận xét: $\left ( x+12^k,x-12^k \right )=\left ( x+12^k,2.12^k \right )$ không chia hết cho 25

Xét 2TH:

TH1: $\left\{\begin{matrix} x+12^k=25^k\\ x-12^k=1 \end{matrix}\right.$

Suy ra $k=1$

Thay vào PT ta có $x=13$, $k=1$

TH2: $\left\{\begin{matrix} x-12^k=25^k\\ x+12^k=1 \end{matrix}\right.$

Suy ra PT vô nghiệm

Vậy nghiệm của PT là $x=13$, $p=2$

(Lại bị hớt tay trên :()

hớt gì hả anh


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#349
LNH

LNH

    Bất Thế Tà Vương

  • Hiệp sỹ
  • 581 Bài viết

hớt gì hả anh

@bangbang:là bị em post trước đó, lúc trước cũng bị trên Huy chơi kiểu này

Bài 196: Tìm nghiệm nguyên của phương trình:

$\left\{\begin{matrix} x^6+x^3+x^3y+y=147^{157}\\ x^3+x^3y+y^2+y+z^9=157^{147} \end{matrix}\right.$



#350
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Bài 197. Giải phương trình nghiệm nguyên dương $2^x=3^y+5$.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#351
lovemath99

lovemath99

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết

Giải phương trình nghiệm nguyên sau:

 

$\fbox{198}$ $ z^3+x^2z^2+(xy-2y^2)|z|+1=0$

 

$\fbox{199}$ $z^4+x(x+1)(x+7)(x+8)z^2-y^2|z|-1=0$

 

 



#352
Thao Hien

Thao Hien

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 66 Bài viết

1)Tìm nghiệm nguyên của pt:
a)$x^{2}-y^{2}=1998$

b)$x^{2}+y^{2}=1999$

2)Tìm nghiệm tự nhiên:
$x^{2}+y^{2}=9x+13y-20$

3)Tìm nghiệm nguyên

$5(x+y+z+t)+10=2xyzt$

4)

a)Nghiệm nguyên:$9x+2=y^{2}+y$

b)Nghiệm nguyên:$4x^{2}+25y^{2}+144z^{2}$=2007

c)Nghiệm nguyên dương: $19x^{2}+28y^{2}=729$

P/s: http://diendantoanho...-nghiệm-nguyên/



#353
lequocminh1999

lequocminh1999

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết

Bài 2:

 $x^{2}-9x+(y^{2}-13y+20)=0$

$\bigtriangleup = b^{2}-4ac \geqslant 0 (b= 9x, c= y^{2}-13y+20)$

$\bigtriangleup = b^{2}-4ac => 81- 4(y^{2}-13y+20)\geqslant 0$

$=> 1-4y^{2}+52\geqslant 0$

$=> (2y)^{2}-2.2y.13+169\leqslant 170$

$=> 0\leqslant (2y-13)^{2}\leqslant 170$

Mà x, y là số tự nhiên

$=> 0\leqslant (2y-13)^{2}\leqslant 169$

Mà 2y-13 lẻ,

$2y-13 \in (1,-1,3,-3,5,-5,7,-7,9,-9,11,-11,-13,13)$

$y\in (0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13)$

Thử lần lượt y, ta tìm được x



#354
Rias Gremory

Rias Gremory

    Del Name

  • Thành viên
  • 1384 Bài viết

1)Tìm nghiệm nguyên của pt:
a)$x^{2}-y^{2}=1998$

b)$x^{2}+y^{2}=1999$

a, Ta thấy $x^{2},y^{2}$ chia cho $4$ chỉ có số dư là $0;1$

Nên $x^{2}-y^{2}$ chia cho $4$ có số dư là $0;1;3$ còn VP $1998$ chia cho $4$ dư $2$.

Vậy PT không có nghiệm nguyên

b, Tương tự ta có $x^{2}+y^{2}$ Chia cho $4$ có số dư là $0;1;2$ còn VP $199$ chia cho $4$ dư $3$

vậy PT k có nghiệm nguyên



#355
Rias Gremory

Rias Gremory

    Del Name

  • Thành viên
  • 1384 Bài viết

a)Nghiệm nguyên:$9x+2=y^{2}+y$  (1)

Ta có PT (1)$\Leftrightarrow 9x+2=y(y+1)$

Ta thấy VT của PT là số chia 3 dư 2 nên $y(y+1)$ chia cho 3 dư 2

Chỉ có thể $y=3k+1;y+1=3k+2(k\epsilon Z)$

Khi đó $9x+2=(3k+1)(3k+2)\Leftrightarrow 9x=9k(k+1)\Leftrightarrow x=k(k+1)$

Thử lại $x=k(k+1);y=3k+1$ thõa mãn PT đã cho



#356
Rias Gremory

Rias Gremory

    Del Name

  • Thành viên
  • 1384 Bài viết

b)Nghiệm nguyên:$4x^{2}+25y^{2}+144z^{2}$=2007

số dư của 1 số chính phương cho 8 là 0,1,4 tổng 3 bình phương có số dư cho 8 là 0,1,2,3,4,5,6 chứng minh ý đầu $2007\equiv 7(mod8)$. PT vô nghiệm



#357
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 Bài viết

http://diendantoanho...-nghiệm-nguyên/

<Tiếp theo:>

2)Pt vô định : $x^{2}+y^{2}=z^{2}(x,y,z\epsilon \mathbb{Z})$
Có nghiệm dạng:

$x=u.v$

$y=\frac{u^{2}-v^{2}}{2}$

$z=\frac{u^{2}+v^{2}}{2}$

với $u,v\epsilon \mathbb{Z};(u,v)=1;u>v;u,v$ lẻ

Các phương pháp giải pt nghiệm nguyên:

1)Sử dụng phương pháp chia hết và phép chia có dư

VD1:Nghiệm nguyên : $x^{2}=2y^{2}$ (1)

Ta thấy: x=y=0 là 1 nghiệm nguyên của (1)

Nếu $x\neq 0;y\neq 0$,

Gọi d=(x,y)

=>$(\frac{x}{d},\frac{y}{d})=1$

(1)<=>$(\frac{x}{d})^{2}=2(\frac{y}{d})^{2}$

=>$\frac{x}{d}=2k(k\epsilon \mathbb{Z})$

=>$(2k)^{2}=2(\frac{y}{d})^{2}$

=>$\frac{y}{d}=2k^{2}$

=>$\frac{y}{d}=2t(t\epsilon \mathbb{Z})$

=>$(\frac{x}{d},\frac{y}{d})\neq 1$ mâu thuẫn

Vậy x=0;y=0

VD2: Nghiệm nguyên : $x^{2}-2y^{2}=5$

Nếu $x\vdots 5=>2y^{2}=x^{2}-5 \vdots 5=>y\vdots 5$

Khi đó do $x\vdots 5;y\vdots 5=>x^{2}-2y^{2}\vdots 25$

Mà 5 không chia hết cho 25=>x không chia hết cho 5=>y không chia hết cho 5

=>$x^{2}\equiv \pm 1(mod5)$

$2y^{2}\equiv \pm 2(mod5)$

=>$x^{2}-2y^{2}\equiv \pm 1;\pm 2(mod5)$

=>Pt vô nghiệm.

KL:..

Bài 200: Tìm nghiệm nguyên của pt:

a)$x^{2}-y^{2}=1998$

b)$x^{2}+y^{2}=1999$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 05-11-2013 - 05:43


#358
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 Bài viết

Các phương pháp giải pt nghiệm nguyên: <tiếp>

2)Phương pháp phân tích:
. Nghiệm nguyên:

$a(x+y)+b=cxy(a,b,c\epsilon \mathbb{Z})$

<=>$cxy-ax-ay-b=0$

<=>$x(cy-a)-\frac{a}{c}(cy-a)+\frac{a^{2}}{c}-b=0$

<=>$(cy-a)(x-\frac{a}{c})=\frac{a^{2}}{c}+b$

<=>$(cy-a)(cx-a)=a^{2}+bc$

Hai bước màu xanh có thể bỏ đi và tiến tới bước cuối cùng luôn ( Hai bước đó làm ra nháp) Vì trong 2 bước đó phải xét ĐK của c khi c ở dưới mẫu.

