Đến nội dung

tieulyly1995 nội dung

Có 459 mục bởi tieulyly1995 (Tìm giới hạn từ 30-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#299174 1) Cho cos(a+b)=$cos(a+b)=2cos(a-b)$ CMR: $tga.tgb=\frac...

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 12-02-2012 - 22:45 trong Các bài toán Lượng giác khác

1) Cho $cos(a+b)=cos(a+b)=2cos(a-b)$
CMR: $tga.tgb=\frac{-1}{3}$

Bài này thừa hả bạn :wub:
đơn giản mà :
$cos(a+b)=2cos(a-b)\Leftrightarrow cosa.cosb-sina.sinb=2cosa.cosb+2sina.sinb$
$\Leftrightarrow cosa.cosb=-3sina.sinb$
$\Rightarrow \frac{sina}{cosa}.\frac{sinb}{cosb}=\frac{-1}{3}$
hay $tga.tgb= \frac{-1}{3}$

___
Ờ thừa thật nãy nhìn nhầm dù sao cũng cám ơn bạn :icon6:



#299162 BÀI TOÁN NGÔI SAO 6 cánh

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 12-02-2012 - 22:17 trong Hình học

4 số giống nhau hay khác nhau bạn ?



#299120 Chuyên đề Phần nguyên

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 12-02-2012 - 20:05 trong Số học

Một số bài tập tự luyện trong chuyên đề phần nguyên

$\boxed{Bt1.7}$
Chứng minh rằng: $\left\lfloor 5x \right\rfloor + \left\lfloor 5y \right\rfloor \ge \left\lfloor 3x+y \right\rfloor + \left\lfloor x+3y \right\rfloor+ \left\lfloor x \right\rfloor + \left\lfloor y \right\rfloor$
Từ kết quả đó chứng minh $(5m)!(5n)!$ chia hết cho $m!n!(3m+n)!(3n+m)!$

(USAMO-1975)

__________________________________

Bài này thầy ghi nhầm đề rồi, trong phần tự luyện của thầy là thế này cơ mà : :closedeyes:
CMR :
$\left\lfloor 5x \right\rfloor + \left\lfloor 5y \right\rfloor \ge \left\lfloor 3x+y \right\rfloor + \left\lfloor x+3y \right\rfloor$
Từ kết quả đó chứng minh $(5m)!(5n)!$ chia hết cho $m!n!(3m+n)!(3n+m)!$

Giải:
Đặt $x=a+u$, $y=b+u$ ( a, b là các số nguyên không âm, $0\leq u,v< 1$)
$BĐT\Leftrightarrow a+b+\left \lfloor 5u \right \rfloor+\left \lfloor 5v \right \rfloor\geq \left \lfloor 3u+v \right \rfloor+\left \lfloor 3v+u \right \rfloor$
Ta sẽ CM bất đẳng thức mạnh hơn :
$\left \lfloor 5u \right \rfloor+\left \lfloor 5v \right \rfloor\geq \left \lfloor 3u+v \right \rfloor+\left \lfloor 3v+u \right \rfloor$ (*)
vì u,v có vai trò như nhau . Không mất tình tổng quát, ta giả sử $u\geq v$
$\Rightarrow \left \lfloor 5u \right \rfloor\geq \left \lfloor 3u+v \right \rfloor$
Nếu $u\leq 2v$ thì $\left \lfloor 5v \right \rfloor\geq \left \lfloor 3v+u \right \rfloor$: $\Rightarrow$ đpcm
Với $u> 2v$ :
Đặt $5u=a^{'}+b^{'}, 5v=c^{'}+d^{'}$ ( $a^{'}, c^{'}$ là các số nguyên không âm , $0\leq b^{'},d^{'}< 1$)
$(*) \Leftrightarrow a^{'}+c^{'}= \left \lfloor \frac{3a^{'}+c^{'}+3b^{'}+d^{'}}{5} \right \rfloor+\left \lfloor \frac{3c^{'}+a^{'}+3d^{'}+b^{'}}{5} \right \rfloor$ (**)
Vì $1> u> 2v \Rightarrow 5> 5u> 10v \Rightarrow 5> a^{'}+b^{'}> 2c^{'}+2d^{'}\Rightarrow 5> a^{'} \Rightarrow 4\geq a^{'}$
Mà:
$a^{'}+b^{'}> 2c^{'}+2d^{'}\Rightarrow a^{'}\geq 2c^{'}$
( vì nếu$a^{'}< 2c^{'}\Rightarrow a^{'}\leq 2c^{'}-1\Rightarrow a^{'}+1-2c^{'}\leq 0, a^{'}+b^{'}-2c^{'}< 0$)
Do đó:
$4\geq a^{'}\geq 2c^{'}$
Kiểm tra (**) đối với 9 trường hợp
( chú ý là $3b^{'}+d^{'}< 4, 3d^{'}+b^{'}< 4$):
$a^{'}= 4, c^{'}= 2,1,0$
$a^{'}= 3, c^{'}= 1,0$
$a^{'}= 2, c^{'}= 1,0$
$a^{'}= 1, c^{'}= 0$
$a^{'}=0, c^{'}= 0$
đúng $\Rightarrow đpcm$
Áp dụng:
Theo định lý Legendre( để biết thêm chi tiết ,các bạn vào chuyên đề phần nguyên của thầy hxthanh), ta chỉ cần CM
$\left \lfloor \frac{5m}{r} \right \rfloor+\left \lfloor \frac{5n}{r} \right \rfloor\geq \left \lfloor \frac{m}{r} \right \rfloor+\left \lfloor \frac{n}{r} \right \rfloor+\left \lfloor \frac{3m+n}{r} \right \rfloor+\left \lfloor \frac{3n+m}{r} \right \rfloor$, với mọi $r\geq 2$ (^^)
đặt $m=rm^{'}+x, n=rn^{'}+y$
(trong đó $0\leq x,y< r$ ; r,$m^{'}, n^{'}$ nguyên )
Khi đó
(^^) trở thành :
$\left \lfloor \frac{5x}{r} \right \rfloor+\left \lfloor \frac{5y}{r} \right \rfloor\geq \left \lfloor \frac{3x+y}{r} \right \rfloor+\left \lfloor \frac{3y+x}{r} \right \rfloor$(cmt)
THE END. :icon6:
p/s : Bài có gì sai sót, mong mọi người bổ sung thêm :P



#298879 tính tổng: $ C_3^1+2C_4^2+3C_5^3+...+nC_{n+2}^n $

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 10-02-2012 - 21:50 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

tính tổng sau:
$ C_3^1+2C_4^2+3C_5^3+...+nC_{n+2}^n $

Ta có :
$kC_{k+2}^{k}= k.\frac{(k+2)!}{k!.2!}= \frac{1}{2}.k.(k+1).(k+2)$
do đó :
$\sum_{1}^{n}(k.C_{k+2}^{k})=\frac{1}{2}.\sum_{1}^{n}(k.(k+1).(k+2))$

$= \frac{1}{2}.\frac{n.(n+1).(n+2).(n+3)}{4}$ ( ta có thể chứng minh dễ dàng bằng quy nạp )

$= \frac{n.(n+1).(n+2).(n+3)}{8}$



#298852 Xác định thiết diện, tìm điều kiện để diện tích thiết diện lớn nhất.

