Đến nội dung

MoMo123

MoMo123

Đăng ký: 07-06-2017
Offline Đăng nhập: 08-04-2024 - 15:41
****-

#689525 Tính Giá Trị Biểu Thức

Gửi bởi MoMo123 trong 04-08-2017 - 20:32

 

1. Tính giá trị biểu thức P=$\sqrt{1+2013^{2}+\frac{2013^{2}}{2014^{2}}}+\frac{2013}{2014}$

2. Cho A= $\frac{2\sqrt{3+\sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}}}{\sqrt{6}+\sqrt{2}}$. Chứng minh rằng A là một số nguyên

3. Cho $(x-\sqrt{x^{2}+8})(y-\sqrt{y^{2}+8})=8$ . Tính A=x+y

 

 

May mà nhờ bạn giúp đỡ đánh latex

Mình đang cần gấp mong m.n giúp đỡ

1. Tính giá trị biểu thức P=\sqrt{1+2013^{2}+\frac{2013^{2}}{2014^{2}}}+\frac{2013}{2014}

2. Cho A= \frac{2\sqrt{3+\sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}}}{\sqrt{6}+\sqrt{2}}. Chứng minh rằng A là một số nguyên

3. Cho (x-\sqrt{x^{2}+8})(y-\sqrt{y^{2}+8})=8 . Tính A=x+y

Mình có cách này không biết có được không

$\sqrt{1+\frac{2013^{2}}{2014^{2}}+2013^{2}}+\frac{2013}{2014}$

=$\sqrt{(1+2013)^{2}-2.2013+\frac{2013^{2}}{2014^{2}}}=\sqrt{2014^{2}-2.2013+\frac{2013^{2}}{2014^{2}}}=2014-\frac{2013}{2014}$

-> P=2014

2)  $2\sqrt{3+\sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}}=2\sqrt{3+\sqrt{5-\sqrt{13+2\sqrt{12}}}}=2\sqrt{3+\sqrt{5-(\sqrt{12}+1)}}=2\sqrt{3+\sqrt{4-2\sqrt{3}}}=2\sqrt{3+(\sqrt{3}-1)}=2\sqrt{2+\sqrt{3}}=\sqrt{2}.\sqrt{4+2\sqrt{3}}=\sqrt{2}(\sqrt{3}+1)$

Đến đây bạn chia xuống mẫu nữa là được =1

 

3)$(x-\sqrt{x^{2}+8})(y-\sqrt{y^{2}+8})=8=(y^{2}+8)-y^{2}\rightarrow x-\sqrt{x^{2}+8}=-(\sqrt{y^{2}+8}+y)$

Bạn làm tương tự như vậy ta sẽ được x+y=0




#689518 các bạn bỏ chút thời gian giúp mk nka

Gửi bởi MoMo123 trong 04-08-2017 - 19:55

cho $\sqrt{ x^2 + $\sqrt[3]{x^4y^2}$}$  + $\sqrt{ y^2 + $\sqrt[3]{y^4x^2}$}$ = a

chứng minh rằng $\sqrt[3]{x^2}$+$\sqrt[3]{y^2}$=$\sqrt[3]{a^2}$

 

 

cho $\sqrt(x2+$\sqrt[3]{x4y2}$)$+$\sqrt(y2+$\sqrt[3]{x2y4}$)$=a

chứng minh rằng $\sqrt[3]{x2}$+$\sqrt[3]{y2}$=$\sqrt[3]{a2}$

Mình có cách này không biết có được không

$\sqrt{x^{2}+\sqrt[3]{x^{4}y^{2}}}+\sqrt{y^{2}+\sqrt[3]{x^{2}y^{4}}}=a$

$\Leftrightarrow a^{2}=x^{2}+y^{2}+\sqrt[3]{x^{4}y^{2}}+\sqrt[3]{x^{2}y^{4}}+2\sqrt{(x^{2}+\sqrt[3]{x^{4}y^{2}})(y^{2}+\sqrt[3]{x^{2}y4})}$

$= x^{2}+\sqrt[3]{x^{4}y^{2}}+y^{2}+\sqrt[3]{x^{2}y^{4}}+2\sqrt{(\sqrt[3]{x^{4}y^{2}}+\sqrt[3]{x^{2}y^{4}})^{2}}(2)= x^{2}+3\sqrt[3]{x^{4}y^{2}}+3\sqrt[3]{x^{2}y^{4}}+y^{2}=(\sqrt[3]{x^{2}}+\sqrt[3]{y^{2}})^{3}$

$\rightarrow \sqrt[3]{a^{2}}=\sqrt[3]{x^{2}}+\sqrt[3]{y^{2}}$(đpcm)

P/S : đổi tiêu đề nha bạn , cẩn thận bị nhắc nhở đó




#689415 $\boxed{\text{TOPIC}}$ Ôn thi học si...

Gửi bởi MoMo123 trong 03-08-2017 - 21:13

Bài 1

a)

ta có$a^{2}+b^{2}+c^{2}+3\geq 2(a+b+c)=6$

$\Rightarrow a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq 3$

b)

ta có

$a^{2016}+b^{2016}+c^{2016}+3.2015\geq 2016.(a+b+c)=2016.3$

$\Rightarrow VT\geq 3$

Bài 2

Ta có

$\frac{a}{b}+\frac{a}{b}+\frac{b}{c}\geq 3\sqrt[3]{\frac{a^{2}}{bc}}=3a$

tương tự rồi cộng vế suy ra đpcm

Mong bạn không tiếp tục tái phạm quy định của TOPIC, các anh chị lớp trên không được giải bài của lớp 9 , chỉ nên đăng bài , mình chắc chắn bạn đã đọc qua nó rồi , bạn chỉ nên đăng bài thôi, đọc lại yêu cầu của TOPIC nha




#689411 $\boxed{\text{TOPIC}}$ Ôn thi học si...

Gửi bởi MoMo123 trong 03-08-2017 - 21:03

$\boxed{\textrm{Chuyên Đề 2}}$   $\boxed{\textrm{BĐT Cô Si}}$

$\boxed{\textrm{Bài 1}}$ Cho $\left\{\begin{matrix}a,b,c>0 & & \\ a+b+c=3 & & \end{matrix}\right.$

a) Tìm min $a^{2}+b^{2}+c^{2}$

b) Tìm min $a^{2016}+b^{2016}+c^{2016}$

$\boxed{\textrm{Bài 2}}$ Cho $\left\{\begin{matrix}a,b,c>0 & & \\ abc=1 & & \end{matrix}\right.$

CMR $\sum \frac{a}{b}\geq \sum a$

$\boxed{\textrm{Bài 3}}$ Cho a,b,c>0

Tìm Min $\frac{(a+b+c)^{6}}{ab^{2}c^{3}}$

 




#689371 Giải hệ phương trình ko mẫu mực

Gửi bởi MoMo123 trong 03-08-2017 - 11:19

a) x2+y2+z2=1, x3+y3+z3=1
B) x+√(y-2)+√(4-z) =y2-5z+11
y+√(z-2)+√(4-x) =z2-5x+11
z+√(x-2)+√(4-y) =x2-5y+11
C) x3+x2+x-2=y
y3+y2+y-2=z
z3+z2+z-2=x

Mình có cách này không biết có dược không 

a) $x^{2}+y^{2}+z^{2}=1\rightarrow \left\{\begin{matrix}x^{2}\leq 1 & & & \\ y^{2}\leq 1 & & & \\ z^{2}\leq 1 & & & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow -1\leq x,y,z\leq 1$

 

Lấy PT (1) trừ theo vế vs PT 2 , ta có $x^{2}(1-x)+y^{2}(1-y)+z^{2}(1-z)=0$

Vì $x,y,z\leq 1\rightarrow \sum x^{2}(1-x)\geq 0$ Mà đẳng thức xảy ra 

$\rightarrow x^{2}(1-x)=y^{2}(1-y)=z^{2}(1-z)=0$

Đến đây chỉ cần chọn x,y,z thỏa mãn điều kiện bài toán là được




#689251 $\boxed{\text{TOPIC}}$ Ôn thi học si...

