Đến nội dung

bachhammer nội dung

Có 648 mục bởi bachhammer (Tìm giới hạn từ 30-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#468058 $\sqrt{x^{2}+9x-1}+x\sqrt{11-3x}...

Đã gửi bởi bachhammer on 01-12-2013 - 10:21 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Giải phương trình: $\sqrt{x^{2}+9x-1}+x\sqrt{11-3x}=2x+3$




#467261 $2^{x}+3^{x}=3x+2$

Đã gửi bởi bachhammer on 28-11-2013 - 08:24 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình: $2^{x}+3^{x}=3x+2$

Ta xét hàm số $f(x)=2^{x}+3^{x}-3x-2\Rightarrow f'(x)=2^{x}ln2+3^{x}ln3-3\Rightarrow f"(x)=2^{x}ln^{2}2+3^{x}ln^{2}3> 0\forall x\in\mathbb{R}$.

Theo định lí Roll ta suy ra pt f(x) = 0 có ko quá 2 nghiệm. Dễ thấy f(1) = f(0) = 0 nên x = 1 và x = 0 là tất cả các nghiệm của pt...




#467258 $(a-2)(b-2)(c-2)+1\geq 0$

Đã gửi bởi bachhammer on 28-11-2013 - 08:03 trong Bất đẳng thức - Cực trị

anh ơi Dirichlet bọn em chưa học. Nó là gì vậy

Nó là nguyên lí nhốt bồ câu, gọi là nguyên lí Dirichlet...Nguyên lí Dirichlet.




#467176 $(a-2)(b-2)(c-2)+1\geq 0$

Đã gửi bởi bachhammer on 27-11-2013 - 20:49 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Tham khảo cách giải này nhé: $(a-2)(b-2)(c-2)+1\geq 0\Leftrightarrow abc-2(ab+bc+ca)+4(a+b+c)-7\geq 0\Leftrightarrow abc-2(ab+bc+ca)+5\geq 0\Leftrightarrow 2abc+10\geq 4(ab+bc+ca)\Leftrightarrow (a+b+c)^{2}+2abc+1\geq 4(ab+bc+ca)\Leftrightarrow a^{2}+b^{2}+c^{2}+2abc+1\geq 2(ab+bc+ca).$ (*)

Theo nguyên lí Dirichlet thì tồn tại 2 trong 3 số, giả sử là a, b sao cho (a - 1)(b - 1) ko âm. Khi đó: $(*)\Leftrightarrow (a-b)^{2}+(c-1)^{2}+2c(a-1)(b-1)\geq 0$ (luôn đúng).

:icon6:  :icon6:  :icon6:




#467166 Giả sử tồn tại số tự nhiên n để giá trị của biểu thức 8n2+10n+3 chỉ chia hết...

Đã gửi bởi bachhammer on 27-11-2013 - 20:40 trong Đại số

Nếu chỉ chia hết cho 1 và 3 thì chỉ có 3 thôi, thay vào lại ko thoả....Bạn thử xem lại đề bài xem.... :icon6:  :icon6:  :icon6:




#467164 $x^{2}-2y^{2}=1$

Đã gửi bởi bachhammer on 27-11-2013 - 20:35 trong Đại số

Tìm mọi số nguyên tố thỏa mãn: $x^{2}-2y^{2}=1$

 

đây là pt pell loại 1.về nghiệm tổng quát và công thức bạn có thể xem:http://www.scribd.co...ƯƠNG-TRINH-PELL

hoặc:http://mathltv.viole...ntry_id/9737600

 

Không cần xài Pell lắm, vì chỉ cần tìm đến số nguyên tố: $(x-1)(x+1)=2y^{2}$. Vì x - 1 và x + 1 cũng tính chẵn lẻ mà tích chúng chia hết cho 2 nên nó cũng chia hết cho 4. Suy ra y chia hết cho 2, mà y nguyên tố nên y = 2. Suy ra x = 3 (thoả mãn).




#467162 Đề thi HSG lớp 9 vòng 1 huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội

Đã gửi bởi bachhammer on 27-11-2013 - 20:32 trong Tài liệu - Đề thi

Mặc dù là đề THCS nhưng cũng hứng thú làm thử (câu 5 nhé): 

Với n = 1 thì ko thoả. Với n = 2 thì $2^{4}+2^{3}+1=25$ là số chính phương. Xét n > 2 thì dễ dàng chứng minh được bằng biến đổi tương đương: 

$(n^{2}+n-1)^{2}<n^{4}+n^{3}+1<(n^{2}+n)^{2}$

Mà đều này ko thể xảy ra với một số chính phương.

Kết luận n = 2.