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 10-02-2012 - 19:37 trong Hình học không gian

Cho tứ diện $ABCD$. Mặt phẳng $\left( \alpha \right)$ song song với $AB$ và $CD$ lần lượt cắt $AC$, $BC$, $BD$, $AD$ tại $M$, $N$, $P$, $Q$.
a. Xác định hình tính của $MNPQ$.
b. Tìm vị trí của điểm $M$ trên $AC$ để ${S_{MNPQ}}$ lớn nhất.

hình bạn tự vẽ nha :icon6:
a) Ta có :
$\left\{\begin{matrix} AB//(\alpha )\\ AB\subset (ABC) \\ (\alpha )\cap (ABC) =MN \end{matrix}\right.\Rightarrow MN//AB$
$\left\{\begin{matrix} AB//(\alpha )\\ AB\subset (ABD) \\ (\alpha )\cap (ABD) =PQ \end{matrix}\right.\Rightarrow PQ//AB$
Suy ra : MN//PQ(//AB)
CM tương tự, ta có : MQ//PN(//DC)
Vậy thiết diện MNPQ là hình bình hành.
b) M là trung điểm AC.
p/s; mọi người xem thử, có gì sai sót mong các bạn bỏ qua :P



#298748 Tính tổng $S$ = $1^2 + 5^2 + 9^2 + .....+ (4n+1)^2 $

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 09-02-2012 - 19:32 trong Đại số

Bài tập :
Tính tổng $S$ = $1^2 + 5^2 + 9^2 + .....+ (4n+1)^2 $ .
Nếu tổng $S$ liên quan đến quy nạp thì viết dạng tổng quát nhé mọi người

Với những dạng bài này bạn nên làm như sau :
xét đa thức $f(x)$ thỏa mãn $f(x+4)-f(x)=x^{2}$ (1)
dễ dàng thấy được $f(x)$ ít nhất phải là đa thức bậc 3
giả sử $f(x)=ax^{3}+bx^{2}+cx $,$ a\neq 0$
thay vào (1)
ta có :
$a(x+4)^{3}+b(x+4)^{2}+c(x+4)-(ax^{3}+bx^{2}+cx)=x^{2}$
$\Leftrightarrow 12ax^{2}+48ax+64a+8bx+16b+4c=x^{2}$
dùng phương pháp đồng nhất hệ số
$\left\{\begin{matrix} 12a=1\\ 48a+8b=0 \\ 64a+16b+4c=0 \end{matrix}\right.$
giải ra
$f(x)=\frac{1}{12}x^{3}-\frac{1}{2}x^{2}+\frac{2}{3}x$ (2)
ta có :
$1^{2}=f(5)-f(1)$
$5^{2}=f(9)-f(5)$
.............
$(4n+1)^{2}=f(4(n+1)+1)-f(4n+1)$
cộng vế với vế, suy ra :
$S= f(4(n+1)+1)-f(1)$, kết hợp với (2) suy ra S
đến đây nhường cho bạn :icon6:



#298736 Tính tổng $S$ = $1^2 + 5^2 + 9^2 + .....+ (4n+1)^2 $

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 09-02-2012 - 17:43 trong Đại số

Bài tập :
Gọi $n$ $\epsilon$ $\mathbb{N}$ ; $n$ $\geq$ $1$
Tính tích sau :
$M$ = $( 1 - \frac{1}{2} ) ( 1 - \frac{1}{3} ) (1 - \frac{1}{4} ) ........( 1 - \frac{1}{n+1} ) $

Ta có :
$M= \frac{1}{2}\frac{2}{3}\frac{3}{4}...\frac{n}{n+1}=\frac{1}{n+1}$ :wub:



#298672 Thiết kế iPhone 4S, logo iCloud và logo Apple dưới góc nhìn toán học

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 08-02-2012 - 23:33 trong Toán học lý thú

Logo quả táo khuyết của Apple thì ai cũng biết và rất nổi tiếng nhưng ít ai biết cách mà các nhà thiết kế đã tạo ra nó, hay nói cách khác là nó được vẽ ngẫu nhiên hay theo một tỉ lệ nào? Thật tuyệt vời khi người ta khám phá ra rằng logo quả táo được thiết kế theo tỉ lệ vàng được giới hội hoạ và kiến trúc áp dụng trên những tác phẩm kinh điển. Cụ thể, Rob Janoff đã tạo nên logo Apple dựa trên hình chữ nhật vàng và dãy số Fibonacci huyền ảo. Không chỉ có logo quả táo, logo iCloud mới đây, logo Mac OS Lion, iPhone 4 cũng chịu ảnh hưởng từ tỉ lệ vàng (Golden Ratio).

