Đến nội dung

haiphong08

haiphong08

Đăng ký: 21-04-2011
Offline Đăng nhập: 21-10-2018 - 22:37
-----

#542017 Đồng nghiệp trợ giúp về dấu [ và {

Gửi bởi haiphong08 trong 26-01-2015 - 22:50

Đây là hai phép toán tập hợp: một là phép giao, một là phép hợp nếu đồng nghiệp của bạn làm vậy là hơi ẩu. Học sinh thiệt là cái chắc như E.Galois đã nói. Một cách hiểu giao( ngoặc móc) là tập rỗng, một cách viết hợp( ngoặc vuông) có cả hai đều là nghiệm pt. 




#491343 Nên lựa chọn sách tham khảo Toán học nào?

Gửi bởi haiphong08 trong 07-04-2014 - 22:40

Sách của Trần Phương nhiều dạng không cần thiết , học sinh phải nhớ nhiều hơn là tư duy lôgic, sách Lê Hông Đức chuyên đề viết chi tiết, nội dung được viết quá tiểu tiết thiên về bắt học sinh phải nhận dạng , để nhớ tên đươc các đề mục đã là giỏi rồi chưa nói là thi. Nói chung các bác này viết về khối lượng kiến thức lớn nhưng chưa thực sự sát với đề. Nếu bạn muốn chọn xin giới thiệu: Bộ sách của giáo sư Hạo hoặc cuốn phương pháp giải toán trọng tâm - Phan Huy Khải; Bộ 2 quyển của cô Trần Thị Vân Anh; quyển Thượng và quyển hạ của Nguyễn Phú Khánh( BT được giải chi tiết kể cả BTVN) cũng khá sát; Quan trọng bạn phải học trắc thầy N. T Võ nói chỉ cần 3 bộ sách BT giáo khoa lớp 10,11,12 cũng đủ. Thôi bạn cứ đi ra hiệu sách mà đọc thấy quyển nào hợp với lối suy nghĩ của mình thì đó là cuốn hay.




#487896 Đề thi học sinh giỏi lớp 11 THPT tỉnh Bình Định năm học 2014

Gửi bởi haiphong08 trong 20-03-2014 - 06:46

Câu 1 ý 2:

$M=\frac{\frac{1}{x^{3}}}{x(y+z)}+...$

Áp dụng BĐT Bunhi a dạng Engel

$M\geq \frac{\left ( \frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z} \right )^{2}}{2(xy+yz+zx)}=\frac{xy+yz+zx}{2}\geq \frac{3}{2}\sqrt[3]{\left ( xyz \right )^{2}}$

Vậy

$M\geq \frac{3}{2}$




#487854 Học toán có phải nhớ nhiều kiến thức?

Gửi bởi haiphong08 trong 19-03-2014 - 21:15

Tôi nghĩ bạn có suy nghĩ thế này: " Ví dụ như bạn giải 1 bài toán khi bạn biết phải làm bước  tới đây bạn ngừng lại và đi làm việc khác mà quan trọng bạn không đặt và trả lời câu hỏi vì sao phải làm vậy?" Tức là bạn học hời hợt rất nhiều học sinh như vậy cứ cho rằng biết giải những bài là thôi hoặc bỏ qua hoặc chuyển bài khác kiến thức chưa hiểu thấu đáo chưa khắc sâu vào tâm trí nên xảy ra hiện tượng quên dần theo thời gian. Xin lấy một ý của GS Châu :  Con người là thể yếu đuối kiến thức lãng quên dần nên cần được sử dụng liên tục. Đó là những người hiểu thực sự về toán còn vậy hốn chi nếu không hiểu rõ tường tận về toán quên là lẽ thường   




#471958 GPT: $\sqrt[3]{x^{2}-1}+\sqrt{3x^...

Gửi bởi haiphong08 trong 20-12-2013 - 21:55

Giải phương trình:

$\sqrt[3]{x^{2}-1}+\sqrt{3x^{3}-2}=3x-2$

Các bạn giải không dùng đạo hàm xem




#460756 Cải cách giáo dục theo hướng đổi mới cách kiểm tra đánh giá, thi cử.

Gửi bởi haiphong08 trong 29-10-2013 - 21:36

Thi tốt nghiệp THPT chỉ còn hai môn 

 

Theo đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD - ĐT đã được thông qua, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm xuống chỉ còn hai môn.

Có thể thi tốt nghiệp hai môn Toán, Ngữ Văn

Đổi mới thi, công nhận tốt nghiệp THPT là một vấn đề quan trọng được đề cập cụ thể trong đề án đổi mới toàn diện giáo dục của Bộ GD - ĐT. Theo đề án này, việc thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng cần kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình học tập (chủ yếu ở cấp THPT) và kết quả thi kiểm tra kết thúc (để tốt nghiệp), kết quả thi, kiểm tra đầu vào (để tuyển sinh). Cụ thể, với bậc THPT, học xong môn nào sẽ đánh giá luôn kết quả đạt chuẩn đầu ra môn đó. Kỳ thi cuối cùng (thi tốt nghiệp) đề thi sẽ yêu cầu vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực, môn học để giải quyết một vấn đề chung theo hai lĩnh vực lớn là khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên hoặc cũng có thể chỉ thi hai môn Toán và Ngữ văn.Đối với kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, các trường tự tổ chức tuyển sinh theo hướng dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT, có thể kiếm tra thêm một vài môn hoặc chuyên đề theo yêu cầu đào tạo của mỗi ngành, mỗi trường.

Đề thi sẽ thay đổi như thế nào?

      Cũng theo đề án này, đề thi không chỉ tập trung vào việc đánh giá học sinh biết cái gì mà quan trọng hơn là đánh giá các em làm được gì từ những điều đã biết, tức là tập trung đánh giá năng lực người học. Định hướng này buộc đề thi không thể chỉ kiểm tra trí nhớ mà phải yêu cầu vận dụng tổng hợp, thực hành, kiểm tra, năng lực sáng tạo… của học sinh.Theo đánh giá của ban soạn thảo đề án, hướng đổi mới này sẽ khắc phục được cơ bản những hạn chế về kiểm tra, đánh giá và thi cử hiện hành. Kết quả kiểm tra, đánh giá thực chất hơn, công bằng, khách quan và trung thực hơn; giảm bớt sự cồng kềnh, tốn kém của một số kỳ thi, tác động tích cực trở lại việc dạy và học.Tuy nhiên, ban soạn thảo cũng cho rằng trong giáo dục phổ thông ở nước khoa học đánh giá còn lạc hậu, trình độ tổ chức, năng lực đánh giá của cán bô, giáo viên còn thấp, đặc biệt còn trọng bằng cấp. Đây là những điểm yếu cần khắc phục để đổi mới có hiệu quả. Đồng tình với định hướng này của Bộ GD - ĐT, PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cho biết: “Tôi rất đồng tình với đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên quá trình 12 năm, thay vì chỉ thông qua một kỳ thi cuối cùng. Việc đánh giá này nên theo tỷ lệ 50/50. Trong đó, 50% là kết quả học tập trong suốt quá trình, còn lại là dựa vào kỳ thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, để kết quả này trung thực thì đòi hỏi toàn bộ quá trình giáo dục phải nghiêm túc và không còn hiện tượng xin - cho”.Vị hiệu trưởng này cũng cho rằng đối với kỳ thi tốt nghiệp, Bộ GD - ĐT nên cho phép học sinh được quyền lựa chọn hai môn thi thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.Tuy nhiên, theo PGS Văn Như Cương, để đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá đòi hỏi ngành giáo dục phải cải cách đồng bộ từ chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp dạy và học. Chia sẻ trên TTXVN, GS Nguyễn Minh Thuyết cũng nhận định hướng đánh giá học sinh với nhiều hình thức, xét cả quá trình học và thi cử như đề xuất trên là khá đúng đắn. Ông cho rằng: “Dự kiến thi tốt nghiệp hai môn văn toán là hai môn công cụ tiêu biểu cho khối chuyên môn tự nhiên và xã hội đồng thời môn khác được kiểm tra trong suốt qua trình học sinh học, tôi thấy được. Tôi cho rằng với định hướng này băn khoăn của xã hội được giải toả, học trò học tốt hơn".

                                                                                                                                                      Theo Tri Thức

 




#460545 Cần giúp đỡ về Toán Tiếng Anh

Gửi bởi haiphong08 trong 28-10-2013 - 21:31

uk nhưng thầy dạy của mình ngày trước học chuyên toán- thầy xem nhiều sách quốc tế biết dịch được cả tiếng nga lẫn tiếng anh,h thầy là hiệu phó của 1 trường thpt,thầy bảo xem nhiều quen hết vs cả thầy bảo toán việt khó hơn toán nước ngoài rất nhiều

Xin đi lạc đường 1 chút có lẽ mình có thể cung cấp rõ hơn với nhận định của thầy giáo bạn, có lẽ ý thầy là toán Phổ thông thôi vì các nước tư bản họ hướng học sinh trung học đến ứng dụng thực tế của toán chính  vì thế chương trình đánh giá học sinh quốc tế Pisa không có tính tích phân, không có số phức.... như toán ở ta. Nói đúng hơn toán của ta ảnh hưởng rất lớn từ Toán học Nga nên rất hàn lâm tính lý thuyết nhiều ít ứng dụng thực tế. Ở nước ngoài họ phân luồng học sinh rất tốt nếu học sinh có đủ năng lực về toán mới theo học cao hơn lúc đó thì sẽ có rất nhiều bài toán khó hơn bài toán của ta và đồng thời cũng tạo ra nhiều thiên tài toán học hơn ta rất nhiều lần.




