Đến nội dung

25 minutes nội dung

Có 1000 mục bởi 25 minutes (Tìm giới hạn từ 07-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#576714 Tìm GTLN của biểu thức $\sum \sqrt{a^2+a+4}$

Đã gửi bởi 25 minutes on 30-07-2015 - 10:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c là các số thực dương thỏa mãn a+b+c=3.Tìm GTLN của biểu thức 

$\sqrt{a^2+a+4}+\sqrt{b^2+b+4}+\sqrt{c^2+c+4}$

Cách 1: Ta chứng minh 

        $\sqrt{a^2+a+4}\leqslant \frac{2a+6}{3}\Leftrightarrow 5a(a-3)\leqslant 0$

Tương tự ta có $\sum \sqrt{a^2+a+4}\leqslant \frac{2(a+b+c)+18}{3}=8$

Đẳng thức xảy ra khi $(a,b,c)=(0;0;3)$

Cách 2: Ta sẽ chứng minh 

      $\sqrt{a^2+a+4}+\sqrt{b^2+b+4}\leqslant \sqrt{(a+b)^2+a+b+2}+2=\sqrt{(3-c)^2+3-c+2}+2$

Khi đó $\sum \sqrt{a^2+a+4}\leqslant \sqrt{(3-c)^2+3-c+2}+2+\sqrt{c^2+c+4}=f(c)$

Khảo sát hàm số ta được $f(c) \leqslant f(3)=8$




#576586 $y=sinxsin2xsin3x$

Đã gửi bởi 25 minutes on 29-07-2015 - 20:23 trong Hàm số - Đạo hàm

Cho hàm số $y=sinxsin2xsin3x$

Tìm $y^{\left ( 2015 \right )}$

Sử dụng công thức tính được $\sin x.\sin 2x.\sin 3x=\frac{\sin 4x+\sin 2x-\sin 6x}{4}$

Sử dụng công thức đạo hàm bậc cao 

 $(\sin ax)^\left ( n \right ) =a^n.\sin (ax+\frac{n.\pi}{2})$




#576579 $\large I=\int_{\pi}^{0}\frac...

Đã gửi bởi 25 minutes on 29-07-2015 - 20:14 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tính tích phân $\large I=\int_{\pi}^{0}\frac{dx}{1+sinx}$

Xét nguyên hàm $I=\int \frac{dx}{1+\sin x}$

Đặt $t=\tan \frac{x}{2}\Rightarrow dx=\frac{2dt}{1+t^2},\sin x=\frac{2t}{1+t^2}$

$\Rightarrow I=\int \frac{\frac{2dt}{1+t^2}}{1+\frac{2t}{1+t^2}}=2\int \frac{dt}{t^2+1+2t}=2\int \frac{dt}{(t+1)^2}=\frac{-2}{t+1}=\frac{-2}{\tan \frac{x}{2}+1}$

Sau đó bạn thay cận vào rồi tính.




#576577 $\large I=\int_{2}^{-2}\frac{dx...

Đã gửi bởi 25 minutes on 29-07-2015 - 20:06 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tính tích phân: $\large I=\int_{2}^{-2}\frac{dx}{(x+1)^2}$

Sử dụng nguyên hàm cơ bản 

$I=\int \frac{dx}{(x+1)^2}=\frac{-1}{x+1}+C$

Thay cận vào ta được đáp số $I=\frac{4}{3}$




#576575 $(x+y)\sqrt{1+\frac{2}{x^2y^2}}+...

Đã gửi bởi 25 minutes on 29-07-2015 - 20:00 trong Bất đẳng thức và cực trị

1.Cho $x,y,z$ dương thỏa mãn:$x^2+y^2+z^2=3$ Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$$(x+y)\sqrt{1+\frac{2}{x^2y^2}}+\sqrt{z^2+\frac{2}{z^2}}+\sqrt{\frac{x+y+z}{2xy+z^2}}$$

 

3..Cho $x,y,z>0$ và $x^2+y^2+z^2=5(x+y+z)-2xy$.Tìm giá trị nhỏ nhất của

$$P=x+y+z+43\left [ \frac{\sqrt{3}}{\sqrt{x+10}}+\frac{1}{\sqrt[3]{y+z}} \right ]$$

