Đến nội dung

tranducmanh2308

tranducmanh2308

Đăng ký: 18-08-2013
Offline Đăng nhập: 06-06-2015 - 14:10
***--

#498150 Trận 9 - Bất đẳng thức

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 09-05-2014 - 22:44

Cho $x, y, z$ là các số dương thỏa mãn điều kiện $xyz = 1$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:  

$$E=\frac{1}{x^3(y+z)}+\frac{1}{y^3(z+x)}+\frac{1}{z^3(x+y)}.$$

Toán thủ ra đề: angleofdarkness

MSS 34 

Ta có

$E=\frac{1}{x^3(y+z)}+\frac{1}{y^3(z+x)}+\frac{1}{z^3(x+y)}=\frac{xyz}{x^3(y+z)}+\frac{xyz}{y^3(z+x)}+\frac{xyz}{z^3(x+y)}=\frac{\frac{1}{x^{2}}}{\frac{1}{y}+\frac{1}{z}}+\frac{\frac{1}{y^{2}}}{\frac{1}{x}+\frac{1}{z}}+\frac{\frac{1}{z^{2}}}{\frac{1}{x}+\frac{1}{y}}$

(do $xyz=1$)

đặt $a=\frac{1}{x},b=\frac{1}{y},c=\frac{1}{z}$(với $a,b,c> 0;abc=1$)

Khi đó áp dụng bất đẳng thức svac-xơ và cô si cho các số dương vào biểu thức $E$

$E=\frac{a^{2}}{b+c}+\frac{b^{2}}{c+a}+\frac{c^{2}}{a+b}\geq \frac{(a+b+c)^{2}}{2(a+b+c)}= \frac{a+b+c}{2}\geq \frac{3\sqrt[3]{abc}}{2}=\frac{3}{2}$

(do $abc=1$)

Dấu bằng xảy ra $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=b=c & \\ abc=1 & \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=y=z & \\ xyz=1 & \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow x=y=z=1$

Vậy E min= $\frac{3}{2}$$\Leftrightarrow x=y=z=1$

 

d = 10

S = 41




#489339 Trận 6 - Phương trình nghiệm nguyên, đồng dư, chia hết

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 29-03-2014 - 00:00

Tồn tại hay không các cặp số nguyên (x,y) thỏa mãn phương trình sau đây ?

$$\sqrt{2025x^2+2012x+3188}=2013x-2011y+2094$$

Đề của 

lenin1999

$MSS34$

ta thấy xét x=1,y=2 thì

$VT=\sqrt{2025+2012+3188}=85$

$VP=2103-2011\times 2+2094=85$

nên $VP=VT$

Vậy tồn tại cặp sô nguyên (x,y) tm pt

 

Bạn nên làm chi tiết không nên mò mẫm

  d =8.5

 S =17+ 8.5x3 =42,5




#487126 Trận 5 - toán rời rạc

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 16-03-2014 - 10:56

Cho bàn cờ vua $8 \times 8$. Theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, ta làm việc sau:

Trong ô cờ thứ nhất đặt 1 hạt ngô

Trong ô cờ thứ hai đặt 2 hạt ngô

Trong ô cờ thứ ba đặt 4 hạt ngô

...

Trong ô cờ thứ 64 đặt $2^{63}$ hạt ngô.

 

Một con mã ô đầu tiên của bàn cờ, nó đi lòng vòng và ăn các hạt ngô trong ô nó nhảy đến( con mã di chuyển theo hình chữ L - 3 ô như đối với môn cờ vua) nhưng nó không ăn ở ô đầu tiên và không nhảy trở lại ô đầu tiên. Sau mỗi lần nó ăn người ta lại đặt số ngô bằng số ngô ban đầu vào trong ô đó. Sau khi con mã đi xong nó quay trở về ô đầu tiên và ăn nốt hạt ngô ở ô đó.

 

Hãy CM rằng số ngô mà con mã ăn chia hết cho 3.

MSS 34

Ta thấy được bàn cờ vua được tô màu bởi các ô đen và trắng xen kẽ nhau.

Không mất tính tông quát, ta giả sử ô cờ đầu tiên thứ nhất đặt 1 hạt ngô($2^{0}$ hạt ngô) màu trắng thì các ô trắng tiếp theo sẽ đặt $2^{2}$,$2^{4}$,...,$2^{62}$ hạt ngô, còn các ô màu đen sẽ đặt $2^{1}$,$2^{3}$,...,$2^{63}$ hạt ngô.

Con mã sẽ đứng ở ô màu trắng đầu tiên. Do con mã luôn đi từ ô trắng sang ô đen hoặc từ ô đen sang ô trắng nên từ ô đầu tiên nó sẽ đi sang ô màu đen, rồi từ ô đen đó đến ô trắng khác... cứ như vậy cho đến khi nó quay về ô trắng đầu tiên thì sô ô trắng mà nó đi nhiều hơn ô đen 1 ô (do khi đi nó bắt đầu từ ô màu trắng, khi quay về nó cũng về ô màu trắng và nó đi xen kẽ từ trắng sang đen và ngược lại)

Mà theo giả thiết nó không ăn hạt ngô ở ô đầu mà khi trở về ô đầu nó mới ăn và khi nó ăn ngô ở ô nào thì người ta lại đặt số ngô bằng số ngô ban đầu ở ô đó (khi nó quay lại 1 ô nào đó trên bàn cờ khác ô đầu tiên thì nó vẫn có thể ăn số ngô bằng số ngô trước đó) nên số ô đen mà nó ăn ngô cũng bằng số ô trắng mà nó ăn ngô. 

Lại có: các ô trắng được đặt  $2^{2}$,$2^{4}$,...,$2^{62}$ hạt ngô (số mũ chẵn ) nên ta đặt số ngô trong mỗi ô trắng là $2^{2k}$($k\in \mathbb{N}$,$k\leq 31$)

Tương tự ta đặt số ngô trong mỗi ô đen là $2^{2q+1}$ ($q\in \mathbb{N}$,$q\leq 31$)

do số ô đen mà nó ăn ngô cũng bằng số ô trắng mà nó ăn ngô nên ta gọi số ô đen(trắng) mà nó đi đến và đồng thời ăn ngô là $n$ ($n\in \mathbb{N}$,$n\geq 1$)

Từ đó ta có số ngô mà nó ăn là:

 $n.2^{2k}+n.2^{2q+1}=n(4^{k}+4^{q}.2)$

$4\equiv 1(mod 3)$$\Leftrightarrow 4^{k}\equiv 1(mod 3)$ và $4^{q}.2\equiv 2(mod 3)$

nên $4^{q}.2+4^{k}\equiv 3\equiv 0(mod 3)$$\Leftrightarrow n(4^{q}.2+4^{k})\equiv 0(mod 3)$

Suy ra số ngô mà nó ăn chia hết cho 3 (đpcm)




#485279 Trận 4 - Bất đẳng thức

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 01-03-2014 - 13:11

Cho $x,y\in \mathbb{R}$ thỏa mãn $(x+y)^{3}+4xy\geq 2$ . Tìm giá trị nhỏ nhất của:

$$ P=3(x^{4}+y^{4}+x^{2}y^{2})-2(x^{2}+y^{2})+1$$

Đề của 

nk0kckungtjnh

Bài làm của MSS 34:

 

Áp dụng bđt $4ab\leq (a+b)^{2}$ với mọi $a,b$:

$4xy\leq (x+y)^{2}$$\Leftrightarrow 2\leq (x+y)^{3}+4xy\leq (x+y)^{3}+(x+y)^{2}$

Đặt $x+y=t$

Bpt trở thành: $t^{3}+t^{2}-2\geq 0$

$\Leftrightarrow t^{3}-t^{2}+2t^{2}-2\geq 0$

$\Leftrightarrow t^{2}(t-1)+2(t-1)(t+1)\geq 0$

$\Leftrightarrow (t-1)(t^{2}+2t+2)\geq 0$

$\Leftrightarrow (t-1)\geq 0$ (do $t^{2}+2t+2=t^{2}+2t+1+1=(t+1)^{2}+1> 0$ mọi $t$ )

$\Leftrightarrow t\geq 1$

$\Rightarrow x+y\geq 1$

$\Leftrightarrow (x+y)^{2}\geq 1$

mà $2x^{2}+2y^{2}\geq (x+y)^{2}$ với mọi $x,y$

$\Leftrightarrow 2x^{2}+2y^{2}\geq 1$

$\Leftrightarrow x^{2}+y^{2}\geq \frac{1}{2}$

Ta có:$A=3(x^{4}+y^{4}+x^{2}y^{2})-2(x^{2}+y^{2})+1= 3(x^{2}+y^{2})^{2}-2(x^{2}+y^{2})-3x^{2}y^{2}+1$

Áp dụng bđt $ab\leq \frac{(a^{2}+b^{2})}{2}$ với mọi $a,b$

$3x^{2}y^{2}\leq \frac{3(x^{2}+y^{2})^{2}}{4}$

nên $3(x^{2}+y^{2})^{2}-2(x^{2}+y^{2})-3x^{2}y^{2}+1\geq 3(x^{2}+y^{2})^{2}-2(x^{2}+y^{2})-\frac{3(x^{2}+y^{2})^{2}}{4}+1=\frac{9}{4}(x^{2}+y^{2})^{2}-2(x^{2}+y^{2})+1=\frac{9}{4}(x^{2}+y^{2})^{2}-\frac{9}{16}-2(x^{2}+y^{2})+1+\frac{9}{16}=\frac{9}{4}(x^{2}+y^{2}-\frac{1}{2})(x^{2}+y^{2}+\frac{1}{2})-2(x^{2}+y^{2}-\frac{1}{2})+\frac{9}{16}=(x^{2}+y^{2}-\frac{1}{2})(\frac{9}{4}x^{2}+\frac{9}{4}y^{2}-\frac{7}{8})+\frac{9}{16}\geq \frac{9}{16}$

 (do $x^{2}+y^{2}\geq \frac{1}{2}$)

Vậy $Min A =\frac{9}{16}\Leftrightarrow x^{2}+y^{2}= \frac{1}{2}$ và $x=y$$\Leftrightarrow x=y=\frac{1}{2}$

 

Điểm 10 .




#483639 Trận 3 - Hình học

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 17-02-2014 - 14:52

Bài trước của em dùng nhầm định lí nên xin làm lại ạ

Áp dụng định li Ceva vào tam giác ABC,DEF ta có

$\frac{DB}{DC}.\frac{EC}{EA}.\frac{FA}{FB}=1$ (*)

$\frac{ME}{MF}.\frac{NF}{ND}.\frac{PD}{PE}=1$ (**)

Kéo dài AM cắt BC ở K,BN cắt AC ở I,CP cắt AB ở H

Kẻ BB',CC',FF',EE' vuông góc với AK

Ta có$\frac{BB'}{CC'}=\frac{BK}{CK}$ (Talet)

$\frac{FF'}{EE'}=\frac{MF}{ME}$ (Talet)

$\frac{BB'}{FF'}=\frac{AB}{AF}$ (Talet)

$\frac{CC'}{EE'}=\frac{AC}{AE}$ (Talet)

Từ đây suy ra $\frac{KB}{KC}=\frac{MF}{ME}.\frac{AB}{AC}.\frac{AE}{AF}$

Tương tự $\frac{IC}{IA}=\frac{ND}{NF}.\frac{BC}{BA}.\frac{BF}{BD}$

$\frac{HA}{HB}=\frac{PE}{PD}.\frac{CA}{CB}.\frac{CD}{CE}$

Hay $frac{KB}{KC}.\frac{IC}{IA}.\frac{HA}{HB}=\frac{MF}{ME}.\frac{ND}{NF}.\frac{PE}{PD}.\frac{AE}{AF}.\frac{BF}{BD}.\frac{CD}{CE}$=1 (theo (*) và (**))

Áp dụng định lí Ceva đảo suy ra AK,BI,CH thẳng hàng hay AM,BN,CP thẳng hàng

bạn chưa nói các đường nào song song với nhau khi sử dụng Talet




#483221 Trận 3 - Hình học

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 15-02-2014 - 13:47

Do đề của các Toán thủ nộp chưa phù hợp nên trận này BTC sẽ ra đề

Đề của BTC:
Cho tam giác $ABC$ nhọn. $D,E,F$ trên $BC, CA, AB$ sao cho $\triangle DEF$ nhọn và $AD, BE, CF$ đồng quy. $M, N, P$ trên $EF, FD, DE$ sao cho $\triangle MNP$ nhọn và $DM, EN, FP$ đồng quy.

Chứng minh rằng: $AM, BN, CP$ cũng đồng quy.

Thời gian làm bài tính từ: 20h15 ngày 14/2/2014

P/s: mong các toán thủ đừng mải đi chơi với gấu mà quên làm bài :adore:

MSS34

(do em ko tải đc phần mềm vẽ hình nên em vẽ bằng paint, mong BTC thông cảm cho em)

Bài làm:

$AM,BN,CP$ cắt $BC,AC,AB$ lần lượt ở  $L,K,Q$

$BE$ cắt $AL$ ở $O$, $AD,BE,CF$ đồng quy ở $G$

Áp dụng định lý Mê-nê-la-uýt vào các tam giác sau:

$\triangle BEF$ có $M,A,O$ thẳng hàng

$\Rightarrow \frac{ME}{MF}\cdot \frac{AF}{AB}\cdot \frac{OB}{OE}= 1$(1)

$\triangle BEC$ có $L,A,O$ thẳng hàng

$\Rightarrow \frac{LB}{LC}\cdot \frac{AC}{AB}\cdot \frac{OE}{OB}= 1$(2)

Và $D,A,G$ thẳng hàng 

$\Rightarrow \frac{DB}{DC}\cdot \frac{AE}{AC}\cdot \frac{BG}{GE}= 1$(3)

$\triangle BFC$ có $D,A,G$ thẳng hàng

$\Rightarrow \frac{GF}{GC}\cdot \frac{AB}{AF}\cdot \frac{DC}{DB}= 1$(4)

Nhân (1),(2),(3),(4) vế theo vế

$\frac{ME}{MF}\cdot \frac{AF}{AB}\cdot \frac{OB}{OE}\cdot \frac{LB}{LC}\cdot \frac{AC}{AE}\cdot \frac{OE}{OB}\cdot \frac{GF}{GC}\cdot \frac{AB}{AF}\cdot \frac{DC}{DB}\cdot \frac{DB}{DC}\cdot \frac{AE}{AC}\cdot \frac{BG}{GE}= 1$

$\Rightarrow \frac{LB}{LC}\cdot \frac{ME}{MF}\cdot \frac{BG}{GE}\cdot \frac{GF}{GC}= 1$(*)

Tương tự:

$ \frac{CK}{AK}\cdot \frac{FN}{ND}\cdot \frac{GC}{GF}\cdot \frac{DG}{GA}= 1$(**) và $\frac{AQ}{QB}\cdot \frac{DP}{DE}\cdot \frac{AG}{GD}\cdot \frac{GE}{GB}= 1$(***)

Nhân (*),(**),(***) vế theo vế:

$\frac{LB}{LC}\cdot \frac{ME}{MF}\cdot \frac{BG}{GE}\cdot \frac{GF}{GC}\cdot \frac{CK}{AK}\cdot \frac{FN}{ND}\cdot \frac{CG}{GF}\cdot \frac{DG}{GA}\cdot \frac{AQ}{QB}\cdot \frac{DP}{DE}\cdot \frac{AG}{GD}\cdot \frac{GE}{GB}= 1$

$\Rightarrow \frac{LB}{LC}\cdot \frac{CK}{AK}\cdot \frac{AQ}{QB}\cdot \frac{ME}{MF}\cdot \frac{FN}{ND}\cdot \frac{DP}{DE}=1$(5)

Áp dụng định lý Xê-va vào $\triangle EDF$ có $DM,EN,FP$ đồng quy nên:

$\frac{FN}{ND}\cdot \frac{DP}{DE}\cdot \frac{ME}{MF}= 1$ Thay vào (5)

$\Rightarrow \frac{LB}{LC}\cdot \frac{CK}{AK}\cdot \frac{AQ}{BQ}= 1$

Áp dụng định lý Xê-va đảo vào $\triangle ABC$ có $ \frac{LB}{LC}\cdot \frac{CK}{AK}\cdot \frac{AQ}{BQ}= 1$ nên $AL,BK,CQ$ đồng quy $\Rightarrow AM,BN,CP$ đồng quy (đpcm)

File gửi kèm




#483214 Trận 3 - Hình học

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 15-02-2014 - 13:07

MSS34

(do em ko tải đc phần mềm vẽ hình nên em vẽ bằng paint, mong BTC thông cảm cho em)

Bài làm:

$AM,BN,CP$ cắt $BC,AC,AB$ lần lượt ở  $L,K,Q$

$BE$ cắt $AL$ ở $O$, $AD,BE,CF$ đồng quy ở $G$

Áp dụng định lý Mê-nê-la-uýt vào các tam giác sau:

$\triangle BEF$ có $M,A,O$ thẳng hàng

$\Rightarrow \frac{ME}{MF}\cdot \frac{AF}{AB}\cdot \frac{OB}{OE}= 1$(1)

$\triangle BEC$ có $L,A,O$ thẳng hàng

$\Rightarrow \frac{LB}{LC}\cdot \frac{AC}{AB}\cdot \frac{OE}{OB}= 1$(2)

Và $D,A,G$ thẳng hàng 

$\Rightarrow \frac{DB}{DC}\cdot \frac{AE}{AC}\cdot \frac{BG}{GE}= 1$(3)

$\triangle BFC$ có $D,A,G$ thẳng hàng

$\Rightarrow \frac{GF}{GC}\cdot \frac{AB}{AF}\cdot \frac{DC}{DB}= 1$(4)

Nhân (1),(2),(3),(4) vế theo vế

$\frac{ME}{MF}\cdot \frac{AF}{AB}\cdot \frac{OB}{OE}\cdot \frac{LB}{LC}\cdot \frac{AC}{AE}\cdot \frac{OE}{OB}\cdot \frac{GF}{GC}\cdot \frac{AB}{AF}\cdot \frac{DC}{DB}\cdot \frac{DB}{DC}\cdot \frac{AE}{AC}\cdot \frac{BG}{GE}= 1$

$\Rightarrow \frac{LB}{LC}\cdot \frac{ME}{MF}\cdot \frac{BG}{GE}\cdot \frac{GF}{GC}= 1$(*)

Tương tự:

$ \frac{CK}{AK}\cdot \frac{FN}{ND}\cdot \frac{GC}{GF}\cdot \frac{DG}{GA}= 1$(**) và $\frac{AQ}{QB}\cdot \frac{DP}{DE}\cdot \frac{AG}{GD}\cdot \frac{GE}{GB}= 1$(***)

Nhân (*),(**),(***) vế theo vế:

$\frac{LB}{LC}\cdot \frac{ME}{MF}\cdot \frac{BG}{GE}\cdot \frac{GF}{GC}\cdot \frac{CK}{AK}\cdot \frac{FN}{ND}\cdot \frac{CG}{GF}\cdot \frac{DG}{GA}\cdot \frac{AQ}{QB}\cdot \frac{DP}{DE}\cdot \frac{AG}{GD}\cdot \frac{GE}{GB}= 1$

$\Rightarrow \frac{LB}{LC}\cdot \frac{CK}{AK}\cdot \frac{AQ}{QB}\cdot \frac{ME}{MF}\cdot \frac{FN}{ND}\cdot \frac{DP}{DE}=1$(5)

Áp dụng định lý Xê-va vào $\triangle EDF$ có $DM,EN,FP$ đồng quy nên:

$\frac{FN}{ND}\cdot \frac{DP}{DE}\cdot \frac{ME}{MF}= 1$ Thay vào (5)

$\Rightarrow \frac{LB}{LC}\cdot \frac{CK}{AK}\cdot \frac{AQ}{BQ}= 1$

Áp dụng định lý Xê-va đảo vào $\triangle ABC$ có $ \frac{LB}{LC}\cdot \frac{CK}{AK}\cdot \frac{AQ}{BQ}= 1$ nên $AL,BK,CQ$ đồng quy $\Rightarrow AM,BN,CP$ đồng quy (đpcm)

 

$d=10$

$S= 43.5$

File gửi kèm




#478939 Trận 2 - PT, HPT

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 25-01-2014 - 11:52

ta có:

$\left\{\begin{matrix} 2x^{2}+3y^{2}-5xy=0(1) & \\ 4x^{2}-6x+1=y^{2}-3y(2) & \end{matrix}\right.$

phương trình (1): $2x^{2}-5xy+3y^{2}=0$

$\Leftrightarrow 2x^{2}-2xy-3xy+3y^{2}=0$

$\Leftrightarrow 2x(x-y)-3y(x-y)=0$

$\Leftrightarrow (x-y)(2x-3y)=0$

$\Leftrightarrow x-y=0$ hoặc $2x-3y=0$

$\Leftrightarrow x=y$ hoặc $x=\frac{3}{2}y$

Với x=y thay vào phương trình (2):

$4y^{2}-6y+1=y^{2}-3y$

$\Leftrightarrow 3y^{2}-3y+1=0$]

$\Leftrightarrow 3(y^{2}-y+\frac{1}{4})+\frac{1}{4}=0$

$\Leftrightarrow 3(y-\frac{1}{2})^{2}+\frac{1}{4}=0$(vô nghiệm vì $3(y-\frac{1}{2})^{2}\geq 0$ mọi y nên $3(y-\frac{1}{2})^{2}+\frac{1}{4}> 0$ mọi y)

Với $x=\frac{3}{2}y$ thay vào phương trình (2):

$4(\frac{3}{2}y)^{2}-6(\frac{3}{2}y)+1=y^{2}-3y$

$\Leftrightarrow 8y^{2}-6y+1=0$

$\Leftrightarrow 8y^{2}-4y-2y+1=0$

$\Leftrightarrow 4y(2y-1)-(2y-1)=0$

$\Leftrightarrow (4y-1)(2y-1)=0$

$\Leftrightarrow y=\frac{1}{4}$ hoặc $\Leftrightarrow y=\frac{1}{2}$

+tại $y=\frac{1}{2}$$\Leftrightarrow x=\frac{3}{2}.\frac{1}{2}=\frac{3}{4}$

+tại $y=\frac{1}{4}\Leftrightarrow x=\frac{3}{2}.\frac{1}{4}=\frac{3}{8}$

Vậy $(x,y)\in {{(\frac{1}{2};\frac{3}{4});(\frac{1}{4};\frac{3}{8})}}$ 

______________
$d=10$

$S = 43$




#472475 $\sqrt{2-x^2}+\sqrt{2-(1/x^2)}=4-x-(1/x)...

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 23-12-2013 - 18:01

nhân -2 vô, sau đó tách thành  $(\sqrt{2-x^{2}}+1)^{2}+(\sqrt{2-\frac{1}{x^{2}}}-1)^{2}+(x-1)^{2}+(\frac{1}{x}-1)^{2}=0$ là được




#472472 $\sqrt{2-x^2}+\sqrt{2-(1/x^2)}=4-x-(1/x)...

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 23-12-2013 - 17:51

Đúng rồi mình chép nhầm đầu bài ở đó là $1/x^2$ đấy Bạn giải giúp mình với dùng mobile post bài khó qúa thông cảm nha

nhưg có đk dùg cák k fải Bunhia k? kòn dùg bunhia thì chưa nghĩ ra




#472464 $\sqrt{2-x^2}+\sqrt{2-(1/x^2)}=4-x-(1/x)...

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 23-12-2013 - 16:42

Bạn nào giỏi toán giúp mình bài này với (dùng bunhiacopki )
$sqrt{2-x^2}+sqrt{2-1/x}=4-x-1/x$

mà hình như chỗ 2-1/x thiếu dấu bìh phương thi phải




#472455 $\sqrt{2-x^2}+\sqrt{2-(1/x^2)}=4-x-(1/x)...

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 23-12-2013 - 15:20

mình đưa về 4 bình phương đc ko?




#472439 Cho (O;R)

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 23-12-2013 - 14:22

Cho $(O;R)$ , A chuyển động trên $(O)$, B cố định nằm trong đường tròn và khác O. $AB$ cắt đtròn tại C. Vẽ $(I)$ đkính $OC$ cắt $AB$ tại D.Vẽ tiếp tuyến của $(O)$ tại A cắt $OD$ tại M.Tìm quỹ tích M(ko cần phần đảo)

 




#466122 $\left\{\begin{matrix}x+y+xy=m & &...

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 22-11-2013 - 21:51

Đặt $x+y=a$ , $xy=b$ rồi thay $b=m-a$ vào pt $a^2 -2b =m$ và dùng đenta là xog




#465959 Giải phương trình: $2\sqrt[3]{3x-2}+3\sqrt{6-5x...

Gửi bởi tranducmanh2308 trong 22-11-2013 - 16:44

Đặt $\sqrt{x+3}=a,\sqrt{3-2x}=b$

Ta có HPT là : $\left\{\begin{matrix} a^2+b^2+4a+2b=11 & & \\ 2a^2+b^2=9 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} (a+2)^2+(b+1)^2=16 & & \\ b=\sqrt{9-2a^2} & & \Rightarrow (a+2)^2+\left ( 1+\sqrt{9-2a^2} \right )^2=16 \end{matrix}\right.$

Giải phương trình : kết quả là nghiệm $a=2$

P/s: 

 

Chặn x=1 như thế nào thế hả hiếu  :icon6:

$a^2+b^2=6-x$ mà