Đến nội dung

zipienie

zipienie

Đăng ký: 23-06-2011
Offline Đăng nhập: 03-12-2023 - 21:12
***--

#365727 Tính $\sqrt[3]{{2\sqrt 5 - 7}}$

Gửi bởi zipienie trong 29-10-2012 - 16:02

Uh, theo mình thì để bài bày có lẽ sai :(
Đề bài đũng có thể là $\sqrt[3]{5\sqrt{2}-7}$ (*)
Nếu đề bài là (*) thì kết quả là $\sqrt{2}-1$


#365628 Khai triển $(a+b+c+d)^2$

Gửi bởi zipienie trong 28-10-2012 - 20:34

Bài này thì bạn có thể áp dụng hằng đẳng thức $(x+y)^2=x^2+2xy+y^2$
Với bài toán của bạn thì áp dụng hằng đẳng thức trên ta có
$$( a+b+c+d)^2=(a+b)^2+2(a+b)(c+d)+(c+d)^2$$
Đến đây khai triển thì có được $(a+b+c+d)^2=a^2+b^2+c^2+d^2+2ab+2ac+2ad+2bc+2bd+2cd$ :D
P/S: Mình đoán bạn học lớp 8 :)


#365551 Giải phương trình sau:$6x^2-10x+5-(4x-1)\sqrt{6x^2-6x+5}=...

Gửi bởi zipienie trong 28-10-2012 - 16:06

Đặt $u=\sqrt{6x^2-6x+5}\geq 0$ và $v=4x-1\geq 0$ thì phương trình đã cho trở thành
$$u^2-v-1-uv=0\iff (u+1)(u-v-1)=0$$
Trường hợp $u+1=0$ ta có $\sqrt{6x^2-6x+5}=-1$ (vô nghiệm vì $\sqrt{6x^2-6x+5}\geq 0$)
Trường hợp $u-v-1=0$ ta có $\sqrt{6x^2-6x+5}=4x$, phương trình này dễ dàng giải và cho nghiệm $x=\dfrac{-3+\sqrt{59}}{10}$ thỏa mãn.
Vậy $x=\dfrac{-3+\sqrt{59}}{10}$ là nghiệm duy nhất của phương trình đã cho :D


#365318 Chứng minh $\frac{1}{{\sqrt 1 }}...

Gửi bởi zipienie trong 27-10-2012 - 20:11

Ta có $\dfrac{1}{\sqrt{x}}=\dfrac{2}{\sqrt{x}+\sqrt{x}}$
Như vậy thì $$\dfrac{2}{\sqrt{x}+\sqrt{x+1}}<\dfrac{1}{\sqrt{x}}<\dfrac{2}{\sqrt{x}+\sqrt{x-1}}$$
Lầm lượt thay $x=1,2,...,n$ vào bdt bên trái thì ta được
$$ \dfrac{1}{\sqrt{1}} + \dfrac{1}{\sqrt{2 }} + \dfrac{1}{\sqrt{3 }} + .... + \dfrac{1}{\sqrt{n}} >2(\sqrt{n+1}-1)$$
Thay $n=35$ thì ta có điều phải chứng minh. :D


#365286 Cmr : Nếu a>0, b>0, c>0 thì : $\frac{a}{...

Gửi bởi zipienie trong 27-10-2012 - 19:18

Đó là do áp dụng bdt '' sắp xếp lại'' hay còn có tên tiếng anh là ''rearrangement inequality'' hoặc '' permutation inequality''
Bất đẳng thức ấy được định nhĩa như sau:
Cho hai dãy $$\begin{cases}a_1 \leq {a_2}\leq {a_3}\leq...\leq {a_n}\\b_1\leq {b_2}\leq {b_3}\leq...\leq {b_n}\end{cases}$$
Khi đó ta có $a_1b_1+a_2b_2+...+a_nb_n\geq{a_1 x_1+a_2 x_2+...+a_2x_n}\geq{a_1 b_n+a_2 b_{n-1}+...+a_n b_1}$
trong đó $(x_1,x_2,...x_n)$ là một hoán vị của $(b_1,b_2,...,b_n)$
Bất đẳng thức trên sẽ đổi chiều nếu một trong hai dãy đổi chiều.
Từ đây sẽ suy ra rất nhiều bdt hay như AM-GM, Trebusep,...
Bất đẳng thức này rất hay!
Nhân đây mình muốn ai có tài liệu về bdt thức này thì cho mình xin, mình cám ơn nhiều :)


#365251 Tìm giới hạn của dãy số $u_{n}=\frac{1}{n^...

Gửi bởi zipienie trong 27-10-2012 - 16:12

a) Ta viết lại thành $u_n=\dfrac{1^2+2^2+...+n^2}{n^3}$
Áp dụng công thức $1^2+2^2+...+n^2=\dfrac{n(n+1)(2n+1)}{6}$ , từ đó suy ra giới hạn cần tìm là $\dfrac{1}{3}$


#365019 Giải phương trình: $x^4-2x^2+7x-12=0$

Gửi bởi zipienie trong 26-10-2012 - 20:08

Ta sẽ dùng phương pháp ''hệ số bất định'' để làm bài này
Giả sử phương trình đã cho có thể phân tích thành tích của hai nhân tử có dạng
$$(x^2+ax+b)(x^2+cx+d)=x^4-2x^2+7x-12=0$$
Khi đó ta khái triển và đồng nhất hai vế ta thu được hệ phương trình sau:
$$\begin{cases} a+c=0\\ac+b+d=-2\\ab+bc=7\\bd=-12\end{cases}$$
Giải hệ trên ta thu được $a=-1,b=3,c=1,d=-4$ nên phương trình đã cho được phân tích thành
$$(x^2-x+3)(x^2+x-4)=0$$
Giải phương trình trên ta được hai ngiệm là $x=\dfrac{-1\pm\sqrt{17}}{2}$ :D
P/S: Nếu biết cách phân tích đa thức thành nhân tử được học ở lớp 8 thì có thể nhanh hơn.


#365013 $\begin{cases}x+y=\sqrt{4z-1}\\y+z=\sqrt{4x-1}...

Gửi bởi zipienie trong 26-10-2012 - 19:57

ĐK: $x,y,z \geq{\frac{1}{4}}$. Cộng ba phương trình của hệ lại theo vế tương ứng ta có
$$2(x+y+z)=\sqrt{4z-1} +\sqrt{4y-1}+\sqrt{4x-1}$$
Tiếp tục nhân hai vế của phương trình trên với $2$ ta được
$$4(x+y+z)=2\sqrt{4z-1} +2\sqrt{4y-1}+2\sqrt{4x-1}$$
$$\iff(\sqrt{4x-1}-1)^2+(\sqrt{4y-1}-1)^2+(\sqrt{4z-1}-1)^2=0$$
Từ đó suy ra $$\begin{cases}(\sqrt{4x-1}-1)^2=0\\ (\sqrt{4y-1}-1)^2=0\\ (\sqrt{4z-1}-1)^2=0\end{cases}$$
Vậy nghiệm của hệ là $(x,y,z)=(\frac{1}{2},\frac{1}{2},\frac{1}{2})$ ( thỏa mãn điều kiện $x,y,z\geq{\frac{1}{4}}$)


#365004 Giải phương trình: $x^{2}+\sqrt{x+5}=5$

Gửi bởi zipienie trong 26-10-2012 - 19:50

Uh, mình biết nhưng lúc mình đang sửa thì máy bị cut mạng nên bây giờ mới sửa được :D


#364998 Giải phương trình: $x^{2}+\sqrt{x+5}=5$

Gửi bởi zipienie trong 26-10-2012 - 19:39

ĐK $x\geq -5$
Đặt $y=\sqrt{x+5}\geq 0$ khi đó suy ra $y^2-x=5$. Ta có hệ sau:
$$\begin{cases} x^2+y=5\\ y^2-x=5\end{cases}$$
Trừ hai vế của phương trình trong hệ ta được $x^2-y^2+x+y=0 \iff (x+y)(x-y+1)=0$
Trường hợp $x+y=0 \iff x+\sqrt{x+5}=0$ ta tìm đuợc $x=\dfrac{1-\sqrt{21}}{2}$ thỏa mãn
Trường hợp $x-y+1=0 \iff x-\sqrt{x+5}+1=0$, giải phương trình này ta được $x=\dfrac{-1+\sqrt{17}}{2}$ và $x=\dfrac{-1-\sqrt{17}}{2}$. Hai giá trị này chỉ có giá trị dương thỏa mãn điều kiện nên $x=\dfrac{1-\sqrt{21}}{2},x=-\dfrac{-1+\sqrt{17}}{2}$ là nghiệm cần tìm. :D


#364884 $$A=\frac{yz\sqrt{x-1}+xz\sqrt{y...

Gửi bởi zipienie trong 26-10-2012 - 07:01

Biểu thức đã cho được viết lại thành $$A=\dfrac{\sqrt{x-1}}{x}+\dfrac{\sqrt{y-2}}{y}+\dfrac{\sqrt{z-3}}{z}$$
Áp dụng bất đẳng thức AM-GM cho các số hạng
$$\dfrac{\sqrt{x-1}}{x}\leq \dfrac{1}{2}$$
$$\dfrac{\sqrt{y-2}}{y}\leq \dfrac{1}{2\sqrt{2}}$$
$$\dfrac{\sqrt{z-3}}{z}\leq \dfrac{1}{2\sqrt{3}}$$
Cộng ba vế của bất đẳng thức trên ta được $A\leq {\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{2\sqrt{2}}+\dfrac{1}{2\sqrt{3}}}$
Đẳng thức xảy ra khi $x=2,y=4,z=6$ :D


#364814 Giải phương trình: $\sqrt{2x^2+8x+6}+\sqrt{x^2-...

Gửi bởi zipienie trong 25-10-2012 - 21:14

Ta đặt các điều kiện để căn thức có nghĩa:$2x^2+8x+6\geq 0 \iff x \leq 3, x\geq -1$
$x^2-1\geq 0\iff x\leq -1, x\geq 1$ và $2x+2\geq 0 \iff x\geq -1$.
Từ đây ta tìm được $x=-1$ và $x\leq -3,x\geq 1$
Vậy $x=-1$ là một nghiệm
Với $x\leq -3$ thì $VT>0$ còn $VP<0$ nên trường hợp này phương trình vô nghiệm.
Đặt $u=\sqrt{2x^2+8x+6} \geq 0$ và $v=\sqrt{x^2-1} \geq 0$,
khi đó ta có hệ $$\begin{cases} u+v=2x+2\\ u^2-v^2=x^2+8x+1\end{cases}$$
Từ đây ta tìm được $v=\dfrac{3x-3}{4}$ (ta không xét $x=-1$ vì nó đã là nghiệm)
Vậy $\sqrt{x^2-1}=\dfrac{3x-3}{4}$ và ta dễ dàng tìm được $x=1$ là nghiệm (thỏa mãn điều kiện)


Vậy $x=\pm 1$ là các nghiệm cần tìm. :D


#364770 Giải các phương trình :$\sqrt{x^{2}+2x}+\s...

Gửi bởi zipienie trong 25-10-2012 - 19:57

Bài 1) ĐK: $x\geq\dfrac{1}{2}$.
Đặt $u=\sqrt{x^2+2x}\geq0$ và $v=\sqrt{2x-1}\geq0$ khi đó vế phải trở thành $\sqrt{3u^2-v^2}$ và phương trình đã cho trở thành:
$$u+v=\sqrt{3u^2-v^2}\iff u^2-uv-v^2=0$$ Ta giải ra được $u=\dfrac{1+\sqrt{5}}{2}v$ (trường hợp $u=\dfrac{1-\sqrt{5}}{2}v$ loại vì $u,v\geq0$)
Với $u=\dfrac{1+\sqrt{5}}{2}v\implies\sqrt{x^2+2x}=\dfrac{1+\sqrt{5}}{2} \sqrt{2x-1}$
Đến đây ta dễ dàng tìm được $x=\dfrac{1+\sqrt{5}}{2}$, nghiệm này thỏa mãn các điều kiện nên đó là nghiệm duy nhất cần tìm :D


#364722 $\sqrt{3}tan^{2}x+2tanx=\sqrt{3}...

Gửi bởi zipienie trong 25-10-2012 - 17:08

Ta biến đổi như sau:
$$\sqrt{3}tan^{2}x+2tanx=\sqrt{3}-4sinxtanx-4\sqrt{3}sinx$$
$$\iff (\sqrt{3}tan^{2}x+2tanx-\sqrt{3})+(4sinxtanx+4\sqrt{3}sinx)=0$$
$$\iff (\tan x+\sqrt{3})(\sqrt{3}\tan x-1)+4\sin x(\tan x+\sqrt{3})=0 $$
$$\iff (\tan x+\sqrt{3})(\sqrt{3}\tan x+4\sin x-1)=0$$
Trường hợp $\tan x+\sqrt{3}=0 \iff x=\frac{-\pi}{3}+k\pi$ ($k\in \mathbb{Z}$)
Trường hợp $\sqrt{3}\tan x+4\sin x-1=0$ thì đặt $t=\tan{\frac{x}{2}}$ ta có phương trình $t^4+(2\sqrt{3}-8)t^3+(2\sqrt{3}+8)t-1=0$ (đến đây thì ai có thể giúp mình giải tiếp không? :()


#364477 ${ (6 }^{ 2n }+{ 19 }^{ n }-...

Gửi bởi zipienie trong 24-10-2012 - 17:01

Bài này có thể áp dụng tính chất đồng dư để giải. ta có $6 ^{ 2n }+ 19 ^{ n }- 2 ^{ n+1 }=6^{2n}-2^n+19^n-2^n$
Theo tính chất của đồng dư ta có $6^{2n}=36^n\equiv 2^{n}(mod 17)$ và $19^n-2^n\equiv 2^{n} (mod 17)$ nên ta có
$$6 ^{ 2n }+ 19 ^{ n }- 2 ^{ n+1 }\equiv 0 (mod 17)$$ Hay $${ (6 }^{ 2n }+{ 19 }^{ n }-{ 2 }^{ n+1 })\vdots 17$$.
Cách khác: Áp dụng tính chất $a^{n}-b^{n}\vdots (a-b)$, ta có $6 ^{ 2n }+ 19 ^{ n }- 2 ^{ n+1 }=6^{2n}-2^n+19^n-2^n$
Xét $6^{2n}-2^n=36^{n}-2^{n}\vdots 34$ nên $6^{2n}-2^n\vdots 17$ tương tự $19^n-2^n\vdots 17$.
Vậy ${ (6 }^{ 2n }+{ 19 }^{ n }-{ 2 }^{ n+1 })\vdots 17$