Gửi bởi MoMo123 trong 01-08-2017 - 22:03

mình đăng bài lên dc ko 

Hoan nghênh bạn đăng bài lên để giúp TOPIC phát triển , nhưng để mai hẵng đăng luôn nha bạn , vì ngày mai là chuyển sang chuyên đề khác rồi




#689233 cmr voi moi so tu nhien n>=10 thi 2^n >n^3

Gửi bởi MoMo123 trong 01-08-2017 - 17:48

cmr voi moi so tu nhien n>=10 thi 2^n >n^3

Mình có cách này không biết có được không 

n=10 -> Giả thiết đúng \

Giả sử bài toán đúng vs n=k , ta sẽ CM bài toán cũng đúng vs n=k+1

Thật vậy ta có $2^{n+1}=2.2^{n}> n^{3}+n^{3}$

Vì n>10 -> $(n-1)^{3}-6n-2> 0\Leftrightarrow n^{3}-3n^{2}-3n-1> 0\Leftrightarrow n^{3}> 3n^{2}+3n+1$

$\rightarrow 2^{n+1}>n^{3}+n^{3}> n^{3}+3n^{2}+3n+1=(n+1)^{3}$

Vậy bài toán cũng đúng vs n=k+1 vậy bài toán đúng vs mọi n$\geq 10$




#689226 cho $S=\frac{1}{3(1+\sqrt{2})}+...

Gửi bởi MoMo123 trong 01-08-2017 - 17:37

cho $S=\frac{1}{3(1+\sqrt{2})}+\frac{1}{5(\sqrt{2}+\sqrt{3})}+...+\frac{1}{97(\sqrt{48}+\sqrt{49})}$

  so sánh S và $\frac{3}{7}$

Mình có cách này không biết có được không : 

S=$\sum \frac{1}{(a+a+1)(\sqrt{a}+\sqrt{a+1})}=\sum \frac{(\sqrt{a+1}-\sqrt{a})}{(a+a+1)} \leq \sum \frac{\sqrt{a+1}-\sqrt{a}}{2\sqrt{a(a+1)}}=\sum \frac{1}{2}.(\frac{1}{\sqrt{a}}-\frac{1}{\sqrt{a+1}})=\frac{1}{2}(1-\frac{1}{7})=\frac{3}{7}$

đẳng thức không xảy ra -> S<$\frac{3}{7}$

P/s: Lần sau đừng đăng toán cực trị trong box đại số nha bạn 




#689201 BẤT ĐẲNG THỨC VÀ CỰC TRỊ.

Gửi bởi MoMo123 trong 01-08-2017 - 11:15

 

Bài 1: Tìm GTNN của A = |2x-y|+2|2x-1|+|y+5|.

Bài 2: Cho a,b0a,b≥0, |a-1|+|b-1|=2. Tìm GTNN P = |a+b-1|.

Bài 3: Cho $a,b\geq 0$, $\frac{1}{a^{^{2}}}+\frac{1}{b^{2}}=2$. CMR $a+b\geq 2.$  ( Sử dụng bđt Cauchy)

 

Bài 3 

Mình có cách này không biết có được không

$\sum \frac{1}{a^{2}}+\sum a+\sum a\geq 6\rightarrow \sum a\geq 2$




#689182 Cho $5<x\leq10$ và $\sqrt{x}+\sqr...

Gửi bởi MoMo123 trong 31-07-2017 - 21:07

Cho $5<x\leq10$ và $\sqrt{x}+\sqrt{10-x}$=k. Tính giá trị biểu thức B=$\frac{\sqrt{5-\sqrt{10x-x^{2}}}}{x-5}$ theo k

Mình có cách này không biết có được không 

Đặt $\sqrt{x}=a, \sqrt{10-x}$-> a+b=k

Vì $x>5\Leftrightarrow 2x>10\Leftrightarrow x>10-x\Leftrightarrow a^{2}> b^{2}\Leftrightarrow a>b$

-> B=$\frac{\sqrt{\frac{a^{2}+b^{2}}{2}+ab}}{\frac{a^{2}-b^{2}}{2}}$

$= \frac{2(a-b)}{\sqrt{2}(a^{2}-b^{2})}=\frac{\sqrt{2}}{a+b}$

P/s: đừng viết lời cảm ơn nha bạn cẩn thận bị phạt đó bạn




#689170 Bài tập về căn

Gửi bởi MoMo123 trong 31-07-2017 - 19:01

Bài 1: CMR

1.$A=\frac{\sqrt{2}-\sqrt{1}}{1+2}+\frac{\sqrt{3}-\sqrt{2}}{2+3}+...+\frac{\sqrt{25}-\sqrt{24}}{24+25}<\frac{2}{5}$

2.$\frac{1}{2}+\frac{1}{3\sqrt{2}}+\frac{1}{4\sqrt{3}}...+\frac{1}{50\sqrt{49}}<2$

Bài 2:

1. Tìm a,b $\in$ Z thỏa mãn: $\frac{5}{a+b\sqrt{2}}-\frac{4}{a-b\sqrt{2}}+18\sqrt{2}=3$

2. Tính A=$\frac{\sqrt{4+\sqrt{3}}+\sqrt{4-\sqrt{3}}}{\sqrt{4+\sqrt{13}}}+\sqrt{27-10\sqrt{3}}$

3. Cho a,b,c thỏa mãn: $\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}=7$; $a+b+c=3$; $\sqrt{abc}=3$

Tính H=$\frac{1}{\sqrt{ab}+\sqrt{c}-6}+\frac{1}{\sqrt{bc}+\sqrt{a}-6}+\frac{1}{\sqrt{ca}+\sqrt{b}-6}$

Mình có cách này không biết có được không

$\textrm{Bài 1}$ $\frac{\sqrt{a+1}-a}{a+a+1}<\frac{1}{2}.\frac{\sqrt{a+1}-a}{\sqrt{a(a+1)}}= \frac{1}{2}.(\frac{1}{\sqrt{a}}-\frac{1}{\sqrt{a+1}})$

$= \frac{1}{2}(\frac{1}{1}-\frac{1}{5})=\frac{2}{5}$

$2. \frac{1}{(a+1)\sqrt{a}}=\frac{\sqrt{a}}{(a+1)a}=\sqrt{a}(\frac{1}{(a+1)a})=\sqrt{a}(\frac{1}{a}-\frac{1}{a+1})=\sqrt{a}(\frac{1}{\sqrt{a}}-\frac{1}{\sqrt{a+1}})(\frac{1}{\sqrt{a}}+\frac{1}{\sqrt{a+1}})=(\frac{1}{\sqrt{a}}-\frac{1}{\sqrt{a+1}})(1+\frac{\sqrt{a}}{\sqrt{a+1}})< 2(\frac{1}{\sqrt{a}}-\frac{1}{\sqrt{a+1}})$

đến đây trừ vào là được 

$\boxed{\textrm{Bài 2}}$    Quy đồng lên ta được : $\frac{a-9b\sqrt{2}}{a^{2}-2b^{2}}+18\sqrt{2}=3\Leftrightarrow a-9b\sqrt{2}+18\sqrt{2}(a^{2}-2b^{2})=3(a^{2}-2b^{2})\Leftrightarrow a-\sqrt{2}(9b+18(2b^{2}-a^{2})=3(a^{2}-2b^{2})$

Mình nghĩ cái này là 28 chứ bạn 

Vì a là số hữu tỉ , VP là số hữu tỉ -> $\sqrt{2}(9b+18(2b^{2}-a^{2}))$ là số hữu tỉ -> số trong ngoặc =0

đến đây giải PT nghiệm nguyên là được

 

