Đến nội dung

Nobodyv3

Nobodyv3

Đăng ký: 02-04-2021
Offline Đăng nhập: Riêng tư
****-

#728442 Tính xác suất để có đúng hai toa tàu mà mỗi toa có đúng 3 hành khách.

Gửi bởi Nobodyv3 trong 27-06-2021 - 01:43

Kiểm tra lại, đúng là XS quá lớn! Xin cảm ơn anh Chanhquocnghiem đã chỉ bảo.
Vậy sai thì sửa, mình xin trình bày lại như sau :
Chọn 4 người có $C_{10}^{4}$ cách, chọn 2 toa có $C_{4}^{2}$ cách, gọi là toa 1 và toa 2 thì số người lên toa 1 có thể là :
- 0 người :1 cách
- 2 người :$C_{4}^{2}$ cách
- 4 người :1 cách
Như vậy có 8 cách để 4 người lên 2 toa này.
Và 6 người còn lại có $C_{6}^{3}$ cách lên 2 toa mỗi toa 3 người.
Vậy XS cần tìm là :
$\frac{C_{10}^{4}
\cdot C_{4}^{2}\cdot 8\cdot C_{6}^{3} }{4^{10}}=\frac{201600}{4^{10}}=0,19226 $
  • NAT yêu thích


#728425 Tính xác suất để có đúng hai toa tàu mà mỗi toa có đúng 3 hành khách.

Gửi bởi Nobodyv3 trong 26-06-2021 - 18:41

Có 10 hành khách bước ngẫu nhiên vào 4 toa tàu khác nhau. Tính xác suất để có đúng hai toa tàu mà mỗi toa có đúng 3 hành khách.

Mỗi người có 4 cách lên tàu, nên số phần tử không gian mẫu là : $4^{10}$
Chọn 3 người lên toa thứ nhất :$C_{10}^{3}\cdot C_{4}^{1}$
Tiếp đến,chọn 3 người lên toa thứ hai: $C_{7}^{3}\cdot C_{3}^{1}$
Số cách lên tàu của 4 người cuối :$2^4$
Trong số đó, có trường hợp có 3 toa mà mỗi toa có đúng 3 người :$C_{10}^{1}\cdot C_{4}^{1}\cdot C_{9}^{3}\cdot C_{6}^{3}\cdot C_{3}^{3}$
Vậy XS cần tìm là :$\frac{C_{10}^{3}\cdot C_{4}^{1}\cdot C_{7}^{3}\cdot C_{3}^{1}\cdot2^4-C_{10}^{1}\cdot C_{4}^{1}\cdot C_{9}^{3}\cdot C_{6}^{3}\cdot C_{3}^{3} }{4^{10}}$


#728071 Đề thi tuyển sinh 10 - môn Toán (HS2) năm học 2021 - 2022 tỉnh Bình Thuận

Gửi bởi Nobodyv3 trong 13-06-2021 - 00:47

Bài 2: (Dạng toán này thấy quen quen,gặp hồi học lớp 5, lớp 6 gì đó).
a/ Số chữ số mà ta viết được khi viết đến số 1999 là:
$9+90\times2+900\times3+1000\times4=189+2700+4000=6889$
Khi viết từ số 2000 đến 2021 thì số chữ số viết được là :
$(2021-2000+1)\times 4= 88$
Vậy số chữ số của A là :
$6889+88=6977$
b/ Số chữ số mà ta viết được khi viết đến số 99 là:
$9+90\times2= 189$
và còn lại số các số có 3 chữ số là :
$\frac{2021-189}{3}= \frac{1832}{3}=610$ dư $2$.
Như vậy ta viết đến số:
$99+610=709$
Vậy chữ số thứ 2019 là chữ số 9 (của số 709) suy ra chữ số thứ 2021 là chữ số $1$ của số 710.


#727883 Dùng tam giác pascal giải phương trình bậc cao $y = x^{10}-5.x^{8}+10x^{...

Gửi bởi Nobodyv3 trong 05-06-2021 - 20:19


Biểu thức đã cho là khai triển của nhị thức :
$y=\left ( x^{2}-1 \right )^{5}= x^{10}-5.x^{8}+10x^{6}-10x^{4}+5x^{2}-1 $
Trong đó, Các hệ số 1, -5, 10, -10, 5, -1 là 6 phần tử thuộc dòng thứ 5 trong tam giác Pascal.
$\Rightarrow x^{2}=1\Rightarrow x=\pm 1$


#727732 Tổng các chữ số của $N=9+99+999+\cdots$.

Gửi bởi Nobodyv3 trong 30-05-2021 - 15:01


Cho số tự nhiên $N$ thoả:
$$\displaystyle N = 9 + 99 + 999 + 9999 + \cdots + \underbrace{99\ldots 99}_\text{2020 chữ số}.$$
Tính tổng các chữ số của $N$.

Ta có :
$9+99+...+\underset{\text{2020 chữ số}}{\underbrace{99...9}}=(10-1)+(10^{2}-1)+...+(10^{2020}-1)= \underset{\text{A}}{ \underbrace{10+10^{2}+...+10^{2020}}}-2020$
Tổng phần $A$ là một số gồm các chữ số $1$ và có 5 chữ số cuối là $...11110$. Ta thấy :
$11110-2020=9090$
Vậy tổng chữ số của $N$ là :
$(2020-4)+9+9=\boxed{2034}$.


#727503 Tính xác xuất để Vũ tiêu diệt được $5$ kẻ địch

Gửi bởi Nobodyv3 trong 23-05-2021 - 16:48

Trong game CS:GO, Vũ phải đối mặt với tình huống 1 đấu 5. Vũ sử dụng súng tỉa có thể tiêu diệt kẻ địch chỉ với 1 phát bắn, tuy nhiên súng chỉ còn lại 6 viên đạn. Trình độ của Vũ có $80\%$ bắn trúng kẻ địch, mỗi viên đạn tiếp theo giảm đi $10\%$ độ chuẩn xác. Tính xác xuất để Vũ tiêu diệt cả 5 địch thành công.

Gọi $P_{k} \left ( A \right )$ là XS tiêu diệt 5 kẻ địch với $k$ phát đạn thì ta có :
$P_{5} \left ( A \right )=\frac{8\times7\times6\times5\times4 }{10^{5}} =\frac{42}{625}$
$P_{6} \left ( A \right )=\sum_{i=1}^{5} \prod_{j=1}^{6} \left | \delta(i,j)-\frac{9-j}{10} \right | =\frac{969}{12500}$
XS cần tìm :
$ \frac{42}{625}+ \frac{969}{12500}=\frac{1809}{12500}$
Ghi chú :
$\delta(i,j) = \begin{cases} 0 & \text{nếu } i \neq j \\ 1 &\text{nếu } i = j \end{cases} $


#726844 Tập con $4$ phần tử không có $2$ phần tử liên tiếp từ tập...

Gửi bởi Nobodyv3 trong 11-05-2021 - 15:42

Cho tập hợp $A=\{1,2,3,\cdots,15\}$. Hỏi có bao nhiêu tập con có $4$ phần tử sao cho không có $2$ phần tử nào liên tiếp?

Không mất tính tổng quát, gọi $X=\left \{ x_{1},x_{2},x_{3},x_{4} \right \}$ với $1\leq x_{1}< x_{2}< x_{3}< x_{4}\leq 15$ là tập con 4 phần tử thỏa yêu cầu. Gọi $d$ là tổng các hiệu giữa các $x_{i}$ liên tiếp thì ta có $d=15-1=14$. Ta có hình minh họa sau:
$$\underset{d_{0}}{\underbrace{\cdots}}x_{1}\underset{d_{1}}{\underbrace{\cdots}}x_{2}\underset{d_{2}}{\underbrace{\cdots}}x_{3}\underset{d_{3}}{\underbrace{\cdots}}x_{4}\underset{d_{4}}{\underbrace{\cdots}}$$
được biểu diễn bởi:
$\left\{\begin{matrix} d_{0}+d_{1}+d_{2}+d_{3}+d_{4} &=14 \\ d_{0},d_{4}\geq 0; d_{1,2,3}\geq 2 & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} d_{0}+d_{1}+d_{2}+d_{3}+d_{4} &=8 \\ d_{i}\geq 0 & \end{matrix}\right.\left ( * \right )$
Số nghiệm của $\left ( * \right )$ chính là số tập con 4 phần tử thỏa yc đề bài và bằng $C_{8+5-1}^{5-1}=C_{12}^{4}=\boxed{495}$

----------------------------
Đề nghị mở rộng bài toán qua bài :
Tính số tập con khác rỗng của tập $A=\left \{ 1,2,3,...,n \right \}$ không chứa 2 số nguyên liên tiếp.