#460410 Cần giúp đỡ về Toán Tiếng Anh

Gửi bởi haiphong08 trong 28-10-2013 - 06:47

Bạn có thể hỏi các bạn sinh viên chuyên nghành toán ví dụ như SV sư phạm thường có những học phần cuối là tiếng anh chuyên nghành. Mà ngay trên diễn đàn này hình như có nhóm hỗ trợ về tiếng anh thì phải bạn thử liên hệ xem.




#460146 Cần giúp đỡ về Toán Tiếng Anh

Gửi bởi haiphong08 trong 26-10-2013 - 21:27

 Bạn cứ chịu khó đọc báo Toán học và tuổi trẻ vừa nâng cao khả năng toán vừa rèn khả năng tiếng Anh vì chuyên mục đề ra kì này có cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh.




#457844 Mình muốn hỏi về ý tưởng dạy 1 tiết luyện tập bằng phương pháp làm việc nhóm.

Gửi bởi haiphong08 trong 15-10-2013 - 22:36

Hoạt động nhóm nếu dùng đúng thì có tác dụng to lớn, ở nhiều nước tư bản người ta xu hướng sử dụng phương pháp này trong làm việc nhưng phải nhớ rằng con người ở đây có tính độc lập cao con đối với học sinh VN thì khoản này hơi yếu vì tính ỷ lại nhiều. Theo mình nghĩ sử dụng phương pháp nhóm nên hướng dẫn các em chia việc ra tùy vào năng lực của từng học sinh ( Nên cử nhóm trưởng tập trung các ý kiến của cả nhóm và là người trình bày lại ) cho một khoản thời gian vừa đủ để tránh mất thời gian đồng thời là sức ép để các em càng lỗ lực. Nếu nhóm nào chưa hoàn thành thì có thể hỏi ý tưởng của cả nhóm cũng không nhất thiết phai trình bày quy củ. Để không mất trật tự thì có thể cho mỗi thành viên trong nhóm viết ra nháp phần công việc của mình. Nói chung giảng dạy phải linh hoạt xử lý các tình huống. Chúc bạn dự giờ tốt và tự tin.




#456322 Đề thi HSG lớp 12 tỉnh Lạng Sơn năm học 2013 - 2014

Gửi bởi haiphong08 trong 09-10-2013 - 11:35

Câu 5: $a_{n+1}-a_n=\frac{1}{6}(a_n-4)^2\ge 0$ nên $a_n$ là dãy tăng

$\lim x_n=+\infty$

$a_{n+1}-4=\frac{1}{6}(a_n+2)(a_n-4)\Rightarrow \frac{1}{a_{n+1}-4}=\frac{1}{a_n-4}-\frac{1}{a_n+2}$

$\Rightarrow \frac{1}{a_n+2}=\frac{1}{a_{n+1}-4}-\frac{1}{a_n-4}$

$\Rightarrow S_n=\sum_{i=1}^n \frac{1}{a_i+2}=\frac{1}{a_{n+1}-4}-\frac{1}{a_1-4}=\frac{1}{a_{n+1}-4}-1$

$\Rightarrow \lim S_n=-1$

 Câu này nhầm phải là

 

$\Rightarrow \frac{1}{a_n+2}=\frac{1}{a_n-4}-\frac{1}{a_{n+1}-4}$

Và giới hạn

$\Rightarrow \lim S_n=1$

 




#452178 Động lực cho việc tự học của giáo viên

Gửi bởi haiphong08 trong 21-09-2013 - 23:08

 Nếu nói về sách thì quá nhiều điều để nói. Bộ sách hiện tại được đánh giá kém nhất trong những bộ sách từ 1996 đến nay, về cấu trúc về nội dung nhiều điều phải bàn, cho nên đôi khi ta cũng phải chấp nhận bài toán tìm tiệm cận đó chỉ đòi về kĩ năng chỉ tiệm cận đứng và tiệm cận ngang có vẻ hơi máy móc xu thế bây giờ khi biên soạn sách họ chỉ chú trọng vào rèn luyện kĩ năng. Vấn đề sách còn nhiều lắm nào là giảm tải, nào là tích hợp, có những phần đưa ra cho đủ nội dung như một cái thực đơn vậy.... Tôi đồng tình tư tưởng biên soạn SGK theo nối nhiều nhóm tác giả chứ không hợp nhất như thế này. Ngày trước chúng tôi học nhiều sách hay lắm. Ví dụ như nhóm thầy Ngô Thúc Lanh thì nói về tư tưởng hàm số thì khỏi phải bàn, sách nhóm tác giả miền Nam do thầy Hạo chủ biên cũng có những điều hợp lý, sách nhóm thầy Phan Đức Chính cũng khá ổn định. 

Chính một phần việc thống nhất SGK dẫn đến quan niệm "SGK là chuẩn mực" là hiển nhiên( tất nhiên chưa đúng) có lẽ nên coi nó như là giáo trình. Ở đây phải khẳng định khi dạy là phải dạy "chính xác" nếu không thì cần gì phải học. Theo tôi cái quan trọng của dạy toán chính là dạy tư duy do vậy tính chính xác không được bỏ qua. Nhưng nếu để tránh cho hs khỏi thiệt thòi trong khi thi đôi khi phải dạy theo kiều" mì ăn liền" mặc dù là không muốn.

Xin cảm ơn bác  nguyen_dung cho biết những chính kiến của bản thân hy vọng sẽ được nghe về mảng còn lại của bác với tiêu chí những lý do nào khiến bác không mêt mỏi trong làm việc với toán.




#451770 Về việc đặt điều kiện khi giải PTLG

Gửi bởi haiphong08 trong 19-09-2013 - 23:57

 Theo mình thì nếu điều kiện đơn giản thì viết ra sẽ tốt cho việc kết hợp nghiệm trong bài toán phải kết hợp nghiệm để đưa ra KQ cuối cùng. Nói chung tùy từng bài dù sao thì nếu thiếu điều kiện là bị trừ điểm, nhưng không kết hợp đươc nghiệm thì cũng thế .




#451769 Động lực cho việc tự học của giáo viên

Gửi bởi haiphong08 trong 19-09-2013 - 23:51

 Một ý kiến khá hay của  leminhansp động lực được cấu thành từ việc cống hiến và chia sẻ để nhận được những lời khích lệ tạo lên động lực. Mình nghĩ nó tốt bởi theo GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng "Nhân cách và tư duy quan trọng hơn kiến thưc". Và minh thật sự  tâm đắc với bạn câu " Mình có muốn không? ".Thực sự người ta sẽ không làm những điều người ta không muốn hay có làm chỉ cho có lệ. Có lẽ đối với người muốn tiến bộ thì câu nay phải đưa ra hàng đầu.

Rất cảm ơn ý kiến chia sẻ của leminhansp!




#451601 Động lực cho việc tự học của giáo viên

Gửi bởi haiphong08 trong 18-09-2013 - 23:57

Cảm ơn Thế, thầy Thanh và anh Nguyên: 

         Để nói ở đây hoàn cảnh của Thế giống em nên có phần hiểu tình hình hiện tại của địa phương. Và anh rất cảm phục Thế vì " động lực " tự học đầy ý nghĩa  có lẽ đó là một động lực bền vững.

         Với ý kiến thầy Thanh rất hợp ý em vì tâm lý khi em ôn luyện đội cũng chỉ mong muốn để dạy học sinh 1 thì phải biết nhiều hơn 3 lần. Em cũng được nghe kể về thầy em cũng rất muốn thầy chia xẻ kinh nghiệm chính bản thân về tự bồi dưỡng cho mình.

      Có lẽ em đồng tình với Thế ở đây là nội dung chính đó là "động lực": Còn nếu bàn luận về việc " Nguy hiểm"  thì đưa ra một số ý kiến thế này: Nếu không tự bồi dưỡng thì giáo viên có thể hiểu sai hoặc không hiểu ví như: việc phải kết luận tính đơn điệu hàm số như trong bài viết cùng trang " Về bài toán khảo sát hàm số" hóa ra kiến thức bị hiểu sai( mà đối với môn Toán thì cực kì tai hại) dẫn đến nhiều hệ lụy như ví dụ về phương trình mà leminhansp  đã đưa ra. Có thể nói đây là khiếm khuyết lớn 1 người làm toán. Còn đến nguy hiểm đến GD thì xin nêu 1 câu nói : Không sợ trò dốt mà chỉ sợ thầy dốt.

        Xin đồng tình với bác Nguyên là :"trau dồi kiến thức cho bản thân là rất quan trọng, nhưng nó không phải là mục tiêu hàng đầu. Mục tiêu chính là dạy cách học sinh biết học, biết suy nghĩ" có lẽ đây là mảng giảng dạy cũng rất nhiều nhà giáo dục nước ngoài Như G.Polya rồi GS Nguyễn Cảnh Toàn  cũng đã nói. Nhưng cái quan trọng của giáo dục ta đang tìm kiếm là phải làm thế nào? Có lẽ điều này bác Nguyên có thể chia sẻ thêm? 

 Một lần nữa cảm ơn thầy Thanh , anh Nguyên, Thế có đã chia sẻ.

Tôi nghĩ trong diễn đàn ta vẫn con nhiều GV khác mong các thây cô có thể chia sẻ thêm