VD1: Nghiệm nguyên dương:

$2(x+y)+16=3xy$(1)

Áp dụng công thức trên:

(1)<=>$(3y-2)(3x-2)=2^{2}+16.3$

Do $x,y$ nguyên dương:

=>$3x-2\epsilon \left \{ 1,2,4,13,26,52 \right \}$

$3y-2\epsilon \left \{ 52,26,13,4,2,1 \right \}$

(Các giá trị của 3x-2 và 3y-2 tương ứng nhau chứ không phải hoán vị)

=>(x,y)=(1;18);(18;1);(2;5);(5;2)

3) Phương pháp đưa về dạng tổng:
VD1: Nghiệm nguyên:

$x^{2}+y^{2}-x-y=8$

<=>$4x^{2}-4x+1+4y^{2}-4y+1=34$

<=>$(|2x-1|)^{2}+(|2y-1|)^{2}=34=3^{2}+5^{2}$

<=>$\begin{bmatrix}|2x-1|=3;|2y-1|=5 & & \\ |2x-1|=5;|2y-1|=3 & & \end{bmatrix}$

<=>$\begin{bmatrix}x=2;x=-1;y=3;y=-2 & & \\ x=3;x=-2;y=2;y=-1 & & \end{bmatrix}$

Vậy ta có 8 bộ (x,y)=...

Bài 201:Tìm nghiệm tự nhiên:

$x^{2}+y^{2}=9x+13y-20$



#359
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 Bài viết

Các phương pháp giải pt nghiệm nguyên: <tiếp>

4)Sắp thứ tự:

VD: Nghiệm nguyên dương: x+y+z=xyz(1)

Vì x,y,z có vai trò như nhau:
Giả sử $1\leq x\leq y\leq z$
(1)<=>$1=\sum \frac{1}{xy}\leq \frac{3}{x^{2}}$

=>$x^{2}\leq 3$

=>x=1(Do x nguyên dương)

(1)<=>1+y+z=yz

<=>yz-y-z-1=0

<=>(y-1)(z-1)=2

Mà $y\leq z$

=>y-1=1 và z-1=2

=>y=2;z=3

Vậy (x;y;z)=(1;2;3) và các hoán vị.

Bài 202: Tìm nghiệm nguyên:

$5(x+y+z+t+10=2xyzt$



#360
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 Bài viết

Bài 2:

 $x^{2}-9x+(y^{2}-13y+20)=0$

$\bigtriangleup = b^{2}-4ac \geqslant 0 (b= 9x, c= y^{2}-13y+20)$

$\bigtriangleup = b^{2}-4ac => 81- 4(y^{2}-13y+20)\geqslant 0$

$=> 1-4y^{2}+52\geqslant 0$

$=> (2y)^{2}-2.2y.13+169\leqslant 170$

$=> 0\leqslant (2y-13)^{2}\leqslant 170$

Mà x, y là số tự nhiên

$=> 0\leqslant (2y-13)^{2}\leqslant 169$

Mà 2y-13 lẻ,

$2y-13 \in (1,-1,3,-3,5,-5,7,-7,9,-9,11,-11,-13,13)$

$y\in (0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13)$

Thử lần lượt y, ta tìm được x

Mình nghĩ đến $=> 1-4y^{2}+52\geqslant 0$

=>$y\leq 3$

Ặc chỗ kia là 52y. Làm mình tưởng


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 06-11-2013 - 21:42





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh


    Bing (1)