Đến nội dung

Phung Quang Minh nội dung

Có 345 mục bởi Phung Quang Minh (Tìm giới hạn từ 08-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#536645 Tính độ dài đường chéo BD

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 07-12-2014 - 22:59 trong Hình học

Bạn ơi cách làm bài trên của bạn bị thiếu rồi. Cách làm bài trên của mình: -Kẻ AK vuông góc với DC; DI vuông góc với AB( K thuộc DC; I thuộc AB).
-Dựa vào định lý Pytago, bạn tính được KC, biết được CD. => độ đai đoạn KD.
-Mà KD=AI, biết được độ dài đoạn AB.
=> độ đai đoạn IB, biết được độ dài đường cao DI của tam giác ABD(DI=BH).
-Dựa vào định lý pytago tính được BD.



#539451 Tính $S_{ABC}$

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 04-01-2015 - 10:04 trong Hình học

-Lấy H là trung điểm của KC.

-Do MH là đường trung bình của tam giác BKC => MH// BK.

-Mà ta lại có: AK=1/2. KC= KH= HC.

-Tam giác AMH có K là trung điểm của AH; KO//MH.

=> KO là đường trung bình của tam giác AMH.

=> O là trung điểm của AM.

-Vì O là trung điểm của AM nên S(ABO)= 1/2.S(ABM)= 1/4.S(ABC)= 13 cm^2.

=> S(ABC)= 52 cm^2.




#539449 Tính $S_{ABC}$

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 04-01-2015 - 09:59 trong Hình học

S(ABC)= 52 cm^2.




#537353 Tính $M=\frac{x+y}{1-xy}$

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 12-12-2014 - 00:54 trong Đại số

-Không ý mình là thay 2ab bởi 2bc mới đúng được bạn!



#537285 Tính $M=\frac{x+y}{1-xy}$

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 11-12-2014 - 22:14 trong Đại số

-Bạn ơi, đề bài sai rồi. Thử a;b;c khác nhau vào thì sẽ thấy. Bạn thay cái chỗ x=(b^2+c^2-a^2)/2ab thì thay ab=bc mới đúng được bạn à.



#534158 Tính $\widehat{PAN}$ biết $AM^{2}=AP^...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 22-11-2014 - 10:57 trong Hình học

-Kẻ tam giác vuông cân ANK( K nằm khác phía A so với MN).
- Ta có: tam giác KNM= tam giác ANP(c.g.c) => góc MKN= góc PAN và KM=AP.(*) Và có KA^2= 2.AN^2( do tam giác KNA vuông cân tại N)(1).
-Từ (1) và gt => AM^2=MK^2+ KA^2.
-Theo định lý pytago đảo ta suy ra tam giác MKA vuông tại K. Mà góc AKN=45 độ.
=> góc MKN=135 độ. Mà góc MKN= góc PAN( theo (*)) => góc PAN=135 độ.
Vậy góc PAN= 135 độ.



#539097 Tính $\widehat{EFC}$

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 24-12-2014 - 23:08 trong Hình học

góc EFC= 110 độ.




#539237 Tính $\widehat{EFC}$

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 26-12-2014 - 00:21 trong Hình học

-Gọi BC cắt AD tại K; FE cắt AD tại H; FE cắt BC tại I.

-Lấy M là trung điểm của AC.

-Sử dụng tính chất đường trung bình, ta có: EM=MF(=1/2. BC=1/2.AD).

                                                                    Và EM//KC; MF//KA.

=> góc MEF= góc MFE. Và góc MEF= góc FIC; góc MFE= góc KHI. Lại có: góc góc KIH= góc FIC.

=> góc KIH= góc IHK= 1/2.góc DKC= 1/2.(180 độ-góc ADC- góc BCD)= 1/2.(180 độ- 80 độ-40 độ) =30 độ.

=> góc EFC= góc DHF+ góc HDF= 30 độ+ 80 độ=110 độ. (góc HDF= 80 độ; góc DHF= 30 độ)

 Vậy góc EFC=110 độ.




#557532 Tính $\frac{IA}{IE}$

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 02-05-2015 - 17:29 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ có AB=AC

$AE\perp BC$$(E\epsilon BC)$

$BH\perp AC (H\epsilon AE)$

Biết $\frac{HA}{HE}=8$

BI là phân giác của $\widehat{ABE}$$(I\epsilon AE)$

Tính $\frac{IA}{IE}$

-Lấy M đối xứng với H qua E.

-Ta có: BHCM là hình thoi; CH vuông góc với AB => BM vuông góc với AB.

-Tam giác ABM vuông tại B có BE là đường cao => AB^2= AE.AM= 9.HE.10.HE= 90.HE^2 (1).

                                                                              và BE^2= AE.EM= 9.HE.HE= 9.HE^2 (2) (Do AE=9.HE; HE=EM => AM=10.HE).

-Từ (1);(2) => (AB/BE)^2= (90.HE^2)/(9.HE^2)= 10 (3).

-Vì BI là phân giác của góc ABE => (AB/BE)=(AI/IE) (4).

-Từ (3);(4) =>(AI/IE)^2= 10.




#540405 Tính $\frac{AM}{AD}+\frac{BN}...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 11-01-2015 - 18:38 trong Hình học

Bài 1: Cho tam giác ABC có AB=12cm, AC=15cm, BC=18cm. M,N lần lượt thuộc AB,AC sao cho AM=10cm, AN=8cm.Tính MN.

 

Bài 2: Cho tam giác ABC nhọn có ba đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H. M, N, P lần lượt là các điểm đối xứng của H qua BC, AC và AB. Tính $\frac{AM}{AD}+\frac{BN}{BE}+\frac{CP}{CF}$

 

Bài 3: Cho tam giác ABC có góc A bằng 60^o, kẻ phân giác AD. Nếu $AB=4\sqrt{3}cm, AC=8\sqrt{3}cm$ thì độ dài AD bằng bao nhiêu cm?

Bài 1: Tam giác AMN đồng dạng với tam giác ACB (c.g.c) => MN/BC= AM/AC= 10/15=2/3.

=> MN=2/3. 18=12 cm.

Bài 3: Để ý thấy tam giác ABC có góc BAC =60 độ; AC=2.AB => tam giác ABC vuông tại B có góc BAC=60 độ.

=> tam giác BAD có góc ABD=90 độ; BAD=30 độ=> AB^2= AD^2-BD^2. Mà AD=2.BD.

=> AB^2=3/4. AD^2. =>AD=8 cm.




#540438 Tính $\angle AMB$

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 11-01-2015 - 20:36 trong Hình học

Cho tam giác ABC cân.$\angle ABC=80^{0}$. M trong tam giác ABC sao cho $\angle MAC=10^0$, $\angle MCA=30^0$. Tính $\angle AMB$.

Tam giác ABC cân tại đâu vậy bạn?




#540613 Tính $\angle AMB$

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 13-01-2015 - 00:48 trong Hình học

-Ta có: tam giác ABC cân tại A có góc ABC= 80 độ nên góc BAC= 20 độ. Và có góc MAC=10 độ => AM là phân giác của góc BAC.

-Do tam giác ABC cân tại A có AM là tia phân giác của góc A nên tam giác AMB= tam giác AMC (c.g.c).

=> góc AMB= góc AMC. Mà góc MCA= 30 độ; góc MAC= 10 độ nên góc AMC= 140 độ.

-Từ 2 điều trên => góc AMB= 140 độ.




#534135 Số $0$ có phải là số chính phương không?

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 21-11-2014 - 22:50 trong Số học

Số 0 là số chính phương vì là bình phương của một số nguyên(0=0^2; 0 là số nguyên).



#537145 So sánh độ dài HD và FG

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 10-12-2014 - 23:21 trong Hình học

-Lấy H' sao cho GDFH' là hình chữ nhật.
-Cần chứng minh cho E là trung điểm của H'B.
-Gọi H'D cắt GF tại I; AC cắt BD tại O.
-Ta có: IO là đường trung bình của tam giác H'DB.
=> IO//H'B(1).
Và có: GF//DB=> góc FGD= góc BDC. Mà góc H'DG= góc FGD; góc BDC= góc ACD( do H'FDG và ABCD là hình chữ nhật).
=> góc H'DG=góc ACD. => H'D//AC.
-Tam giác H'DB có I là trung điểm của H'D; O là trung điểm của DB; EODI là hình bình hành( do EK//ID; EI//DK).
=> E là trung điểm của H'B.
=> H trùng H'. Mà H'FDG là hình chữ nhật.
=> HFDG là hình chữ nhật. => HD=FG.



#545011 So sánh BD với CK

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 20-02-2015 - 15:44 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ (AB>AC).Gọi M là trung điểm của BC.Trên cạnh BC lấy D sao cho $\widehat{BAD}$=$\widehat{CAM}$.TRên tia AM lấy điểm N sao cho $\widehat{ABN}=\widehat{ACB}$.Gọi O là giao điểm của AD với BN.

So sánh BD với Ck

CK là đoạn nào vậy bạn?




#538414 sao cho $\widehat{EAB}=15^0; \widehat{EAC}...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 20-12-2014 - 11:28 trong Hình học

góc C= 105 độ.




#538528 sao cho $\widehat{EAB}=15^0; \widehat{EAC}...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 20-12-2014 - 21:22 trong Hình học

bạn có thể hướng dẫn giải được không? :(

-Kẻ CH vuông góc với AB( H thuộc AB). Lấy điểm B' trên đường thẳng AB sao cho góc ACB'= 105 độ. Gọi E' là trung điểm của CB'.

-Ta có: +tam giác CAH vuông cân tại H. => AH=CH; góc HCB' =60 độ; góc CHA= 90 độ (1).

            +tam giác CHB' vuông tại H có E' là trung điểm của CB' => CE'= E'B=HE' (2).

-Từ (1);(2) => tam giác HCE' đều. => CH=HE'; góc CHE'= 60 độ (3).

-Từ (1);(3) => tam giác AHE' cân tại H có góc AHE'=150 độ.

=> góc BAE' =15 độ. Và ta có cũng góc BAE= 15 độ; E và E' cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng AB.

=> A;E;E' thẳng hàng.

-Nếu E trùng E': +Và ta có: E là trung điểm của CB; E' là trung điểm của CB'. => B trùng với B'. Mà góc ACB'=105 độ.

=> góc ACB=105 độ.

-Nếu E không trùng với E': +Và ta có A;E;E' thẳng hàng.

-Tam giác CBB' có EE' là đường trung bình. => EE'//BB' => EE'//AB.

-Do A;E;E' thẳng hàng và EE'//AB.

=> AE//AB => A;E;B thẳng hàng.(Vô lý do góc BAE=15 độ nên B;A;E không thẳng hàng).

-Từ 2 điều trên => góc ACB= 105 độ.




#540913 sao cho $\widehat{EAB}=15^0; \widehat{EAC}...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 15-01-2015 - 15:45 trong Hình học

-B

 

Sao bạn lai nghi den 105o

-Bởi vì mình từng làm một bài là ngược của bài này thì áp dụng luôn bài đấy vào.




#537147 Phân tích $x(x+4)(x-2)(x+6)+45$ thành nhân tử.

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 10-12-2014 - 23:35 trong Đại số

Phân tích $x(x+4)(x-2)(x+6)+45$ thành nhân tử.

-Bạn ơi bài này không phân tích được thành nhân tử đâu( Do x(x+4).(x-2).(x+6) luôn >0). Bài này sửa 45 thành 36 mới phân tích được.



#535505 M=$(a+b+c)(\frac{1}{a}+\frac{1}...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 30-11-2014 - 11:23 trong Bất đẳng thức và cực trị

a) cho biểu thức : A=$\frac{x^2+2x+3}{(x+2)^2}$
tìm Min A
b)
cho a,b,c>0
chứng minh bất đẳng thức M=$(a+b+c)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})\geq 9$

phần b): Ta có: (a+b+c).(1/a +1/b +1/c)= 3+(a/b +b/a)+ (b/c+c/b)+ (a/c+c/a) >= 3+2+2+2=9 (đpcm).
-Dấu "=" xảy ra khi a=b=c.



#537291 Lí thuyết đồng dư

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 11-12-2014 - 22:21 trong Chuyên đề toán THCS

Dùng cái này:
$1^3+2^3+3^3+...+n^3=\left ( 1+2+3+...+n \right )^2=\frac{n^2\left ( n+1 \right )^2}{4}$
Khi đó:
$1^3+2^3+3^3+...+99^3=\left ( 1+2+3+...+9 \right )^2\\ \Leftrightarrow a=b^2$

-Bạn ơi, chỗ cuối sao lại là 9 được? Theo công thức của bạn thì phải là 99 chứ!



#536963 Lí thuyết đồng dư

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 09-12-2014 - 23:59 trong Chuyên đề toán THCS

Mình có bài này chắc là sử dụng fermat nhỏ nhưng làm mà ko ra à. Mọi người chỉ mình nhé:
Tìm dư trong phép chia a cho b biết rằng:
a=13+23+33+...+993
b=1+2+3+...+99
Cách làm của mình này:
$1^{3}\equiv 1(mod 3); 2^{3}\equiv 2(mod 3); 3^{3}\equiv 3(mod 3); ....... 99^{3}\equiv99(mod 3); \Rightarrow 1^{3}+2^{3}+3^{3}+...+99^3\equiv1+2+3+..+99(mod 3)$
Đến đây thì mình xin chịu. Mà cách làm của mình chẳng biết có đúng ko nữa. ai biết làm chỉ mình nhé. Mình sắp thi rồi.

-Bài cầu bạn chưa chặt ở chỗ đi tìm số dư của a cho b thì đi chứng minh cho a;b cùng chia hết cho 3 không ra được a chia hết cho b đâu. Ví dụ như 9 chia hết cho 3; 6 chia hết cho 3 nhưng 9 có chia hết cho 6 đâu bạn.



#556013 Hình vuông ABCD. $I \in AB$. $E=DI \cap BC$,...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 24-04-2015 - 13:09 trong Hình học

attachicon.gifchunganh.kk.PNG

Gọi $P$ là giao của $AD$ và $CI;K$ là giao của $BP$ và $AE;Q$ là giao của $PB$ và $DI$ 

Dễ chứng minh $\Delta ABP\sim \Delta BEA(c.g.c)\Rightarrow \widehat{AKB}=90^{\circ} $

Theo Ta-lét có    $ \frac{PF}{PC}=\frac{AP}{AP+CE}\Rightarrow PC.PA=PF(AP+CE) $      

Và $\frac{PI}{PC}=\frac{AP}{AP+CB}\Rightarrow PC.PA=PI(AP+CB) $

=>$PF(AP+CE)=PI(AP+CB) \Rightarrow \frac{PF}{PI}=\frac{AP+CB}{AP+CE}=\frac{PD}{PD+BE} $

Lại có $\frac{PQ}{PB}=\frac{DP}{DP+BE} $

=>$\Rightarrow \frac{PF}{PI}=\frac{PQ}{PB}\Rightarrow FQ//AB\Rightarrow  FQ$ và $BE$ vuông góc với nhau

Nên Q là trực tâm tam giác $FBE$

=>$đpcm$

-Bạn ơi, dòng thứ 3 từ dưới lên phải là FQ và CE vuông góc với nhau.




#556015 Hình vuông ABCD. $I \in AB$. $E=DI \cap BC$,...

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 24-04-2015 - 13:32 trong Hình học

Cho hình vuông $ABCD$. Lấy $I$ bất kì trên cạnh $AB$ (không trùng $A,B$). Gọi $E$ là giao điểm của $DI$ và $BC$. $F$ là giao điểm của $CI$ và $AE$. Chứng minh $BF \perp DE$

 

hinhvuong-vuonggoc.png

-Từ E kẻ EH//AB (H thuộc CI); BF cắt EH tại K; FB cắt BC tại M.

-Vì AB// KE => IA/HE= AF/FE= AB/EK      => IA/AB= HE/EK      => IA/AD= HE/KE (1).

-Vì HE// AB// DC  => HE/CD= IH/IC= BE/BC. Mà CD=BC          => HE=BE  => HE/KE= BE/KE (2).

-Vì tam giác BCM đồng dạng với tam giác BEK (g.g)   => BC/CM= BE/KE (3).

-Từ (1);(2);(3) => BC/CM= IA/AD  => tam giác BCM đồng dạng với tam giác IAD (c.g.c)   => góc CBM= góc AID

=> 90 độ= góc BMC+ CBM= góc BMC+ góc DIA= góc BMC+ góc CDI (Do AI//DC).

=> DE vuông góc với BF (đpcm).




#533234 hinh hoc

Đã gửi bởi Phung Quang Minh on 14-11-2014 - 22:05 trong Hình học

Bạn ơi đề bài phần a sai đề rồi còn điều kiện của phần c là tam giác BAC vuông cân tại A, H là chân đường cao từ A xuống BC.