Đến nội dung

Hình ảnh

Dãy số-Giới hạn Tuyển tập sưu tầm các bài toán từ Mathlinks.ro

- - - - - tuyển tập-sưu tầm.

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 84 trả lời

#61
maitienluat

maitienluat

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 182 Bài viết

====================

Bài toán 29: Cho dãy số $\{a_n \}$ thỏa $ a_1 = 1, a_{2n}= a_n+1, a_{2n+1}=\frac{1}{a_{2n}} $.Chứng minh rằng tất cả các số hữu tỷ đều là số hạng của dãy này.

-68-

Theo em đề nên là các số hữu tỷ dương vì {$a_{n}$} là dãy dương.

 

=============================

Ta chứng minh bằng quy nạp

Gọi $S(m)$ là mệnh đề $\forall p=\frac{r}{s}, gcd(r,s)=1, r < m, s < m$ , $\exists n$ sao cho $a_{n}=p$.

Với $m=1$ thì $p=1=a_{1}$, mệnh đề $S(1)$ đúng.

Giả sử mệnh đề đúng tới $m-1$. Ta chứng minh $S(m)$ đúng. Chỉ cần xét $p\neq 1$.

 $\bullet$ TH1: $p= \frac {m} {s}$ với $s < m$

  Ta có $m-s < m, s < m$ nên theo giả thiết quy nạp tồn tại $n$ sao cho $p-1= \frac {m-s} {s} = a_{n} \Rightarrow p=a_{n}+1=a_{2n} $.

 $\bullet$ TH2: $p= \frac {s} {m}$ với $s < m$

  Ta có $\frac {1-p} {p} = \frac {m-s} {s}$ nên theo giả thiết quy nạp tồn tại $n$ sao cho $\frac {1-p} {p} = a_{n} \Rightarrow \frac {1} {p} =a_{n}+1=a_{2n} \Rightarrow p=a_{2n+1}$.

Mệnh đề được chứng minh. Từ đây dễ dàng suy ra kết quả bài toán $\square$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi maitienluat: 13-06-2013 - 21:37


#62
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết


Bài toán 27: Cho $u$ là 1 tham số thực bất kỳ với $0<u<1$.

Với $0 \le x \le u,f(x)=0$.Với $u \le x \le n, f(x)=1-\left(\sqrt{ux}+\sqrt{(1-u)(1-x)}\right)^2 $.

 

Dãy số $\{u_{n} \}$ được xác định bởi công thức truy hồi sau $u_1=f(1)$ và $u_n=f(u_{n-1});\forall n \in \mathbb{N},n \ne 1$.Chứng minh rằng tồn tại số nguyên dương $k$ sao cho $u_k=0$.

-61-

Bài toán này chỉ có gợi ý như sau:

 

Đặt $ u=:\sin^2\alpha $ và $ x:=\sin^2\phi $ với $ \alpha,\phi\in \left[0,\frac{\pi}2 \right] $.Suy ra $f(x)=0$ với $\phi \le \alpha$ và $f(x)=\sin^2 (\phi -\alpha)$ với $\phi \ge \alpha$.

 

 



Bài toán 29: Cho dãy số $\{a_n \}$ thỏa $ a_1 = 1, a_{2n}= a_n+1, a_{2n+1}=\frac{1}{a_{2n}} $.Chứng minh rằng tất cả các số hữu tỷ đều là số hạng của dãy này.

-68-

Bài toán này có khá nhiều lời giải,các bạn có thể xem trực tiếp tại đây. Tuy nhiên mình sẽ dịch 1 lời giải mà mình cảm thấy là chi tiết và đầy đủ nhất. :)

 

Lời giải bài toán 29

 

====================

Đề mới:

 

Bài toán 30: Cho dãy $\{a_n \}$ thỏa $a_1>0,a_2>0$ và $a_{n+2}=\frac{2}{a_{n+1}+a_n}$.Chứng minh dãy có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.