Hình đã gửi
Tỉ lệ vàng trong toán học là một phát minh rất quan trọng và đã có từ lâu đời. Theo Wikipedia, "hai đại lượng được gọi là có tỷ số vàng hay tỷ lệ vàng nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn". Tỉ lệ vàng được ký hiệu bằng ký tự "phi" (φ) và 1 phi bằng 1,618033..., đó là một số vô tỷ. Tỉ lệ vàng được phát minh ra từ khi nào thì không ai biết chính xác, chỉ biết rằng nó đã tồn tại từ cách đây hàng ngàn năm và ứng dụng của nó cũng không hề nhỏ. Các kiến trúc kinh điển như đền thờ Parthenon, Hy Lạp; kim thự tháp Keop (Cheops) hay khuôn mặt nàng Mona Lisa cũng được vẽ theo tỉ lệ vàng... Tỉ lệ vàng trong những tác phẩm kể trên được diễn tả theo một hình chữ nhật vàng, hình có cạnh dài và cạnh ngắn là một tỷ số vàng. Không chỉ có các kiến trúc, hội hoạ áp dụng tỉ lệ vàng mà cơ thể con người, các bông hoa, sự sắp xếp cánh hoa, nhị hoa cũng có sự tồn tại của tỉ lệ vàng.

Bên cạnh đó, tỉ lệ vàng cũng có sự liên hệ với dãy số nguyên Fibonacci. Đây là một dãy số tự nhiên và vô hạn, bắt đầu từ số 0 với quy tắc số sau luôn bằng hai số trước cộng lại. Những số đầu trong dãy Fibonacci gồm: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34... Lấy ví dụ số 8 bằng số 3 và 5 cộng lại hay số 34 bằng hai số 13 và 21 cộng lại...

Như vậy chúng ta đã hiểu tỉ lệ vàng quan trọng và độc đáo tới mức nào, đặc biệt là trong thiết kế. Apple là một trong số những hãng sản xuất ứng dụng tỉ lệ vàng vào thiết kế các sản phẩm của mình nhất. Người ta tìm thấy sự hiện diện của tỉ lệ vàng trong logo Apple, logo iCloud, thiết kế iPod, thiết kế iPhone và máy Mac... Đầu tiên hãy khám phá logo Apple, logo iCloud và sau đó là thiết kế iPhone 4/4S theo tỉ lệ vàng, hình chữ nhật vàng và dãy số nguyên Fibonacci.

1. Logo Apple

Ban đầu logo Apple là một hình chữ nhật được thiết kế với hình ảnh Newton ngồi dưới gốc cây táo nhưng sau đó Apple quyết định đổi logo nhận diện thương hiệu thành hình ảnh quả táo khuyết một miếng ở bên phải. Logo này được sử dụng từ những năm 1976 và hình dáng của nó không thay đổi từ khi đó tới bây giờ, dù màu sắc có khác.
Hình đã gửi
Logo quả táo không phải được vẽ một cách ngẫu nhiên trên máy tính mà nó tuân theo hình chữ nhật vàng và dãy số nguyên Fibonacci. Hình chữ nhật được sử dụng để tạo nên kích thước và kiểu dáng của quả táo khuyến Apple có các hình vuông nhỏ bên trong được phân chia theo dãy số Fibonacci (hình dưới). Hình dáng của quả táo, các đường cong ở hai đầu của quả táo, "vết cắn" bên phải, lá của quả táo đều được tạo hình từ hình chữ nhật vàng với kích thước tuân thủ dãy Fibonacci.


Với các hình tròn trong thiết kế logo Apple, giả sử chúng có đường kính là các số trong dãy Fibonacci (hình trên) thì chiếc lá táo được tạo thành từ hai hình tròn với đường kính là 8. Vết cắn trên thân táo cũng tạo nên bởi một phần của hình tròn đường kính 8. Đường cong phía dưới đáy được tạo thành từ hai hình tròn 5, một hình tròn 8 và một hình tròn với đường kính là 1. Sự cân đối trong logo Apple có được cũng là do tỉ lệ vàng này.

