Đến nội dung

ThuThao36 nội dung

Có 216 mục bởi ThuThao36 (Tìm giới hạn từ 08-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#619026 xyz =$x^{2} -2z +2$

Đã gửi bởi ThuThao36 on 07-03-2016 - 23:56 trong Đại số

Câu này đã có ở đây




#694340 Từ các số 1,2,3,4,5,6,7 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số đôi một kh...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 08-10-2017 - 07:58 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Từ các số 1,2,3,4,5,6,7 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau, sao cho trong mỗi số đó phải có đồng thời hai chữ số 1 và 2 và hai chữ số này không đứng kề nhau

   Có 3 bạn làm ra 720, đáp số lại là 1152. Còn mình thì làm như này, không biết sai ở chỗ nào  :ohmy: 

Gọi số có 5 chữ số là abcde.

Các chữ số 1,2 không đứng cạnh nhau nên 1,2 có thể là ac, ad, ae, bd, be , ca, ce và các hoán vị.

Số các số: $7.P_{2}.A_{5}^{3}=840$




#694394 Từ các số 1,2,3,4,5,6,7 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số đôi một kh...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 08-10-2017 - 20:39 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bạn tính trùng 2 lần ac và ca nên chỉ có 6 vị trí:6.P2.A(3,5)=720

à, đúng rồi  , cảm ơn bạn nhiều  :icon6:




#698058 Từ các chữ số 0,1,2,3,4,5 . Người ta ghi ngẫu nhiên hai số tự nhiên có 3 chữ...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 10-12-2017 - 21:01 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Từ các chữ số 0,1,2,3,4,5 . Người ta ghi ngẫu nhiên hai số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau lên 2 tấm thẻ. Tính xác suất để trong 2 tấm thẻ có ít nhất một số chia hết cho 5.

 

Gọi biến cố A:"Trong 2 tấm thẻ có ít nhất một số chia hết cho 5"

$\Rightarrow \bar{A}$:"Cả 2 tấm thẻ đều không có số chia hết cho 5"

Số các số có 3 chữ số khác nhau: $A_{6}^{3}-A_{5}^{2}=100$

$\left | \Omega \right |=C_{100}^{2}$

Gọi số không chia hết cho 5 là $\overline{abc}$

- Có 4 cách chọn c

- Có 4 cách chọn a

- Có 4 cách chọn b

=> Có 4.4.4= 64 số không chia hết cho 5

$\left | \Omega _{\bar{A}} \right |= C_{64}^{2}$

$\Rightarrow P_{\bar{A}}=\frac{112}{275}$

$\Rightarrow P_{A}=\frac{163}{275}$




#692884 Tư vấn sách tham khảo Toán

Đã gửi bởi ThuThao36 on 11-09-2017 - 22:28 trong Kinh nghiệm học toán

Năm nay, em lên lớp 11 và có tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh.
Hiện nay trên thị trường em thấy có rất nhiều sách được in ấn mà nội dung thì rất không hay, có những sách sao chép chỗ này, chỗ kia, không biết đâu mà chọn.  :( 
Vậy nên mong các anh chị hoặc các bạn có kinh nghiệm biết cuốn sách nào hay hay, cả ôn thi đại học và cả học sinh giỏi nữa, mong mọi người có thể giới thiệu cho em  :D

Xin cảm ơn ạ  :icon6:  :icon6:




#692896 Tư vấn sách tham khảo Toán

Đã gửi bởi ThuThao36 on 11-09-2017 - 23:03 trong Kinh nghiệm học toán

Chị phải nói rõ chị thi cấp tỉnh hay cấp QG, học trường chuyên hay không chứ ạ. :))

Cấp tỉnh thôi ạ  :icon6:




#692899 Tư vấn sách tham khảo Toán

Đã gửi bởi ThuThao36 on 11-09-2017 - 23:06 trong Kinh nghiệm học toán

Em lớp 9 ạ :))

Không liên quan lắm  :lol:




#682607 Tìm điểm B thuộc trục hoành và điểm a thuộc đường thẳng y-1=0 sao cho đường t...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 01-06-2017 - 08:56 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong mặt phẳng hệ tọa độ Oxy, tìm điểm B thuộc trục hoành và điểm A thuộc đường thẳng y-1=0 sao cho đường thẳng đi qua A cắt đường tròn $(C):(x-2)^{2}+(y-2)^{2}=1$ tại 2 điểm phân biệt M, N (M nằm giữa A,N); M là trung điểm của AN và tam giác ABM cân tại M




#682379 Tìm điểm A trên đường thẳng $d:x-2y+1=0$

Đã gửi bởi ThuThao36 on 30-05-2017 - 09:31 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm điểm A trên đường thẳng $d:x-2y+1=0$. Biết qua A kẻ được 2 tiếp tuyến AB, AC (với B, C là tiếp điểm) đến đường tròn $(C):(x-2)^{2}+(y+1)^{2}=1$ sao cho chu vi tam giác ABC nhỏ nhất




#678542 Tìm tọa độ các đỉnh của hình thang ABCD.

Đã gửi bởi ThuThao36 on 24-04-2017 - 22:45 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong mặt phẳng Oxy cho hình thang ABCD vuông tại A và B có AD=2AB=2BC. Gọi M là trung điểm đoạn BC. Điểm N thuộc đoạn CD sao cho tam giác AMN cân tại M. Biết M(3;4), phương trình đường thẳng MN là: 4x+3y-24=0 và điểm B có hoành độ nguyên thuộc đường thẳng d:2x-y+3=0. Tìm tọa độ các đỉnh của hình thang ABCD.

- Chứng minh AM vuông góc với MN.

- Viết phương trinh AM

- Tham số hóa tọa độ điểm B

- Khoảng cách BH từ B đến AM

- Khoảng cách BM

- Tìm liên hệ giữa BH và BM, được phương trình

- Giải phương trình, tìm được tọa độ B




#678631 Tìm tọa độ các đỉnh của hình thang ABCD.

Đã gửi bởi ThuThao36 on 25-04-2017 - 23:00 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Cái này mình tìm đc tọa độ điểm B vs C rồi ms đăng lên vì mình k tìm đc tọa độ điểm A vs điểm D.
 

Tìm được B, C thì bạn viết phương trình AB, tham số hóa A, cho AB=BC là được mà bạn.

 Còn D thì có thể gọi E là trung điểm của AD. ABCE là hình vuông thì tìm được E, từ đó suy ra D  :D




#692949 Tìm tọa độ A, B, C biết $D(1;-1), P(3;1), và E(2;0)$ là tâm đường t...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 12-09-2017 - 21:22 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Tam giác ABC có trực tâm H, AD là đường cao. E, F lần lượt là hình chiếu của D trên BH, CH. P là giao của EF và AD.

a. Chứng minh $DP\perp AC$

b. Tìm tọa độ A, B, C biết $D(1;-1), P(3;1), và E(2;0)$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. 

Hình như có gì đó sai sai
P thuộc AD thì DP làm sao vuông góc với AC được




#695946 Tìm số đo góc $\varphi=\widehat{BAC}$ để AD lớn...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 02-11-2017 - 12:14 trong Hình học phẳng

Cho tam giác ABC có điểm A cố định, B, C thay đổi. AB=2; AC=5. Vẽ tam giác đều BCD sao cho D nằm khác phía với A đối với đường thẳng BC. Tìm số đo góc $\varphi=\widehat{BAC}$ để AD lớn nhất.




#624279 Tìm min,max: $\sum \frac{x+y}{1+z}$

Đã gửi bởi ThuThao36 on 02-04-2016 - 19:41 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x, y, z trong khoảng từ $\frac{1}{2}$ đến 1. Tìm GTNN và GTLN của:

$\frac{x+y}{1+z}+\frac{y+z}{1+x}+\frac{z+x}{1+y}$

 




#619307 Tìm min của A = a2/ (1+b) +b2/(1+c) +c2/(1+a)

Đã gửi bởi ThuThao36 on 09-03-2016 - 12:21 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c dương thảo mãn abc =1. Tìm min của  A = a2/ (1+b) +b2/(1+c) +c2/(1+a)

 

Áp dụng bđt cauchy:

$\frac{a^{2}}{1+b}+\frac{1+b}{4}\geqslant 2\sqrt{\frac{a^{2}}{1+b}.\frac{1+b}{4}}= a$

T.tự với các phân thức còn lại

$\Rightarrow \frac{a^{2}}{1+b}+\frac{b^{2}}{1+c}+\frac{c^{2}}{1+a}+\frac{3}{4}+\frac{a+b+c}{4}\geqslant a+b+c$

$\Rightarrow \frac{a^{2}}{1+b}+\frac{b^{2}}{1+c}+\frac{c^{2}}{1+a}\geqslant \frac{3}{4}(a+b+c)-\frac{3}{4}$

Mà $a+b+c\geqslant 3\sqrt[3]{abc}= 3$

$\Rightarrow \frac{a^{2}}{1+b}+\frac{b^{2}}{1+c}+\frac{c^{2}}{1+a}\geqslant \frac{3}{2}$

Dấu "=" xảy ra khi a=b=c=1




#619189 Tìm min $\sum \frac{x}{\sqrt{y^{...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 08-03-2016 - 20:43 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài này hơi cứng, làm nhớ để ý dấu bằng:

 

$\frac{x}{\sqrt{y^{3}+1}}=\frac{x}{\sqrt{(y+1)(y^{2}-y+1)}}\geq \frac{x}{\sqrt{\frac{(y^{2}-y+1+y+1)^{2}}{4}}}=\frac{2x}{y^{2}+2}$         (AM-GM)

tương tự..........

 

$\Rightarrow P\geq 2\sum \frac{x}{y^{2}+2}$

 

Ta có: $P\geq \sum \frac{2x}{y^{2}+2}=(x+y+z)-\sum \frac{xy^{2}}{y^{2}+2}$

 

$\frac{xy^{2}}{y^{2}+2}=\frac{xy^{2}}{\frac{y^{2}}{2}+\frac{y^{2}}{2}+2}\leq \frac{xy^{2}}{3\sqrt[3]{\frac{y^{4}}{2}}}=\frac{\sqrt[3]{2x^{3}y^{2}}}{3}=\frac{\sqrt[3]{2x.xy.xy}}{3}\leq \frac{2x+2xy}{9}$              (AM-GM)

 

$\Rightarrow \sum \frac{2x}{y^{2}+2}\geq 6-\frac{2(x+y+z)+2(xy+yz+zx)}{9}\geq 6-\frac{2.6+2.12}{9}=2$

$(xy+yz+zx)\leq \frac{(x+y+z)^{2}}{3}=12$

 

$\Rightarrow P\geq 2$

 

Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow x=y=z=2$

.............................

 

P/S: Chúc 8/3 vui vẻ!

Mơn ạ  :D  Mơn câu cuối luôn  :luoi:




#619056 Tìm min $\sum \frac{x}{\sqrt{y^{...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 08-03-2016 - 09:50 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x, y, z > 0 và x+ y+ z = 6. Tìm GTNN của:
$P= \frac{x}{\sqrt{y^{3}+1}}+\frac{y}{\sqrt{z^{3}+1}}+\frac{z}{\sqrt{x^{3}+1}}$

Mấy thánh giúp em, em ngu bđt lắm  :icon6:

 




#702356 Tìm lim của dãy số sau $3(n+2)u_{n+1}^3=2(n+1)u_{n}^...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 26-02-2018 - 22:01 trong Dãy số - Giới hạn

Tìm lim của dãy số sau
a) $u_{1}$>0
$3(n+2)u_{n+1}^3=2(n+1)u_{n}^3+n+4$

b)$u_{1}=\frac{4}{3}$
$(n+2)^2u_{n}=n^2u_{n+1}-(n+1)u_{n}u_{n+1}$

a) Từ hệ thức truy hồi $3(n+2)u_{n+1}^{2}=2(n+1)u_{n}^{3}+3(n+2)-2(n+1)$

$\Leftrightarrow 3(n+2)(u_{n+1}^{3}-1)=2(n+1)(u_{n}^{3}-1)$

Đặt $(n+1)(u_{n}^{3}-1)=v_{n}\Rightarrow v_{1}=2(u_{1}^{3}-1)$

$\Rightarrow v_{n+1}=\frac{2}{3}.v_{n}$

$\Rightarrow (v_{n})$ là cấp số nhân công bội $q=\frac{2}{3}$

$\Rightarrow v_{n}=2(u_{1}^{3}-1)(\frac{2}{3})^{n-1}$

$\Rightarrow u_{n}=\sqrt[3]{\frac{2(u_{1}^{3}-1)(\frac{2}{3})^{n-1}}{n+1}+1}$

$\Rightarrow Limu_{n}=1$




#619259 Tìm GTNN của P biết x>1 và y>1 $P=\frac{xy}...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 08-03-2016 - 22:46 trong Bất đẳng thức và cực trị

Câu 2 Cho x,y,z>0 .CMR

   $\frac{x}{x+\sqrt{(x+y)(x+z)}}+\frac{y}{y+\sqrt{(y+z)(y+x)}}+\frac{z}{z+\sqrt{(z+x)(z+y)}}\leq 1$

 

 

Áp dụng Bunhiacopxki:

$(x+y)(x+z)=[(\sqrt{x})^{2}+(\sqrt{y})^{2}][(\sqrt{x})^{2}+(\sqrt{z})^{2}]\geqslant (\sqrt{xy}+\sqrt{xz})^{2}$

$\Rightarrow x+\sqrt{(x+y)(y+z)}\geqslant \sqrt{x}(\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z})$

$\Rightarrow \frac{x}{x+\sqrt{(x+y)(x+z)}}\leqslant \frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z}}$

Tương tự với 2 phân thức còn lại

Suy ra: VT $\leqslant$1




#619304 Tìm GTNN của P biết x>1 và y>1 $P=\frac{xy}...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 09-03-2016 - 11:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

với $ a = \sqrt{x-1} , b = \sqrt{y-1} $
Dấu "=" xảy ra khi $x=y=2$

xin lỗi, nhầm  :ohmy:




#619292 Tìm GTNN của P biết x>1 và y>1 $P=\frac{xy}...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 09-03-2016 - 11:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán có thể viết lại dưới dạng : 

$ P = \frac{(a^2 +1)(b^2 +1)}{ab} \ge \frac{2a.2b}{ab} = 4 $

a>1; b>1 mà bạn




#651411 Tìm cặp số nguyên (x;y) thỏa mãn phương trình : $2x^2+2xy+y^2-4x+2y+10=0...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 26-08-2016 - 21:47 trong Số học

Ta có: $2x^2+2xy+y^2-4x+2y+10=0\iff 2x^2+x(2y-4)+y^2+2y+10=0$

$\Delta'_x=(y-2)^2-2(y^2+2y+10)\ge 0\iff -(y+4)^2\ge 0\iff y=-4(n)$.

Thay $y=-2\implies x=3(n)$.

Vậy $(x;y)=(3;-2)$

y=-4 sao xuống lại thay y=-2???




#651399 Tìm cặp số nguyên (x;y) thỏa mãn phương trình : $2x^2+2xy+y^2-4x+2y+10=0...

Đã gửi bởi ThuThao36 on 26-08-2016 - 21:13 trong Số học

$2Q= 2^{2012}-2^{2011}-2^{2010}-.....-2^{2}-2$

$\Rightarrow 2Q-Q=2^{2012}-2^{2011}-2^{2011}+1=1$




#707363 Toán xác xuất trong đề thi thử đại học

Đã gửi bởi ThuThao36 on 30-04-2018 - 10:01 trong Ôn thi Đại học

Gieo hai con súc sắc cân đối đồng chất. Gọi x,y là kết quả số chấm xuất hiện lần lượt của hai súc sắc đó. Có 2 bình, bình 1 đựng 6 bi xanh và 4 bi vàng, bình 2 đựng 3 bi xanh và 6 bi vàng. Nếu x+y lớn hơn hoặc bằng 5 thì 2 bi từ bình 1, còn nếu x+y nhỏ hơn 5 thì bốc 2 bi từ bình 2. Tính xác xuất để bốc được ít nhất một bi xanh

TH1: $x+y< 5$

Kết quả gieo xúc sắc là: $(1;1); (1;2); (1,3); (2,1);(2,2);(3,1)$

=> Xác xuất gieo xúc sắc được $x+y< 5$ là; $\frac{6}{6^{2}}=\frac{1}{6}$

Xác suất để bốc ít nhất 1 bi xanh từ bình 2: $\frac{C_{3}^{1}.C_{6}^{1}+C_{3}^{2}}{C_{9}^{2}}=\frac{7}{12}$

=> Xác suất bốc ít nhất 1 bi xanh ở TH1: $\frac{1}{6}.\frac{7}{12}=\frac{7}{72}$

TH2: $x+y\geq 5$

 Xác xuất gieo xúc sắc được $x+y\geq 5$ là; $\frac{5}{6}$

Xác suất để bốc ít nhất 1 bi xanh từ bình 1: $\frac{C_{6}^{1}.C_{4}^{1}+C_{6}^{2}}{C_{10}^{2}}=\frac{13}{15}$

=> Xác suất bốc ít nhất 1 bi xanh ở TH2: $\frac{5}{6}.\frac{13}{15}=\frac{13}{18}$

Vậy xác suất cần tìm: $\frac{7}{72}+\frac{13}{18}=\frac{59}{72}$




#707390 Toán xác xuất trong đề thi thử đại học

Đã gửi bởi ThuThao36 on 30-04-2018 - 15:03 trong Ôn thi Đại học

M góp ý 1 tí: ở chỗ Xác suất để bốc ít nhất 1 bi xanh từ bình 2 có thể tính xác suất để lấy được hai bi đều là vàng, rồi lấy 1 trừ đi: $1-\frac{C_{6}^{2}}{C_{9}^{2}}$.

Thì có vẻ tính toán ít hơn

ok bạn  :icon6: