Đến nội dung

anhquannbk nội dung

Có 474 mục bởi anhquannbk (Tìm giới hạn từ 06-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#714705 Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm $I(2;1)$, bán kính $R...

Đã gửi bởi anhquannbk on 23-08-2018 - 06:25 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Tại sao AH=2IM ạ

Kẻ đường kính $AD$ sẽ thấy.




#714674 Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm $I(2;1)$, bán kính $R...

Đã gửi bởi anhquannbk on 22-08-2018 - 20:33 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm $I(2;1)$, bán kính $R=5$. Trực tâm $H(-1;-1)$, độ dài $BC=8$. Tọa độ điểm $A$ là?

Gọi $M$ là trung điểm $BC$. Ta có $IM \perp BC$. Ta tính được $IM$, từ đó suy ra $AH=2IM$

Có độ dài $AH, AI$ tìm được $A$




#714534 $H,I,O$ thẳng hàng

Đã gửi bởi anhquannbk on 19-08-2018 - 08:06 trong Hình học phẳng

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$, một đường tròn $(K)$ đi qua $B,C$ cắt $AC$, $AB$ tại $D,E$. $BD$ cắt $CE$ tại $H$. $I$ là tâm của $KDE$. Chứng minh $H,I,O$ thẳng hàng.

Một loạt các tính chất quanh cấu hình này được trình bày ở đây

https://artofproblem...h454878p2556589




#714441 Chứng minh đồng quy

Đã gửi bởi anhquannbk on 16-08-2018 - 08:17 trong Hình học

Cho tứ giác ABCD vừa nội tiếp đường tròn (O)  vừa ngoại tiếp (I). CM: AC, BD, OI đồng quy 

Trong file này có một số tính chất về tứ giác lưỡng tâm, trong đó có bài toán này.

https://nguyenvanlin...ic-polygons.pdf




#714440 $cos2x + 5= 2(2-cosx)(sinx-cosx)$

Đã gửi bởi anhquannbk on 16-08-2018 - 08:02 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Mọi người giúp em giải chi tiết bài này. Em cảm ơn.

Giải phương trình:

$cos2x + 5= 2(2-cosx)(sinx-cosx)$

https://diendantoanh...-cosxsinx-cosx/




#714265 $rank(A)=rank(B)$

Đã gửi bởi anhquannbk on 12-08-2018 - 19:57 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho $A$ và $B$ là hai ma trận có tính chất $A^2=A, B^2=B$. Chứng minh rằng:

$A$ đồng dạng với $B$ khi và chỉ khi $rank(A)=rank(B)$




#714247 $\left |m^2+1-n^2 \right |$ là một số chính phương

Đã gửi bởi anhquannbk on 12-08-2018 - 15:00 trong Số học

Cho hai số nguyên dương $m,n$ thỏa mãn $m^2\vdots m^2+1-n^2$. Chứng minh rằng $\left |m^2+1-n^2 \right |$ là một số chính phương

Taiwan MO 1998




#714232 Chứng minh : I,K,E,F cùng thuộc 1 đường tròn.

Đã gửi bởi anhquannbk on 12-08-2018 - 10:00 trong Hình học phẳng

Cho tứ giác ABCD có AB,CD cắt nhau tại I.AD,BC cắt nhau tại K.Đường tròn đường kính AC giao với đường tròn đường kính BD tại E,F .Chứng minh rằng:I,K,E,F cùng thuộc 1 đường tròn.

P/S:Mình mới chỉ biết sử dụng đường thẳng Gauss thôi còn tiếp theo mình không biết làm.

Gọi $H_1, H_2$ lần lượt là trực tâm tam giác $IBC, ADI$. Kẻ các đường cao $IM, BN, CP$ của $\bigtriangleup IBC$ và các đường cao $IQ,AR, DS$ của $\bigtriangleup DAI$.

Ta có $H_1B.H_1N=H_1D.H_1C$, $H_2A.H_2R=H_2D.H_2C$.

nên $H_1H_2$ là trục đẳng phương của $(AC), (BD)$.

Suy ra $H_1, H_2, E, F$ thẳng hàng.

Lại có $H_1I.H_1M=H_1B.H_1N, H_2Q.H_2I=H_2D.H_2S$.

nên $H_1H_2$ là trục đẳng phương của $(BD), (IK)$.

Từ đó ta có $(AC), (BD), (IK)$ đồng trục và có trục đẳng phương là $EF$. Suy ra $I, K, E,F$ cùng thuộc một đường tròn.




#714187 Bất đẳng thức LCF

Đã gửi bởi anhquannbk on 11-08-2018 - 14:43 trong Bất đẳng thức và cực trị

Nội dung của bất đẳng thức LCF là gì? LCF là viết tắt của từ gì?

LCF là viết tắt của Left Concave Funcition.

Nếu $f$ là một hàm lõm trên $\mathbb{I}$ thì với mọi $x_1, x_2,..., x_n \in \mathbb{I}$ ta luôn có

$f(x_1)+f(x_2)+...+f(x_n) \le n.f(\dfrac{x_1+x_2+...+x_n}{n})$




#714178 Topic về Tích phân đường - Tích phân mặt

Đã gửi bởi anhquannbk on 11-08-2018 - 07:33 trong Giải tích

Mọi người có thể chứng minh giúp em cách đổi biến trong tích phân bội không ạ!

Tọa độ cực à bạn?




#714177 Tồn tại c thuộc (a;b) sao cho $\frac{af(b)-bf(a)}{a-...

Đã gửi bởi anhquannbk on 11-08-2018 - 07:28 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $0<a<b$ và f là một hàm liên tục trên $[a;b]$, có đạo hàm trên $(a;b)$.

CMR: Tồn tại c thuộc (a;b) sao cho $\frac{af(b)-bf(a)}{a-b}=f(c)-cf'(c)$

Trước hết ta nhắc lại định lý Cauchy:

Giả sử các hàm $f,g:[a,b] \to \mathbb{R}$ liên tục trên $[a,b]$ khả vi trong $(a,b)$ đồng thời $g'(x) \ne 0 ,\forall x \in (a,b)$. Khi đó tồn tại $c \in (a,b)$ sao cho

$\dfrac{f'(c)}{g'(c)}=\dfrac{f(b)-f(a)}{g(b)-g(a)}$

 

Xét $F(x)= \dfrac{f(x)}{x}$ và $G(x)=\dfrac{1}{x}$

Áp dụng định lý Cauchy với 2 hàm số này ta được đpcm.




#713976 $f(c).f'(c)+f''(c)=0$

Đã gửi bởi anhquannbk on 07-08-2018 - 14:35 trong Giải tích

Cho hàm số $f(x)$ khả vi liên tục cấp 2 trên $\mathbb{R}$ và thỏa mãn $f(0)=2, f'(0)=-2, f(1)=1$.

Chứng minh rằng tồn tại $c \in(0,1)$ sao cho 

$f(c).f'(c)+f''(c)=0$




#713953 Một bài hình học phẳng

Đã gửi bởi anhquannbk on 07-08-2018 - 07:27 trong Hình học phẳng

Bạn có thể giải thích rõ hơn được không ạ

Theo Bổ đề, chứng minh tại

https://diendantoanh...a-tam-giác-def/

thì $OI$ là đường thẳng Euler của $\bigtriangleup DEF$

Do có cùng trọng tâm nên gọi $G$ là trọng tâm của $\bigtriangleup ABC$ và $\bigtriangleup DEF$

Ta có $O,I, G$ thẳng hàng.

Suy ra $OI$ cũng là đường thẳng Euler của $\bigtriangleup ABC$ nên $ \bigtriangleup ABC $ đều.




#713927 Chứng minh $AA_{2},BB_{2},CC_{2}$ đồn...

Đã gửi bởi anhquannbk on 06-08-2018 - 18:09 trong Hình học

Thì em lấy trong sách đó ra mà ạ, cơ mà em không biết làm nên mới đăng lên đây ạ, anh cho em tham khảo cách giải với ạ, em cảm ơn nhiều.

có lời giải mà em :))




#713903 Chứng minh $AA_{2},BB_{2},CC_{2}$ đồn...

Đã gửi bởi anhquannbk on 06-08-2018 - 07:59 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$, trọng tâm $G$ và điểm $M$ nằm trong tam giác. $AM,BM,CM$ theo thứ tự cắt $BC,CA,AB$ tại $A_{1}, B_{1},C_{1}$ .$A_{2},B_{2},C_{2}$ là điểm đối xứng của M qua trung điểm $B_{1}C_{1},C_{1}A_{1},A_{1}B_{1}$. Chứng minh $AA_{2},BB_{2},CC_{2}$ đồng quy tại một điểm thuộc MG.

P/s: Mọi người vui lòng chỉ rõ giùm mình hướng và cách giải bài này với ạ, mình vẫn đang ngờ ngợ :D

Bài này có trong tài liệu chuyên Toán 10 Hình học.




#713900 Một bài hình học phẳng

Đã gửi bởi anhquannbk on 06-08-2018 - 07:39 trong Hình học phẳng

Cho tam giác ABC. Gọi D, E, F lần lượt là các tiếp điểm của BC, CA,  AB với đường tròn nội tiếp tam giác ABC.Chứng minh rằng: nếu 2 tam giác ABC và DEF có cùng trọng tâm thì ABC là tam giác đều.

Bổ đề: Cho $\bigtriangleup ABC$ nội tiếp $(O)$, ngoại tiếp $(I)$. Gọi $D,E, F$ lần lượt là tiếp điểm của $(I)$ với $BC,CA,AB$. Khi đó $OI$ là đường thẳng Euler của $\bigtriangleup DEF$




#713818 $x^2+y^2+z^2+2xyz+1\geq 2(xy+yz+zx)$

Đã gửi bởi anhquannbk on 04-08-2018 - 18:24 trong Bất đẳng thức và cực trị

Trong lời giả của bài toán sau, em không hiểu 1 chỗ, mong các bạn, các anh chị, thầy cô giải đáp giúp em ạ.

Cho $x, y, z$ là các số thực dương. Chứng minh rằng: $$x^2+y^2+z^2+2xyz+1\geq 2(xy+yz+zx).$$

Lời giải

Trong 3 số $x, y, z$ luôn có hai số cùng lớn hơn hay bằng 1 hoặc cùng nhỏ hơn hay bằng 1(Em không hiểu chỗ này ạ).

Giả sử hai số đó là $x, y$ thì ta có $(x-1)(y-1) \geq 0$, suy ra $xy+1\geq x+y$. Do đó $$2xyz +2z\geq 2xz+2yz$$

Như vậy, ta chỉ cần chứng minh $$x^2+y^2+z^2+1\geq 2xy+2z$$

Nhưng đều này là hiển nhiên vì nó tương đương với $$(x-y)^2+(z-1)^2\geq 0$$ 

Bài toán được chứng minh.

Nguyên lý Dirichlet thôi em




#713703 Chứng minh rằng các ma trận $M,N$ đồng dạng và các ma trận $P,...

Đã gửi bởi anhquannbk on 02-08-2018 - 15:26 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho các ma trận $A, B\in M_n(\mathbb{R})$ đặt

$M=\begin{pmatrix} A & B \\ B & A \end{pmatrix}, N=\begin{pmatrix} A+B & O_n \\ O_n & A-B \end{pmatrix}$

$ P=\begin{pmatrix} A & -B \\ B & A \end{pmatrix}, Q=\begin{pmatrix} A+iB & O_n \\ O_n & A-iB \end{pmatrix}, (i^2=-1) $.

Chứng minh rằng các ma trận $M,N$ đồng dạng các ma trận $P,Q$ đồng dạng.




#713468 Chứng minh $p_{rA}(x) = r^np_A\left ( \frac{x...

Đã gửi bởi anhquannbk on 29-07-2018 - 19:58 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

 

2, A là ma trận khả nghịch vuông cấp n

Chứng minh $p_{A^{-1}}(x) = \frac{(-x)^n}{det A} p_A\left ( \frac{1}{x} \right )$

 

Ta đa thức đặc trưng của ma trận $A$ $P_A(x)= \vert A-xI\vert$ trong đó $ I $ ma trận đơn vị cấp $n $

Suy ra $P_A(\dfrac{1}{x})= \vert A-\dfrac{1}{x}I\vert= \vert \dfrac{xA-I}{x^n}\vert=\dfrac{1}{(-x)^n}|I-xA|$ $ \implies (-x)^n.P_A(\dfrac{1}{x})=|I-Ax| \implies \dfrac{(-x)^n}{detA}.P_A(x)=|A^{-1}-xI|=P_{A^{-1}}(x)$




#713461 TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG 2018

Đã gửi bởi anhquannbk on 29-07-2018 - 18:43 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

LẦN THỨ XIV-PHÚ THỌ 2018

 

Câu 1(4 điểm). Giải hệ phương trình

$ \left\{\begin{matrix} &2x+y-297(x-y)\sqrt{x-y}=3 \\ &x(4x-2y+5)+2018\sqrt{x-y}=2y^2+5y \end{matrix}\right. $

Câu 2(4 điểm). Cho hàm số $f(x)=x^2+bx+c(b,c \in \mathbb{R})$.

Giả sử $\left\{ x \in \mathbb{R}, \vert f(x)\vert \le 1\right\}= \displaystyle \bigcup _{i=1}^n\left[ \alpha_i; \beta_i\right]\ne \emptyset$.

Chứng minh rằng $ \displaystyle \sum_{i=1}^n \vert \alpha_i - \beta_i \vert \le 2\sqrt{2} $
Câu 3(4 điểm). 
Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$, với $AB<AC<BC$. Gọi $D$  một điểm thuộc cạnh $ BC $, $ E $  một điểm trên tia $ BA $ sao cho $ BD=BE=AC $. $ P $  giao điểm của cạnh $ AC $ với $ (BDE) $. $ Q $  giao điểm thứ hai của $ BP $ với $ (O) $. Chứng minh rằng $ AQ+CQ=BP$.

Câu 4(4 điểm). Cho $p$  một số nguyên tố, $ n $  số nguyên dương lớn hơn $ 1 $  nguyên tố cùng nhau với $ p^{p+1}-p$. Gọi $\left\{a_1, a_2,...,a_k\right\} $  một hệ thặng  thu gọn theo modulo $ n $. Chứng minh rằng $ a_1^p+a_2^p+...+a_k^p $ chia hết cho $ n $.
Câu 5(4 điểm). Trong một buổi tập văn nghệ chào mừng chào mừng trại  Hùng Vương lần thứ $ XIV$,  $n(n \ge 3)$ học sinh được sắp thành một hàng ngangThầy Tuấn Anh chọn ra một đội văn nghệ gồm $k$ bạn từ $n$ bạn trên$ (1<k \le \dfrac{n+1}{2}) $ sao cho hai bạn đứng cạnh nhau thì không cùng được chọnHỏi thầy Tuấn  bao nhiêu cách chọn như vậy?




#713066 $trace(ABAB) \le trace(A^2B^2)$

Đã gửi bởi anhquannbk on 23-07-2018 - 08:49 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho $A,B$ là hai ma trận đối xứng cấp $n$. Chứng minh rằng $trace(ABAB) \le trace (A^2B^2)$




#713063 $\displaystyle \lim_{x\to 0}(\displaystyle...

Đã gửi bởi anhquannbk on 23-07-2018 - 07:27 trong Giải tích

Giới hạn bên trong tiến về ma trân không (ma trận vuông cấp 2)

Sao lại tiến về ma trận không?




#713046 Chứng minh EF là đường trung trực của AK

Đã gửi bởi anhquannbk on 22-07-2018 - 20:16 trong Tài liệu - Đề thi

Nguồn: Toán chuyên Đà Nẵng 2018-2019

Gọi $O'$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $HBC$. Dễ thấy $O, O'$ đối xứng nhau qua $BC$ và $HO' \perp EF$

Ta có $HAOO'$ là hình bình hành.

Suy ra $AO \perp EF$.

Ta có: $AH.AD=AB.AE=AC.AF$

Mà tứ giác $HKDO$ nội tiếp nên $AK.AO=AH.AD=AB.AE=AC.AF$ nên các tứ giác $OBKE, OCKF$ nội tiếp.

Từ đó $\angle OKF= \angle OCA, \angle OKE=\angle OBA$

$\angle EKF= \angle OKF+\angle OKE =\angle OBA+\angle OCA=\angle BAO+\angle CAO= \angle BAC=\angle EAF$

Suy ra $A,K$ đối xứng nhau qua $EF$ hay $EF$ là trung trực $AK$.




#713037 $\displaystyle \lim_{x\to 0}(\displaystyle...

Đã gửi bởi anhquannbk on 22-07-2018 - 18:07 trong Giải tích

Tìm

$\displaystyle \lim_{x\to 0}(\displaystyle \lim_{n\to \infty}(\dfrac{1}{x}(A^n-E)))$

trong đó $E$ ma trận đơn vị

$A = \begin{bmatrix} 1 & \dfrac{x}{n}\\ -\dfrac{x}{n} & 1 \end{bmatrix}, n \in \mathbb{N^*}$




#707918 Tích phân bội

Đã gửi bởi anhquannbk on 08-05-2018 - 20:09 trong Giải tích

rồi tính cái tích phân bên dưới như thế nào vậy bạn?

đặt cái căn đó = $t$