2. Logo iCloud

Hình đã gửi

iCloud là một dịch vụ đám mây mới được Apple giới thiệu và logo của dịch vụ này mô tả một đám mây bồng bềnh trôi. Hình dáng của đám mây đó nằm trong một hình chữ nhật vàng và các gợn mây được tạo nên bởi những hình tròn theo tỉ lệ 1,6 (tỉ lệ vàng). Nếu hình chữ nhật để tạo nên logo iCloud có tỉ lệ hai cạnh là 1:1,6 thì bốn hình tròn bên trong cũng theo tỉ lệ 1:1,6 này.

Không chỉ Apple mà logo của những thương hiệu nổi tiếng khác cũng được cho là sử dụng tỉ lệ vàng để thiết kế. Người ta còn nhìn thấy tỉ lệ vàng với các đường xoắn ốc trong biểu tượng của HĐH Mac OS X Lion (hình đầu con sử tử). Hãy quan sát và suy nghĩ với hình minh hoạ phía dưới.

Hình đã gửi

3. Thiết kế iPhone 4/4S

Không chỉ có logo mà Apple còn được cho cũng sử dụng tỉ lệ vàng vào thiết kế phần cứng, hãy lấy ví dụ với iPhone 4. Hình dáng của iPhone 4 là một hình chữ nhật vàng với các chi tiết bên trong tuân theo quy luật này. Tỉ lệ vàng còn được tìm thấy ở việc sắp xếp vị trí jack tai nghe, ăng-ten sóng gần đó, micro phụ và cụm camera/đèn flash phía sau máy.


Hình đã gửi


Hình đã gửi
Hình đã gửi
Thậm chí là cả bố cục trang web của Apple

Hình đã gửi

Nguồn: Wikipedia, Buzzfeed, TYWKIWDBI, Stam-Design-Stam, Paul Martin Blog



#298441 Japan Mathematical Olympiad Preliminary 2012

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 07-02-2012 - 00:27 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

P/s: Em nghĩ anh nên nói mời mọi người mới phải chứ, đâu có phải chắc mod cũng dịch được đâu.

Không hẳn là mod không dịch được( ví dụ như alex_hoang, dark templar,...), chỉ hơi vất vả cho các mod thôi
Mình nghĩ thành viên VMF nên cùng tham gia sẽ tốt hơn
mod đỡ vất vả mà bài dịch đảm bảo sẽ hay và sát nghĩa hơn
( nhiều người dịch mà ) :icon6:



#298437 Japan Mathematical Olympiad Preliminary 2012

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 07-02-2012 - 00:03 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

2. Cho A,B,C,D theo thứ tự cùng nằm trên một đường tròn. Giả sử góc tạo bởi tiếp tuyến tại B và AB là $30^{o}$, góc tạo bởi tiếp tuyến tại C và CD là $ 10^{o}$, đường thảng AB song song với CD và hai đường thẳng này nằm ở hai bên của tâm đường tròn . Tìm góc BDC.
3. Cho $1\leq a,b,c,d,e,f,g,h,i\leq 9 $ là các số nguyên khác nhau.Kí hiệu N là GTLN của $a\times b\times c, d\times e\times f, g\times h\times i$. Tìm GTNN (có thể có) của N.
4. Cho A là số nguyên dương. Biết A là bội của 3 nhưng không phải là bội của 9 và Nếu cộng tích các chữ số của A với A thì được 1 số chia hết cho 9.Tìm GTNN của A .
5. Tìm tất cả các số nguyên dương n thỏa mãn tích tất cả các ước của n là $24^{240}$
7. Cho $\triangle ABC $ nội tiếp (O). Trên AB, AC lấy tương ứng hai điểm D, E sao cho $ AD=8$, $BD=3$, Gọi O là trung điểm DE. Biết $ AO=7$
Tính CE .
p/s: mình dịch thử, nếu có gì sai sót mong các bạn lượng thứ :P