#726750 Hỏi phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có hai viên bi khác màu

Gửi bởi Nobodyv3 trong 09-05-2021 - 15:46


Có 70 viên bi, trong đó có 20 bi đỏ, 20 bi xanh, 20 bi vàng, 5 bi trắng và 5 bi đen. Hỏi phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có:
a. Hai viên bi khác màu. b. Hai viên bi cùng màu.
c. Mười viên bi cùng màu. d. Có đủ tất cả các màu bi

a/ $20 + 1 = 21$ viên
b/ $5 + 1 = 6 $viên
c/$ (5+5+9+9+9)+1 = 38 $viên
d/$ (5+5+20+20)+1 = 51$ viên


#725731 Tìm hệ thức truy hồi cho số các xâu có độ dài n được tạo từ các phần tử của t...

Gửi bởi Nobodyv3 trong 21-04-2021 - 15:01

Ý 1 hình như cách giải đó là không chứa xâu con aa và bb, chứ không phải là hoặc chứa aa, hoặc chứa bb. Anh giải sai rồi hay sao ạ

Hihi, Lỡ rồi thì mình tính phần bù vậy:
$N_{n}=3^{n}-S_{n}=3^{n} -\left ( 2S_{n-1}+S_{n-2} \right )$, giá trị khởi tạo :$S_{1}=3,S_{2}=7$


#725289 Đề thi HSG Toán THPT tỉnh An Giang 2020-2021 vồng 1

Gửi bởi Nobodyv3 trong 12-04-2021 - 12:43

 

Câu 1. Cho hàm số $y=f(x)$ liên tục trên $[0;+\infty)$ đồng thời thỏa mãn

 \[f(x+y)=f(x)f(y) \text{ và } f(1)=\dfrac{1}{2}.\]
  1. Tính $f(0)$; $f(2)$ và $f(3)$.
  2. Đặt $S_n=f(1)+f(2)+\cdots+f(n)$ với $n\in \mathbb{N}$. Tính $\lim\limits_{n\to +\infty} S_n$.
Câu 2. Tìm điều kiện của tham số $m$ để hệ phương trình sau đây có đúng một nghiệm
 \[\left\{\begin{aligned}&x^3=y^2+7x^2-mx \\&y^3=x^2+7y^2-my\end{aligned}\right.\,(x,y\in \mathbb{R}).\]
Câu 3. Một mẫu vé vào cửa có số sê-ri gồm $5$ chữ số từ $00000$ đến $99999$. Khi vào cửa khách hàng được khuyến mãi một thức uống miễn phí nếu vé đó có hai chữ số liền kề trong $5$ chữ số có hiệu bằng $5$ (ví dụ $01\underline{38}4$). Hỏi có bao nhiêu vé có số sê-ri mang đặc điểm này?
Câu 4.  Cho lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều $ABC.A'B'C'$ cạnh đáy bằng $a$. Lấy điểm $B_1$ thuộc $BB'$, điểm $C_1$ thuộc $CC'$. Đặt $BB_1=x$; $CC_1=y.$
  1. Chứng minh rằng tam giác $AB_1C_1$ vuông tại $B_1$ khi $2xy=2x^2+a^2$.
  2. Giả sử tam giác $AB_1C_1$ là tam giác thường và $B_1$ là trung điểm của $BB'$ và $\alpha$ là góc giữa hai mặt phẳng $(ABC)$ và $(AB_1C_1)$, cho $y=2x$. Tính diện tích tam giác $AB_1C_1$ và độ dài cạnh bên của lăng trụ đã cho theo $a$ và $\alpha$.

Câu 5. Cho $a^2+b^2+C^2=4$, $x\in \left(0;\dfrac{\pi}{2}\right)$. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của $y=a+b\sqrt{2}\sin x+c\sin 2x$.

Câu 6. Có $2025$ đồng xu hai mặt (mặt sấp và mặt ngửa) được đánh số thứ tự từ $1$ đến $2025$, tất cả đều để ngửa. Thực hiện các thao tác sau:

  Lần 1: Lật mặt tất cả các đồng xu có số thự tự là bội của $1$.
  Lần 2: Lật mặt tất cả các đồng xu có số thự tự là bội của $2$.
  Lần 3: Lật mặt tất cả các đồng xu có số thự tự là bội của $3$.
  $\ldots\ldots\ldots$
  Lần 2025: Lật mặt tất cả các đồng xu có số thự tự là bội của $2025$.
 Hỏi có bao nhiêu đồng xu ngửa sau lần lật thứ $2021$?

