Đến nội dung

quangnghia nội dung

Có 389 mục bởi quangnghia (Tìm giới hạn từ 04-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#596823 $\left\{\begin{matrix} x= 4y^2(1-x) &...

Đã gửi bởi quangnghia on 04-11-2015 - 17:34 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Hình như phải có thêm điều kiện x,y,z >0 chứ ạ ? 

à, mình quên




#596753 C/m 3 điểm I, A, K thẳng hàng?

Đã gửi bởi quangnghia on 03-11-2015 - 21:50 trong Hình học

b/ Gọi M là giao điểm của IK với tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B. C/m 3 đường thẳng MC, AH, EF đồng quy?

Dễ thấy MB=MA, do MB, MA đều là tiếp tuyến

Ta có $\widehat{BLA}=\widehat{ABC}=\widehat{KAC}=\widehat{LAM}$

$\Rightarrow \Delta MLA$ cân tại M

$\Rightarrow ML=MA$

Vậy ML=MA

Gọi I là giao điểm AH,EF

Gọi I' là giao điểm CM và AH. Ta chứng minh I trùng I'

Ta có $\frac{AI'}{LM}=\frac{CI'}{CM}=\frac{I'H}{MB}$

Mà ML=MB (chứng minh trên)

$\Rightarrow AI'=IH'$

Vậy I' là trung điểm AH

Mà I là trung điểm AH nên I trùng I'

Kết luận MC, AH, EF đồng quy




#596751 C/m 3 điểm I, A, K thẳng hàng?

Đã gửi bởi quangnghia on 03-11-2015 - 21:36 trong Hình học

a/ C/m 3 điểm I, A, K thẳng hàng?

Ta có I, K lần lượt là điểm đối xứng của H qua AB, AC nên $\widehat{IAH}=2\widehat{BAH}, \widehat{KAH}=2\widehat{HAC}$

$\Rightarrow \widehat{IAK}=\widehat{IAH}+\widehat{KAH}=2\widehat{BAH}+2\widehat{HAC}=2\widehat{BAC}=180$

Nen I, A, K thẳng hàng




#596735 $\left\{\begin{matrix} x= 4y^2(1-x) &...

Đã gửi bởi quangnghia on 03-11-2015 - 21:13 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ: 

$\left\{\begin{matrix} x=  4y^2(1-x) & \\ y= 4z^2(1-y) & \\ z=  4x^2(1-z) & \end{matrix}\right.$

Dễ thấy (0,0,0) là nghiệm

Xét (x,y,z) khác (0,0,0)

Hệ trở thành$\left\{\begin{matrix} x=\frac{4y^{2}}{1+4y^{2}} & \\ y=\frac{4z^{2}}{1+4z^{2}} & \\ z=\frac{4x^{2}}{1+4x^{2}} & \end{matrix}\right.$

Ta có $\frac{4y^{2}}{1+4y^{2}}\leq \frac{4y^{2}}{4y}\leq y$

$\Rightarrow x\leq y$

Chứng minh tương tự $y\leq z,z\leq x$

Vậy x=y=z




#596707 Cho $x,y \epsilon \mathbb{R}$ thỏa điều kiện :...

Đã gửi bởi quangnghia on 03-11-2015 - 18:50 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y \epsilon \mathbb{R}$ thỏa điều kiện : $x^2+xy+y^2\leq3$. Chứng minh :

$-4\sqrt{3}-3\leq x^2-xy-3y^2\leq 4\sqrt{3}-3$

Đặt $A=x^{2}+xy+y^{2}$, $B=x^{2}-xy-3y^{2}$

Nếu y=0 thì $B=x^{2}\Rightarrow 0\leq B\leq 3$ (đúng)

Nếu y khác 0 thì đặt $t=\frac{x}{y}$ ta được: $B=A.\frac{x^{2}-xy-3y^{2}}{x^{2}+xy+y^{2}}=A.\frac{t^{2}-t-3}{t^{2}+t+1}$

Xét $\frac{t^{2}-t-3}{t^{2}+t+1}=m$

$\Leftrightarrow (m-1)t^{2}+(m+1)t+m+3=0$

Pt này có nghiệm kia m=1 hay $\Delta \geq 0$

$\Rightarrow \frac{-3-\sqrt{48}}{3}\leq m\leq \frac{-3+\sqrt{48}}{3}$

Mà do $0\leq A\leq 3\Rightarrow -3-4\sqrt{3}\leq m\leq -3+\sqrt{48}$




#596704 $\left\{\begin{matrix} xy+z^2=2 &...

Đã gửi bởi quangnghia on 03-11-2015 - 18:09 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải HPT $\left\{\begin{matrix} xy+z^2=2 & & \\ yz+x^2=2 & & \\ zx+y^2=2 & & \end{matrix}\right.$

 

Lấy phương trình (1) và (2) trừ nhau:

$x^{2}-z^{2}+yz-xy=0$

$\Rightarrow (x-z)(x+z)-y(x-z)=0$

$\Rightarrow (x-z)(x+z-y)=0$

TH1: x=z

Ghép phương trình (1) và (3)

$\left\{\begin{matrix} yz+z^{2}=2 & \\ z^{2}+y^{2}=2 & \end{matrix}\right.$

trừ theo vế ta có $y^{2}-yz=0$

$\Rightarrow y=0$ hay y=z

y=0 thì $z=\sqrt{2}$ hay $z=-\sqrt{2}$

y=z thì $y=z=1$ hay $y=z=-1$

TH2: y=x+z

Ghép (1) và (3):

$\left\{\begin{matrix} z^{2}+x(x+z)=2 & \\ (x+z)^{2}+zx=2 & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} z^{2}+xz+x^{2}=2 & \\ x^{2}+3xz+z^{2}=2 & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow$ xz=0

Đến đây giải khá đơn giản




#596699 C/m 3 đường thẳng OE, MQ và NP đồng quy?

Đã gửi bởi quangnghia on 03-11-2015 - 17:47 trong Hình học

 Từ 1 điểm A ở bên ngoài đường tròn tâm O kẻ 2 tiếp tuyến AB, AC với (O) ( B, C là tiếp điểm). Gọi E là điểm nằm trên cung nhỏ BC ( E khác A, B). Tiếp tuyến với (O) tại E cắt AB, AC theo thứ tự tại M, N. Gọi giao điểm của OM, ON với BC lần lượt là P, Q. C/m 3 đường thẳng OE, MQ và NP đồng quy?

Ta sẽ chứng minh OE, MQ, PN cùng là đường cao của tam giác MON

Ta có $\widehat{MON}=\widehat{MOE}+\widehat{EON}=\frac{1}{2}\widehat{BOE}+\frac{1}{2}\widehat{EOC}=\frac{1}{2}\widehat{BOC}=\widehat{BOA}=\widehat{ABC}$

Vậy tứ giác MBOQ nội tiếp

Mà góc MBO vuông

Suy ra góc MQO vuông

$\Rightarrow$ MQ vuông ON

chứng minh tương tự NP vuông MO

Vậy MQ, OE, NP là 3 đường cao của $\Delta MON$

$\Rightarrow$ MQ, PN, OE đồng quy




#591323 $Max$ $(x+1) \sqrt{3-2x-x^2}$

Đã gửi bởi quangnghia on 28-09-2015 - 21:24 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm Max 

 

$A=(x+1) \sqrt{3-2x-x^2}$

$A=(x+1)\sqrt{4-(x+1)^{2}}$

$\Rightarrow A^{2}=t^{2}(4-t^{2})=4t^{2}-t^{4}=-t^{4}+4t^{2}-4+4=4-(t^{2}-2)^{2}\leq 4$

$\Rightarrow A\leq 2$




#591315 $\int\limits_{0}^{\frac{\pi...

Đã gửi bởi quangnghia on 28-09-2015 - 20:57 trong Tích phân - Nguyên hàm

Giải hộ mình cái tiêu đề.

Đặt $t=\sqrt{1+3cosx}$

$\Rightarrow t^{2}=1+3cosx$

$\Rightarrow 2tdt=-3sinxdx$

$\Rightarrow sinxdx=-\frac{2}{3}tdt$

Vậy tích phân trở thành $t.-\frac{2}{3}tdt=-\frac{2t^{2}}{3}dt$

Đến đây đơn giản




#586739 $\frac{(a+b)(a+b+c)(a+b+c+d)^2}{abcd}\geq...

Đã gửi bởi quangnghia on 02-09-2015 - 09:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

$1$ $a,b,c,d>0$ $CMR$

$\frac{(a+b)(a+b+c)(a+b+c+d)^2}{abcd}\geq 64$

$2$ $a,b,c>0$ $abc=1$

$CMR: 1+\frac{1}{(a+b+c)}\geq \frac{4}{(ab+bc+ca)}$

1) Ta có $(a+b)(a+b+c)(a+b+c+d)^{2}\geq (a+b)(a+b+c)4(a+b+c)d\geq 4d(a+b)(a+b+c)^{2}\geq 4d(a+b)4(a+b)c\geq 16cd(a+b)^{2}\geq 64abcd$

Từ đây ta suy ra điều cần chứng minh




#583643 tìm min P=$ \frac{1}{1+xy}+\frac{1...

Đã gửi bởi quangnghia on 21-08-2015 - 16:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

bài 1 tìm min P=$\frac{1}{1+xy}+\frac{1}{1+yz}+\frac{1}{1+zx}$

trong đó x,y,z là các số thực thỏa mãn $x^2+y^2+z^2\le 3$

$\sum \frac{1}{1+xy}\geq \frac{9}{\sum (1+xy)}\geq \frac{9}{3+xy+yz+xz}\geq \frac{9}{3+x^{2}+y^{2}+z^{2}}\geq \frac{3}{2}$




#583589 giải PT $2\sqrt[3]{(x-1)^{2}}+\sqrt[3]...

Đã gửi bởi quangnghia on 21-08-2015 - 13:40 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$2x^{2}+x+1=(2x+1)\sqrt{x^{2}+1}$

$\Rightarrow (2x^{2}+x+1)^{2}=(x^{2}+1)(2x+1)^{2}$

$\Rightarrow 4x^{4}+x^{2}+1+4x^{3}+4x^{2}+2x=4x^{4}+4x^{3}+x^{2}+4x^{2}+4x+1$

$\Rightarrow x=0$




#583422 Hệ thức lượng trong tam giác

Đã gửi bởi quangnghia on 20-08-2015 - 20:54 trong Hình học

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Tia phân giác của phân giác của góc HAC cắt HC ở D. Gọi K là hình chiếu của D trên AC. Biết BC=25 cm, DK=6cm .Tính độ dài AB.

Do AD là tia phân giác của $\widehat{DAC}$ nên $\widehat{HAD}=\widehat{KAD}$ 

$\Rightarrow \Delta AHD=\Delta AKD$

$\Rightarrow HD=DK=6$

$\widehat{BDA}=\widehat{DAC}+\widehat{ACB}=\widehat{HAD}+\widehat{BAH}=\widehat{BAD}$

$\Rightarrow BA=BD$

Ta có $HD=BD-BH$

$\Rightarrow AB-BH=6$

Mà $AB^{2}=BH.BC=BH.25$

Từ 2 phương trình này giải tìm AB




#583388 Nhắc Nhở

Đã gửi bởi quangnghia on 20-08-2015 - 19:11 trong Xử lí vi phạm - Tranh chấp - Khiếu nại

Em nghĩ là nên có thêm phần lựa chọn có nhận tinh nhắn hay không? :lol:

vãi cả ý tưởng, cơ mà a cũng có tin nhắn của bạn ấy, Trước mắt nhắc nhở thôi :3. "Tinh nhắn" là sao :v




#583385 $S_{AOB}$ đạt GTNN

Đã gửi bởi quangnghia on 20-08-2015 - 19:01 trong Hình học

Cho 2 đường thẳng $a$ và $b$ song song với nhau và cố định. $O$ cố định thuộc miền mp giới hạn bởi 2 đường thẳng $a$ và $b$. $\widehat{xOy}=90^{\circ}$ quay quanh $O$ sao cho $Ox\cap a=\left \{ A \right \}$ và $Oy\cap b=\left \{ B \right \}$.

             a. Tìm vị trí $\widehat{xOy}$ sao cho +) $S_{AOB}$ đạt GTNN

                                                                         +) $\frac{1}{OA}+\frac{1}{OB}$ đạt GTLN

                                                                       +) $AB_{min}$

             b. Tổng quát bài toán khi $\widehat{xOy}=\alpha$ không đổi thì khi nào $S_{AOB}$ đạt GTNN

a) Kẻ đường thẳng vuông với 2 đường a,b và đi qua O, đường này cắt a,b lần lượt ở  N, M

$S_{AOB}=\frac{1}{2}OA.OB$

vậy ta mong muốn cho  OA.OB min

$\Delta AON\approx \Delta OBM\Rightarrow \frac{AN}{OB}=\frac{ON}{BM}$

$\Rightarrow AO=\frac{OB.ON}{BM}\Rightarrow AO.OB=OB^{2}.\frac{ON}{BM}=\frac{BM^{2}+OM^{2}}{BM}.ON=(BM+\frac{OM^{2}}{BM}).ON\geq 2OM.ON$

Dấu "=" xảy ra khi $BM=\frac{OM^{2}}{BM}\Rightarrow BM=OM$. Từ đây ta có cách dụng góc xOy nhé




#583376 Tìm điều kiện xác định $ \sqrt{\frac{2}{x-4}} $

Đã gửi bởi quangnghia on 20-08-2015 - 18:40 trong Đại số

1/ $ \sqrt{\frac{2}{x-4}} $ 

 

2/ $ \sqrt{\frac{-1}{x-5}} $

 

3/ $ \sqrt{\frac{2}{3x-4}} $

 

4/ $ \sqrt{\frac{-2}{-5x-4}} $

 

5/ $ \frac{2}{\sqrt{x}-3} $

 

6/ $ \frac{1}{\sqrt{x}-2} $

 

Giup mình với,cảm ơn các bạn nhiều.

1)$x-4>0\Rightarrow x> 4$

2) $x-5< 0\Rightarrow x< 5$

3) $3x-4> 0\Rightarrow x\frac{4}{3}$

4) $-5x-4<0\Rightarrow x>\frac{-4}{5}$

5) $\sqrt{x}-3> 0\Rightarrow \sqrt{x}> 3\Rightarrow x> 9$

6) $x>4$




#583374 Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Trãi HD - môn Toán

Đã gửi bởi quangnghia on 20-08-2015 - 18:34 trong Tài liệu - Đề thi

:namtay

Bài I

1) Phương trình trở thành $x-3\sqrt{x}+1-\sqrt{x-8}=0$

$\Rightarrow \frac{x^{2}-9x}{x+3\sqrt{x}}=\frac{x-9}{\sqrt{x-8}+1}$

$\Rightarrow x=9$ hay $\frac{x}{x+3\sqrt{x}}=\frac{1}{\sqrt{x-8}+1}$  (1)

xét (1) $\Rightarrow \frac{1}{1+\frac{3}{\sqrt{x}}}=\frac{1}{\sqrt{x-8}+1}$

Nếu $x> 9\Rightarrow \sqrt{x}> 3\Rightarrow \frac{3}{\sqrt{x}}< 1\Rightarrow 1+\frac{3}{\sqrt{x}}< 2\Rightarrow \frac{1}{1+\frac{3}{\sqrt{x}}}> \frac{1}{2}$

$\sqrt{x-8}+1\geq \sqrt{1}+1>2\Rightarrow \frac{1}{\sqrt{x-8}+1}< \frac{1}{2}$

$\Rightarrow VT>\frac{1}{2}> VP$ (vô lý)

nếu $x< 9$ lý luận tương tự ta thu được điều vô lý

Nếu x=9 thì thay vào thấy thoả

Vậy $x=9$ là nghiệm duy nhất




#583370 Chứng minh: $AE$=$AF$

Đã gửi bởi quangnghia on 20-08-2015 - 18:16 trong Hình học

Tứ giác nội tiếp học sau cùng lớp 9 anh ạ

Thì chương trình lớp 8 đâu có đường tròn, đường tròn đi theo và gắn chặc với tứ giác nội tiếp, Tứ giác nội tiếp nằm ở lớp 9, mà đường tròn nằm ở lớp x ($6\leq x\leq 8$) thì hơi vô lý




#583366 Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Trãi HD - môn Toán

Đã gửi bởi quangnghia on 20-08-2015 - 17:59 trong Tài liệu - Đề thi

:namtay

4b) CH cắt (O) tại L.

Ta có $\widehat{BLH}=\widehat{BAC}$ (góc nội tiếp cùng chắn cung BC)

$\widehat{BAC}=\widehat{PHB}$ (đồng dạng)

$\Rightarrow \widehat{BLH}=\widehat{PHB}$

Vậy $\Delta LBH$ cân tại B

Ta có $\widehat{HLP}=\widehat{LHP}$ ( do $\Delta LBH$ cân tại B)

$\widehat{LHP}=\widehat{PEK}$ ( K là giao điểm của AB và EQ)

$\widehat{PEK}=\widehat{PQK}$

$\Rightarrow \widehat{HLP}= \widehat{PQK}$

Mà LH song song EQ nên LPQ thẳng hàng

$\Rightarrow \widehat{LHP}=\widehat{HLP}=\widehat{HLQ}=\widehat{CLQ}$

Chứng minh tương tự ta có $\Rightarrow \widehat{NHF}=\widehat{BGQ}$ (với G là giao của BH và (O))

$\Rightarrow \widehat{LHE}+\widehat{LHG}+\widehat{GHF}=\widehat{CLQ}+\widehat{PHN}+\widehat{BGQ}=\widehat{CAQ}+\widehat{PHN}+\widehat{BAQ}=180^{o}$

Nên E, H, F thẳng hàng




#583363 Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Trãi HD - môn Toán

Đã gửi bởi quangnghia on 20-08-2015 - 17:47 trong Tài liệu - Đề thi

:namtay

Bài 4: a) Ta có $\widehat{HPM}=\widehat{HBM}=\widehat{MAN}$

   $\widehat{HMP}=\widehat{HBP}=\widehat{HCN}=\widehat{HMN}$

Vậy $\Delta PMH\approx \Delta AMN$

$\Rightarrow \frac{MH}{MN}=\frac{MP}{MA}\Rightarrow MH.MA=MN.MP$




#583361 Chứng minh: $AE$=$AF$

Đã gửi bởi quangnghia on 20-08-2015 - 17:23 trong Hình học

em chưa học đến góc và đường tròn anh ơi :(

Em chưa học đến góc và đường tròn, nhưng đề lại vẽ đường tròn tâm O. Vậy chưa học là thế nào?




#583359 Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Trãi HD - môn Toán

Đã gửi bởi quangnghia on 20-08-2015 - 17:10 trong Tài liệu - Đề thi

:namtay

Hệ: Phương trình 2 trở thành $x^{3}+2y^{3}=10(x-y)=2(x-y)(x^{2}+y^{2})$

$\Rightarrow x^{3}+2y^{3}=2(x^{3}+xy^{2}-yx^{2}-y^{3})$

$\Rightarrow x^{3}+2xy^{2}-2xy^{2}-4y^{3}=0$

$\Rightarrow x^{2}(x+2y)-2y^{2}(x+2y)=0$

$\Rightarrow (x+2y)(x^{2}-2y^{2})=0$

$\Rightarrow x=-2y$ hay $x=y\sqrt{2}$ hay $x=-y\sqrt{2}$

Với từng trường hợp, thay vào 1 trong 2 phương trình là ra




#583290 Chứng minh: $AE$=$AF$

Đã gửi bởi quangnghia on 20-08-2015 - 13:13 trong Hình học

1,Cho tam giác $ABC$ vuông cân tại $A$.Vẽ $AH$ là đường cao của tam giác $ABC$.$D$ là điểm trên đoạn thẳng $HC$.Vẽ hình chữ nhật $AHDO$ .Vẽ đường tròn tâm $O$ bán kính $OD$ cắt tia đối $AB$ tại $E$,cắt $AC$ tại $F$

Chứng minh: $AE$=$AF$

(O) cắt AB tại M

Ta có $\frac{sin\widehat{AMO}}{AO}=\frac{sin\widehat{MAO}}{MO}\Rightarrow sin\widehat{AMO}=\frac{AO}{MO}.sin135$

$\frac{sin\widehat{AFO}}{AO}=\frac{sin\widehat{OAF}}{OF}= sin\widehat{AFO}=\frac{AO}{FO}sin45$

$\Rightarrow sin\widehat{AMO}=sin\widehat{AFO}$

Mà 2 góc AMO, AFO đều nhọn ( vì góc MAO, AOF tù)

$\Rightarrow \widehat{AMO}=\widehat{AFO}$

$\Rightarrow$ AOFM nội tiếp

$\Rightarrow \widehat{MOF}=90^{o}$

$\Rightarrow \widehat{MEF}=45^{o}$ ( góc nội tiếp bằng nữa góc ở tâm cùng chắn 1 cung)

$\Rightarrow \Delta AEF$ vuông cân tại A

$\Rightarrow AE=AF$




#583268 Viết phương trình AM biết M có tung độ là -2

Đã gửi bởi quangnghia on 20-08-2015 - 10:55 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Cho đường tròn tâm tại gốc tọa độ 0 bán kính 4  điểm A (-7;0) đường tròn tâm (I) bất kì qua A cắt (0) tại 2 điểm B,C tiếp tuyến tại A của (I) cắt B,C tại M . Viết phương trình AM biết M có tung độ là -2

Câu "tiếp tuyến tại A của (I) cắt B,C tại M" là sao thế ạ




#583226 Những “hạt sạn to đùng” trong sách Toán lớp 6

Đã gửi bởi quangnghia on 19-08-2015 - 22:38 trong Toán học lý thú

Riêng mình thì thấy nó khá bình thường, viết không cách ra không có gì không hợp lý