 

Bài toán 31: Cho dãy $\{a_n \}$ định bởi $a_1=a_2=1$ và $a_{n+1}=a_n+\frac{a_{n-1}}{n(n+1)}$.Chứng minh dãy có giới hạn hữu hạn.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 25-06-2013 - 17:40

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#63
barcavodich

barcavodich

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 449 Bài viết

Bài $30$ mình có ý tưởng như này(chưa hoàn chỉnh)

Đặt $u_n=\frac{1}{a_n}$

Từ giả thiết ta có

$2u_{n+2}=\frac{1}{u_{n+1}}+\frac{1}{u_n}$

$\Rightarrow 4(u_{n+2}-1)^2=(\frac{1-u_{n+1}}{u_{n+1}}+\frac{1-u_n}{u_n})^2\leq (\frac{1}{u_{n+1}}+\frac{1}{u_n})(\frac{(1-u_{n+1})^2}{u_{n+1}}+\frac{(1-u_n)^2}{u_n})$

Đặt $S_n=\frac{(u_n-1)^2}{u_n}$

Ta có 

$2S_{n+2}\leq S_{n+1}+S_n$

Từ đây đặt $x_{n+1}=\max (S_{n+1},S_n)$

Khi đó $2S_{n+2}\leq S_{n+1}+S_n\leq 2x_{n+1}$

$\Rightarrow s_{n+2}\leq x_{n+1},S_{n+1}\leq x_{n+1}\Rightarrow x_{n+2}\leq x_{n+1}$

Do đó dãy $(x_n)$có giới hạn

Tương tự ta cũng tìm được giới hạn của dãy $(S_n)$

Từ đó dãy $(a_n)$ có giới hạn

(chả biết đúng không nữa) :icon6:


[topic2=''][/topic2]Music makes life more meaningful


#64
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Do đó dãy $(x_n)$có giới hạn

Tương tự ta cũng tìm được giới hạn của dãy $(S_n)$

Câu này đáng ngờ quá :P Làm sao ta tìm được giới hạn $\{S_n \}$ ?


"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#65
barcavodich

barcavodich

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 449 Bài viết

Hì hì mình mới có ý tưởng thế thôi chứ chưa chắc đã đúng 

Nhưng mà việc biến đổi lung tung hóa ra lại ra :icon6:


[topic2=''][/topic2]Music makes life more meaningful


#66
ntuan5

ntuan5

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

Hai bài 30,31 đều có trong sách tlct 11.



#67
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Hai bài 30,31 đều có trong sách tlct 11.

Nếu có thể,cảm phiền bạn trích dẫn lại lời giải bởi vì không phải ai cũng có cuốn sách đó cả ;)


"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#68
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Bài toán 30: Cho dãy $\{a_n \}$ thỏa $a_1>0,a_2>0$ và $a_{n+2}=\frac{2}{a_{n+1}+a_n}$.Chứng minh dãy có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.
 
Bài toán 31: Cho dãy $\{a_n \}$ định bởi $a_1=a_2=1$ và $a_{n+1}=a_n+\frac{a_{n-1}}{n(n+1)}$.Chứng minh dãy có giới hạn hữu hạn.

Lời giải bài toán 30

Lời giải bài toán 31

 

Đề mới:

 

Bài toán 32: Chứng minh rằng chỉ tồn tại duy nhất 1 dãy nguyên $a_1;a_2;...;a_n$ thỏa $a_1=1;a_2>1$ và $ (a_{n+1})^{3}+1=a_{n}a_{n+2} $.

 

Bài toán 33: Cho dãy nguyên $\{a_n \}$ xác định bởi $ a_n = 2\cdot a_{n-1}+a_{n-2},\quad (n > 1),\quad a_0 = 0, a_1 = 1. $Chứng minh rằng $a_n$ chia hết cho $2^{k}$ khi và chỉ khi $n$ chia hết cho $2^{k}$.

-77-

 

====================

Chú ý: Kể từ giờ,các bạn tham gia topic nếu post lời giải quá dài hãy đưa nó vào giữa cặp lệnh như thế này:

[hide="Lời giải bài toán"]<Nội dung>[/hide]

Kết quả:

Lời giải bài toán
để cho load trang ,topic và công thức Toán cho nhanh hơn và tăng thẩm mỹ cho topic.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 25-06-2013 - 15:07

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#69
barcavodich

barcavodich

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 449 Bài viết

Ẩn và hiện nội dung như thế nào vậy mọi người :blink:

Mình xin phép giải bài $32$ (hình như là Anh 78) :P 

Giả sử dãy $(a_n)$ thỏa mãn điều kiện bài toán

Dễ có $a_n> 0\forall n\in \mathbb{N}$

Do đó 

$a_{n+2}=\frac{a_{n+1}^3+1}{a_n}$

Ta có $a_3=\frac{a_2^3+1}{a_1}$

$a_4=\frac{a_3^3+1}{a_2}=\frac{(a_2^3+1)+1}{a_2}=a_2^8+3a_2^5+\frac{2}{a_2}$

Vì $a_4\in \mathbb{Z}$ 

$\Rightarrow a_2|2$

$\Rightarrow a_2=2$

Vì tất cả các số hạng còn lại của dãy cũng được xác định duy nhất bơi $2$ số hạng đầu tiên nên dãy đã dẫn là duy nhất

Bây giờ dùng quy nạp ta chứng minh dãy trên là số nguyên

Kiểm tra ở trên thấy $a_1,a_2,a_3,a_4$ đều là các số nguyên.Giả sử với giá trị nào đó $n>4$ ta đã chứng minh được rằng $a_1,...,a_{n-1}$ là các số nguyên

Khi đó $a_n=\frac{a_{n-1}^3+1}{a_{n-2}}=\frac{\frac{a_{n-2}^3+1}{a_{n-3}}+1}{a_{n-2}}=\frac{a_{n-2}^9+3a_{n-2}^6+3a_{n-2}^3+1+a_{n-3}^3}{a_{n-2}.a_{n-3}^3}$

Hơn nữa  $\frac{a_{n-1}^3+1}{a_{n-2}}=\frac{\frac{a_{n-2}^3+1}{a_{n-3}}+1}{a_{n-2}}=\frac{a_{n-2}^9+3a_{n-2}^6+3a_{n-2}^3+1+a_{n-3}^3}{a_{n-3}^3}=a_{n-1}^3+1\in \mathbb{Z}$

Và $\frac{a_{n-2}^9+3a_{n-2}^6+3a_{n-2}^3+1+a_{n-3}^3}{a_{n-2}}=a_{n-2}^8+3a_{n-2}^5+3a_{n-2}^2+a_{n-4}$

Bây giờ ta chứng minh $(a_{n-2},a_{n-3}^3)=1$

Thật vậy ta có

$(a_{n-2},a_{n-3})=(\frac{a_{n-3}^3+1}{a_{n-4}},a_{n-3})\leq (a_{n-3}^3+1,a_{n-3})=1$

Như vậy khẳng định được chứng minh

P/s Tks a dark templar đã nhắc nhở

 

:namtay


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi barcavodich: 25-06-2013 - 19:35

[topic2=''][/topic2]Music makes life more meaningful


#70
1110004

1110004

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 217 Bài viết

Bài toán 31: Cho dãy $\{a_n \}$ định bởi $a_1=a_2=1$ và $a_{n+1}=a_n+\frac{a_{n-1}}{n(n+1)}$.Chứng minh dãy có giới hạn hữu hạn.

mình xin giải lại bài 31 với ý tưởng mới vừa đọc đuợc trong sách!

Spoiler

 


Dẫu biết cố quên là sẽ nhỡ------------------------------------------------nên dặn lòng cố nhớ để mà quên

                                      

Jaian xin hát bài mưa ơi xin đừng rơi ạ!!  66.gifMưa ơi đừng rơi nữa ..........                                                                                                                                                                                                                                                               .........Mẹ vẫn chưa về đâu!..............


#71
mathforlife

mathforlife

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 66 Bài viết

bài 32 mình nghĩ phải là chia hêt chư không phải chia hêt cho vì $a_{4}=12$ :-?



#72
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

bài 33 mình nghĩ phải là chia hêt chư không phải chia hêt cho vì $a_{4}=12$ :-?

Cảm ơn cậu vì đã nhắc :P Đúng là "$a_n$ chia hết $2^{k}$ khi và chỉ khi $n$ chia hết $2^{k}$". Sẽ sửa lại đề...

 

Ẩn và hiện nội dung như thế nào vậy mọi người  :blink:

...

Bây giờ dùng quy nạp ta chứng minh dãy trên là số nguyên

 

Mình đã đưa cho cậu code biểu diễn rồi mà ? Còn việc chứng minh cho dãy $\{a_n \}$ là dãy nguyên trong bài 32 thì mới là bước quan trọng chứ,mong cậu đưa lời giải đầy đủ.Nếu được thì hãy đọc bài post đầu tiên của topic này để biết quy định trong topic.

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 25-06-2013 - 17:32

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#73
mathforlife

mathforlife

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 66 Bài viết

Bài 33:

(2) => (1) : NX: $n\vdots 2^{k}$ thì $a_{n}\vdots a_{2^{k}}$ vì đặt $n=2^{k}m$ thì $\sum_{j=0}^{m-1}(1+\sqrt2)^{m-j}(1-\sqrt2)^j=\sum_{j=0}^{\left \lfloor \frac{m-1}{2} \right \rfloor}(-1)^j((1+\sqrt2)^{m-2j}+(1-\sqrt2)^{m-2j})$ là số nguyên.

 

do đó  ta chỉ cần cm $a_{2^{k}}\vdots 2^{k}$

Ta tìm đc cttq dãy số: $a_{n}=\frac{(1+\sqrt{2})^{n}-(1-\sqrt{2})^n}{2\sqrt2}$

$\Rightarrow a_{2^{k}}=a_{2^{k-1}}((1+\sqrt2)^{2^{k-1}}+(1-\sqrt2)^{2^{k-1}})$

Chú ý: $(1+\sqrt2)^{2^{k-1}}+(1-\sqrt2)^{2^{k-1}}=a+b\sqrt2+a-b\sqrt2=2a\vdots 2$

nên = quy nạp ta dễ dàng cm đc $a_{2^{k}}\vdots 2^{k}$

 

(1) => (2)  :

Ta quy nạp theo k

Giả sử đã đúng đến k, ta cm đúng với k+1

Đăt $n=2^{k+1}u+v$

Ta có $a_{n}=a_{2^{k+1}u+v}=2((1+\sqrt2)^v+(1-\sqrt2)^v)a_{2^{k+1}u}-(-1)^va_{2^{k+1}u-v}$

$\Rightarrow a_{2^{k+1}u-v}\vdots 2^{k+1}$

theo gt quy nạp thì $2^{k+1}u-v\vdots 2^k$ nên nếu v khác 0 thì $v=2^k$

$\Rightarrow 2^{k+1}u-v=2^k(2u-1)$, vô lý.

do đó v=0 và ta có đpcm

 

 

Mình sửa lại mấy lỗi theo nx của bạn rồi đó :D Lần sau mình sẽ trình bày cẩn thận hơn:D

Anw lúc làm mình cũng chả biết dãy số pell với pell-lucas là gì làm theo cảm tính thôi ~~ :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi mathforlife: 25-06-2013 - 20:07


#74
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Bài 33:

(2) => (1) : NX: $n\vdots 2^{k}$ thì $a_{n}\vdots a_{2^{k}}$ nên ta chỉ cânf cm $a_{2^{k}}\vdots 2^{k}$

Ta tìm đc cttq dãy sô: $a_{n}=\frac{(1+\sqrt{2})^{n}-(1-\sqrt{2})^n}{2\sqrt2}$

$\Rightarrow a_{2^{k}}=a_{2^{k-1}}((1+\sqrt2)^{2^{k-1}}+(1-\sqrt2)^{2^{k-1}})$

Chú ý: $(1+\sqrt2)^{2^{k-1}}+(1-\sqrt2)^{2^{k-1}}=a+b\sqrt2+a-b\sqrt2=2a\vdots 2$

nên = quy nạp ta dê dàng cm đc $a_{2^{k}}\vdots 2^{k}$

 

(1) => (2)  :

Ta quy nạp theo k

Giả sử đã đúng đến k, ta cm đúng với k+1

Đăt $n=2^{k+1}u+v$

Ta có $a_{n}=a_{2^{k+1}u+v}=((1+\sqrt2)^v+(1-\sqrt2)^v)a_{2^{k+1}u}+(-1)^va_{2^{k+1}u-v}$

$\Rightarrow a_{2^{k+1}u-v}\vdots 2^{k+1}$

theo gt quy nạp thì $2^{k+1}u-v\vdots 2^k$ nên nếu v khác 0 thì $v=2^k$

$\Rightarrow 2^{k+1}u-v=2^k(2u-1)$, vô lý.

do đó v=0 và ta có đpcm

Lời giải này chưa thực sự đầy đủ lắm :P Chỗ nhận xét $(2) \implies (1)$ ,với $n=m2^{k}$ thì ít nhất bạn cũng phải chứng minh $\sum_{j=0}^{m-1}(1+\sqrt{2})^{m-j}(1-\sqrt{2})^{j}$ là số nguyên thì mới kết luận được $a_{2^{k}}|a_n$.

 

Còn khúc công thức $a_{n}=a_{2^{k+1}u+v}=((1+\sqrt2)^v+(1-\sqrt2)^v)a_{2^{k+1}u}+(-1)^va_{2^{k+1}u-v} \quad (*)$,bạn cũng nên giải thích đầy đủ rõ ràng 1 xíu,thật ra nó phải là $2a_{2^{k+1}u}((1+\sqrt2)^v+(1-\sqrt2)^v)-(-1)^{v}a_{2^{k}u-v}$  ;),nhưng dù sao cũng hiểu được tư tưởng của lời giải.