#298433 tính cạnh của tam giác cân

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 06-02-2012 - 23:23 trong Hình học

$cho tam giác ABC cân tại A, có \wedge BAC=45^{0} và AB=a. Tính BC?$

Bạn tự vẽ hình nha :icon6:
Kẻ BH vuông góc với AC, suy ra tam giác ABH vuông cân tại H nên
$AH=BH=\frac{\sqrt{2}}{2}a$
Lại có
$HC=AC-AH=a-\frac{\sqrt{2}}{2}a$
Từ đó tính được BC theo pi-ta-go trong tam giác BHC.
HẾT.^^



#298406 Tính $\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+.........}}}}...

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 06-02-2012 - 20:27 trong Đại số

$\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+.........}}}}$

Đặt
$\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+.........}}}}=x $ ,$x> 0$
Khi đó, ta có
$\sqrt{6+x}=x$
$\Rightarrow x=3$ :icon6:



#298236 Tìm B,C sao cho cgu vi tam giác ABC đạt min

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 05-02-2012 - 21:06 trong Hình học

1/$\widehat{xOy}$ nhọn chứa A.Tìm trên Ox và Oy 2 điểm B,C sao cho chu vi $\Delta$ ABC đạt min

Đây là một bài cơ bản trong bài toán cực trị THCS,
mình nói hướng thôi, bạn tham khảo nhé :icon6:
gọi B',C' lần lượt là điểm đối xứng của A qua Ox,Oy.
gọi B,C là giao điểm B'C' với Ox, Oy. ta có 2 điểm cần tìm
sau đó bạn chứng minh với điểm B'',C" bất kì thuộc Ox,Oy thì
$AB+AC+BC\leq AB''+AC''+B''C''$



#298189 Tính BM

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 05-02-2012 - 16:41 trong Hình học

Cho hình thang cân $ABCD$ có $AD // BM$. Đường cao $BE$ cắt đường chéo $AC$ tại $F$. $AB \cap CD = M$. Tính $BM$ biết $AB = 20cm$ và $\frac{AF}{FC}=\frac{2}{3}$

mình nghĩ phải $AD//BC$ chứ nhỉ :closedeyes:

mình nghĩ phải $AD//BC$ chứ nhỉ :closedeyes:

ừ mình sửa lại rồi !



#298169 Số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau, 3 chữ số chẵn, 3 chữ số lẻ

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 05-02-2012 - 14:05 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Có bao nhiêu số tự nhiên có 6 chữ số sao cho chữ số đó khác nhau và co 3 chữ số chẵn, 3 chữ số lẻ

Gọi số cần tìm là ABCDEF. $A\neq 0$
Xét 2 trường hợp:
- A chẵn :
4 cách chọn A ( gồm 2,4,6,8), 3 cách chọn chữ số chẵn thứ hai, 2 cách chữ chọn số chẵn thứ ba
5 cách chọn chữ số lẻ thứ nhất, 4 cách chọn chữ số lẻ thứ hai, 3 cách chọn chữ số lẻ thứ ba
nên theo quy tắc nhân có:
$4.3.2.5.4.3=1440$ ( số)
-A lẻ :
5 cách chọn A (gồm 1,3,5,7,9), 4 cách chọn chữ số lẻ thứ hai, 3 cách chọn chữ số lẻ thứ ba
5 cách chọn chữ số chẵn thứ nhất, 4 cách chọn chữ số chẵn thứ hai, 3 cách chọn chữ số chẵn thứ ba
nên theo quy tắc nhân có :
$5.4.3.5.4.3=3600$ (số)
vậy có tất cả : $ 1440+3600=5040$ số thỏa mãn đề bài
p/s: bạn nên đặt lại tiêu đề nếu không sẽ bị xóa đấy :icon6:
http://diendantoanho...showtopic=65669



#298164 Vui vui ^^

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 05-02-2012 - 13:35 trong Quán hài hước

Lang thang trên mạng thấy có câu đố hay :closedeyes:
Mọi người tham quan rồi trả lời xem:
Có con cọp cắn con cọp con, con của con cọp cạnh con cọp cha của con con cọp có con cắn con cọp con của con con cọp cạnh con cọp cha con cọp cắn con cọp con con của con cọp cạnh con cọp cha của con con cọp có con cắn con cọp con của con con cọp cạnh con cọp con cọp cắn con cọp con, con của con cọp cạnh con cọp cha của con con cọp có con cắn con cọp con của con con cọp cạnh con cọp cha con cọp cắn con cọp con con của con cọp cạnh con cọp cha của con con cọp có con cắn con cọp con của con con cọp cạnh .....
:wub:



#298162 Dãy số : tính $u_{2009}$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 05-02-2012 - 13:22 trong Các dạng toán THPT khác

Bài 4 :
GPT
$x^{2}-2010\left [x \right ]+2011=0$

Không có ai chém à :(
mình làm bài 4 trước vậy
đặt$\left [ x \right ]=k$
ta có $k=\frac{x^{2}+2011}{2010}> 1$, suy ra $k\epsilon Z, k> 1$
Do $k< x< k+1$
$\Rightarrow k^{2}+2011< x^{2}+2011< (k+1)^{2}+2011$
$\Leftrightarrow k^{2}+2011< 2010k< (k+1)^{2}+2011$
$\left\{\begin{matrix} & k^{2}-2010k+2011< 0\\ & k^{2}-2008k+2012> 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & 1\leq k\leq 2008\\ &k< 1,k> 2006 \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow 2006< k\leq 2008$
$\Rightarrow k=2007$, hoặc $k=2008$
$\Rightarrow x\approx \pm 2007,9988$, hoặc $x\approx \pm 2008,4992$



#298156 $6;24;60;120;210;...$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 05-02-2012 - 12:45 trong Các dạng toán khác

Vì chỉ tìm thêm 2 số nên ta cũng có thể "mò" kiểu này : :P
$6+6.3=24$
$24+6.6=60$
$60+6.10=120$
$120+6.15=210$
chú ý là dãy 3,6,10,15,...có quy luật
nên 2 số tiếp theo là
$210+6.21=336$
$336+6.28=504$



#298040 Dãy số : tính $u_{2009}$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 04-02-2012 - 17:52 trong Các dạng toán THPT khác

Bài 3 :
tìm gần đúng nghiệm( độ phút giây ) của PT:
$cos4x+cos3x+23cos^{3}x-79cos^{2}x+23cosx+20$
Bài 4 :
GPT
$x^{2}-2010\left [x \right ]+2011=0$
p/s: đề 2010-2011



#297930 Giải bất phương trình dạng $\sqrt {f(x)} \geq g(x)$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 03-02-2012 - 19:05 trong Các bài toán Đại số khác

Mình chưa hiểu ý bạn lắm

Theo mình thì có thể bỏ luôn g(x) < 0 ở dòng dưới

Nếu bạn bỏ $g(x)<0$ thì sao không bỏ luôn $f(x)\geq 0$ đi vì từ hệ $\left\{\begin{matrix} & g(x)\geq 0\\ & f(x)=g^{2}(x) \end{matrix}\right.$
ta cũng có thể suy ra $f(x)\geq 0$ được mà :wub:



#297899 [Hỏi Toán Casio] Toán tràn màn hình

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 03-02-2012 - 13:30 trong Các dạng toán khác

mọi người cho em hỏi, ví dụ: 123456789012013131.10 ,ngoài phương pháp giải cổ điển (tách số đó ra,tính trên giấy,hơi mất thời gian) thì còn phương pháp trực tiếp nào có thể tính ngay trên máy tính được không (hiện em đang gặp khó khăn về vấn đề này).... :(

Cái ví dụ của bạn "đặc biệt " nhỉ Thêm $0$ ngay vào sau là được mà
Ví dụ như $8567899. 654787$
Ấn = ta thấy kết quả $5,610148883. 10^{12}$
như vậy
Kết quả có 13 chữ số, hơn nữa chữ số 3 cuối chưa hẳn đã chính xác
Ta xóa bớt số 8 ở thừa số thứ nhất và số 6 ở thừa số thứ hai và nhân lại
$567899. 54787=3,111348251. 10^{10}$
Ta tạm đọc kết quả là:
$5,61014888251. 10^{10}$
Ta tiếp tục xóa số 5 ở thừa số thứ nhất và nhân lại:
$67899. 54787=3719982513$
Kết quả:
$8567899. 654787=5610148882513$
p/s:Khi dùng cách này bạn cẩn thận xem chữ số bị xóa có ở hàng gây ảnh hưởng đến các chữ số cuối cần tìm trong kết quả không, nhất là chữ số bị xóa là các chữ số 0
nếu chưa thành thạo thì tốt nhất là dùng cách bạn vẫn làm cho chắc :icon6:



#297894 Giải bất phương trình dạng $\sqrt {f(x)} \geq g(x)$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 03-02-2012 - 12:47 trong Các bài toán Đại số khác

mình chỉ bỏ g(x) < 0 thôi, nghiệm của mình không bị thiếu

Nếu bạn bỏ $g(x)<0$ thì sao không bỏ luôn $f(x)\geq 0$đi :wub:
vì khi xét $g(x)\geq 0, f(x)=g^{2}(x)$ thì hiển nhiên $f(x)\geq 0$ rồi,
Giờ thì bạn còn nói không thiếu nghiệm không @@



#297874 Dãy số : tính $u_{2009}$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 03-02-2012 - 00:02 trong Các dạng toán THPT khác

Bài 2
tìm nghiệm gần đúng của PT :
a) $4^{x} =5sinx +3x$
b) $cosx=logx$
c)$(3+2\sqrt{2})^{x}=(\sqrt{2}-1)^{x}+3$
d)$\left\{\begin{matrix} & e^{x^{3}+x^{2}+x+1}+ln\frac{x}{y}=e^{y^{5}+y^{2}+y+1}\\ & 64x^{6}-96y^{4}+36x^{2}-3=0 \end{matrix}\right.$
p/s: các bạn ghi sơ qua thao tác ấn phím nha :icon6: , vì đây là casio mà



#297823 Giải bất phương trình dạng $\sqrt {f(x)} \geq g(x)$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 02-02-2012 - 20:01 trong Các bài toán Đại số khác

Thường thì ta giải bất phương trình dạng $\sqrt {f(x)} \geq g(x) $ như sau:
$\sqrt {f(x)} \geq g(x) \Leftrightarrow (f(x) \geq 0$ và $g(x)<0)$ hoặc $(f(x) \geq g(x)^{2}$ và $ g(x) \geq 0) $
Theo mình thì có thể bỏ $g(x)<0$ ở dòng trên. Xin được lấy ý kiến mọi người

Không nên bỏ đi bạn ạ, vì sẽ dẫn đến thiếu nghiệm
ví dụ ta xét BPT :
$\sqrt{x^{2}-x-12}\geq x-1$
ĐKXĐ: $x\geq 4$ hoặc ,$x\leq -3$
khi đó nếu chỉ xét
$\left\{\begin{matrix} &x^{2}-x-12\geq (x-1)^{2} \\ & x-1\geq 0 \end{matrix}\right.$
thì ta chỉ nhận được nghiệm $x\geq 13$
mà không xét thêm $x-1< 0$ thì sẽ thiếu nghiệm $x\leq -3$



#297819 Cho tam thức f(x)=$x^2+bx+c$

Đã gửi bởi tieulyly1995 on 02-02-2012 - 19:21 trong Các dạng toán THPT khác

Thanhks !bạn ơi xem lại phải là c=-1/2 mới đúng chứ nhỉ?

thank bạn, mình nhầm :icon4: