Đến nội dung

HoangKhanh2002 nội dung

Có 461 mục bởi HoangKhanh2002 (Tìm giới hạn từ 30-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#683751 Đề thi vào 10 chuyên tỉnh Vĩnh Phúc 2017-2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 09-06-2017 - 10:08 trong Tài liệu - Đề thi

Đề thi vào 10 chuyên tỉnh Vĩnh Phúc 2017-2018

Full hình nhỉ.... :D :D :D

vp2.png

a) Nhận thấy: $\widehat{BAC}+\widehat{BDC}=180^o \iff \widehat{BAC}+\widehat{BEC}=180^o \iff BACE$ nội tiếp

$\widehat{AEB}=\widehat{ACB}=\widehat{ABC}=\widehat{AEC}\implies \widehat{BEC}=2\widehat{AEC}$

b) $\Delta ADE, \widehat{ADE}=90^o$ có $FD=FE \implies FD=FE=FA$

Dễ thấy: $\widehat{BKC}=180^o-\widehat{BCK}-\widehat{CBK}=180^o-\widehat{BCE}-\widehat{AEC}=\widehat{AFB}=\widehat{FAD}$

c) Áp dụng định lí $Ptolemy$ cho tứ giác $ABEC$ có: $AB.CE+AC.BD=AE.BC \iff AB(CE+1)=AE\\ \iff CD+1=\dfrac{AE}{AB}=2\dfrac{CF}{CD}$

Do đó: $CF=\dfrac{CD(CD+1)}{2}$

Mà: $EF$ là phân giác $\widehat{BEC} \implies \dfrac{CF}{FB}=\dfrac{CE}{EB}=CE=CD$

Thay vào hệ thức: $CD+1=2FB \implies FB=\dfrac{CD+1}{2}$

Giải phương trình: $\dfrac{CD(CD+1)}{2}+\dfrac{CD+1}{2}=1 \iff CD=\sqrt{2}-1$




#683685 Đề thi vào 10 chuyên tỉnh Bình Dương 2017-2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 08-06-2017 - 17:21 trong Tài liệu - Đề thi

Xử câu hình đê các bác :D

binh duong.png

a) Gọi $L$ là giao điểm của $BO$ và $DF$ $\implies \widehat{ILF}=90^o$

Dễ thấy $DAEO$ là hình chữ nhật $\implies \widehat{DFI}=\dfrac{1}{2}\widehat{DOE}=45^o$

Do đó: $\widehat{BIF}=45^o$

b) $\Delta ABM$ vuông cân tại $A$ $\implies \widehat{ABD}=45^o$

Do đó: $\widehat{DBH}=\widehat{DFH}=45^o \implies DBFH$ nội tiếp. Mà: $ODBF$ nội tiếp

$\implies B,D,O,H,F$ cùng thuộc một đường tròn $\implies \widehat{OHB}=90^o$

Mà: $AO\perp BM$ nên $\widehat{BAH}=45^o=\widehat{BIH} \implies ABHI$ nội tiếp

c) $NQDP$ nội tiếp $\implies \widehat{NPQ}=\widehat{NDQ}=\widehat{NDF}=\widehat{NEF}$

Tương tự: $\widehat{NQP}=\widehat{NFE}$ $\implies \Delta NPQ \sim \Delta NEF$ $\implies \dfrac{PQ}{EF}=\dfrac{NP}{NE} \leqslant 1$

$\implies PQ \leqslant EF$

Đẳng thức xảy ra: $\iff$ $P$ trùng $E$, $Q$ trùng $F$ $\iff$ $PQ$ là đường kính của $(O)$

$\iff$ $M$ là giao điểm của đường kính $DN$ của $(O)$ và $AC$




#683682 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên môn Toán, tỉnh Thái Nguyên

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 08-06-2017 - 16:16 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 10 (1,0 điểm). Cho tam giác nhọn $ABC$ ($AB<AC$). Đường tròn tâm $O$ đường kính $BC$ cắt cạnh $AC$, $AB$ lần lượt tại $D$ và $E$. $H$ là giao điểm của $BD$ và $CE$, $K$ là giao điểm của $DE$ và $AH$, $F$ là giao điểm của $AH$ và $BC$. $M$ là trung điểm của $AH$. Chứng minh rằng $MD^2=MK.MF$.

Bài này khá dễ

tn1.png

Dễ dàng chứng minh được $H$ là tâm đường tròn nội tiếp $\Delta DEF$

Nhận thấy $M$ là tâm $(AEHD)$ $\implies \widehat{HMD} =2\widehat{HED}=\widehat{FED} \implies EMDF$ nội tiếp

$\implies \widehat{MDE}=\widehat{MFE}=\widehat{MFD}$

Do đó: $\Delta MDK \sim \Delta MFD \implies MD^2=MD.MK$

 

Câu 7 (2,5 điểm). Cho ba điểm $A$, $B$, $C$ phân biệt thẳng hàng và theo thứ tự đó sao cho $AB<BC$. Trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng $AC$ dựng các hình vuông $ABDE$ và $BCFK$. Gọi $I$ là trung điểm của đoạn thẳng $EF$. Đường thẳng qua $I$ vuông góc với $EF$ cắt các đường thẳng $BD$ và $AB$ lần lượt tại $M$ và $N$. Chứng minh rằng:
  • Tứ giác $AEIN$ và tứ giác $EMID$ nội tiếp được trong đường tròn.
  • Ba điểm $A$, $I$, $D$ thẳng hàng và các điểm $B$, $N$, $F$, $M$, $E$ nằm trên cùng một đường tròn.
  • Ba đường thẳng $AK$, $EF$, $CD$ đồng quy.

tn 2.png

1. Khỏi làm

2. Dễ thấy $\Delta EBF$ vuông tại $E$ nên $IE=IB$

Do đó: $\overline{A,D,I}$

Tứ giác $EDIM$ nội tiếp $\implies \widehat{IEM}=\widehat{IDM}=45^o$ $\implies IE=IM=IB$

$\Delta BMN$ có $IB=IM \implies IN=IB=IM$

$EBFM$ có 2 đường chéo vuông góc với nhau tại TĐ, bằng nhau. Dễ dàng chứng minh $B,E,M,F,N$ cùng thuộc đường tròn

3. Dễ thấy: $BE//KC$, $AD\perp BE\implies AD\perp KC \implies D$ là trực tâm $\Delta AKC \implies CD \perp AK$ tại $G$

Lúc đó: $EGDA, GKFC$ nội tiếp $\implies \widehat{EGA}=\widehat{EDA}=45^o$; $\widehat{KGF}=\widehat{KCF}=45^o$ nên $\overline{E,G,F}$

PS: Sao dễ vậy nhỉ???




#683671 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên môn Toán, tỉnh Thái Nguyên

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 08-06-2017 - 15:02 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 3 (1,0 điểm). Cho số tự nhiên $A=\overline{\underbrace{777\ldots 7}_{n \text{ chữ số } 7}}-18+2n$ với $n\in \mathbb{N}, n\geqslant 2$. Chứng minh rằng $A$ chia hết cho $9$.

 Câu 4 (1,5 điểm). Cho $a$, $b$, $c$ là các số dương thoả mãn $a+b+c\leqslant \sqrt{3}$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
\[P=\dfrac{a}{\sqrt{a^2+1}} + \dfrac{b}{\sqrt{b^2+1}} + \dfrac{c}{\sqrt{c^2+1}}\]

Câu 3:

Ta có: $A=\underbrace{77..77}_{n}-18+2n=7.\dfrac{10^n-1}{9}-18+2n=7.\dfrac{10^n-1-9n}{9}-18+9n$

Chỉ cần chứng minh: $10^n-9n-1 \vdots 81,n\geqslant 2$ bằng quy nạp

Câu 4:

$\sqrt{3}\geqslant a+b+c\geqslant \sqrt{3(ab+bc+ca)} \implies ab+bc+ca\leqslant 1$

Thay vào: $P=\sum \dfrac{a}{\sqrt{a^2+1}}\leqslant \sum \dfrac{a}{\sqrt{(a+b)(a+c)}}\leqslant \dfrac{1}{2} \sum \left (\dfrac{a}{a+b}+\dfrac{a}{a+c} \right )=\dfrac{3}{2}$

PS: huykinhcan99: Em gõ nhanh nên thiếu căn




#683665 Đề thi vào 10 chuyên tỉnh Bắc Giang 2017-2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 08-06-2017 - 13:52 trong Tài liệu - Đề thi

Câu hình

bg.png

a) $HE$ là đường trung bình $\Delta BAI\Rightarrow \widehat{BHE}=\widehat{BAI}=\widehat{BAD}+\widehat{DAI}=\widehat{BAD}+\widehat{DBA}=\widehat{BDE}$

Do đó: $BHDE$ nội tiếp

b) Kẻ $IK'//AB, H'$ là giao điểm của $DK'$ và $AB$

Khi đó: $\Delta ADH' \sim \Delta JDB \implies \dfrac{AH'}{DH'}=\dfrac{JB}{DB}\\ \Delta BDH' \sim \Delta JDA \implies \dfrac{BH'}{DH'}=\dfrac{JA}{DA}$

Mà: $\left\{\begin{matrix} \Delta IDA \sim \Delta IAJ\\ \Delta IDB \sim \Delta IBJ \end{matrix}\right. \implies \dfrac{JB}{DB}=\dfrac{JA}{DA} \implies BH'=AH'\implies$ $H$ trùng $H'$, $K$ trùng $K'$

Do đó: $IK//AB$. Dễ dàng suy ra được: $\Delta BJA$ cân tại B

c) Dễ thấy $ID.IJ=IA^2=IH.IO \implies$ $JOHD$ nội tiếp. Kết hợp $JKBA$ là hình thang cân $\implies \Delta IJK$ cân tại $I$

Do đó: $\dfrac{ID}{HI}=\dfrac{IO}{IJ}=\dfrac{IO}{IK} \implies ID.IK=IO.IH$

Mà: $HO.HI=HA.HB=HD.HK$

Trừ theo vế: $ID.IK-HD.HK=(IO-HO)IH=IH^2$




#683642 Đề thi vào 10 chuyên tỉnh Bắc Giang 2017-2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 08-06-2017 - 09:59 trong Tài liệu - Đề thi

Chém câu bất

Ta có: $P=\dfrac{y}{x}+\dfrac{x}{y}+\dfrac{1}{3}\dfrac{x}{y}+3xy+12xy+\dfrac{4}{3}-\dfrac{4}{3}\\\geqslant 2+2x+8\sqrt{xy}-\dfrac{4}{3}\\=2x+\dfrac{2}{3}+8\sqrt{xy}\geqslant 4\sqrt{\dfrac{x}{3}}+8\sqrt{xy}=4$

Dấu "=" xảy ra: $\iff x=y=\dfrac{1}{3} \square$

 

câu hệ làm kiểu gì nhỉ?

Anh gõ lại đề giùm em, em chả thấy gì?




#683590 Đề thi thpt chuyên toán tỉnh Hưng Yên năm học 2017 - 2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 07-06-2017 - 22:24 trong Tài liệu - Đề thi

mình chưa hiểu đoạn này lắm? suy ra kiểu gì vậy?

Tỉ số đồng dạng bằng tỉ số đường cao tương ứng

PS: Có gì bạn cứ trao đổi qua tin nhắn cho mình, thế này làm mất đẹp topic




#683587 Đề tuyển sinh vào 10 THPT chuyên Vĩnh Phúc môn toán (chung)

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 07-06-2017 - 22:12 trong Tài liệu - Đề thi

Full luôn câu hình

vp1.png

a) $\Delta ABE$ có $BD$ vừa là đường cao, vừa là đường trung tuyến

$\widehat{EFA}=\widehat{EAC}=\widehat{EBD}$

b) $\widehat{EFH}=\widehat{EBH}\Rightarrow EHBF$ nội tiếp

$\Rightarrow CE.CB=CH.CF$

$\widehat{EFH}=\widehat{EBH}=\widehat{CKH}\Rightarrow HKFI$ nội tiếp $\Rightarrow CH.CF=CI.CK\Rightarrow CI.CK=CE.CB\Rightarrow EIBK$ nội tiếp

c) $\Delta FCB \sim \Delta EKB(\widehat{CFB}=\widehat{CAB}=\widehat{BEK})\Rightarrow \dfrac{CF}{CB}=\dfrac{EK}{BK}$

Tương tự: $\Delta EIB \sim \Delta HCB\Rightarrow \dfrac{CH}{CB}=\dfrac{EI}{IB}$

Cộng lại




#683581 Đề tuyển sinh vào 10 THPT chuyên Vĩnh Phúc môn toán (chung)

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 07-06-2017 - 21:06 trong Tài liệu - Đề thi

Câu bất.

Bài này khá hay nhưng hơi cũ

Ta có: $P=x^3+y^3+2xy=2017(2017^2-3xy)+2xy=2017^3-6049xy$

Lại có: $-xy=\dfrac{(x-y)^2-(x+y)^2}{4}=\dfrac{(x-y)^2-2017^2}{4}$

Mà: $1\leqslant \left | x-y \right |\leqslant 2015\Rightarrow \dfrac{1-2017^2}{4}\leqslant -xy\leqslant \dfrac{2015^2-2017^2}{4}$

Thay vào có ngay

$Min_{P}=2017^3+6049.\dfrac{1-2017^2}{4}\iff (x,y)\in \left \{ (1008,1009);(1009,1008) \right \}\\ Max_{P}=2017^3+6049.\dfrac{2015^2-2017^2}{4}\iff (x,y)\in \left \{ (2016,1);(1,2016) \right \}$




#683570 Đề thi vào 10 chuyên tỉnh Đak Lak 2017-2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 07-06-2017 - 20:15 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 4:

a) Đặt: $\left\{\begin{matrix} x=a+b\\ y=b+c\\ z=c+a \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=\dfrac{y+z-x}{2}\\ b=\dfrac{x-y+z}{2}\\ c=\dfrac{x+y-z}{2} \end{matrix}\right.$

Ta có: $\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+a}+\dfrac{4c}{a+b}=\dfrac{y+z-x}{2x}+\dfrac{x-y+z}{2y}+4.\dfrac{x+y-z}{2z}\\=\left ( \dfrac{y}{2x}+\dfrac{x}{2y} \right )+\left ( 2\dfrac{y}{z}+\dfrac{z}{2y} \right )+\left ( 2\dfrac{x}{z}+\dfrac{z}{2x} \right )-3\geqslant 1+2+2-3=2$

Dấu "=" không xảy ra

b) Hệ điều kiện: $\left\{\begin{matrix} a+b+c=5\\ ab+bc+ca=7 \end{matrix}\right.\iff \left\{\begin{matrix} a+b=5-c\\ ab=7-c(a+b)=7-c(5-c) \end{matrix}\right.$

Theo BĐT: $(a+b)^2\geqslant 4ab\iff (5-c)^2\geqslant 4(7-5c+c^2)\\\iff 3c^2-10c+3\leqslant 0\Leftrightarrow \dfrac{1}{3}\leqslant c\leqslant 3$

Tương tự với $a,b$




#683563 Đề thi vào 10 chuyên tỉnh Quảng Ngãi 2017-2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 07-06-2017 - 19:54 trong Tài liệu - Đề thi

Câu tổ quá dễ

Câu 5:

9 số nguyên dương có dạng: $2^x3^y5^z$, $(x;y;z)$ chỉ có các dạng (chẵn, chẵn, chẵn), (lẻ, lẻ, lẻ), (chẵn, chẵn, lẻ), (chẵn, lẻ, lẻ) và các hoán vị. Có 8 trường hợp

Theo nguyên lí $Dirichlet$ ta có 2 số cùng dạng, tích 2 số đó là 1 số chính phương

Câu 3:

b) Ta có: $H=\dfrac{y^4}{1+y^2+y^4(x^4+x^2)}=\dfrac{1}{\dfrac{1}{y^4}+\dfrac{1}{y^2}+x^4+x^2}\leqslant \dfrac{1}{2\dfrac{x^2}{y}+2\dfrac{x}{y^2}}$

Từ giả thiết: $x(xy+1)=2y^2\iff x^2y+xy=2y^2\iff \dfrac{x^2}{y}+\dfrac{x}{y^2}=2$

Thay vào




#683551 Đề thi vào 10 chuyên tỉnh Hà Tĩnh 2017-2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 07-06-2017 - 19:17 trong Tài liệu - Đề thi

Bài cuối khá dễ

Chém luôn câu 3a

Phương trình đã cho tương đương với: $((x-a)^2-1)(a(x-a)^2-1)=0$

+) Nếu $a<0$ thì phương trình: $a(x-a)^2-1=0$ vô nghiệm.

Phương trình đã cho có nghiệm dương nhiều hơn nghiệm âm $\iff (x-a)^2-1$ có 2 nghiệm dương $\iff a>1$

+) Nếu $a>0$ thì phương trình: $a(x-a)^2-1=0$ có nghiệm: $x=a\pm \dfrac{1}{\sqrt{a}}$. Vì $x=a+ \dfrac{1}{\sqrt{a}}>0$

Xét các trường hợp: Nếu $((x-a)^2-1)=0$ có 2 nghiệm dương, $x=a-\dfrac{1}{\sqrt{a}}>0$, nếu 2 trong 3 nghiệm > 0...




#683548 Đề thi vào 10 chuyên tỉnh Hà Tĩnh 2017-2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 07-06-2017 - 18:46 trong Tài liệu - Đề thi

Bài bất quá dễ

Ta có: $\dfrac{1}{a+1}+\dfrac{2017}{2017a+b}+\dfrac{2018}{2018+c}\leqslant 1\\\iff \dfrac{c}{c+2018}\geqslant \dfrac{1}{a+1}+\dfrac{2017}{2017a+b}\geqslant 2\sqrt{\dfrac{1}{a+1}.\dfrac{2017}{2017a+b}}$

Tương tự: $\dfrac{b}{2017+b}\geqslant 2\sqrt{\dfrac{1}{1+a}.\dfrac{2018}{2018+c}}\\\dfrac{a}{a+1}\geqslant 2\sqrt{\dfrac{2017}{2017+b}.\dfrac{2018}{2018+c}}$

Nhân lại ta có: $abc\geqslant 8.2017.2018$

Dấu "=" xảy ra: $\iff a=1,b=2017,c=2018\square$




#683539 $\begin{cases} m^{3}-n^{2}-n=\frac{1}{3}\\... \...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 07-06-2017 - 18:15 trong Đại số

Tìm m, n, p thỏa mãn:

 $\left\{\begin{matrix} m^{3}-n^{2}-n=\frac{1}{3}\\ n^{3}-p^{2}-p=\frac{1}{3}\\ p^{3}-m^{2}-m=\frac{1}{3} \end{matrix}\right.$

Do vai trò của $m,n,p$ bình đẳng, giả sử: $m=max\left \{ m,n,p \right \}$

Xét:

+) Trường hợp: $m\geqslant n\geqslant p$. Từ hệ ta có:

$\left\{\begin{matrix} m^3=n^2+n+\dfrac{1}{3}\leqslant m^2+m+\dfrac{1}{3}\\ p^3=m^2+m+\dfrac{1}{3}\geqslant p^2+p+\dfrac{1}{3} \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} m\leqslant \dfrac{1}{\sqrt[3]{4}-1}\\ p\geqslant \dfrac{1}{\sqrt[3]{4}-1} \end{matrix}\right.\\\iff m=p=n=\dfrac{1}{\sqrt[3]{4}-1}$

+) Trường hợp: $m\geqslant p\geqslant n$. Làm tương tự

Vậy: $\boxed{m=n=p=\dfrac{1}{\sqrt[3]{4}-1}}$ là nghiệm duy nhất của hệ




#683531 $Topic$ các bài toán chưa có lời giải ở box Đại số THCS (1/284 - 50...

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 07-06-2017 - 17:05 trong Đại số

Tiếp nối $topic$ của cao nhân L Lawliet. Đây là $TOPIC$ tổng hợp các bài toán chưa có lời giải từ trang 1/284 đến 50/284, trong thời gian gần đây....

 

Lưu ý: - Các thành viên không được thảo luận tại đây, tuyệt đối không spam

          - Các bài màu xanh dương là các bài chưa có lời giải

          - Khi đưa ra lời giải, nhắn tin cho tôi

 

$\boxed{1}$ Cho $x,y,z,u,v$ là các số nguyên dương thỏa mãn : $xyzuv=z+y+z+u+v$. Tìm GTLN của $max\left \{ x,y,z,u,v \right \}$

 

$\boxed{2}$Giả sử rằng $x,y$ là các số thực thỏa mãn: $\frac{x^2-x+y^2-y}{x^2+y^2-1}\leq 0$. Tìm cặp số $(x,y)$ để $x+2y$ đạt giá trị lớn nhất.

 

$\boxed{3}$Cho pt: $x^{2}+bx+c=0, x^{2}+b_{1}x+c_{1}=0$ với $b,c,b_{1},c_{1}$ là các số nguyên thỏa mãn $(b-b_{1})(c-c_{1})> 0$ Chứng minh rằng:  cả 2 pt có 1 nghiệm chung thì nghiệm còn lại là 2 số nguyên phân biệt

 

$\boxed{4}$ Cho $a,b,c,p,q,r$ đôi một khác nhau. Giải hệ : 
$\begin{cases} &\\\dfrac{x}{a-q}+\dfrac{y}{b-q}+\dfrac{z}{c-q}=1\\&\\\dfrac{x}{a-p}+\dfrac{y}{b-p}+\dfrac{z}{c-p}=1\\&\\\dfrac{x}{a-r}+\dfrac{y}{b-r}+\dfrac{z}{c-r}=1\\& \end{cases}$

 

$\boxed{5}$ Phân tích nhân tử:

$a^{7}c^{12}+b^{7}a^{12}+c^{7}b^{12}-a^{7}b^{12}-b^{7}c^{12}-c^{7}a^{12}$

 

$\boxed{6}$ Chưng minh không tồn tại a,b,c$\epsilon \mathbb{Z}$ để 2 phương trình bậc 2 sau đều có 2 nghiệm nguyên:

$\left\{\begin{matrix} ax^{2}+bx+c=0 & \\ (a+1)x^{2}+(b+1)x+c+1=0& \end{matrix}\right.$

 

$\boxed{7}$ Bạn Nam muốn cắt một đoạn dây dài 63cm thành các đoạn nhỏ hơn sao cho một hoặc nhiều mảnh ghép với nhau được các số tự nhiên từ 1 đến 63. Hỏi bạn Nam phải cắt ít nhất bao nhiêu lần? (HSG Toán 8 - Hương Sơn 2015-2016)

 

$\boxed{8}$ Cho phương trình $x^3-ax^2+bx-a=0$ có 3 nghiệm thực dương.Tìm $a,b$ để biểu thức $P=\frac{b^{2016}-3^{2016 }}{a^{2016}}$ đạt GTNN và tìm GTNN đó

 

$\boxed{9}$ Cho x, y, z thỏa mãn:$\frac{2}{x+y}+\frac{2}{y+z}+\frac{2}{z+x}=\frac{1007x}{x+y}+\frac{1007y}{y+z}+\frac{1007z}{z+x}=2014$. Tính tổng $S = x + y + z.$

 

$\boxed{10}$  Cho phương trình: $x^2-2x+m-3=0$. Tính $A = x_{1}^{5}+32x_{2}^{5}-x_{1}-x_{2}$

 

$\boxed{11}$  Tìm a,n,m,p thuộc N biết:

$(-216x^4y)^2(-4x^5y^3z)(-2x^7y^5z^2)=2016ax^{n+2}y^{m-1}z^{p-2}$

 

$\boxed{12}$ Cho a, b, c, d là các số tự nhiên thỏa mãn $(a+c)^{2} + 2c = (b+d)^{2} +2d$. Chứng minh rằng

$\left\{\begin{matrix}a = b \\ c = d \end{matrix}\right.$

 

$\boxed{13}$ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} x^3-x^2+x(y^2+1)=y^2-y+1\\ 2y^3+12y^2+18y-2+z=0\\ 3z^3-9z+x-7=0 \end{matrix}\right.$

 

$\boxed{14}$ Biết một đa thức bậc $n$ mà có $n$ nghiệm $x_{1};x_{2};...x_{n}$ thì phải có dạng $a(x-x_{1})(x-x_{2})...(x-x_{n})$ ($a$ là số thực khác 0). Cho đa thức $f(x)$ có bậc $2014$ thỏa mãn $f(k) =-\dfrac{2}{k}$ với mọi k là số nguyên dương không vượt quá $2015$. Tính $f(2016)$

 

$\boxed{15}$ Tìm m, n, p thỏa mãn:

 $\left\{\begin{matrix} m^{3}-n^{2}-n=\dfrac{1}{3}\\ n^{3}-p^{2}-p=\dfrac{1}{3}\\ p^{3}-m^{2}-m=\dfrac{1}{3} \end{matrix}\right.$

 

$\boxed{16}$ Cho hai số: $A=1978^{n}$; $B=1978^{n}+2^{n}$. Chứng minh rằng hai số trên có cùng số chữ số ?

 

$\boxed{17}$ Tìm $a$ để pt $(x-1)^2=2|x-a|$ có 4 nghiệm phân biệt

 

$\boxed{18} $ Cho $a, b, c>0$ thỏa mãn: $a+b+c=abc$

CMR: A= $\frac{\sqrt{(a^{2}+1)(b^{2}+1)}-\sqrt{a^{2}+1}-\sqrt{b^{2}+1}}{ab} + \frac{\sqrt{(b^{2}+1)(c^{2}+1)}-\sqrt{b^{2}+1}-\sqrt{c^{2}+1}}{bc} + \frac{\sqrt{(c^{2}+1)(a^{2}+1)}-\sqrt{c^{2}+1}-\sqrt{a^{2}+1}}{ca}$ là số tự nhiên

 

$\boxed{19}$ Tìm $m$ để phương trình $x^4-(2m+3)x^2+m+5=0$ có các nghiệm thỏa mãn $-2<x_1<-1<x_2<0<x_3<1<x_4<3$

 

$\boxed{20}$ Cho phương trình $ax^{2}+bx+c=0$ có 2 nghiệm $\in [0,1]$.

Xác định a,b,c để $p=\frac{(a-b)(2a-c)}{a(a-b+c)}$ nhỏ nhất, lớn nhất

 

$\boxed{21}$ Tìm nghiệm nguyên của phương trình: $x^{y}+1=z$

 

$\boxed{22}$ Cho các số $m,n,p$ thỏa mãn các điều kiện

$\left ( \sqrt{1+m^2}+m \right )\left ( \sqrt{1+n^2}-n \right )=1$ và $\left ( \sqrt{1+n^2}+p \right )\left ( \sqrt{1+p^2}+n \right )=1$

Tính giá trị của biểu thức $Q=m^{2013}+p^{2013}$.

 

$\boxed{23}$ Cho $2 \leq a,b,c,d \leq 3$. Chứng minh rằng: $\frac{2}{3} \leq \frac{a(c-d)+3d}{b(d-c)+3c}\leq \frac{3}{2}$

 

$\boxed{24}$ Cho 3 số x, y, z thỏa mãn $(x-y+z)^{2}+2xy-8xz+2yz<0$ và $5x-4y+5z<0$. Chứng minh rằng: $2017x-2016y+2017z<0$

 

$\boxed{25}$ Cho tam thức bậc hai $f(x)=ax^2+1998x+c$ với $a,c \in \mathbb{Z}$. Biết $\left | a \right |<2000$ và $f(x)$ có 2 nghiệm phân biệt $x_{1}, x_{2}$.

Chứng minh rằng $\left | x_{1}-x_{2} \right |\geq \frac{1}{998}$

 

$\boxed{26}$ Tìm các cặp $(a,b)$ nguyên sao cho tồn tại đa thức hệ số nguyên $P(x)$ sao cho \[  x^n+c_{n-1}x^{n-1}+\cdots+c_1x+c_0=(x^2+ax+b)\cdot P(x) \]với $c_0,c_1,...,c_{n-1}$ bằng $1$ hoặc $-1$.

 

$\boxed{27}$ Cho $\left\{\begin{matrix} \left ( a+b \right )\left ( b+c \right )\left ( c+a \right )=abc & \\ \left ( a^3+b^3 \right )\left ( b^3+c^3 \right )\left ( c^3+a^3 \right )=8a^3b^3c^3 & \end{matrix}\right.$. Chứng minh $abc=0$

 

$\boxed{28}$ Cho các số thực $a,b$. Tìm min của $A=\sqrt{a^2+b^2+2a+1}+\sqrt{a^2+b^2-2a+1}+|b-2|$

 

$\boxed{29}$ Giải hệ phương trình sau:        

$$\begin{cases}x=2^{1-y}\\y= 2^{1-x}\end{cases}$$

 

$\boxed{30}$ Tính:  $\frac{1}{\sqrt{1}}+\frac{1}{\sqrt{2}}+\frac{1}{\sqrt{3}}+...+\frac{1}{\sqrt{23}}+\frac{1}{\sqrt{24}}$

 

$\boxed{31}$ Cho a, b, c > 0 và $ab+bc+ca = 1$. Chứng minh rằng:

$\sum (1-a^2)(1+a^2)=\dfrac{4abc}{\sqrt{\sum (1+a^2)}}+1$

 

$\boxed{32}$ Tìm các số hữu tỉ $x,y,z,t$ thỏa mãn:

$(x+y\sqrt{2})^{2010}+(z+t\sqrt{2})^{2010}=5+4\sqrt{2}$

 

$\boxed{33}$ Cho dãy các hàm số $f_{1}(x); f_{2}(x); f_{3}(x);...$ thỏa mãn điều kiện: $f_{1}(x)=x$ và $f_{n+1}(x)=\frac{1}{1+f_{n}(x)}$. Tính $f_{49}(2)$

 

$\boxed{34}$ Tìm tất cả các số nguyên x thoả mãn $\left ( x+2014 \right )^{2}=64\left ( x+2007 \right )^{3}$

 

$\boxed{35}$ Chứng minh rằng:nếu $\left | a \right |+\left | b \right |\geq2$ thì phương trình (ẩn x) $2ax^2+bx+1-a=0$có nghiệm.

 

$\boxed{36}$ Giải các phương trình nghiệm nguyên:

a) $a,x^2+10008=279y^5+y+85z-130yz$

b) $b,x^2+y^2+z^2+t^2+k^2=40001u^2$

 

$\boxed{37}$ Xét dãy số {$a_{n}$} với $a_{1}=1$ va $a_{n}=a_{n-1}+\frac{1}{a_{n-1}}$ với mọi số tự nhiên n lớn hơn 1. Chứng minh rằng: $12 < a_{145} < 21$

 

$\boxed{38}$ Giải hệ phương trình $x^{2}+2x^{2}y^{2}=5y^{2}-y^{4}$ và $x-xy+x^{2}y=y-y^{2}$

 

$\boxed{39}$ Tìm các số tự nhiên m và n thỏa mãn:

$(3+5\sqrt{2})^{m} = (5+3\sqrt{2})^{n}$

 

$\boxed{40}$ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+3}+\sqrt{y+7}=5 \\\sqrt{y-1}+\sqrt{z+1}=3 \\\sqrt{z+6}+\sqrt{x}=4 \end{matrix}\right.$

 

$\boxed{41}$ Giải phương trình:16$x^{4}+5=6\sqrt[3]{4x^{2}+x}$

 

$\boxed{42}$Cho $x_0=x_1;x_1=\frac{\sqrt{3}+x_0}{1-x_0\sqrt{3}};...;x_n=\frac{\sqrt{3}+x_{n-1}}{1-x_n\sqrt{3}}$.

Tính $Q=x_{19}+x_{30}+x_{2015}$

 

$\boxed{43}$ Cho a,b,c nguyên dương thỏa mãn $c(ac+1)^2=(2c+b)(3c+b)$
Chứng minh c là số chính phương

 

$\boxed{44}$

Cho 2012 số dương $x_{1},x_{2},x_{3},...,x_{2012}$ thỏa mãn : $\dfrac{1}{\sqrt{x_{1}}}+\dfrac{1}{\sqrt{x_{2}}}+\dfrac{1}{\sqrt{x_{3}}}+...+\dfrac{1}{\sqrt{x_{2012}}}=125.$

Chứng minh rằng trong 2012 số trên có 3 số bằng nhau

 

$\boxed{45}$ Cho các số a, b , c khác 0 bất kì sao cho $ac + bc + 3ab <0$

Chứng minh phương trình sau luôn có nghiệm: $(ax^{2}+bx+c)+(bx^{2}+cx+a)(cx^{2}+ax+b)=0$

 

$\boxed{46}$ Cho các số thực không âm $m,n,p$ thoả mãn điều kiện $m + 2n + 3p = 1$

Chứng minh rằng ít nhất môt trong hai phương trình có nghiệm

$4x^{2}-4(2m+1)x+4m^{2}+192mnp+1=0$

$4x^{2}-4(2n+1)x+4n^{2}+96mnp+1=0$

 

$\boxed{47}$ Cho $a_1,a_2,a_3,b_1,b_2,b_3$ là các số thực thõa mãn: $a_1^2+b_1^2=a_2^2+b_2^2=a_3^2+b_3^2=1$ và $a_1+a_2+a_3=b_1+b_2+b_3=0$. Chứng minh rằng: $a_1b_1+a_2b_2+a_3b_3=0$

 

$\boxed{48}$ Cho $\sqrt{a},\sqrt{b},\sqrt{c}$ là độ dài các cạnh của tam giác. Giải phương trình sau: $ax^{2}+(a+b-c)x+b=0$

 

$\boxed{49}$ Cho a,b,c là các số thực dương thoã mãn $abc=1$. Chứng minh rằng :

 $2(a^{2}+b^{2}+c^{2})+4(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})\geq 7(a+b+c)-3$.

 

$\boxed{50}$ Cho phương trình $ax^2+bx+c=0$ ( a khác $0$) có hai nghiệm $x_1;x_2$  thỏa mãn $ax_1+bx_2+c=0$. Tính giá trị biểu thức:

$M=a^2c+ac^2+b^3-3abc$

 

 

Sẽ tiếp tục cập nhật...!                       




#683509 Đề thi chuyên toán tỉnh Thái Bình 2017 - 2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 07-06-2017 - 12:57 trong Tài liệu - Đề thi

Full hình. Ôi dào...

tb 17-18.png

a) Ta có: $\widehat{DEF}+\widehat{DFE}=180^o-\widehat{EDF}=\widehat{ABC}$

$\widehat{KFE}+\widehat{KEF}=\dfrac{\widehat{DFB}}{2}+\widehat{BFE}+\dfrac{DEB}{2}+\widehat{BEF}\\=\dfrac{\widehat{DEF}+\widehat{DFE}}{2}+\dfrac{\widehat{BFE}+\widehat{BEF}}{2}\\=\dfrac{\widehat{ABC}}{2}+\dfrac{\widehat{BCE}}{2}=\dfrac{\widehat{ABC}+\widehat{ADC}}{2}=90^o$

b) $\Delta EBD \sim \Delta ECA\Rightarrow \dfrac{EM}{AC}=\dfrac{EN}{BD}\iff EM.BD=EN.AC$

c) Gọi $K', K''$ lần lượt là giao điểm của $EK, FK$ với $MN$

Từ: $\Delta EBD \sim \Delta ECA\Rightarrow \widehat{AEM}=\widehat{DEN}\\ \Rightarrow \widehat{MEK'}=\widehat{NEK'}\Rightarrow \dfrac{K'M}{K'N}=\dfrac{ME}{NE}$

Tương tự: $\dfrac{K"M}{K"N}=\dfrac{FM}{FN}$

Giống câu b: $\Delta FAC\sim \Delta FBD\Rightarrow \dfrac{FM}{FN}=\dfrac{AC}{BD}$

Kết hợp câu b suy ra: $\dfrac{K'M}{K'N}=\dfrac{K''M}{K''N}$ hay $M\equiv M'\equiv M''$




#683487 Nguyên lý Dirichlet

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 07-06-2017 - 10:21 trong Số học

Bạn đùa hả. Cái này mình chả hiểu gì. Tiếng anh còn dốt nữa....




#683486 Tìm GTNN,GTLN: $P=x(x^{2}+y)+y(y^{2}+x)$

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 07-06-2017 - 09:59 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y \in N*$, $x+y=2017$. Tìm GTNN,GTLN: $P=x(x^{2}+y)+y(y^{2}+x)$

Bài này khá hay

Ta có: $P=x^3+y^3+2xy=2017(2017^2-3xy)+2xy=2017^3-6049xy$

Lại có: $-xy=\dfrac{(x-y)^2-(x+y)^2}{4}=\dfrac{(x-y)^2-2017^2}{4}$

Mà: $1\leqslant \left | x-y \right |\leqslant 2015\Rightarrow \dfrac{1-2017^2}{4}\leqslant -xy\leqslant \dfrac{2015^2-2017^2}{4}$

Thay vào có ngay

$Min_{P}=2017^3+6049.\dfrac{1-2017^2}{4}\iff (x,y)\in \left \{ (1008,1009);(1009,1008) \right \}\\ Max_{P}=2017^3+6049.\dfrac{2015^2-2017^2}{4}\iff (x,y)\in \left \{ (2016,1);(1,2016) \right \}$




#683477 Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên toán THPT chuyên Hùng Vương

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 07-06-2017 - 09:15 trong Tài liệu - Đề thi

hcc.png

a) Ta có: $\widehat{DBA}=30^o, \widehat{DAB}=60^o\Rightarrow \widehat{BDA}=90^o\Rightarrow ADBN$ nội tiếp

b) Nhận thấy: $AC=AB=2AD$

Áp dụng định lí $Menelaus$ cho $\Delta ANC$ với $\overline{D,I,O}$, ta có:

$\dfrac{DA}{DC}.\dfrac{IC}{IN}.\dfrac{ON}{AO}=1$

Mà: $\dfrac{DA}{DC}=\dfrac{1}{3}; \dfrac{ON}{OA}=\dfrac{1}{2}\Rightarrow \dfrac{IC}{IN}=6\Rightarrow \dfrac{IN}{IB}=\dfrac{1}{4}$

Áp dụng định lí $Menelaus$ cho $\Delta ABN$ với $\overline{F,I,O}$, ta có:

$\dfrac{FB}{FA}.\dfrac{OA}{ON}.\dfrac{IN}{IB}\Rightarrow \dfrac{FB}{FA}=2$

Xét $\Delta ABO$ có: $\dfrac{FB}{FA}.\dfrac{NA}{NO}.\dfrac{EO}{EB}=1\Rightarrow \overline{F,N,E}$ ($Menelaus$ đảo)

c) Kẻ: $FH\perp BC$

Ta có: $\dfrac{FH}{AN}=\dfrac{FB}{AB}=\dfrac{2}{3}\Rightarrow FH=\dfrac{2}{3}AN=\dfrac{1}{3}AO$

Mà: $CE=AO$

Do đó:

$\dfrac{FH}{CE}=\dfrac{1}{3}\Rightarrow \dfrac{FN}{NE}=\dfrac{1}{3}\\ MA=MB,FB=2FA\Rightarrow \dfrac{FB}{MB}=\dfrac{\dfrac{2}{3}AB}{\dfrac{1}{2}AB}=\dfrac{4}{3}\\\Rightarrow \dfrac{MF}{MB}=\dfrac{1}{3}$

Xét $\Delta FBE$ có: $\dfrac{OB}{OE}.\dfrac{NE}{FN}.\dfrac{MF}{MB}=1\Rightarrow \overline{M,I,E}$ (theo $Ceva$ đảo)

Ta có đpcm




#683307 Đề chuyên toán tin trường Quốc Học Huế 2017-2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 05-06-2017 - 22:44 trong Tài liệu - Đề thi

Bài cuối khá dễ

Câu 5

a) Phương trình đã cho tương đương với: $(x+1)(y+1)(z+1)=3$

Xét các trường hợp

b)

hue.png

Chia hình vuông thành $8$ tam giác bằng nhau như hình vẽ, mỗi tam giác có diện tích $\dfrac{1}{8}$

Theo nguyên lí $Dirichlet$ tồn tại $3$ điểm nằm trong một tam giác có diện tích nhỏ hơn$\dfrac{1}{8}$

PS: Bài cơ bản quá




#683266 Đề thi chuyên Toán vào 10 THPT chuyên Tiền Giang năm học 2017-2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 05-06-2017 - 18:49 trong Tài liệu - Đề thi

Bài hình nè: https://diendantoanh...-năm-2017-2018/




#683236 Đề thi THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng 2017

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 05-06-2017 - 17:14 trong Tài liệu - Đề thi

Câu phương trình

a) ĐK: $x \geqslant -3$. Phương trình đã cho tương đương với: $(x+1)^3=(x\sqrt{x+3})^2\iff x+1=x\sqrt{x+3}\iff x^2+2x+1=x^2(x+3)\\ \iff (x-1)(x^2+3x+1)\iff \boxed{x \in -1;\dfrac{-3\pm \sqrt{5}}{2}}$

b) Từ phương trình thứ (2)

$\iff 2x^6-2(xy)^3=1-3xy=x^2+xy+y^2-3xy=(x-y)^2\\ \iff (x-y)(2x^3-x+y)=0$

Thay vào được các nghiệm: $\boxed{(x,y)\in \left \{ (-1,1);(1,-1);\left ( -\dfrac{1}{\sqrt{3}},-\dfrac{1}{\sqrt{3}} \right );\left ( \dfrac{1}{\sqrt{3}},\dfrac{1}{\sqrt{3}} \right ) \right \}}$




#683187 Đề thi toán chuyên - chuyên KHTN ĐHQG HÀ Nội vòng 2 2017

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 05-06-2017 - 11:22 trong Tài liệu - Đề thi

Câu I

2) Ta có: $\dfrac{a}{1+a^2}+\dfrac{b}{1+b^2}=\dfrac{2ab+a+b}{(a+1)(b+1)(a+b)}=\dfrac{1+ab}{(a+1)(b+1)(a+b)}$

$\dfrac{1+ab}{\sqrt{2(1+a^2)(1+b^2)}}=\dfrac{1+ab}{\sqrt{2(1+a)(1+b)}(a+b)}$

Đẳng thức cần chứng minh: $\iff (a+1)(b+1)=\sqrt{2(a+1)(b+1)}\\\iff (a+1)^2(b+1)^2-2(a+1)(b+1)=0 \\ \iff (a+1)(b+1)-2=0\iff ab+a+b=1$ (luôn đúng)

Vậy ta có đpcm




#683138 Đề thi chuyên Toán vào 10 THPT chuyên Quốc Học Huế 2017-2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 04-06-2017 - 22:37 trong Tài liệu - Đề thi

Câu Hình dễ nhỉ

quoc hoc.png

a) Dễ dàng chứng minh được $5$ điểm $M,A,O,I,B$ cùng thuộc đường tròn đường kính $OM$

b) Gọi giao điểm của tiếp tuyến tại $B$ và $C$ là $P$

Dễ thấy: $OCPD$ nội tiếp

Mà: $MH.MO=MA^2=MC.MD\Rightarrow CHOD$ nội tiếp $\Rightarrow O,H,C,P,D$ cùng thuộc một đường tròn

$\Rightarrow \widehat{OHP}=90^o$. Mà: $\widehat{OHB}=90^o\Rightarrow \overline{A,B,P}$

c) Có: $HC^2=\dfrac{MC^2.OD^2}{OM^2}$, $HA^2=MH.OH$

$\Rightarrow \dfrac{HA^2}{HC^2}=\dfrac{MH.OH.OM^2}{MC^2.OA^2}=\dfrac{MH.OH.OM^2}{MC^2.OH.OM}\\=\dfrac{MH.OM}{MC^2}=\dfrac{MC.MD}{MC^2}=\dfrac{MD}{MC}$




#682970 Đề thi tuyển sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình 2017-2018

Đã gửi bởi HoangKhanh2002 on 03-06-2017 - 22:18 trong Tài liệu - Đề thi

Đề quá dễ

Câu hình dễ như đề đại trà

qb.png

Chỉ giải câu c

Gọi giao điểm của $OC$ và $(O)$ là $P$

Chứng minh được $AHBP$ là hình bình hành, nên $\overline{H,D,P}$ nên $AH=2OD$ không đổi

Vậy bán kính $(CED)$ là $OD$ không đổi