Bài 1: Áp dụng C-S ta có 

 $\sqrt{(x+y)^2+\frac{(x+y)^2}{x^2y^2}+\frac{(x+y)^2}{x^2y^2}}+\sqrt{z^2+\frac{1}{z^2}+\frac{1}{z^2}}\geqslant \sqrt{(x+y+z)^2+2(\frac{x+y}{xy}+\frac{1}{z})^2}=\sqrt{(x+y+z)^2+2(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z})^2}\geqslant \sqrt{(x+y+z)^2+\frac{162}{(x+y+z)^2}}$

Và $\sqrt{\frac{x+y+z}{2xy+z^2}}\geqslant \sqrt{\frac{x+y+z}{x^2+y^2+z^2}}=\sqrt{\frac{x+y+z}{3}}$

Khi đó $P\geqslant \sqrt{(x+y+z)^2+\frac{162}{(x+y+z)^2}}\sqrt{\frac{x+y+z}{3}}=f(t),t=x+y+z\leqslant 3$

Bài 3: Tham khảo ở đây




#576441 CM:$x^{2}y+y^{2}z+z^{2}x\leq \fr...

Đã gửi bởi 25 minutes on 29-07-2015 - 10:17 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x;y;z >=0:x+y+z=1.

CM:$x^{2}y+y^{2}z+z^{2}x\leq \frac{4}{27}$

Ta sẽ chứng minh $x^2y+y^2z+z^2x+xyz\leqslant \frac{4(x+y+z)^2}{27}$

Không mất tính tổng quát ta có thể giả sử $y$ là số nằm giữa $x,z$

Khi đó $(x-y)(y-z)\geqslant 0\Rightarrow xy+yz\geqslant y^2+xz\Rightarrow xyz+yz^2\geqslant y^2z+z^2x$

$\Rightarrow 2xyz+yz^2+x^2y\geqslant y^2z+z^2x+x^2y+xyz$

$\Rightarrow y(x+z)^2\geqslant y^2z+z^2x+x^2y+xyz$

Do vậy ta chỉ cần chứng minh $y(x+z)^2\leqslant \frac{4(x+y+z)^3}{27}$

BĐT luôn đúng theo AM-GM

        $y(x+z)^2=\frac{1}{2}.2y(x+z)(x+z)\leqslant \frac{1}{2}[\frac{2y+x+z+x+z}{3}]^3=\frac{4(x+y+z)^3}{27}$

Vậy ta có đcpm




#576420 Bất đẳng thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2015-2016

Đã gửi bởi 25 minutes on 29-07-2015 - 09:24 trong Bất đẳng thức và cực trị

 

$a,b,c\geqslant 0,a+b+c=2$

$a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}+abc\leqslant 1$

 

Đặt $q=ab+bc+ca, abc=r, a+b+c=p=2$

Khi đó $a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2+abc=q^2-2abc(a+b+c)+r=q^2-3r$

Ta cần chứng minh $q^2-3r\leqslant 1\Leftrightarrow q^2\leqslant 3r+1$

+) Nếu $q<1$ ta có đpcm

+) Xét $q \geqslant 1$

Áp dụng BĐT Schur ta có $r\geqslant \frac{4pq-p^3}{9}=\frac{8q-8}{8}\Rightarrow 1+3r\geqslant 1+\frac{8q-8}{3}$

Ta cần chứng minh $1+\frac{8q-8}{3}\geqslant q^2\Leftrightarrow (q-1)(q-\frac{5}{3})\leqslant 1$

BĐT trên luôn đúng do $q=ab+bc+ca\leqslant \frac{(a+b+c)^2}{3}=\frac{4}{3}<\frac{5}{3}$, và $q \geqslant 1$

Đẳng thức xảy ra khi $(a,b,c)=(1;1;0)$ và hoán vị.




#576071 $$\sqrt[4]{x+\frac{1}{x}+1}...

Đã gửi bởi 25 minutes on 28-07-2015 - 08:47 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình:

$$\sqrt[4]{x+\frac{1}{x}+1}+\sqrt[4]{x-\frac{1}{x}+1}=2$$

Dễ thấy $x>0$

Xét hàm số $f(x)=\sqrt[4]{x+\frac{1}{x}+1}+\sqrt[4]{x-\frac{1}{x}+1}-2$

$\Rightarrow f'(x)=\frac{1}{4}(x+\frac{1}{x}+1)^{\frac{-3}{4}}(1-\frac{1}{x^2})+\frac{1}{4}(x-\frac{1}{x}+1)^{\frac{-3}{4}}(1+\frac{1}{x^2})>0$

Và $f(1)=0$

Vậy $x=1$ là nghiệm duy nhất của phương trình.




#575820 Cho $a,b,c>0$ và $abc+a+c=b$ .TÌm Max $P= \...

Đã gửi bởi 25 minutes on 27-07-2015 - 12:27 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c>0$ và $abc+a+c=b$ .TÌm Max $P= \frac{2}{a^2+1}-\frac{2}{b^2+1}+\frac{3}{c^2+1}$

Thêm 1 cách lượng giác rất hay ở đây.




#575818 $P=\frac{1}{2\sqrt{a^{2}+b^...

Đã gửi bởi 25 minutes on 27-07-2015 - 12:25 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a>2,b>0,c>0$. Tìm giá trị lớn nhất của $P=\frac{1}{2\sqrt{a^{2}+b^{2}+c^{2}-4a+5}}-\frac{1}{(a-1)(b+1)(c+1)}$

Đặt $a-2=t>0$, khi đó $P=\frac{1}{2\sqrt{t^2+b^2+c^2+1}}-\frac{1}{(t+1)(b+1)(c+1)}$

Áp dụng C-S và AM-GM ta có 

       $t^2+b^2+c^2+1\geqslant \frac{(t+b+c+1)^2}{4}\Rightarrow \frac{1}{2\sqrt{t^2+b^2+c^2+1}}\leqslant \frac{1}{t+b+c+1}$

      $\sqrt[3]{(t+1)(b+1)(c+1)}\leqslant \frac{t+b+c+3}{3}\Rightarrow \frac{1}{(t+1)(b+1)(c+1)}\geqslant \frac{27}{(t+b+c+3)^3}$

$\Rightarrow P\leqslant \frac{1}{t+b+c+1}-\frac{27}{(t+b+c+3)^3}$

Sau đó đặt $k=t+b+c+1>1$ rồi khảo sát hàm số




#575814 Tìm giá trị nhỏ nhất của biếu thức: $P=\dfrac{16x^3}...

Đã gửi bởi 25 minutes on 27-07-2015 - 12:19 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a, b, c là các số thực dương thỏa mãn $(a+b)^2+4a^2b^2+1=(2c^2+1)^2.$ Tìm giá trị nhỏ nhất của biếu thức:

$$P=\dfrac{16a^3}{(b+c)^3}+\dfrac{16b^3}{(c+a)^3}+\dfrac{3(ab+1)}{c^2+1}$$

Từ giả thiết ta có $(2c^2+1)^2=(2ab+1)^2+(a-b)^2\geqslant (2ab+1)^2\Rightarrow c^2\geqslant ab$

Lại có tiếp $(a+b-2c)(a+b+2c)=(c^2-ab)(c^2+ab)\geqslant 0\Rightarrow a+b\geqslant 2c$

Áp dụng AM-GM ta có

 $P\geqslant 4(\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a})^3+\frac{3(ab+1)}{c^2+1}$

Sử dụng $2c \leqslant a+b$, khi đó

 $P\geqslant 4(\frac{a}{b+\frac{a+b}{2}}+\frac{b}{\frac{a+b}{2}+a})^3+\frac{3(ab+1)}{\frac{(a+b)^2}{4}+1}$

$\Rightarrow P\geqslant 32(\frac{a}{a+3b}+\frac{b}{b+3a})^3+\frac{12(ab+1)}{(a+b)^2+4}$

Và $\frac{a}{a+3b}+\frac{b}{b+3a}\geqslant \frac{(a+b)^2}{(a+b)^2+4ab}$

Sau đó đặt $P=a+b,S=ab$, $P \geqslant 4S$ để chứng minh $P \geqslant 7$




#575802 Tìm giá trị nhỏ nhất của $B= \frac{36x}{yz} +...

Đã gửi bởi 25 minutes on 27-07-2015 - 11:19 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $3$ số thực $x,y,z$ thuộc $[1;3]$ 

Tìm giá trị nhỏ nhất của $B= \frac{36x}{yz} + \frac{2y}{xz} + \frac{z}{xy}$

Coi $B$ là hàm số theo $x$

Ta có $f'(x)=\frac{36}{yz}-\frac{1}{x^2}(\frac{2y}{z}+\frac{z}{y})\geqslant \frac{36}{yz}-\frac{2y^2+z^2}{yz}>0$

$\Rightarrow B=f(x)\geqslant f(1)=\frac{36}{yz}+\frac{2y}{z}+\frac{z}{y}=f(y)$

Lại có $f'(y)=\frac{-36}{y^2.z}+\frac{2}{z}-\frac{z}{y^2}< 0\Leftrightarrow 2y^2< 36z+z^2$

BĐT trên luôn đúng với $y,z \in [1;3]$

Khi đó $f(y)\geqslant f(3)=\frac{12}{z}+\frac{6}{z}+\frac{z}{3}=\frac{18}{z}+\frac{z}{3}\geqslant f(3)=7$

Vậy $B_{min}=7$ khi $x=1,y=z=3$




#575655 Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $A=\frac{x+y}{...

Đã gửi bởi 25 minutes on 26-07-2015 - 20:28 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y,z$ là các số thực thỏa mãn điều kiện $xy \leq y-1$

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $A=\frac{x+y}{\sqrt{x^{2}-xy+3y^{2}}}-\frac{x-2y}{6(x+y)}$

Đề khối B-2013

Ta có $A=\frac{t+1}{\sqrt{t^2-t+3}}-\frac{t-2}{6(t+1)}=f(t),t=\frac{x}{y}$

Từ giả thiết ta có $\frac{x}{y}\leqslant \frac{1}{y}-\frac{1}{y^2}\leqslant \frac{1}{4}\Rightarrow t \in (0;\frac{1}{4}]$

Sau đó khảo sát hàm số 




#575523 $y= x^4- 2(1-m^2)x^2 +m+1$

Đã gửi bởi 25 minutes on 26-07-2015 - 12:49 trong Hàm số - Đạo hàm

Cho mình hỏi tại sao $2S= AM\times BC$ ? Vì mình nghĩ tam giác ABC chưa chắc đã là tam giác cân tại A nên AM chưa chắc là đường cao.

Hàm bậc $4$ trùng phương cũng giống như ham bậc $2$, luôn có trục đối xứng.

Vì thế nếu nó có $3$ cực trị thì $3$ cực trị đó luôn tạo thàn tam giác cân.




#575253 Bất đẳng thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2015-2016

Đã gửi bởi 25 minutes on 25-07-2015 - 15:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

 

Bài 4:Cho hai số thực x,y thỏa mãn : $x^2+4y^2=1.$ Tìm GTNN, GTLN của $P=\dfrac{(x+1)^2+4y(x+y+1)}{x+2(y+1)}$

Ta có $P=\frac{(x+2y+1)^2}{x+2y+2}=\frac{(t+1)^2}{t+2}=f(t)$

Áp dụng C-S ta có 

      $t^2=(x+2y)^2\leqslant 2(x^2+4y^2)=2\Rightarrow t \in [-\sqrt{2};\sqrt{2}]$

Sau đó khảo sát hàm $f(t)$




#575251 Bất đẳng thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG 2015-2016

Đã gửi bởi 25 minutes on 25-07-2015 - 15:35 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 8 Cho các số thực không âm $a,b,c$ thỏa mãn điều kiện $a+b+c=1$. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức

$$P=(a-b)(b-c)(c-a)$$

Bạn nên đánh đúng số thứ tự của bài nhé.

Bài này đã đăng trong Topic, bạn có thể xem các lời giải đằng trước, có nhiều bài rất hay.

1.png




#575248 Tìm Min của 3(a+b+c)+2abc

Đã gửi bởi 25 minutes on 25-07-2015 - 15:27 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho a,b,c không âm: ab+bc+ca+3abc=6.

Tìm Min của 3(a+b+c)+2abc

Đặt $a+b+c=p, ab+bc+ca=q, abc=r$

Ta sẽ  chứng minh $3p+2r \geqslant 11$

Thay $r=\frac{6-q}{3}\Rightarrow P=3p+\frac{2(6-q)}{3}\geqslant 11\Leftrightarrow 9p-2q\geqslant 21$

Sử dụng $q\leqslant \frac{p^2}{3}$, ta chỉ cần chứng minh $9p-\frac{2p^2}{3}\geqslant 21\Leftrightarrow (p-3)(2p-21)\leqslant 0$

Từ giả thiết dễ thấy $p \geqslant 3$

Nếu $2p-21 \leqslant 0$, khi đó ta có đpcm, $P_{min}=11$

Nếu $2p-21 \geqslant 0$, khi đps $P>11$

Vậy $P_{min}=11$, khi $a=b=c=1$




#575246 $\int_{0}^{\frac{\pi }{2...

Đã gửi bởi 25 minutes on 25-07-2015 - 15:11 trong Tích phân - Nguyên hàm

 

Tính tích phân: 
$\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}\frac{1-cosx}{1+cosx}dx$

 

Mình không có máy tính nêu chỉ xét nguyên hàm thôi.

Đặt $t=\tan \frac{x}{2}\Rightarrow dx=\frac{2dt}{t^2+1},\cos x=\frac{1-t^2}{1+t^2}$

$\Rightarrow I=\int \frac{1-\frac{1-t^2}{1+t^2}}{1+\frac{1-t^2}{1+t^2}}.\frac{2dt}{t^2+1}=\int \frac{2t^2dt}{t^2+1}=\int (2-\frac{2}{t^2+1})dt=2t-2\arctan t +C$




#575008 Phổ điểm kỳ thi THPT Quốc Gia 2015

Đã gửi bởi 25 minutes on 24-07-2015 - 14:29 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Môn Tiếng Anh, điểm có số thí sinh nhiều nhất là 2,5đ ( = 25% ), chả lẽ đi thi phần lớn thi sinh là khoanh bừa hết.




#574935 $\frac{1}{a^2+b^2}+\frac{1}...

Đã gửi bởi 25 minutes on 24-07-2015 - 09:36 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh rằng với mọi số thực không âm $a,b,c$ thỏa mãn $a+b+c=1$ thì $\frac{1}{a^2+b^2}+\frac{1}{b^2+c^2}+\frac{1}{c^2+a^2}\geq 10$

Do vai trò như nhau nên giả sử $c$ là số nhỏ nhất.

Khi đó 

   $P\geqslant \frac{1}{a^2+b^2}+\frac{1}{(b+\frac{c}{2})^2}+\frac{1}{(a+\frac{c}{2})^2}$

Đặt $x=a+\frac{c}{2},y=b+\frac{c}{2}\Rightarrow x+y=1$

Và $P\geqslant \frac{1}{x^2+y^2}+\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}=\frac{1}{1-2t}+\frac{1-2t}{t^2},t=xy\leqslant \frac{(x+y)^2}{4}=\frac{1}{4}$

Ta cần chứng minh 

        $\frac{1}{1-2t}+\frac{1-2t}{t^2}\leqslant 10\Leftrightarrow (4t-1)(5t^2-1)\geqslant 0$

Vậy BĐT được chứng minh

Đẳng thức xảy ra khi $(a,b,c)=(\frac{1}{2},\frac{1}{2},0)$ và hoán vị.




#574912 Min $P=3abc-2015a-b-c$

Đã gửi bởi 25 minutes on 23-07-2015 - 22:47 trong Bất đẳng thức và cực trị

1) Cho các số thực a,b,c thỏa mãn $0 \leq a \leq b \leq c$ và $a^2+b^2+c^2=3$.tìm giá trị nhỏ nhất của $P=3abc-2015a-b-c$

2)Cho các số thực dương a,b,c thỏa mãn $a+b+c=1$.Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$A=\dfrac{7}{a^2+b^2+c^2}+\dfrac{121}{14(ab+bc+ca)}$

Bài 1: Ta cần tìm max của $Q=2015a+b+c-3abc$

Ta sẽ chứng minh

         $Q\leqslant 2014\Leftrightarrow b+c-2\leqslant 2014(1-a)-3(1-abc)$  (*)

Do $a \leqslant b \leqslant c$ nên $abc \geqslant a^3$

Khi đó $VP(*)\geqslant 2014(1-a)-3(1-a^3)=(1-a)(2011-3a^2-3a)$

Lại có $VT(*)=b+c-2\leqslant \sqrt{2(b^2+c^2)}-2=\frac{2(1-a^2)}{2+\sqrt{6-2a^2}}$

Do vậy chỉ cần chứng minh 

         $(1-a)(2011-3a^2-3a)\geqslant \frac{2(1-a^2)}{2+\sqrt{6-2a^2}}$

$\Leftrightarrow 2011-3a^2-3a\geqslant \frac{2(1+a)}{2+\sqrt{6-2a^2}}$

BĐT luôn đúng với $a \leqslant 1$

Vậy GTNN của $P$ là -$2014$, khi $a=b=c=1$

Bài 2: Đặt $t=ab+bc+ca\leqslant \frac{1}{3}\Rightarrow A=f(t)=\frac{7}{1-2t}+\frac{121}{14t}$

Khảo sát hàm số.




#574875 Chứng minh rằng phương trình: $sin x = x + 1$ có 1 nghiệm duy nhất

Đã gửi bởi 25 minutes on 23-07-2015 - 20:51 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Chứng minh rằng phương trình: sin x = x + 1 có 1 nghiệm duy nhất

Dễ thấy phương trình vô nghiệm với $x \geqslant 0$

Xét $x<0$

Xét hàm số $f(x)=x+1-\sin x$

      $\Rightarrow f'(x)=1-\cos x>0$

Và $f(-2 \pi).f(0)<0$

Do đó phương trình có duy nhất 1 nghiệm




#574864 $\sqrt{x^2 + 3} = 1 - 3x + \sqrt{x^2 +15}$

Đã gửi bởi 25 minutes on 23-07-2015 - 20:37 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

mình thấy VP tăng trên (-∞;0) mà

Từ chỗ $3x-1=\sqrt{x^2+15}-\sqrt{x^2+3}>0\Rightarrow x>\frac{1}{3}$

Mình làm tắt.




#574856 Chứng minh rằng:$\frac{x^2+y^4}{y}+\frac...

Đã gửi bởi 25 minutes on 23-07-2015 - 20:18 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y,z$ là các số dương thỏa mãn $x,y,z\in(0;1)$ và $xyz=(1-x)(1-y)(1-z)$.Chứng minh rằng:$\frac{x^2+y^4}{y}+\frac{y^2+z^4}{z}+\frac{z^2+x^4}{x}\geq \frac{15}{8}$

Đặt $(a,b,c)=(\frac{1-x}{x},\frac{1-y}{y},\frac{1-z}{z})\Rightarrow abc=1$

Khi đó $P=\sum \frac{b+1}{(a+1)^2}+\sum \frac{1}{(a+1)^3}\geqslant \sum [\frac{1}{a+1}+\frac{1}{(a+1)^3}]$

Do vai trò như nhau nên ta có thể giả sử $c \leqslant 1$, khi đó $ab \geqslant 1$

Khi đó $P\geqslant \frac{2}{1+\sqrt{ab}}+\frac{1}{c+1}+\frac{2}{(1+\sqrt{ab})^3}+\frac{1}{(c+1)^3}=f(c)$

Sau đó khảo sát hàm số 




#574851 $\sqrt{x^2 + 3} = 1 - 3x + \sqrt{x^2 +15}$

Đã gửi bởi 25 minutes on 23-07-2015 - 20:03 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình:

$\sqrt{x^2 + 3} = 1 - 3x + \sqrt{x^2 +15}$

Mình được hướng dẫn là phương trình trên giải bằng phương pháp hàm số hay đạo hàm nhưng không biết cách làm. Mong mọi người giúp đỡ ạ

Phương trình tương đương

      $3x-1=\sqrt{x^2+15}-\sqrt{x^2+3}=\frac{12}{\sqrt{x^2+15}+\sqrt{x^2+3}}$

Dễ thấy $VT$ là hàm tăng, $VP$ là hàm giảm theo $x$

Vậy phương trình nếu có nghiệm thì là nghiệm duy nhất, đó là $x=1$