Ta có : Bình phương phần màu xanh trên , ta được  $\frac{8+2\sqrt{16-3}}{4+\sqrt{13}}=2$

-> phần bôi xanh trên =$\sqrt{2}$

$\sqrt{28-10\sqrt{3}}=\sqrt{25}-\sqrt{3}$

 

Bài 3 $\sum \frac{1}{\sqrt{ab}+\sqrt{c}+6}=\sum \frac{1}{\sqrt{ab}+1-\sqrt{a}-\sqrt{b}}=\sum \frac{1}{(1-\sqrt{a})(1-\sqrt{b})}$

đến đây bạn quy đồng lên là được 




#689107 Tìm GTNN của biểu thức $x^2+y^2+xy$

Gửi bởi MoMo123 trong 30-07-2017 - 20:29

Cho x+y=1 

Tìm GTNN của biểu thức x2+y2+xy 

Mình có cách này không biết có được không

Áp dụng bđt $xy\leq \frac{(x+y)^{2}}{4}$

bđt <=> $\frac{1}{4}(x-y)^{2}\geq 0$(đúng) $\rightarrow -xy\geq -\frac{(x+y)^{2}}{4}$

ta có

Đặt P=biểu thức đã cho-> P=$(x+y)^{2}-xy\geq 1-\frac{(x+y)^{2}}{4}=\frac{3}{4}$

dấu bằng xảy ra <=> x=y=$\frac{1}{2}$




#689099 Chứng minh định lý Thales?

Gửi bởi MoMo123 trong 30-07-2017 - 19:29

Cho $\Delta$ ABC. Chứng minh: nếu một đường thẳng song song với một cạnh và cắt hai cạnh còn lại thì nó định ra trên những cạnh ấy những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.

1. geogebra-export (6).png

Mình có cách này không bt có được không

Ta có $S\Delta CDE=S\Delta BDE$ (vì có chiều cao bằng nhau, chung đáy)

$\rightarrow \frac{S\Delta ADE }{S\Delta BDE}=\frac{S\Delta ADE}{S\Delta CDE}$

VÌ $\Delta BDE \textrm{và } \Delta ADE$ có chung chiều cao hạ từ E  $\rightarrow \frac{S\Delta ADE}{S\Delta BDE}=\frac{AD}{BD}$

tương tự ta cũng có thể cm cặp tỉ số tương tự nên ta có thể cm định lí Thales




#689090 $x^3-y^3 = 2 ( x^2+y^2) +3xy +17$

Gửi bởi MoMo123 trong 30-07-2017 - 16:02

Giải phương trình nghiệm nguyên

$$x^3-y^3 = 2 ( x^2+y^2) +3xy +17$$

Mình có cách này không biết có được không, bạn xem qua nhé 

$\Leftrightarrow (x-y)^{3}+3xy(x-y)=2(x-y)^{2}+7xy+17$

 

đặt x-y=a,xy=b, ta có :

 

$a^{3}+3ab=2a^{2}+7b+17\Leftrightarrow a^{3}+b(3a-7)-2a^{2}-17=0\Leftrightarrow b=\frac{17+2a^{2}-3a^{3}}{3a-7}$

$= \frac{-a^{2}(3a-7)-5a^{2}+17}{3a-7}=-a^{2}-\frac{5a^{2}-17}{3a-7}$ -> $5a^{2}-17|3a-7$

Đến đây tiếp tục tạo nhân tử 3a-7 ở trên tử bằng hằng đẳng thức $a^{2}-b^{2}=(a-b)(a+b)$ là được 




#689076 Cho x >y >0 và 2x2 +2y2 =5xy. Tính A= x +y/x -y

Gửi bởi MoMo123 trong 30-07-2017 - 10:28

Cho x >y >0 và 2x2 +2y2 =5xy. Tính A= x +y/x -y

$2x^{2}+2y^{2}-5xy=0\Leftrightarrow (2x-y)(x-2y)=0$

Đến đây bạn xét trường hợp mỗi cái =0 là được