Đến nội dung

Phung Quang Minh nội dung

Có 345 mục bởi Phung Quang Minh (Tìm giới hạn từ 10-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#546217 Chứng minh $O,M,H$ thẳng hàng

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 25-02-2015 - 22:37 trong Hình học

Cho hình vuông $ABCD$ có $AC$ cắt $BD$ tại $O$,$M\in BC(M\neq B,C)$.Tia $AM$ cắt $CD$ tại $N$.Trên $AB$ lấy $E$ sao cho $BE=CM$.Từ $C$ kẻ $CH\perp BN$.Biết $\Delta OEM$ vuông cân,$ME\parallel BN$.CMR 3 điểm $O,M,H$ thẳng hàng

-Lấy K là trung điểm của BC.

-Ta có: +)Tam giác BOC vuông cân tại O có K là trung điểm của BC nên OK=BK=KC (1).

            +) Tam giác BHC vuông tại H có K là trung điểm của BC nên BK=KC=KH (2).

-Từ (1);(2), ta có: OK=KC=KH. Đến đây ta chứng minh được góc OHC= 1/2.góc OKC= 45 độ => góc BOH= 90 độ- góc CBN (3) (Do góc OBN= 45 độ+ góc CBN).

-Gọi OM cắt BN tại H'.

-Vì EM//BN và tam giác EOM vuông cân tại O nên góc EMO= góc BH'O= 45 độ. Và góc OBH'= 45 độ+ góc CBN.

=>góc BOH'= 90 độ- góc CBN (4).

-Từ (3);(4), ta có: góc BOH= góc BOH' và H;H' cùng thuộc BN.

=> H trùng H'.

Vậy O;M;H thẳng hàng.




#547288 Trong tam giác ABC lấy các điểm A; E; F thuộc BC; CA; AB sao cho $\...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 15-03-2015 - 11:48 trong Hình học

 

Trong tam giác ABC lấy các điểm A; E; F thuộc BC; CA; AB sao cho $\widehat{{\rm{AF}}E} = \widehat{BFD}$, $\widehat{BDF} = \widehat{CDE}$, $\widehat{CED} = \widehat{AEF}$

a) Chứng minh: $\widehat{BDF} = \widehat{BAC}$
b) Cho AB = 5cm; BC = 8cm; CA = 7cm. Tính BD

 

-Bạn ơi, sao tam giác ABC lại có A thuộc BC vậy?




#545147 Cho tam giác ABC... Tính $\widehat{BAC}$

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 21-02-2015 - 16:56 trong Hình học

Tam giác ABC(AB $\neq$AC); B,C là các góc nhọn.Đường cao AH,trung tuyến AM.

$\angle BAH=\angle MAC=\angle HAM$.Vậy góc BAC=?

-Kẻ MN vuông góc với AC (N thuộc AC).

-Ta có: tam giác HAB= tam giác HAM (g.c.g) => MH=HC=1/2.MB= 1/2.MC (1).

            tam giác HAM= tam giác NAM (g.c.g) => MN=MH; góc NMA= góc HMA (2).

-Từ (1);(2) => MN= 1/2.MC và góc MNC= 90 độ. 

=> tam giác MNC vuông tại N có góc MCN= 30 độ; góc NMC= 60 độ (3).

-Từ (2);(3) => góc AMN= góc AMH= 1/2. góc NMB= 1/2. 120 độ= 60 độ.

=> góc MAN= 30 độ => góc BAC= 3. góc MAN= 90 độ.

 Vậy góc BAC= 90 độ.




#545041 Chứng minh AEN và AFM là 2 tam giác vuông cân

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 20-02-2015 - 19:13 trong Hình học

a)-Gọi AM cắt DC tại H. Ta có: tam giác AHN đồng dạng với tam giác DHE (g.g) (góc AHD chung góc NAH= góc EDH= 45 độ).

=> AH/HN= DH/HE => AH/DH= NH/EH => tam giác AHD đồng dạng với tam giác NEH (c.g.c).

=> góc NEH= góc ADH =90 độ => tam giác NEA vuông cân tại E.

-Tương tự với tam giác AMF vuông cân tại F, ta có đpcm.

b)-Trên tia đối tia DC lấy điểm H sao cho DH= BM.

-Ta có: tam giác ADH= tam giác ABM (c.g.c) => góc HAD= góc MAB và AM=AH.

=>AH=AM và góc HAM=90 độ; góc NAM= 45 độ.

=> tam giác ANH= tam giác ANM (c.g.c) => góc AND= góc ANM (1).

-Nối A với C. Ta có: góc NAC= góc BAM (=45 độ- góc MAC) (2).

-Và ta có: +) góc AND= góc NAC+ góc ACN= góc NAC+ 45 độ (3).

                +) góc AEF = góc EAB+ góc ABE= góc EAB+ 45 độ (4).

-Từ (1);(2);(3);(4) => góc ANM =góc AEF (=góc AND).

=> tam giác AEF đồng dạng với tam giác ANM (g.g).

=> S(AEF)/ S(ANM)= (AE/AN)^2= (AE^2)/(AN^2) (5).

-Vì tam giác AEN vuông cân tại E nên ta có: 2.AE^2= AN^2 => (AE^2)/(AN^2)= 1/2 (6).

-Từ (5);(6) => S(AEF)/ S(AMN)= 1/2.




#540405 Tính $\frac{AM}{AD}+\frac{BN}...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 11-01-2015 - 18:38 trong Hình học

Bài 1: Cho tam giác ABC có AB=12cm, AC=15cm, BC=18cm. M,N lần lượt thuộc AB,AC sao cho AM=10cm, AN=8cm.Tính MN.

 

Bài 2: Cho tam giác ABC nhọn có ba đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H. M, N, P lần lượt là các điểm đối xứng của H qua BC, AC và AB. Tính $\frac{AM}{AD}+\frac{BN}{BE}+\frac{CP}{CF}$

 

Bài 3: Cho tam giác ABC có góc A bằng 60^o, kẻ phân giác AD. Nếu $AB=4\sqrt{3}cm, AC=8\sqrt{3}cm$ thì độ dài AD bằng bao nhiêu cm?

Bài 1: Tam giác AMN đồng dạng với tam giác ACB (c.g.c) => MN/BC= AM/AC= 10/15=2/3.

=> MN=2/3. 18=12 cm.

Bài 3: Để ý thấy tam giác ABC có góc BAC =60 độ; AC=2.AB => tam giác ABC vuông tại B có góc BAC=60 độ.

=> tam giác BAD có góc ABD=90 độ; BAD=30 độ=> AB^2= AD^2-BD^2. Mà AD=2.BD.

=> AB^2=3/4. AD^2. =>AD=8 cm.




#556393 Giải hệ $\left\{\begin{matrix} 2x+3y=8...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 26-04-2015 - 11:35 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ phương trình nghiệm nguyên sau: $\left\{\begin{matrix} 2x+3y=8\\ 5y+3z=1\end{matrix}\right.$

 

- Do 2x+3y=8  => 3y chia hết cho 2 => y chia hết cho 2.

-Đặt y=2k (k thuộc Z) (1).

-Ta có:+) 2x+3y=8; y=2k => x= (8-3y)/2= (8-6k)/2= 4-3k (2).

            +) y=2k; 5y+3z= 1 => z= (1-5y)/3= (1-10k)/3 thuộc Z (3).

=> 1-10k chia hết cho 3 => k chia 3 dư 1.

-Đặt k=3m+1 (m thuộc Z) (4).

-Từ (1);(2);(3);(4) => x= 4-3.(3m+1)= 1-9m.

                                 y= 2.(3m+1)= 6m+2.                         (m thuộc Z).

                                 z= (1-30m-10)/3= -10m-3.




#556965 Chứng minh ba điểm H,I,M thẳng hàng

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 29-04-2015 - 17:40 trong Hình học

Cho tam giác ABC nhọn, điểm M nằm trong tam giác ABC sao cho $\widehat{MBA}=\widehat{MCA}$. Gọi D và E lần lượt là trân đường vuông góc hạ từ M xuống AB và AC, I và H lần lượt là trực tâm của tam giác ADE và ABC, P và Q lần lượt là giao điểm của DM với BH VÀ EM vơi CH. Chứng minh rằng:

 a,$\widehat{BMP}=\widehat{CMQ}$

 b,Chứng minh ba điểm H,I,M thẳng hàng

a)-Ta có: góc BMP= 90 độ- góc DBM= 90 độ- góc ECM= góc QMC.

b)- Gọi K là trung điểm của DE.

-Vì DMEI là hình bình hành nên MI đi qua trung điểm của DE.

=> M;I;K thẳng hàng (1).

-Gọi HM cắt PQ tại N (2).

-Do HQMP là hình bình hành => HM cắt PQ tại trung điểm của PQ.

=> N là trung điểm của PQ.

-Ta lại có: +) Tam giác MPB đồng dạng với tam giác MQC (g.g) => MP/MQ= MB/MC (3).

                 +) Tam giác MDB đồng dạng với tam giác MEC (g.g) => MD/ME= MB/MC (4).

-Từ (2);(3) => MP/MQ= MD/ME => PQ// DE  => MP/MD= PQ/DE= (PQ/2)/(DE/2)= PN/DK.

=> tam giác MPN đồng dạng với tam giác MDK (c.g.c) => góc PMN= góc DMK => M;N;K thẳng hàng (5).

-Từ (2);(5) => H;M;K thẳng hàng (6).

-Từ (1);(6) =>M;H;I thẳng hàng (đpcm).




#657566 Chứng minh HI, EN, DM đồng quy

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 11-10-2016 - 22:35 trong Hình học phẳng

 

Cho △ABC nhọn, đường cao BD, CE cắt nhau tại H. Đường tròn đường kính AB cắt CE tại G, đường tròn đường kính AC cắt BD tại F. CF cắt BG tại I, EF cắt BG tại M, DG cắt CF tại N. DG cắt EF tại K. Chứng minh:
a, Ba điểm A,I,K cùng nằm trên một đường thẳng vuông góc với FG.
b, HI, EN, DM đồng quy.

 

b) - Ta có: góc MFI= góc NGI (cùng = góc ABC) => tứ giác MFGN nội tiếp => MI=IN (Do FI=GI)                                                                                                               - Gọi EN cắt HI tại P; AH cắt BC tại Q .Ta cần chứng minh cho M;P;D thẳng hàng <=> (IP/PH). (HD/DB). (BM/MI)= 1 (Định lý Menelaus) <=> (HD/DB). (BM/MI)= (HE/EC).(CN/NI)     

       <=> (HE/EC). (DB/HD)= BM/CN (Do MI=IN) <=> BM/CN= (BA/CA).(BE/CD) <=> (BM/BE).(CD/CN) =BA/CA (1).

    -Ta lại có: +) BM/BE = sin BEF/ sin BME= sin ACF/ sin FMI.                                                           

                    +) CN/CD= sin CDG/ sin CND= sin ABG/ sin ING.        

    => (BM/BE).(CD/CN)= ( sin ACF/ sin FMI). ( sin ING/ sin ABG)= sin ACF/ sin ABG (Do góc FMI= góc ING).

    => (BM/BE).(CD/CN)= (AF/AC)/ (AG/AB)   => (BM/BE).(CD/CN)= AB/AC

    => (1) đúng  => (IP/PH). (HD/DB). (BM/MI)= 1 => M;P;D thẳng hàng => đpcm.




#570439 Chứng minh $\sum \sqrt{\frac{a+2b}{3...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 07-07-2015 - 22:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c\geq 0$, chứng minh $\sqrt{\frac{a+2b}{3}}+\sqrt{\frac{b+2c}{3}}+\sqrt{\frac{c+2a}{3}}\geq \sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}$

-Ta có: \[\frac{{a + b + b}}{3} \ge \frac{{{{(\sqrt a  + \sqrt b  + \sqrt b )}^2}}}{9} =  > \sqrt {\frac{{a + 2b}}{3}}  \ge \frac{{\sqrt a  + 2\sqrt b }}{3}\].

-Tương tự, ta có: \[\sqrt {\frac{{b + 2c}}{3}}  \ge \frac{{\sqrt b  + 2\sqrt c }}{3};\sqrt {\frac{{c + 2a}}{3}}  \ge \frac{{\sqrt c  + 2\sqrt a }}{3}\].

-Cộng vế với vế suy ra đpcm.




#567745 $\frac{AH}{HC}=2.\frac{AB^2}...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 23-06-2015 - 22:19 trong Hình học

Tam giác  ABC có AB=AC, góc A nhọn, BH vuông góc AC. C/minh $\frac{AH}{HC}=2.\frac{AB^2}{BC^2} -1$

-Ta có: \[A{B^2} - A{H^2} = B{C^2} - H{C^2}( = B{H^2})\] \[ =  > A{B^2} - B{C^2} = A{H^2} - H{C^2} = (AH - HC)(AH + HC) = (AH - HC).AC\].

=> \[AH - HC = \frac{{A{B^2} - B{C^2}}}{{AB}};AH + HC = AC = \frac{{A{B^2}}}{{AB}} =  > 2AH = \frac{{2A{B^2} - B{C^2}}}{{AB}};2HC = \frac{{B{C^2}}}{{AB}}\]

=> \[\frac{{AH}}{{HC}} = \frac{{\frac{{2A{B^2} - B{C^2}}}{{AB}}}}{{\frac{{B{C^2}}}{{AB}}}} = \frac{{2A{B^2} - B{C^2}}}{{B{C^2}}} = \frac{{2A{B^2}}}{{B{C^2}}} - 1.\]




#557729 Chứng minh AM=AN

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 03-05-2015 - 16:42 trong Hình học

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. I, K lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp của tam giác ABH và ACH. Đường thẳng IK cắt AB ở M, AC ở N.

Chứng minh:

a) AM=AN

b) $S_{\Delta ABC}\geq 2S_{\Delta AMN}$

b)-Do tam giác AMN có AM=AN và góc MAN=90 độ.

=> góc AMI= góc ANK=45 độ.

=> tam giác AMI= tam giác AHI (g.c.g) => AM=AH. Mà AM=AN; AM vuông góc với AN.

=>2.S(AMN)= AM.AN= AH^2 (1).

-Lấy P là trung điểm của BC.

-Ta có: BC/2= AP >=AH (2).

-Từ (1);(2) => 2.S(AMN)=AH^2 =< AH.BC/2= S(ABC).

=>đpcm. Dấu = xảy ra khi AP=AH <=> tam giác ABC vuông cân tại A.




#539449 Tính $S_{ABC}$

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 04-01-2015 - 09:59 trong Hình học

S(ABC)= 52 cm^2.




#538566 Cho tam giác ABC có M là trung điểm của BC và AM là tia phân giác của góc A....

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 20-12-2014 - 23:08 trong Hình học

-Cách 2: -Kẻ MH vuông góc với AB; MK vuông góc với AC( H thuộc AB và K thuộc AC).

-Ta có: tam giác AHM= tam giác AKM( cạnh huyền-góc nhọn).

=> HM=MK. => tam giác BHM= tam giác CKM( cạnh huyền-cạnh góc vuông).

=> góc HBM= góc KCM. => tam giác ABC cân tại A.(đpcm)




#535821 Chứng minh rằng các đường trung trực của EG, FH, KD đồng quy.

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 01-12-2014 - 22:22 trong Hình học

Cho tam giac ABC. Vẽ ra phía ngoài tam giác ABC các hình chữ nhật ABDE, ACFG, BCHK. Chứng minh rằng các đường trung trực của EG, FH, KD đồng quy.

-Bạn tự chứng minh cho bổ đề sau: với mọi M bất kỳ và hình chữ nhật ABCD thì ta luôn có: AM^2+ MC^2= DM^2+BM^2.
-Gọi đường trung trực của DK cắt đường trung trực của FH tại O.=> OD=OK; OH=OF(*).Ta sẽ chứng minh cho OG=OE.
-Ta có: OA^2+OD^2=OE^2+OB^2( Hình chữ nhật EABD). (1)
OB^2+OH^2= OK^2+OC^2( Hình chữ nhật BCHK). (2)
OC^2+OG^2= OA^2+OF^2( Hình chữ nhật AGFC). (3)
-Cộng vế với vế của (1);(2);(3), ta có:
OA^2+OD^2+OB^2+OH^2+OC^2+OG^2= OE^2+OB^2+OK^2+OC^2+OA^2+OF^2.
=> OD^2+ OH^2+OG^2= OK^2+ OF^2+OE^2. (4)
-Từ (*);(4)=> OG^2=OE^2. => OG=OE( do OG; OE >0).
=> đường trung trực của EG đi qua O.
Vậy đpcm.



#536448 $\left ( x^2+y^2+1 \right )^2-5x^2-5y^2=5$

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 06-12-2014 - 20:55 trong Số học

-Ta có: (x^2+y^2+1)^2- 5x^2-5y^2=5.
=> (x^2+y^2+1)(x^2+y^2-4) =0.
-Mà x^2+y^2+1 >0 với mọi x,y.
=>x^2+y^2= 4. Mà x,y thuộc Z nên xảy ra 3TH:
+x^2=0: => x=0; y^2=4. => (x;y)=(0;2),(0;-2).
+x^2=1.=> x=1 hoặc x=-1 và y^2=3. => Loại do 3 không phải bình phương của một số nguyên còn y thuộc Z.
+x^2=4. => x=2 hoặc x=-2 còn y^2=0.
=> (x;y)=(2;0),(-2;0).
Vậy (x;y)=(0;2),(0;-2),(2;0),(-2;0).



#534412 Giải Phương Trình: $\frac{3}{\left |x+1 \r...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 23-11-2014 - 17:05 trong Đại số

-Đặt |x+1|=a(x khác -1).(a>= 0)
-Ta có: (a-3)^2 >= 0 với mọi a.

=> a^2+9 >=6a.
=> (a^2+9)/(3a) >= 2. (Do a>=0)
=> a/3 +3/a >= 2 với mọi a >= 0.( Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi a=3).
=> |x+1|/3 + 3/|x+1| >= 2 với mọi |x+1|.
-Mà |x+1|/3+ 3/|x+1| = 2 (gt).
=> |x+1|= 3 => x=2 hoặc x=-4.




#533729 c/m: $2^{70}+3\vdots 13$

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 18-11-2014 - 21:43 trong Số học

-Ta có: 2^70= (2^6)^11. 2^4. Mà 2^6 chia 13 dư -1 => (2^6)^11 đồng dư với (-1)^11 đồng dư với -1 theo modun 13.
=> 2^66 chia 13 dư -1(1).
-Lại có: 2^4 chia 13 dư 3(2).
-Từ (1);(2) => 2^66. 2^4 đồng dư với -1.3 đồng dư với -3 theo modun 13.
-Vậy suy ra 2^70 +3 chia cho 13 dư 0.
=> đpcm.



#533210 Cho hình vuông ABCD

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 14-11-2014 - 20:43 trong Hình học

-Kẻ PI vuông góc AB(I thuộc AB). Ta có: MP>= PI=BC(1). Tam giác vuông cân MNP tại N => MN= MP/√2.(2)

-Tam giác vuông cân ABC tại B=> AC= BC/√2.(3). Từ (1);(2);(3) =>MN>= AC/2(đpcm).




#537109 Xác định vị trí điểm M trên BC để EF có độ dài nhỏ nhất

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 10-12-2014 - 22:04 trong Hình học

-Lấy K là trung điểm của AH.
-Do H là trực tam của tam giác đều ABC; K là trung điểm của AH nên AK=KH=HD.
-Dựa vào phần a), ta có IEDF là hình thoi nên ID cắt FE tại trung điểm của FE và ID. Gọi EF cắt ID tại O.
-Ta có: OH là đường trung bình của tam giác IKD=> IK// OH (1).
IK là đường trung bình của tam giác AMH
=> IK//MH (2).
-Từ (1);(2)=> M;O;H thẳng hàng.
=> EF; ID;MH đồng quy (đpcm).



#537124 Chứng minh rằng MN = MD

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 10-12-2014 - 22:24 trong Hình học

-Do tam giác BCK vuông cân tại C; ABCD là hình vuông nên góc MBN=135 độ.
-Lấy H trên AD sao cho AH=AM. => tam giác AHM vuông cân tại A.
=> góc AHM=45 độ; AH=AM. => góc DHM=135 độ và DH= BM.
-Mà ta lại có góc HDM=góc BMN( cùng phụ với góc AMD).
=> tam giác DHM=tam giác MBN(g.c.g).
=> DM=MN.
Vậy đpcm.



#538563 Vẽ về một phía của đoạn thẳng AB = 5cm các tia Ax, By vuông góc với AB. Trên...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 20-12-2014 - 23:02 trong Hình học

Kẻ EH vuông góc với AD, H trên AD
AHEB là hình chữ nhât => AH=BE=1; EH=AB=5
=> DH=4=> $DE^{2}={5^{2}+4^{2}}=41$
Sử dụng định lý Pi-ta-go cho các tam giác DAC và BEC tính được $DC^{2}=29;EC^{2}=10$
Ta thấy $DE^{2}+CE^{2}=29+10=39\neq 41=DE^{2}$
=> Góc DCE không hải góc vuông

Câu kết luận của bạn:chữ "hải" thay bằng chữ "phải" nhé!




#538294 Ôn tập hình học 8 HKI (phần 3)

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 16-12-2014 - 21:56 trong Hình học

c): -Ta có: A thuộc đường trung trực của KM. => góc KAM=2.góc DAM.(1)

                 A thuộc đường trung trực của MI => góc MAI= 2.góc MAE.(2)

-Từ (1);(2) => góc KAI=2.góc BAC=2.90 độ=180 độ. => K;A;I thẳng hàng.

d): -Ta có KAED là hình bình hành (KD=AE; KD//AE) => KD=AE=EC; KD//EC. => KDCE là hình bình hành.

=>KC cắt DE tại trung điểm của DE.(3)

-Chứng minh tương tự, ta có: BDIE là hình bình hành. => DE cắt BI tại trung điểm của DE.(4)

-Từ (3);(4) => DE;BI;CK đồng quy.




#537757 Ôn tập toán 8 học kì I hình học

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 13-12-2014 - 21:35 trong Hình học

-Bài 1: a) -Ta có: EB//DT; EB=DT(=1/2.AB=1/2.CD).

=> EBTD là hình bình hành.

          b);c)-Bạn ơi điểm F ở đâu ra vậy?




#537754 Chứng minh định lý : Hình thang có 2 bên bằng nhau mà ko song song thì là hìn...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 13-12-2014 - 21:29 trong Hình học

-Giả sử đáy lớn của hình thang là CD; đáy bé là AB; 2 cạnh bên là AD và BC.

-Kẻ BH//AD(H thuộc DC). 

-Do AB//DH;AD//BH=> ABHD là hình bình hành. => AD=BH;góc ADC= góc BHC. Mà ta lại có AD=BC.

=> BH=BC(=AD); góc ADH=góc BHC.

=> góc BCD=góc BHC=góc ADC; ABCD là hình thang có AB//CD.

=> ABCD là hình thang cân.(đpcm)




#533030 Cho các số a, b, c, d thỏa mãn: $a^{2}+b^{2}+\l...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 13-11-2014 - 11:14 trong Đại số

Ta có: a+b=c+d(1) và a^2+b^2=c^2+d^2 suy ra (a+b)^2-(a^2+b^2)=(c+d)^2-(c^2+d^2) => 2ab=2cd. Và ta lại có a^2+b^2=c^2+d^2. Từ 2 điều trên ta có (a-b)^2=(c-d)^2. => a-b=c-d hoặc a-b=d-c. Giả sử a-b=c-d(c,d vai trò như nhau). Từ (1) và (2) ta suy ra a=c và b=d=> a^n=c^n và b^n=d^n. Vậy có a^n+b^n=c^n+d^n.(đpcm)