 

Câu 3:

Số vé phát hành: $10^{5}$

Số vè không có khuyến mãi nước uống:

$10\cdot9^{4}$

Số vé có khuyến mãi là:

$10^{5}-10\cdot9^{4}=\boxed { 34390 }$

 

Câu 6:

Nhận xét:

1/  Tại  lần lật thứ $i$, những đồng xu có số thừ tự là bội của $i$ sẽ được lật. Để đồng xu là ngửa như lúc ban đầu thì $i$ phải là số chẵn, điều này có nghĩa là số thứ tự của đồng xu phải có số các ước là số chẵn.

2/  Trong tập số tự nhiên, số các ước của số chính phương là số lẻ.

Trở lại bài toán, giả sử ta lật 2025 lần, mà 2025 là số chính phương $45^{2}=2025$. Do đó số đồng xu ngửa là:

$2025-45=1980$

Nhưng ta chỉ xét đến lần lật thứ 2021 nên các đồng xu thứ 2022, 2023, 2024 sẽ sấp và đồng xu thứ 2025 là ngửa. Như vậy, sau 2021 lần lật thì số đồng xu ngửa là:

$1980-3+1=\boxed {1978}$

 

 

 

 

 

 




#725136 Tìm giá tiền 1 kg quýt; 1 kg nhãn

Gửi bởi Nobodyv3 trong 09-04-2021 - 12:21

Một cái thùng có thể chứa 14 kg quýt hoặc 21 kg nhãn. Nếu ta chứa đầy thùng đó bằng cả quýt lẫn nhãn mà giá trị tiền của quýt bằng giá trị tiền của nhãn thì số cân trong thùng sẽ cân nặng 18 kg và có tổng giá trị là 480000 đồng. Tìm giá tiền 1 kg quýt; 1 kg nhãn?

Lập tỉ số quýt/nhãn=14/21=2/3, điều này có nghĩa là 1kg quýt chiếm cùng thể tích với 1,5kg nhãn.Như vậy,khối lượng tăng thêm 18-14=4kg là do có 1 số lượng quýt được thay bằng 1 số lượng nhãn, khối lượng quýt bị thay là :
4/(1,5-1)=8kg do đó kl quýt trong sọt hỗn hợp là 14-8=6kg, và nhãn là :18-6= 12kg.Gọi x,y lần lượt là giá 1kg quýt, 1kg nhãn thì theo đề bài ta có :
2.6.x=480000-->x=40000đ và y=240000/12=20000đ
Ủa, quýt mắc hơn nhãn sao ta !


#725123 Xếp m lá thư đúng địa chỉ

Gửi bởi Nobodyv3 trong 09-04-2021 - 07:15

1 ý nhỏ trong bài toán n lá thư và n phong bì ghi sẵn địa chỉ.
Với mỗi cách lấy k bức thư từ n bức, có (n-k)! cách để bỏ k lá thư này đúng địa chỉ.
 
Em nghĩ mãi mà không hiểu được chỗ này, mọi người giúp em với ạ

Bỏ k lá thư đúng địa chỉ: chỉ có duy nhất 1 cách;còn lại n-k bức thư thì có (n-k)! cách bỏ lá thư vào phong bì.Do đó, có 1x(n-k)!cách bỏ k lá thư đúng địa chỉ.


#724953 Chứng minh rằng có số xuất hiện 7 lần

Gửi bởi Nobodyv3 trong 05-04-2021 - 06:54

Cho mình hỏi :
[quote name="Hoang72" post="724942" timestamp="1617550856"]Hình như nếu thay 7 bằng 8 thì vẫn đúng
Chia bảng đã cho thành 16 ô 2x2.
Ta chia các số tự nhiên không vượt quá 16 thành các tập hợp: {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14}, {3; 9}, {5}, {7}, {11}, {13}.
- Số 1,15, 16 thuộc tập nào?

Rõ ràng hai số thuộc cùng một tập hợp không thể nằm trong cùng 1 ô 2x2.Phát biểu này tương đương với "hai số không thuộc cùng một tập hợp thì có thể nằm trong cùng 1 ô 2x2."
- Điều này ko đúng. Tdụ:số 0 không thể đứng trong bất kỳ ô 2x2 nào!