#467149 ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG ĐÔNG TOÁN HỌC MIỀN NAM (Lần 1)

Đã gửi bởi bachhammer on 27-11-2013 - 20:22 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

 

ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG ĐÔNG TOÁN HỌC MIỀN NAM

Thời gian làm bài: 180 phút
Bài 1: Cho các số thực $a,b,c,d$ thỏa $\begin{cases} a+b+c+d=10 \\ a^2+b^2+c^2+d^2=26 \end{cases}$.
a) Tìm Min và Max của $a$.
b) Tìm Min và Max của $S=a+b$.
 
Bài 2: Tìm các hàm số $f:\mathbb{R} \to \mathbb{R^+}$ thỏa $$\begin{cases} f(x^2)=[f(x)]^2-2xf(x) \\ f(-x) = f(x-1) \\ \text{ Nếu } 1<x<y \text{ thì } f(x)<f(y) \end{cases}$$
 
Bài 3: Cho $\Delta ABC$ có $AB<BC<CA$ nội tiếp $(O)$ và ngoại tiếp $ (I)$. Trên các tia $AB,AC$ lần lượt lấy $D,E$ sao cho $AD=AE=BC$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $ADE$ cắt $(O)$ tại $F$. Dựng hình bình hành $BIJC$ và gọi $K$ là trung điểm cung $BC$ không chứa $A$ của $(O)$. Chứng minh:
a) $FA=FB+FC$
b) $F,J,K$ thẳng hàng.
 
Bài 4: Cho bàn cờ $7 \text{ x } 7$ ô. An có 1 quân unomino gồm 1 ô vuông. Bình có 1 quân trimino hình chữ L và 15 quân trimino hình chữ I. 
a) Chứng minh An có thể đặt quận unomino của mình vào 1 ô nào đó của bàn cờ để Bình không thể phủ phần còn lại bằng các quân trimino của mình.
b) Giả sử Bình có 2 quân trimino hình chữ L và 14 quân trimino hình chữ I. Chứng minh dù An có đặt quân unomino của mình vào ô nào thì Bình đều có thể phủ phần còn lại bằng các quân trimino của mình.

 

Lỡ rồi chém nốt bài 1 :lol:  :lol:  :lol: : 

a) Áp dụng BĐT Buniacovski ta được: $26=a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}\geq a^{2}+\frac{(b+c+d)^{2}}{3}=a^{2}+\frac{(10-a)^{2}}{3}\Leftrightarrow \frac{5-\sqrt{3}}{2}\leq a\leq \frac{5+\sqrt{3}}{2}$. Từ đó ta tìm được max, min (dấu bằng xảy ra khi b = c = d và tùy TH ra giá trị..... :icon6:  :icon6:  :icon6: )

b) Đặt $a+b=A,ab=B,A^{2}\geq 4B$. Khi đó ta thu được hệ:

$\left\{\begin{matrix} c+d=10-A\\cd=37+A^{2}-10A-B \end{matrix}\right.$

Để hệ có nghiệm thì: $\Delta =(10-A)^{2}-4(37+A^{2}-10A-B)=-3A^{2}+20A-48+4B\geq 0;-2A^{2}+20A-48\geq -3A^{2}+20A-48+4B\geq 0\Leftrightarrow 4\leq A\leq 6$.

Từ đó có max, min (max xảy ra khi a = b = 3, c = d = 2 và min xảy ra khi a = b = 2, c = d = 3.




#466708 $\sqrt{9x^2 - 6x + 5} = 1 - x^2 $

Đã gửi bởi bachhammer on 25-11-2013 - 17:28 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Còn câu a thì sao hả bạn? Phương trình bình phương lên thì ra tận bậc 4 thì làm sao giải ? 

Nếu mà bậc 4 thì vẫn có thể giải được bằng công thức giải tổng quát pt bậc 4 (hoặc nếu nhẩm được 1 nghiệm thì quá tốt)>>> :icon6:  :icon6:  :icon6:




#466464 Tôpic nhận đề Đa thức hoặc phương trình hàm

Đã gửi bởi bachhammer on 24-11-2013 - 12:54 trong Bài thi đang diễn ra

1. Họ và tên: Trần Ngọc Bách.

2. Lớp: 11 Chuyên Toán, Trường: THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

3. Đề: Có tồn tại hay không số $\alpha \in\mathbb{R}$ sao cho tồn tại hàm số f: $[2013^{2013};2014^{2014}]\rightarrow [2013^{2013};2014^{2014}]$ liên tục và thỏa mãn:

 1)$f(x)+f(y)\geq x+y+(\alpha-2014)^{2},\forall x,y \in [2013^{2013};2014^{2014}]$;

 2)$f(2014^{2014})\neq 2014^{2014}$?

4. Đáp án:

Đặt $2013^{2013}=a,2014^{2014}=b$. Xét hàm số $g(x)=f(x)-x$. Khi đó $g(x)$ liên tục.

Ta có: $g(a)=f(a)-a\geq 0;g(b)=f(b)-b<0$. Do đó phương trình $g(x)=0$ có nghiệm. Gỉa sử các nghiệm của nó là $x_{1};x_{2};...;x_{n}$ (n là số nguyên dương).

Thay $x=b$ và $y=x_{i}$ vào điều kiện 1) ta được: $f(b)\geq b+(\alpha-2014)^{2}$ (1).

Mà $f(x)\leq b,\forall x\in[a;b]$ nên từ (1) ta suy ra $(\alpha-2014)^{2}\leq 0\Rightarrow \alpha =2014$.

Khi đó ta có dấu bằng xảy ra, tức là $f(b)=b$ (điều này trái với điều kiện 2, vô lí).

Vậy nên không tồn tại số $\alpha$ thỏa mãn đề bài.




#466462 $3^{\frac{y}{\sqrt{x}}...

Đã gửi bởi bachhammer on 24-11-2013 - 12:29 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Đã sửa lại đề , cáo lỗi... :luoi:  :icon6:




#466460 $3^{\frac{y}{\sqrt{x}}...

Đã gửi bởi bachhammer on 24-11-2013 - 12:18 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} 3^{\frac{y}{\sqrt{x}}}\sqrt{x}=y+2^{\frac{y}{\sqrt{x}}}\sqrt{x}\\(x^{x^{4}-2y^{4}+2}-1)(x^{y^{8}-2x^{2}+2}+1)=(1-x^{y^{4}})(x^{y^{4}}+1) \end{matrix}\right.$

p/s: Hệ này dui nhỉ???  :icon6:  :icon6:  :icon6:




#466449 Topic tổng hợp các bài toán về phương trình nghiệm nguyên.

Đã gửi bởi bachhammer on 24-11-2013 - 11:01 trong Số học

Mình nhầm một tí, còn cặp (2;2) và (1/2;1/2) nữa!!!! :luoi:  :luoi:  :luoi:




#466346 $x^{2}+y^{2}+z^{2}+x+y+z\geq 2(xy+yz+...

Đã gửi bởi bachhammer on 23-11-2013 - 21:29 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho x, y, z không âm thỏa xyz = 1. Chứng minh rằng: $x^{2}+y^{2}+z^{2}+x+y+z\geq 2(xy+yz+zx)$




#466341 Topic tổng hợp các bài toán về phương trình nghiệm nguyên.

Đã gửi bởi bachhammer on 23-11-2013 - 21:21 trong Số học

Bài 206. Cho $x,y$ là các số hữu tỷ. sao cho $x+y,\frac{1}{x}+\frac{1}{y}$ là các số tự nhiên. Tìm $x,y$

Đặt $x=\frac{a}{b},y=\frac{c}{d};((a,b)=1;(c,d)=1;a,b,c,d\in\mathbb{Z})$ thì$x+y=\frac{ad+bc}{bd}\Rightarrow b\vdots d,d\vdots b\Rightarrow b=d$. Tương tự từ 1/x +1/y là số tự nhiên ta suy ra a = c. Thay vào ta được $2\frac{a}{b},2\frac{b}{a}\in\mathbb{N}\Rightarrow x=1,y=1$. Thử lại thấy thỏa mãn....Giải như vậy chắc là đúng rồi nhỉ... :icon6:  :icon6:  :icon6:




#466337 \[{2^{3{\rm{x}}}} + {3...

Đã gửi bởi bachhammer on 23-11-2013 - 21:11 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Kinh nghiệm đoán nghiệm của bạn là gì? Chia sẻ với.

Cái này thực sự cũng ko có kinh nghiệm gì lắm đâu!!! Nó đã xuất hiện ở câu 1 VMO 2008 (ko phải 17 mà là 29) và Đề đề nghị thi OLIMPIC 30/4 năm 2012 lớp 11 (THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu).... :icon6:  :icon6:  :icon6: Bạn thử tìm xem nhé...




#466219 $x^{2}+y^{2}=2(x-2)(2-y)+5$

Đã gửi bởi bachhammer on 23-11-2013 - 14:44 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Nghiệm của nó vốn ko phải đẹp gì lắm... :lol:  :lol:  :lol:




#466217 $x^{2}+y^{2}=2(x-2)(2-y)+5$

Đã gửi bởi bachhammer on 23-11-2013 - 14:28 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

PT thứ 2 $< = > x^2+y^2=2(2x-4-xy+2y)+5< = > (x^2+y^2+2xy)-4(x+y)+3=0< = > (x+y)^2-4(x+y)+3=0< = > (x+y-1)(x+y-3)=0$

-Nếu $x+y-1=0< = > x+y=1= > x=1-y$. Thay vào pt thứ 1 ta có :$3\sqrt{1+2(1-y)^2}+2\sqrt{40+9y^2}=5\sqrt{11}< = > 3\sqrt{2y^2-4y+3}+2\sqrt{40+9y^2}=5\sqrt{11}$

Đến đây chắc bình phương là ra

Mình không chắc là nó sẽ ra, bạn thử làm rõ xem??? :icon6:




#466207 \[{2^{3{\rm{x}}}} + {3...

Đã gửi bởi bachhammer on 23-11-2013 - 13:19 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

\[{2^{3{\rm{x}}}} + {3^{\frac{2}{x}}} = 17\]

 

 

Hộ em phát nào mấy pro

Xét hàm số: $f(x)=8^{x}+9^{\frac{1}{x}}-17\Rightarrow f"(x)>0$ (Cái này có thể chứng minh được). Do đó f'(x) = 0 có ko quá một nghiệm (do là hàm số đồng biến). Hơn nữa ta có: 

$f(1).f(2)< 0.$ nên pt f'(x) = 0 có 1 nghiệm duy nhất và nghiệm đó thuộc khoảng (1;2). Do đó theo định lí Roll pt f(x) = 0 có ko quá 2 nghiệm. Mà ta thấy: $f(1)=0,f(\frac{3}{2}log_{3}2)=0$ nên chúng là tất cả các nghiệm của pt đã cho.




#466200 $x^{2}+y^{2}=2(x-2)(2-y)+5$

Đã gửi bởi bachhammer on 23-11-2013 - 12:41 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} 3\sqrt{1+2x^{2}}+2\sqrt{40+9y^{2}}=5\sqrt{11}\\x^{2}+y^{2}=2(x-2)(2-y)+5 \end{matrix}\right.$




#465727 $f(y^{2})+xf(y)+xf(x+f(y))=f(x+y)^{2}, \forall...

Đã gửi bởi bachhammer on 21-11-2013 - 19:12 trong Phương trình hàm

Ý mình là thay vào $f(y-f(y))=0$ cơ....

Thì đúng rồi, thay vào là được như vậy đó (tất cả các ẩn y đều được thay bằng $x+f(y)$ thì nó ra như trên (ko thể khẳng định là f(x) = x)...




#465716 $f(y^{2})+xf(y)+xf(x+f(y))=f(x+y)^{2}, \forall...

Đã gửi bởi bachhammer on 21-11-2013 - 18:30 trong Phương trình hàm

1) Ch0 $x=-1,y=0$ ta được $f(-1)^2=-1$ $\Rightarrow$ vô lí

 

 

 

 

2)Thay $y$ bởi $x+f(y)$

Khi thay y bởi $x+f(y)$ thì ta sẽ được: $f(x+f(y)-f(x+f(y)))=0$. Điều này ko thể dẫn đến kết luận f(x) = 0...Bạn xem lại lần nữa nhá... :icon6:  :icon6:




#465626 $f(y^{2})+xf(y)+xf(x+f(y))=f(x+y)^{2}, \forall...

Đã gửi bởi bachhammer on 21-11-2013 - 09:32 trong Phương trình hàm

Cho $x=y=0$ được $f(0)=0$ hoặc $f(0)=1$ (loại)

Cm được: $f(y^2)=f^2(y)=yf(y)$

Viết lại pt thành:

$yf(y)+xf(y)+xf(x+f(y))=(x+y)f(x+y)$

Thay $x$ bởi $-f(y)$ được $(y-f(y))f(y-f(y))=0$

Vậy $f=0$ , $f=x$

f(0) = 1 tại sao lại loại vậy bạn.....Và $f(y-f(y))=0$ sao lại có thể suy ra f(x) = 0...???? Bạn có thể giải thích rõ một chút được ko???




#465459 $x^6-15x-25=0$

Đã gửi bởi bachhammer on 20-11-2013 - 12:09 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Vì là hàm đa thức nên ta cũng có thể thực hiện phương án sơ đồ Hoocne....




#465457 $x^6-15x-25=0$

Đã gửi bởi bachhammer on 20-11-2013 - 11:46 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Ta có thể lí luận bằng giải tích: Xét hàm $f(x)=x^{6}-15x-25$ thì pt f'(x) = 0 có 1 nghiệm nên dựa vào bảng biến thiên ta suy ra f(x) = 0 có 2 nghiệm.

Thực hiện bấm x ^ 6 - 15 x - 25 = 0 shift solve:

Nhập x = 0 và x = 1.5 vào ta tìm được hai nghiệm của nó là x = 1,945230675 và x = -1,317692529...