 

Tuy nhiên mình cũng nhắc bạn là nên trình bày đầy đủ,rõ ràng lời giải để khi chúng mình tổng hợp sẽ dễ dàng hơn.

 

====================

Thật ra bài toán 33 này liên quan đến 1 dãy số rất nổi tiếng là dãy số Pell và các số Pell-Lucas.Dãy số $\{a_n \}$ ở trên chính là dãy số Pell.

 

Công thức $(*)$ mà cậu xài là xuất phát từ mối liên hệ giữa số Pell và số Pell-Lucas:

$$P_{m+n}=2P_{m}Q_{n}-(-1)^{n}P_{m-n}$$

 

Trong đó $P_{n}$ là số Pell thứ $n$ và $Q_{n}$ là số Pell-Lucas thứ $n$.

Tất nhiên còn nhiều đẳng thức liên quan khác nữa,có thể tìm thêm ở đây và ở đây.

 

Còn 1 tính chất nữa của bài 33 là $a_n$ nguyên tố khi và chỉ khi $n$ nguyên tố. :)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 25-06-2013 - 19:09

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#75
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết


Bài toán 33: Cho dãy nguyên $\{a_n \}$ xác định bởi $ a_n = 2\cdot a_{n-1}+a_{n-2},\quad (n > 1),\quad a_0 = 0, a_1 = 1. $Chứng minh rằng $a_n$ chia hết cho $2^{k}$ khi và chỉ khi $n$ chia hết cho $2^{k}$.

-77-

Lời giải 1 bài toán 33

 

Các lời giải 2,3,4 là dành cho "$2^{k}|n$ thì $2^{k}|a_n$".

Lời giải 2 bài toán 33

Lời giải 3 bài toán 33

Lời giải 4 bài toán 33

 

Ta có 2 bài toán đề nghị sau:

 

Bài toán 33.1: Chứng minh rằng $n$ nguyên tố $\iff a_n$ nguyên tố.

 

Bài toán 33.2: Với mỗi $m>0$ và $0 \le j \le m$,ta có $2a_m|a_{m+j}+(-1)^{j}a_{m-j}$.

 

====================

Đề mới:

 

Bài toán 34: Cho phương trình $ x^n=x^{n-1}+...+x+1 $.

  1. Chứng minh rằng PT trên có duy nhất nghiệm thực dương,gọi nghiệm đó là $x_n$.
  2. Chứng minh $\lim_{n \to +\infty}x_n=2$
  3. Tính $\lim_{n \to +\infty}n(2-x_n)$.

Bài toán 35: Cho dãy $\{u_n \}$ thỏa $u_1=20;u_2=30$ và $u_{n+2}=3u_{n+1}-u_{n},n \ge 1$.Tìm $n$ để $1+5u_{n}u_{n+1}$ là số chính phương.

-99-


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 25-06-2013 - 21:38

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#76
maitienluat

maitienluat

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 182 Bài viết

Bài toán 34: Cho phương trình $ x^n=x^{n-1}+...+x+1 $.

  1. Chứng minh rằng PT trên có duy nhất nghiệm thực dương,gọi nghiệm đó là $x_n$.
  2.  
  3. Chứng minh $\lim_{n \to +\infty}x_n=2$
  4.  
  5. Tính $\lim_{n \to +\infty}n(2-x_n)$.

1. Đặt $f_{n}(x)=x^{n}-x^{n-1}-...-1$

Ta chứng minh bằng quy nạp rằng$f_{n}(x)$ có một nghiệm dương duy nhất $x_{n}$ thoả $1 \leq x_{n} \leq 2$

Với $n=1,n=2$ khẳng định đúng. Giả sử nó đúng tới $n$.

Để ý rằng $f_{n+1}(x)=f_{n}(x)+x^{n+1}-2x^{n}$ ta có

  $f_{n+1}(x_{n})=f_{n}(x_{n})+x_{n}^{n}(x_{n}-2)<0$

  $f_{2}=1>0$

Suy ra $f_{n+1}(x)$ có một nghiệm nằm giữa $x_{n}$ và $2$. Tính dương và duy nhất của nó là hiển nhiên (theo quy tắc Descartes về số nghiệm dương của một phương trình đa thức).

Mặt khác $x_{n+1} > x_{n} >1$. Tóm lại mệnh đề quy nạp đúng với mọi n.

