Đến nội dung

Pino

Pino

Đăng ký: 08-08-2015
Offline Đăng nhập: 31-10-2015 - 07:14
*****

#586531 Giải phương trình: $8x^{3}-6x-1=0$

Gửi bởi Pino trong 31-08-2015 - 23:08

Phần màu đỏ chưa được chặt chẽ

Để chặt chẽ theo mình xét trường hợp $x \in [-1;1]$ như bạn gianglqd. Trong trường hợp này phương trình có 3 nghiệm phân biệt, và vì phương trình bậc 3 có tối đa 3 nghiệm nên ta không xét trường hợp $\left| {x} \right| > 1$ nữa.. 




#586529 Giải phương trình: $8x^{3}-6x-1=0$

Gửi bởi Pino trong 31-08-2015 - 23:01

sao thế dc, mk giải vẫn có nhiều pt bậc 3 vô nghiệm mà

Bạn thử cho ví dụ một phương trình bậc 3 mà vô nghiệm đi..... Tìm ra là đi nhận giải Fields với GS Ngô Bảo Châu luôn.....




#586524 $x^{2}y^{2}(x^{2}+y^{2})\le...

Gửi bởi Pino trong 31-08-2015 - 22:55

Tại sao lại ra chỗ này thế bạn ??

     $x^2y^2(x^2+y^2)=\frac{1}{2}xy.2xy(x^2+y^2) $
$\leq \frac{1}{2}xy.\frac{(x^2+y^2+2xy)^2}{4}=\frac{1}{2}xy.\frac{[(x+y)^2]^2}{4}=\frac{1}{2}xy.\frac{(x+y)^4}{4}$
$=2xy \leq 2.\frac{(x+y)^2}{4}=2$ 
 
Chắc bạn hiểu rồi....?



#586515 $x^{2}y^{2}(x^{2}+y^{2})\le...

Gửi bởi Pino trong 31-08-2015 - 22:31

Cho $x+y=2$

Chứng minh: $x^{2}y^{2}(x^{2}+y^{2})\leq 2$

Áp dụng BĐT $ab \leq \frac{(a+b)^2}{4},$ ta có:
  $x^2y^2(x^2+y^2)=\frac{1}{2}xy.2xy(x^2+y^2) \leq \frac{1}{2}xy.\frac{(x+y)^4}{4}=2xy \leq 2.\frac{(x+y)^2}{4}=2$
Đẳng thức xảy ra tại $x=y=1.$



#586125 $\left\{\begin{matrix} x^{2007}+...

Gửi bởi Pino trong 30-08-2015 - 17:42

Tìm $x,y$ thỏa mãn:

$\left\{\begin{matrix} x^{2007}+y^{2007}=1 & & \\ x^{2010}+y^{2010}=x^3+y^3 & & \end{matrix}\right.$

      $\begin{cases}x^{2007}+y^{2007}=1 \\ x^{2010}+y^{2010}=x^3+y^3 \end{cases}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}x^{2007}+y^{2007}=1 \\ x^{2010}+y^{2010}=(x^3+y^3)(x^{2007}+y^{2007}) \end{cases}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}x^{2007}+y^{2007}=1 \\ x^3y^{2007}+y^3x^{2007}=0 \end{cases}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}x^{2007}+y^{2007}=1 \\ x^3y^3(x^{2004}+y^{2004})=0 \end{cases}$
$\Leftrightarrow \left[\ \begin{array}{l} \begin{cases}x^{2007}+y^{2007}=1 \\ x=0 \end{cases}\\ \begin{cases}x^{2007}+y^{2007}=1 \\ y=0 \end{cases} \\ \begin{cases}x^{2007}+y^{2007}=1 \\ x^{2004}+y^{2004}=0 \end{cases} (vn) \end{array} \right.$
$\Leftrightarrow \left[\ \begin{array}{l} \begin{cases}x=0 \\ y=1 \end{cases}\\ \begin{cases}x=1 \\ y=0 \end{cases} \end{array} \right.$
KL: $\color{red}{\boxed{(x;y)=(1;0);(x;y)=(0;1).}}$



#586060 $$P=\frac{x+2y}{x^2+3y+5}+\frac{...

Gửi bởi Pino trong 30-08-2015 - 12:03

Một bài mới: Cho a,b,c là các số  thực thoả mãn $a^2+b^2+7c^2=9$. Tìm GTNN của biểu thức:

                                                       $\mathbb F= ac+2bc+c^2$




#586058 $\sqrt{1-x^{2}} = (\frac{2}...

Gửi bởi Pino trong 30-08-2015 - 11:49

Điều kiện: $0 \leq x \leq 1.$ 
Đặt $u=\sqrt{x};v=\frac{2}{3}-\sqrt{x},$ ta có:
      $\begin{cases}u+v=\frac{2}{3} \\ \sqrt{1-u^4}=v^2 \end{cases}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}u+v=\frac{2}{3} \\ u^4+v^4=1 \end{cases}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}.... \\ .... \end{cases}$
$\Leftrightarrow \left[\ \begin{array}{l} \begin{cases}u+v=\frac{2}{3} \\ uv=\frac{8-\sqrt{194}}{18} \end{cases}\\ \begin{cases}u+v=\frac{2}{3} \\ uv=\frac{8+\sqrt{194}}{18} \end{cases} \end{array} \right.$
$\Leftrightarrow ................ $
Từ đó tìm ra nghiệm của phương trình là: $\color{red}{\boxed{x=\frac{1}{9}(-2+\sqrt{2(\sqrt{194}-6)}+\sqrt{\frac{97}{2}}).}}$
 

  • LTH yêu thích


#586035 $\sqrt{x} = 1 - 2x + 2x^{2} - x^{3}...

Gửi bởi Pino trong 30-08-2015 - 11:21

11, $\sqrt{1 + x^{2}} + \sqrt{1 - x^{2}} + \sqrt[3]{1 + x^{3}} + \sqrt[3]{1 - x^{3}} + \sqrt[4]{1 + x^{4}} + \sqrt[4]{1 - x^{4}} = 6$ 

 

Điều kiện:  $-1 \leq x \leq 1.$
  Theo bất đẳng thức $\mathbb {AM - GM},$ ta có:
   $\begin{cases}\sqrt{1+x^2} \leq \frac{1+1+x^2}{2} \\ \sqrt{1-x^2} \leq \frac{1+1-x^2}{2} \end{cases}\Rightarrow \sqrt{1+x^2}+\sqrt{1-x^2} \leq 2$
   $\begin{cases}\sqrt[3]{1+x^3} \leq \frac{1+1+1+x^3}{3} \\ \sqrt[3]{1-x^3} \leq \frac{1+1+1-x^3}{3} \end{cases}\Rightarrow \sqrt[3]{1+x^3}+\sqrt[3]{1-x^3} \leq 2$
   $\begin{cases}\sqrt[4]{1+x^4} \leq \frac{1+1+1+1+x^4}{4} \\ \sqrt[4]{1-x^4} \leq \frac{1+1+1+1-x^4}{4} \end{cases}\Rightarrow \sqrt[4]{1+x^4}+\sqrt[4]{1-x^4} \leq 2$
Do đó:
   $\sqrt{1 + x^{2}} + \sqrt{1 - x^{2}} + \sqrt[3]{1 + x^{3}} + \sqrt[3]{1 - x^{3}} + \sqrt[4]{1 + x^{4}} + \sqrt[4]{1 - x^{4}} = 6\Leftrightarrow x=0$ 



#585053 $\color{red}{\mathbb F=ac+2bc+c^2}$

Gửi bởi Pino trong 26-08-2015 - 14:40

Cho $a,b,c$ là các số thực thoả mãn $\color{red}{a^2+b^2+7c^2=9.}$ Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: 
$$\color{red}{\mathbb F=ac+2bc+c^2}$$



#584831 GPT $x-\sqrt{x}=1-\sqrt{2(x^{2}-x+1)...

Gửi bởi Pino trong 25-08-2015 - 11:04

$x-\sqrt{x}=1-\sqrt{2(x^{2}-x+1)}$

$\frac{x-\sqrt{x}}{1-\sqrt{2(x^{2}-x+1)}}\geq 1$

Điều kiện: $x \geq 0$ 
      $x-\sqrt{x}=1-\sqrt{2(x^{2}-x+1)}$ 
$\Leftrightarrow 1-x+\sqrt{x}=\sqrt{2(x^{2}-x+1)} $
$\Rightarrow 1+x^2+x-2x+2\sqrt{x}-2x\sqrt{x}=2(x^{2}-x+1)$
$\Leftrightarrow (x+\sqrt{x}-1)^2=0$
$\Rightarrow \sqrt{x}=\frac{-1+ \sqrt{5}}{2} \Leftrightarrow \color{red}{\boxed{x=\frac{3-\sqrt{5}}{2}.}}$



#583955 $2x^2-11x+21=3\sqrt[3]{4(x-1)}$

Gửi bởi Pino trong 22-08-2015 - 12:54

     $2x^2-11x+21=3\sqrt[3]{4(x-1)}$
$\Leftrightarrow \frac{1}{8}(4x-4)^2-\frac{7}{4}(4x-4)+12-3\sqrt[3]{4x-4}=0$
Đặt $t=\sqrt[3]{4x-4},$ PT đã cho trở thành:
      $t^6-14t^3-24t+96=0$
$\Leftrightarrow (t-2)^2(t^4+4t^3+18t+24)=0$
$\Leftrightarrow \left[\ \begin{array}{l} t=2\Rightarrow x=3\\ t^4+4t^3+18t+24=0(\bigstar) \end{array} \right.$
 Xét PT $(\bigstar)$, ta có:
$\star$ Nếu $t>0$ thì $t^4+4t^3+18t+24>0$
$\star$ Nếu $t \leq 0$ thì $t^6-14t^3-24t+96=(t^3-7)^2-24t+48>0$
Suy ra PT $(\bigstar)$ vô nghiệm.
Vậy PT đã cho có nghiệm duy nhất là: $\color{red}{x=3.}$



#579985 $\frac{(x+y+z)^3}{xyz}\geq 27(\frac...

Gửi bởi Pino trong 09-08-2015 - 12:37

Bất đẳng thức chứng minh có thể viết lại thành:

$\frac{(x+y+z)^3}{xyz}-27\geq 27\left ( \frac{x+z}{x+y}+\frac{x+y}{x+z}-2 \right ) \Leftrightarrow \frac{(x+y+z)^3-27xyz}{xyz}\geq \frac{27(y-z)^2}{(x+y)(x+z)}$

Áp dụng bất đẳng thức AM - GM, ta có:

$(x+y+z)^3-27xyz=\left \{ \left [ x+(\sqrt{y}-\sqrt{z})^2 \right ]+\sqrt{yz}+\sqrt{yz} \right \}^3-27xyz\geq 27.\left [ x+(\sqrt{y}+\sqrt{z})^2 \right ].\sqrt{yz}.\sqrt{yz}-27xyz=27yz(\sqrt{y}-\sqrt{z})^2$

Do đó ta cần chứng minh:

$\frac{27yz(\sqrt {y}-\sqrt {z})^2}{xyz}\geq \frac{27(y-z)^2}{(x+y)(x+z)}\Leftrightarrow 27(\sqrt {y}-\sqrt {z})^2.\left [ \frac{1}{x}-\frac{(\sqrt {y}-\sqrt {z})^2}{(x+y)(x+z)} \right ]\geq 0 (*)$

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz, ta có:

$\frac{(\sqrt {y}+\sqrt {z})^2}{(x+y)(x+z)}\leq \frac{(\sqrt {y}+\sqrt {z})^2}{(\sqrt {x}.\sqrt{z}+\sqrt{y}.\sqrt{x})^2}=\frac{1}{x}$

Do đó: (*) đúng. Bất đẳng thức được chứng minh.

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=y=z.$