Đến nội dung

congchuasaobang nội dung

Có 53 mục bởi congchuasaobang (Tìm giới hạn từ 08-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#483655 C/m PQ song song với AD

Đã gửi bởi congchuasaobang on 17-02-2014 - 16:58 trong Hình học

câu 1 : Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn tâm O. Gọi M là điểm bất kì thuộc cung Bc không chứa điểm A ( M không trùng với B và C ). Gọi A', B', C' lần lượt là hình chiếu vuông góc của M lên BC, CA, AB 

                a, C/m 3 điểm A', B', C' thẳng hàng

                b, C/m rằng : $\frac{BC}{MA'}=\frac{CA}{MB'}+\frac{AB}{MC'}$

 

câu 2 : Cho tam giác cân ABC ( AB=AC; $\widehat{A}< 90^{\circ}$) , một đường tròn (O) tiếp xúc với AB, AC tại B và C. Trên cung BC nằm trong tam giác ABC lấy một điểm M ($M \neq B; C$). Gọi I; H; K lần lượt là hình chiếu của M trên BC; CA; AB và P là giao điểm của MB với IK, Q là giao điểm của MC với IH

              a, Chứng minh rằng tia đối của tia MI là phân giác của góc HMK

              b, Chứng minh PQ song song với BC

              c, Gọi ( O1)và (O2) lần lượt là đường tròn ngoại tiếp $\Delta MPK và \Delta MQH$ . Chứng minh rằng PQ là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O1) và (O2)

              d, Gọi D là trung điểm của BC; N là giao điểm thứ hai của (O1), (O2). Chứng minh rằng M, N, D thẳng hàng

 

câu 3 : Cho đường tròn tâm O nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với các cạnh AB, BC, CA lần lượt tại các điểm M, N, P

               a, Xét trường hợp AB<AC, gọi D là giao điểm của các tia AO và MN. Chứng minh AD vuông góc với DC

               b, Gọi ( T) là tam giác có các đỉnh M, N, P. Xét trường hợp ( T) đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số k. Hãy tính k

 

câu 4 : Cho hình bình hành ABCD . Trên cạnh AB lấy 2 điểm E và F ( E ở gần A hơn ). Gọi P là giao điểm của CE và DF. Hai đường tròn ngoại tiếp hai tam giác APE và BPF cắt nhau tạị điểm thứ hai Q. C/m PQ song song với AD

 

câu 5 : Trong tam giác ABC, các điểm D, E,F tương ứng nằm trên các cạnh BC, CA, AB sao cho$\widehat{BFD}=\widehat{AFE}, \widehat{BDF}=\widehat{CDE},\widehat{CED}=\widehat{AEF}$

              a, C/m $\widehat{BDF}=\widehat{BAC}$

              b, Cho AB=5, BC= 8, CA=7. Tính độ dài đoạn DB

 

 

 




#481145 Xác định vị trí của cát tuyến đường tròn để diện tích tam giác đạt giá trị lớ...

Đã gửi bởi congchuasaobang on 05-02-2014 - 16:21 trong Hình học

Câu 1: Từ điểm A ở ngoài đường tròn ( O;R ) vẽ các tiếp tuyến AB, AC với (O), ( B, C là các tiếp điểm ), kẻ cát tuyến AMN và gọi E là trung điểm của MN. Tia CE cắt đường tròn (O) tại điểm F. Hãy xác định vị trí của cát tuyến AMN để diện tích tam giác AFN có giá trị lớn nhất. Tính theo R giá trị lớn nhất đó

Câu 2: Cho tam giác ABC vuông tại A có BC=a, AB=c, AC=b nội tiếp đường tròn đường kính BC. Từ điểm P trên cung BC không chứa điểm A hạ PK vuông góc với BC, PL vuông góc với AC, Pm vuông góc với AB. Đặt PK=x, PL=y, PM=z. Khi P chuyển động trên cung BC, hãy tìm giá trị nhỏ nhất của tổng S=$\frac{a}{x}+\frac{b}{y}+\frac{c}{z}$

Câu 3: Cho BC là dây cố định của đường tròn tâm O bán kính R ( BC < 2R ). A là một điểm di chuyển trên cung BC. M là điểm trên dây AC sao cho AC=3AM. Vẽ MN vuông góc với AB ( N $\epsilon$ AB ). Xác định vị trí của A để độ dài CN lớn nhất

Câu 4: GỌi H là hình chiếu đỉnh B trên đường chéo AC của hình chữ nhật ABCD; M, K theo thứ tự là trung điểm của AH và CD

             a, Gọi I và O theo thứ tự là trung điểm của AB và IC. C/m MO=$\frac{1}{2}$ IC

             b, Tính số đo góc BMK

             c, Gọi P và Q lần lượt là 2 điểm thuộc đoạn BM và BC. Hãy xác định vị trí của P và Q để chu vi tam giác PHQ có giá trị nhỏ nhất

:icon13:  :icon13:  :icon13:




#539887 vòng 11 lớp 10

Đã gửi bởi congchuasaobang on 06-01-2015 - 19:39 trong Cuộc thi VIOlympic (Cuộc thi do Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức)

mọi người có ai có câu hỏi của vòng 11 lớp 10 ạ ( kèm cách giải càng tốt ấy ạ )

 




#478383 chứng minh các đẳng thức trong tứ giác nội tiếp đường tròn

Đã gửi bởi congchuasaobang on 21-01-2014 - 20:50 trong Hình học

cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) , Các cạnh đối AB và CD kéo dài cắt nhau tại E, các cạnh đối AD và CB cắt nhau tại F. Phân giác trong của góc DFC cắt AB tại P, cắt CD tại Q

     a, chứng minh PE=QE

     b, chứng minh $EF^{2}= FA.FD + EA.EB$ :excl:  :excl:  :excl:




#541774 Cho x,y,z đôi một khác nhau và $\frac{1}{x}+...

Đã gửi bởi congchuasaobang on 25-01-2015 - 01:26 trong Đại số

Câu 1: Cho A= $\left ( \frac{2x-x^2}{2x^2+8} -\frac{2x^2}{x^3-2x^2+4x+8}\right ).\left ( \frac{2}{x^2}+\frac{1-x}{x} \right )$

   a, Rút gọn A

   b, Tìm x để A nguyên

 

Câu 2: Cho x,y,z đôi một khác nhau và $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=0$

       Tính Q= $\frac{yz}{x^2+2yz}+\frac{xz}{y^2+2xz}+\frac{xy}{z^2+2xy}$




#477983 hình học 9

Đã gửi bởi congchuasaobang on 19-01-2014 - 09:23 trong Hình học

Cho tứ giác ABCD  nội tiếp đường tròn (O) . Các cạnh đối AB và CD kéo dài cắt nhau tại E, các cạnh đối AD và CB cắt nhau tại F. Phân giác trong của góc DFC cắt AB tại P, cắt CD tại Q

   a, Chứng minh PE = QE

   b, Chứng minh $EF^{2}= FA.FD+EA.EB$

:icon13:  :icon13:  :icon13:




#537215 Chứng minh rằng $(a^{2}+b^{2})(x^{2}+y^...

Đã gửi bởi congchuasaobang on 11-12-2014 - 18:10 trong Đại số

1/ Biết x, y, z liên hệ với nhau bởi các đẳng thức: $x^{2}-y=a; y^{2}-z=b; z^{2}-x=c$

Tính giá trị của biểu thức: P= $x^{3}(z-y^{2})+ y^{3}(x-z^{2})+z^{3}(y-x^{2})á+xyz(xyz-1)$

2/ Biết x+y=a+b; $x^{2}+y^{2}=a^{2}+b^{2}$

C/m: $x^{n}+y^{n}=a^{n}+b^{n}$, với n nguyên dương

3/Tìm các nghiệm nguyên của phương trình: $4x^{4}+8x^{2}y+3y^{2}-4y-15=0$

4/C/m: 

a/ $(a^{2}+b^{2})(x^{2}+y^{2})=(ax-by)^{2}+(bx+ay)^{2}$

b/ $(a^{2}+b^{2}+c^{2})(x^{2}+y^{2}+z^{2})-(ax+by+cz)^{2}=(bx-ay)^{2}+(cy-bz)^{2}+(ax-cz)^{2}$

 




#493628 Chứng minh rằng $PQ^2=QR.ST$

Đã gửi bởi congchuasaobang on 17-04-2014 - 22:47 trong Hình học

a, Ta có $\Delta OAB$ cân ( vì OA, OB là bán kính đường tròn tâm O )

           nên $\widehat{OAB}=\widehat{OBA}$                                                                    (1)

    Xét $\Delta AQR$ vuông tại R, ta có $\widehat{AQR}+\widehat{QAR}=90^{\circ}$

                                                      hay  $\widehat{AQR}+\widehat{OAB}=90^{\circ}$        (2)

    Xét $\Delta BST$ vuông tại T, ta có $\widehat{TSB}+\widehat{SBT}=90^{\circ}$

                                                     hay $\widehat{TSB}+\widehat{OBA}=90^{\circ}$           (3)

    Từ (1), (2) và (3) ta được $\widehat{TSB}=\widehat{AQR}$

                                 nên $\widehat{PSQ}=\widehat{PQS}$ ( 2 cặp góc đối đỉnh bằng nhau)

               hay $\Delta PQS$ cân tại P




#500566 Với a,b,c là các số thực dương. Chứng minh rằng $A+B\geq C+D$...

Đã gửi bởi congchuasaobang on 21-05-2014 - 19:01 trong Bất đẳng thức và cực trị

Với a,b,c là các số thực dương. Chứng minh rằng $A+B\geq C+D$ với:

    A=$\frac{1}{a(1+b)}+\frac{1}{b(1+c)}+\frac{1}{c(1+a)}$

    B=$\frac{ab}{1+a}+\frac{bc}{1+b}+\frac{ca}{1+c}$

    C=$\frac{1}{1+a}+\frac{1}{1+b}+\frac{1}{1+c}$

    D= $\frac{b}{1+b}+\frac{c}{1+c}+\frac{a}{1+a}$




#528434 Chuyển động tròn đều

Đã gửi bởi congchuasaobang on 12-10-2014 - 14:15 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Câu 1: một đĩa tròn đều quay quanh trục đi qua tâm đĩa. So sánh tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của một điểm A nằm ở mép đĩa với điểm B nằm ở giữa bán kính r của đĩa

 

Câu 2: một chiếc xe chuyển động đều, vận tốc 36km/h. Khi đó một điểm trên vành bánh xe vạch được một cung 90 độ sau 0,05s . Xác định bán kính bánh xe và số vòng quay trong 10s

 

Câu 3 : khi đĩa quay đều thì một điểm trên vành đĩa chuyển động với vận tốc 3m/s. Một điểm nằm gần trục quay hơn một đoạn 10cm có vận tốc là 2m/s. Xác định tần số, chu kì và gia tốc hướng tâm của điểm nằm trên vành đĩa

 

Câu 4 : Tính độ dài của một điểm nằm trên vĩ tuyến 60 độ khi Trái Đất quay quanh trục của nó. Cho biết bán kính Trái Đất là 6400km

 

Câu 5 : Hai máy bay đang bay ngược chiều hướng về nhau trên cùng một đường thẳng với cùng vận tốc 300 m/s. Khi khoảng cách giữa chúng là d=500m thì các máy bay liền thực hiện các đường lượn nửa vòng tròn như nhau trong cùng một mặt phẳng ngangở hai phía của quỹ đạo ban đầu, khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 máy bay trong khi lượn là 250m, tốc độ bay không đổi. Tính gia tốc của các máy bay

 

Câu 6 : Hãy ước lượng tốc độ dịch chuyển của bóng mặt Trăng trên Trái Đất trong thời gian xảy ra nhật thực toàn phần. Coi vùng tối nằm ở xích đạo vào lúc giữa trưa và trục quay của Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng , bỏ qua chuyền động tương đối của Trái đất quanh Mặt trời, khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đât là r = 3,8.10^5 km, bán kính trái đât R đất= 6,4.10^3 km, coi một tháng âm lịch Tm = 28 ngày, khi tính toán chú ý rằng khoảng cách từ mặt trăng đến trái đất nhỏ hơn nhiều so  với khoảng cách từ mặt trời đến trái đất




#481147 chứng minh một tam giác có diện tích bằng 1 không thể chứa trong một hình bìn...

Đã gửi bởi congchuasaobang on 05-02-2014 - 16:23 trong Hình học

mọi người ơi!!!!! giúp mình với  @};-  @};-  @};-  @};-




#477982 số học 9

Đã gửi bởi congchuasaobang on 19-01-2014 - 09:16 trong Số học

Cho 2 số tự nhiên x và y (x, y khác 0) thỏa mãn điều kiện : 2$x^{2}+x =3y^{2}+y$

Chứng minh rằng x-y và 3x+3y+1 đều là các số chính phương :blink:  :biggrin:  :)  :icon14:




#507672 Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho parabol (P): y = $-x^{2}$...

Đã gửi bởi congchuasaobang on 18-06-2014 - 18:33 trong Đại số

câu a đề có thiếu ko zậy, chả hiểu lắm!!!!




#479477 giải phương trình với 2 ẩn x,y

Đã gửi bởi congchuasaobang on 27-01-2014 - 21:09 trong Đại số

giải hệ phương trình

     $x^{3}+3xy^{2}=-49$

và$x^{2}-8xy+y^{2}=8y-17x$

:icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:




#481088 chứng minh một tam giác có diện tích bằng 1 không thể chứa trong một hình bìn...

Đã gửi bởi congchuasaobang on 05-02-2014 - 11:50 trong Hình học

Câu 1: Cho một góc nhọn và A là một điểm nằm trong góc đó. Hãy dựng một tam giác ABC có chu vi bé nhất mà các đỉnh B, C tương ứng nằm trên 2 cạnh của góc đó

Câu 2: Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp trong đường tròn ( O;R). Điểm M di động trên cung nhỏ Bc. Từ M kẻ các đường thẳng MH, MK lần lượt vuông góc với AB, AC ( H thuộc đường thẳng AB, K thuộc đường thẳng AC)

                  a, C/m 2 tam giác MBC và MHK đồng dạng

                  b, Tìm vị trí của M để độ dài đoạn HK lớn nhất

Câu 3: Chứng minh rằng khoảng cách từ điểm P được chọn bất kì trong hình bình hành đó không vượt quá bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

Câu 4: chứng minh một tam giác có diện tích bằng 1 không thể chứa trong một hình bình hành có diện tích nhỏ hơn 2

:icon13:  :wacko:  :icon14:




#524601 tài liệu toán lớp 10

Đã gửi bởi congchuasaobang on 15-09-2014 - 09:33 trong Tài liệu tham khảo khác

mọi người ai có tài liệu gì của toán lớp 10 nâng cao ko ạ, cả đại cả hình ấy ạ cho mình tham khảo với. Thanks Thanks :icon6:  @};-  :)




#489153 Cho tam giác ABC cân tại A (AB>BC) Đường cao AH

Đã gửi bởi congchuasaobang on 28-03-2014 - 01:24 trong Hình học

Cho tam giác ABC cân tại A (AB>AC). Đường cao AH. Trên tia BC lấy điểm D sao cho BD=BA. Trên tia đối của tia BA lấy điểm E sao cho BE=CD. Kẻ DM vuông góc với AB.  AH cắt DM tại I. CM:

a) AH = DM

b) Tam giác BED = Tam giác CDA

c) Nối BI cắt AD tại N, CM: MN song song ED.

 

Đây là bài hình lớp 7 mong mọi người chỉ giúp mình cách giải câu C. Mình xin cảm ơn nhiều

tam giác ABC cân tại A rồi thì sao mà AB>AC được ???? :ohmy:  :ohmy:  :ohmy:




#487762 $x^4-mx^3-(2m+1)x^2+mx+1=0$

Đã gửi bởi congchuasaobang on 19-03-2014 - 12:53 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

ta có pt có 2 nghiệm phân biệt lớn hơn 1 khi 1<x1<x2

                     $\Delta >0$

                     $x1-1+x2-1> 0$

                      $(x1-1)(x2-1)> 0$




#488097 Tính $\sqrt[3]{20+14\sqrt{2}}+\sqrt[3...

Đã gửi bởi congchuasaobang on 21-03-2014 - 19:15 trong Đại số

Tính

$\sqrt[3]{20+14\sqrt{2}}+\sqrt[3]{20-14\sqrt{2}}$

Để mình làm 1 bài đầy đủ luôn cho :icon6:  :icon6:  :icon6:

 Ta có A = $\sqrt[3]{20+14\sqrt{2}}+\sqrt[3]{20-14\sqrt{2}}$

   nên $A^{3}=(\sqrt[3]{20+14\sqrt{2}}+\sqrt[3]{20-14\sqrt{2}})^{3}$

                    = $20+14\sqrt{2}+20-14\sqrt{2}+3\sqrt[3]{(20+14\sqrt{2})(20-14\sqrt{2})}(\sqrt[3]{20+14\sqrt{2}}+\sqrt[3]{20-14\sqrt{2}})$

                    = 40+3A.2

                    = 40+6A

do đó $A^{3}-6A-40=0$

nên $(A-4)(A^{2}+4A+10)=0$              (1)

  ta có $A^{2}+4A+10= (A+2)^{2}+6\geq 6$ với mọi A

 do đó từ (1) ta được A-4=0 nên A=4

      Vậy  $\sqrt[3]{20+14\sqrt{2}}+\sqrt[3]{20-14\sqrt{2}}$ =4  :)  :)  :)




#477883 bất đẳng thức lớp 9

Đã gửi bởi congchuasaobang on 18-01-2014 - 18:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

Câu 1 : Cho 3 số thực dương a,b,c thỏa mãn a+b+c=1 

                    Chứng minh : $\frac{1}{ac}$ + $\frac{1}{bc}\geq$ 16

Câu 2 : cho a,b,c là các số thực dương 

                    Chứng minh rằng $\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}\geq \frac{a+2012}{b+2012}+\frac{b+2012}{c+2012}+\frac{c+2012}{a+2012}$




#500415 hệ phương trình :$\left\{\begin{matrix} 3x...

Đã gửi bởi congchuasaobang on 20-05-2014 - 23:38 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Xét hệ phương trình :$\left\{\begin{matrix} 3x-my=x^{2} & \\ 3y-mx=y^2& \end{matrix}\right.$

  a, Giải hệ phương trình khi m=1

  b, Chứng minh rằng nếu m>1 thì hệ đang xét không thể có nghiệm thỏa mãn điều kiện $x\neq y$

 




#486863 tìm k để S tam giác MNP = 5/8 S tam giác ABC

Đã gửi bởi congchuasaobang on 14-03-2014 - 21:38 trong Hình học

bx mi giỏi rồi đó, tau mà bx đứa mô thì ĐỪNG COK TRÁCH :angry:  :angry:  <_<  <_<  :angry:  :angry: giỏi thì làm đi, khoeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee, hứ




#529471 công thức cộng vận tốc

Đã gửi bởi congchuasaobang on 19-10-2014 - 00:26 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Câu 1:một thang cuốn tự động đưa khách từ tầng trệt lên lầu trong 1,4 phút. Nếu thang ngừng thì khách phải đi bộ lên trong 4,6 phút. Hỏi nếu thang vẫn chạy mà khách vẫn bước lên thì mất bao lâu. COi vận tốc chuyển động của người trong 2 trường hợp là ko đổi

Câu 2: một người cần bơi đò từ điểm A trên bờ sông sang điểm B ở bờ đối diện. Bề rộng của sông là Ac=d, khoảng cách BC=s. Tốc độ của dòng chảy không đổi là u. Tìm tốc độ nhỏ nhất của đò đối với dòng nước để đò đến được điểm B theo đường thẳng AB

Câu 3: Một thuyền máy chuyển động với vận tốc v từ điểm A ờ bờ bên này sang điểm B ở bờ bên kia theo đường thẳng AB hợp với bờ sông một góc an pha. Gió thổi theo hướng vuông góc với bờ sông từ bờ bên này đến bờ bên kia. Tìm vận tốc của gió biết rằng lá cờ cắm ở mũi thuyền hợp với phương AB một góc bê ta
 



#507872 $\sqrt{x_{1}^{2}+2014}-x_{1...

Đã gửi bởi congchuasaobang on 19-06-2014 - 19:20 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Ta có: 

$\sqrt{x_1^2+2014}-x_1=\sqrt{x_2^2+2014}+x_2$

$\Leftrightarrow \frac{2014}{\sqrt{x_1^2+2014}+x_1}=\frac{2014}{\sqrt{x_2^2+2014}-x_2}$

$\Rightarrow \sqrt{x_1^2+2014}-\sqrt{x_2^2+2014}=-(x_1+x_2)$

Do đó $x_1+x_2=-(x_1+x_2)\Rightarrow x_1+x_2=0$

       $\Rightarrow m=2014$

bạn nói rõ hơn được ko, mình vẫn chưa hiểu lắm????




#533377 Cho tam giác ABC, N là trung điểm của AB, M là trung điểm của AC.

Đã gửi bởi congchuasaobang on 16-11-2014 - 00:59 trong Hình học

 Câu 1: Cho tam giác ABC, N là trung điểm của AB, M là trung điểm của AC. P và Q nằm trên BC sao cho BP=PQ=QC, BM cắt NP và AQ tại K và L. So sánh diện tích của tứ giác KLQP với diện tích tam giác ABC

 

Câu 2: Trên các cạnh AB, AC của tam giác ABC có diện tích S , lấy điểm D, E sao cho 4D= AB, 4E=AC. Gọi K là giao điểm của BE và CD.  Tính diện tích tứ giác ADKE

 

Câu 3: Cho tứ giác ABCD, gọi I, E, G H lần lượt là trung điềm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Đường thẳng CI cắt BH và DE lần lượt tại M và N; đường thẳng AG cắt DE và BH lần lượt tại P và Q . Chứng minh rằng: diện tích MNPQ bằng tổng các diện tích của tam giác IBM, CEN, DGP, AHQ

 

Câu 4 : Trên cạnh AB và C của hình bình hành ABC lần lượt lấy 2 điểm  M và N sao cho AM=CN. P là điểm nằm trên Đ, các đường thẳng MN, BP, CP thia hình bình hành ABC thành ba tam giác và ba tứ giác. CHứng minh rằng trong đó diện tích một tam giác bằng tổng diện tích 2 tam giác còn lại và diện tích một tứ giác bằng tổng diện tích hai tứ giác còn lại?

 

Câu 5: Gọi a,b,c,d theo thứ tự là độ dài các cạnh AB, BC, CD, DA của tứ giác ABCD, S và p theo thứ tự là diện tích và nửa chu vi của tứ giác đó

    a, C/m: $S\leq \frac{1}{c}(ab+cd)$

    b, C/m: $4S\leq (a+c)(b+d)\leq p^{2}$

    c, C/m : $S\leq \frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}}{4}$