 

2. Do $f_{n}(2)=1$ và $f_{n}(x_{n})=0$ nên theo định lý Lagrange ta có

    $$1=\left | f_{n}(x_{n})-f_{n}(2) \right |=\left | f_{n}^{'}(a) \right |.\left | x_{n}-2 \right |$$

với $a \in (x_{n},2) \Rightarrow a>x_{n-1}>1$ Từ đó $f_{n-1}(a)>0$ nên 

$$f_{n}^{'}(a)=na^{n-1}-(n-1)a^{n-2}-...-1>n(a^{n-2}+...+1)-(n-1)a^{n-2}-...-1=a^{n-2}+2a^{n-3}+...+(n-1)>1+2+...+(n-1)=\frac {n(n-1)}{2}$$

Suy ra $$0<\left | x_{n}-2 \right |=\frac{1}{\left | f_{n}^{'}(a) \right |}< \frac{2}{n(n-1)}\rightarrow 0$$

Theo nguyên lý kẹp ta có $$\lim_{n\rightarrow +\infty }x_{n}=2$$

 

3. Cũng từ đánh giá ở trên ta có

$$0<n(2-x_{n})=\frac{n}{f_{n}^{'}(a)}< \frac{2}{n-1}\rightarrow 0$$

nên theo nguyên lý kẹp $$\lim_{n\rightarrow +\infty}n(2-x_{n})=0$$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi maitienluat: 25-06-2013 - 22:35


#77
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Dạng toán bài 34 ở trên VMF này có khá nhiều,trong box Dãy số-Giới hạn THPT và Olympiad. :) Tiếp tục :

 

Bài toán 36: Ta gọi $r(n)$ là tích của các thừa số nguyên tố phân biệt của số tự nhiên $n$.Cho dãy $\{a_n \}$ với $a_1$ cho trước và $a_{n+1}=a_n+r(a_n)$.Chứng minh rằng tồn tại hữu hạn số hạng liền kề của dãy này tạo thành 1 cấp số cộng.

-105-


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 25-06-2013 - 23:01

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#78
mathforlife

mathforlife

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 66 Bài viết

Bài 35:

Từ công thức truy hồi ta có đẳng thức sau: $u_{n+1}^2-3u_{n+1}u_{n}+u_{n}^2+500=0$

$\Rightarrow (u_n+u_{n+1})^2+501=1+5u_{n}u_{n+1}=a^{2}(a\in \mathbb{N})$

$\Rightarrow a^{2}-(u_n+u_{n+1})^2=501$

Giải phương trình nghiệm nguyên dương ta được $a=251,u_n+u_{n+1}=250$

Do dãy tăng nên ta có $u_{n}=70 \Leftrightarrow n=3$

Vậy $n=3$

 

Bài 36:

Giả sử tồn tại số m nào đó sao cho dãy $\left \{ a_{n} \right \},n\geq m$ là một cấp số cộng vô hạn.

Đặt $a_{m}=\prod_{i=1}^{k}p_i^{\alpha_{i}}$

Suy ra $r(a_m)=r(a_{m+1})=...=\prod_{i=1}^{k}p_i$

Từ đó $\forall n\geq m,a_n=a_m+(n-m)r(a_m)=\prod_{i=1}^{k}p_i(\prod_{i=1}^{k}p_i^{\alpha_{i}-1}+n-m)$

Chọn n sao cho $n-m=\prod_{i=1}^{k}p_i^{\alpha_{i}-1}.\prod_{i=1}^{k}p_i$

Khi đó $a_n=\prod_{i=1}^{k}p_i(\prod_{i=1}^{k}p_i^{\alpha_{i}-1}+n-m)=\prod_{i=1}^{k}p_i^{\alpha_{i}}(1+\prod_{i=1}^{k}p_i)$

Dễ thấy lúc này $r(a_n)\neq r(a_m)$ nên cấp số cộng sẽ dừng ở đây, vô lý.

Vậy ta có đpcm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi mathforlife: 26-06-2013 - 09:31


#79
phuongtrinh2988

phuongtrinh2988

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 43 Bài viết

Có bạn nào có tài liệu hay nào về dãy số pots lên chia sẻ với nhé

Mảng này mình còn yếu nên đang kiếm tài liệu đọc

Thanks!


Nguyễn Trần Phương Trình


#80
eneim

eneim

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết
bài toán mở 33.1: chiều xuôi có phản ví dụ khi n bằng 17 thì phần tử tương ứng của dãy số chia hết cho 137. chiều ngược lại thì khá hiển nhiên.





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: tuyển tập-sưu tầm.

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh