Đến nội dung

manhtuan00 nội dung

Có 110 mục bởi manhtuan00 (Tìm giới hạn từ 08-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#694409 Tuần $2/10$ năm $2017$: Tâm $(PBC)$ nằm trên...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 08-10-2017 - 22:24 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải bài 1 :

Gọi $S$ là điểm của đường tròn nội tiếp với $BC$ thì $KSDL$ nội tiếp 

Ta sẽ chứng minh $P$ thuộc đường tròn $(BKS)$ và $(CLS)$ . Thật vậy , ta sẽ giả sử $P$ là giao điểm của 2 đường tròn này và sẽ chứng minh $P \in (IKL)$ , P \in IJ$

Bằng cộng góc ta có $\angle KPL = \angle IBC + \angle ICB = 180^{\circ} - \angle BIC$ nên $I \in (IKL)$ . 

Gọi $U$ là điểm chính giữa cung nhỏ của $(J)$ . Khi đó thì $\angle ULS = \angle KLS - \angle KLU = \angle KDB - \angle KAD = \angle LCS$ nên $UL$ là tiếp tuyến của $(LSC)$ . Tương tự có $UK$ là tiếp tuyến của $(KSB)$ . Mà $UL = UK$ nên $U$ nằm trên trục đẳng phương của 2 đường tròn này , suy ra $\overline{U,S,P}$

Khi đó ta có $\frac{PL}{PK} = \frac{LP}{LS}.\frac{SL}{SK} . \frac{KS}{KP} = \frac{SL}{SK} = \frac{sin \angle SKL}{sin \angle SLK }  = \frac{sin \angle LDC}{sin \angle KDB} = \frac{sin \angle LDI}{sin \angle ILD} . \frac{sin \angle IKD}{sin \angle IDK} = \frac{IL}{ID}.\frac{ID}{IK} = \frac{IL}{IK}$ nên $IKPL$ là tứ giác điều hòa 

Tiếp tục cộng góc , $\angle JKL = 90 - \angle KAL = \frac{1}{2}(\angle B + \angle C) = \angle KPL$ nên $JK,JL$ là các tiếp tuyến của $(IKPL)$ , suy ra $P,I,J$ thẳng hàng

Vậy điều cần chứng minh là đúng  Từ đây ta có $\angle BPC = \angle BPK + \angle KPL + \angle LPC = \frac{1}{2}( \angle B + \angle C) +90 $ nên tâm $(PBC)$ chính là điểm chính giữa cung lớn của đường tròn $(O)$ 

Untitled.png




#694050 $P_1(x)=4x^{3}-3x;P_n(x)=P_1(P_{n-1}(x)) \foral...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 01-10-2017 - 22:22 trong Đa thức

không phải đặt $x = cos a$ , mà là thay $x $ bởi $cos a$ ạ , và mình chỉ ra được phương trình đó có $3^n$ nghiệm 

tức là chỉ ra luôn $P_n(cos a) = cos _a$ có $3^n$ nghiệm , thế thì tất nhiên $P_n(x) = x$ có ít nhất $3^n$ nghiệm




#693995 $P_1(x)=4x^{3}-3x;P_n(x)=P_1(P_{n-1}(x)) \foral...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 01-10-2017 - 01:04 trong Đa thức

$x = cos a \implies P_n(x) = cos (3^n.a) $ . Xét phương trình $cos(3^nx) = cos x $ , phương trình này có $3^n$ nghiệm $ a = \frac{k \pi}{3^n+1} , k = \overline{0 , 3^n-1}$ 




#693656 Tuần $4$ tháng $9/2017$: $AP$ đi qua điểm cố định

Đã gửi bởi manhtuan00 on 24-09-2017 - 20:12 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải bài 1 của em

Goij $U,V$ lần lượt là đối xứng của $E,F$ qua $(O)$ .Gọi $D$ là giao điểm của $AI$ với đường tròn $(O)$ 
Khi đó ta có $A,M,U$ thẳng hàng và $A,N,V$ thẳng hàng . Hơn nữa , do $DE,DF , EF$ lần lượt là trung trực $IC,IB,IA$ nên $D,M,E$ thẳng hàng , $D,N,F$ thẳng hàng và $E,J,F$ thẳng hàng 
Gọi $Z,T$ lần lượt là đối xứng của $A$ qua $Q,R$ , suy ra $Z,T$ là giao điểm của đường thẳng qua $I$ song song $BC$ với $CA,AB$ 
Do $IZ \parallel BC$ nên $\angle ZIC = \angle ICB = \angle ZCI$ , suy ra $ZI = ZC$ nên $Z$ nằm trên trung trực $IC$ . Từ đây có $Z,D,E$ thẳng hàng
Chứng minh tương tự ta cũng có $F,T,D$ thẳng hàng
Ta có $CU \parallel ZM , CB \parallel ZT$ nên $\triangle AZT \cap M \sim \triangle ABC \cap U$ , từ đây có $M$ là điểm chính giữa cung lớn của đường tròn $(AZT)$
Chứng minh tương tự ta nhận được $M,N$ là 2 điểm chính giữa cung lớn của $(AZT)$
Gọi $X,S$ lần lượt là đối xứng của $A$ qua $EN , FM$ và gọi $G$ là giao điểm của $ZX,ST$ , $H,L$ lần lượt là giao điểm của $FM,EN$ với $(AZT)$
Do $N$ là điểm chính giữa cung lớn nên $\angle NLA = \angle NLZ$ , từ đây ta suy ra $LZ$ đi qua điểm đối xứng của $A$ qua $LN$ , tức là $L,Z,X$ thẳng hàng
Chứng minh tương tự ta có $H,T,S$ thẳng hàng 
Untitled.png
Áp dụng định lý Pascal cho bộ $6$ điểm $(HNTZML)$ , ta có $HL,EF,BC$ đồng quy tại $Y$ 
Do $EF$ là trung trực $AI$ nên $Y$ chính là chân tiếp tuyến kẻ từ $A$ của $\triangle AZT$
$YA$ là tiếp tuyến của $(O)$ nên $Y,A$ liên hợp trong $(O)$ . $G$ là giao điểm của $HZ,L$ , $Y$ là giao điểm của $HL,ZT$ nên $G,Y$ liên hợp
Suy ra $AG$ là đường đối cực của $Y$ . Gọi $AG$ cắt $(AZT)$ tại $D_a$ thì $YD_a$ cũng là tiếp tuyến 
Từ đây có $AZD_aT$ là tứ giác điều hòa nên $AG$ là đường đối trung của $(AZT)$
Suy ra $AP$ là đường đối trung của $\triangle ABC$ nên $AP$ đi qua điểm cố định là giao 2 tiếp tuyến tại $B,C$ của $(O)$
1.png

 




#693240 Tuần 3 tháng 9/2017: Chứng minh rằng $\angle RHC=\angle PHB...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 17-09-2017 - 21:52 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải bài 1 của em ạ 

Gọi $V$ là giao điểm của đường cao $AH$ với $(O)$ 

Gọi $X,Y$ là giao điểm của $VB,VC$ với $(AIB) , (AIC)$ , $U$ là giao điểm của $AI$ với $(O)$ . Khi đó ta có $\angle AQI = \angle ADC = \angle AVU$ nên $VU \parallel IQ$

Bằng biến đổi góc ta có $(IQ,IL) = (UV,CI) = (UV,CB)+(CB,CI) = (AI,AH)+(CB,CI) = (AI,AC) +(AC,AH) + (AC,CI) = (AI,CI) + (BC,BV) = (BC,BV) +(BG,BC) = (BG,BV) = (BX,BL) = (IX,IL) $, từ đây ta có $I,Q,X$ thẳng hàng . Chứng minh tương tự ta cũng có $I,Q,Y$ thẳng hàng 

Áp dụng bài toán mở rộng báo THTT ở đây http://analgeomatica...7&by-date=false  thì ta có tâm ngoại tiếp $(AMN)$ nằm trên $OV$ 

Suy ra qua phép đối xứng trục $BC$ , tâm ngoại tiếp $R$ của $\triangle PMN$ nằm trên $HO'$ , với $O'$ là đối xứng của $O$ qua $BC$ 

Thật vậy , $O'$ là tâm $(BHC)$ nên $HO',HP$ đẳng giác trong $\angle BHC$ , nên ta có $\angle RHC = \angle PHB$

Untitled.png




#692933 Tuần $2$ tháng $9/2017$: Chứng minh $\frac...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 12-09-2017 - 19:39 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải bài 2 của em ạ : 

1) Ta chứng minh đường thẳng qua $X,Y,Z$ vuông góc $BC,CA,AB$ đồng quy 

Gọi $H$ là trực tâm $\triangle ABC$ , $G$ là cực trực giao của $d$ đối với $\triangle ABC$ . Gọi $K$ là điểm chia $GH$ theo tỉ số $k$ . Khi đó theo định lý thales , $XK,YK,ZK$ vuông góc $BC,CA,AB$ nên đường thẳng qua $X,Y,Z$ vuông góc $BC,CA,AB$ đồng quy 

2) Ta chứng minh bài toán

Gọi $J$ là giao điểm của $(BYK) , (CZK)$ , khi đó ta có $(JB,JC) = (JB,JK) +(JK,JC) = (YB,YK) +(ZK,ZC) = (EB,BH) + (CH,CF) = (BH,CH) = (AB,AC)$ nên $J$ nằm trên $(O)$ 

Suy ra $(AXK) , (BYK) , (CZK)$ đồng quy tại $J$ nằm trên $(O)$

Gọi $V$ là giao điểm của $KJ$ với $(O)$ khác $J$ . Ta có $\angle VAC = \angle KJC = \angle KZF = \angle HCF$ cố định do $d$ cố định và $\triangle ABC$ cố định , suy ra $V$ cố định 

Untitled.png




#692828 Tuần $2$ tháng $9/2017$: Chứng minh $\frac...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 10-09-2017 - 23:36 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải bài 1 của em ạ 

Gọi $X$ là giao điểm của $(AMN)$ với $(APQ)$ . $AJ$ cắt $(AMN),(APQ)$ lần lượt tại $H,G$ . $AS$ là đường kính của $(APQ)$ . Khi đó ta có $X,H,S$ thẳng hàng và $\triangle XMN \cap H \sim \triangle XPQ \cap G$ . Ta có biến đổi tỉ số : $\frac{AJ}{AL} = \frac{AH}{AG} = \frac{AH}{AS}.\frac{AS}{AG} = \frac{XH}{XG}.\frac{PQ}{BC} = \frac{MN}{PQ}.\frac{PQ}{BC}$ . Ta có điều cần chứng minh




#692285 Hệ phương trình chọn đội tuyển

Đã gửi bởi manhtuan00 on 03-09-2017 - 23:36 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

từ phương trình đầu suy ra $x+y \leq 3/2$ theo hàm lồi jensen 

từ phương trình 2 dùng Bun suy ra $x+y \geq 3/2$ nên $x+y = 3/2$ , đẳng thức xảy ra ở cả 2 bất đẳng thức khi và chỉ khi $x = y = 3/4$




#692282 Tuần 1 tháng 9/2017: đường tròn ngoại tiếp tam giác $SEF$ tiếp xúc...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 03-09-2017 - 22:58 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

lời giải bài 2 của em ạ

Gọi $AI$ lần lượt cắt $BC$ và tiếp tuyên tại $D$ tại $M,N$ . Ta có 2 cặp tam giác có các cạnh tương ứng song song : $\triangle END , \triangle IMC$ và $\triangle FND , \triangle IMB$ nên $\frac{NE}{NF} = \frac{NE}{IM}.\frac{IM}{NF} = \frac{ND}{MC}.\frac{MB}{ND} = \frac{MB}{MC}$ nên đường nối trung điểm $BE,CF$ đi qua $I$ theo bổ đề ERIQ




#692281 Tuần 1 tháng 9/2017: đường tròn ngoại tiếp tam giác $SEF$ tiếp xúc...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 03-09-2017 - 22:50 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải bài 1 của em ạ 

Ta có $M$ chính là tâm bàng tiếp của $\triangle TEF$ . Gọi $G$ là giao điểm của $AM$ với $(O)$ , theo bài toán Iran TST 2017 thì $(TEF)$ tiếp xúc $(O)$ tại $G$ , suy ra $(O)$ chính là đường tròn mixtilinear ngoại của $\triangle TEF$ . Nghịch đảo cực $T$ với phương tích bất kì , ta nhận được bài toán sau 

 

Cho $\triangle TEF$ với $M$ là tâm đường tròn nội tiếp . $B,C$ lần lượt là tiếp điểm của $(M)$ với $TF,TE$ . $BC$ cắt $TM$ tại $O$ . $TM$ cắt $(TEF)$ tại $D$ , $(TMF)$ cắt $FD$ tại $P$ , $TP$ cắt $(TOF)$ tại $R$ . Tương tự ta có điểm $(Q)$ . Gọi $S$ là tâm ngoại tiếp $\triangle TQR$ . Khi đó $(SEF)$ tiếp xúc $M$ 

 

Thật vậy, gọi $G$ là tiếp điểm của $(K)$ với $BC$ , gọi $J$ là tâm bàng tiếp góc $\angle T$ của $\triangle TEF$ , gọi $U$ là trung điểm $RJ$. Ta sẽ chứng minh $U$ chính là tâm của $TQR$ , khi đó $(EUF)$ sẽ tiếp xúc $(M)$ . Thật vậy , ta gọi $X,Y$ là hình chiếu của $S,U$ lên $TP$ ; $Z,T$ là hình chiếu lên $MF$ . Ta có $TMFP$ là hình thang cân nên $XP = XT$. Ta cần chứng minh $\overline{YT} = \overline{RY}$ , điều này tương đương $\overline{YX}+\overline{XT} = \overline{RP}+\overline{PX} +\overline{XY}$ , tức là $PR = 2XY = 2ZT$ 

Thật vậy , ta có $\triangle FPR \sim \triangle FMO$ nên $PR = \frac{FP.OM}{FM} = \frac{MO.MT}{MF} = \overline{ML} = \overline{MF}+\overline{FL} = 2(\overline{ZF}+\overline{FT}) = 2\overline {ZT}$ nên ta có điều cần chứng minh là đúng 




#690599 Tuần 3 tháng 8/2017: $PQ$ chia đôi $CD$

Đã gửi bởi manhtuan00 on 15-08-2017 - 18:37 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải bài 2 : ( tác giả bài này là Đỗ Xuân Long không phải Nguyễn Xuân Long :o )
Gọi $S,T$ là giao điểm của $AR$ với $(K)$ , $EF$ cắt $BC$ tại $G$
Theo định lý Brocard, ta có $GK \perp AT$ và $GS,GT$ là 2 tiếp tuyến tới đường tròn $(K)$
Gọi $X,Y$ là giao điểm của $GK$ với $(K)$. Do $GK \perp ST$ nên $X,Y$ là điểm chính giữa 2 cung tròn $ST$
Do $(I)$ tiếp xúc $ST$ và tiếp xúc $(K)$ nên $MR$ là phân giác $\angle SMT$ , dẫn đến $M,R,Y$ thẳng hàng, tương tự ta có $N,R,X$ thẳng hàng
Thật vậy , ta có $ -1 = N(ARST) = N(YX,ST)$ do $NY,NR$ là các phân giác ngoài nên $A,N,Y$ thẳng hàng . Một cách tương đương ta cũng có $A,M,X$ thẳng hàng
Khi đó , $A(RG,XY) = -1 = A(RG,MN)$ nên $MN$ đi qua $G$ , tức là $MN,XY,BC,EF$ đồng quy tại $G$
Ta có biến đổi tỉ số kép 
$N(SFRT) = (SFXT) = R(SFXT) = R(TCNS) = (TCNS) = A(TCNS) = A(SEYT)  = M(SEYT) = M(SERT)$ 
Điều này tương đương với $ME,NF$ cắt nhau trên $ST$ , hay chính là trên $AR$ , ta có điều cần chứng minh



#690065 Tìm các cách chứng minh cho mở rộng định lý Brahmagupta

Đã gửi bởi manhtuan00 on 09-08-2017 - 22:12 trong Hình học

$2\vec{DE}.\vec{AC} = (\vec{MQ}+\vec{NP}).\vec{AC} = (\vec{MQ} +\vec{NP})(\vec{AB}+\vec{BC}) = (\vec{MQ}.\vec{AB}+\vec{NP}.\vec{BC})+(\overline{MQ}.\overline{BC}.cos(90 + \angle MBN) +\overline{NP}.\overline{AB}.cos(90+\angle MBN) = 0$ nên $DE \perp AC$




#689836 Tuần 2 tháng 8/2017: đường tròn $(D,DP)$ tiếp xúc với đường tròn...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 07-08-2017 - 19:14 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Bài 2 : Gọi $R$ đối xứng $H$ qua trung điểm $M$ của $BC$ , $G$ đối xứng $D$ qua $H$ . Ta có $\angle MCR = \angle IBC = \angle ICB$ , $\frac{CR}{CE} = \frac{BH}{BG} = \frac{CM}{CI}$ nên $\triangle CRM \sim \triangle CEI$, từ đây suy ra $\triangle CMH \sim \triangle CIF $

Suy ra $\triangle CMI \sim \triangle CHF$ nên $\angle CHF = 90$




#688534 Tuần 4 tháng 7/2017: $KA$ và $LB$ cắt nhau trên trục đẳng...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 24-07-2017 - 18:36 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải bài 1 của em ạ : Gọi $X$ là giao điểm của $RK$ với đường thẳng qua $T$ song song $RA$. Khi đó $\angle RKM = \angle ART = \angle XTM$ nên tứ giác $KXTM$ nội tiếp $\implies \angle RXM = \angle XTM = \angle NAT$. Dựng hình bình hành $RX'TA$ thì $X' \in TX , \angle RX'M = \angle NAT$ nên $X' \equiv X$. Vậy ta có $RK \parallel AT \implies \angle LRA = 180 - \angle LKR = 180 - \angle LTA$ nên tứ giác $LTAR$ nội tiếp 

Suy ra giao điểm của $LR,AT$ nằm trên trục đẳng phương của $(I),(J)$. Tương tự giao điểm của $KR,BT$ nằm trên trục đẳng phương

Áp dụng định lý Pappus cho bộ 6 điểm $(LTKARB)$ ta có giao điểm của $KA,LB$ nằm trên trục đẳng phương của $(I),(J)$

bổ đề.png




#688533 Tuần 4 tháng 7/2017: $KA$ và $LB$ cắt nhau trên trục đẳng...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 24-07-2017 - 18:22 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

tổng quát bài 2 : có thể thay điểm $O$ thành điểm $R$ bất kì. Lời giải của em ạ 

Xét phép nghịch đảo tâm $A$ biến $B,C$ thành $B',C"$, biến $Y,Z$ thành $X',Y'$ đối xứng $A$ qua $C,B$, biến $P$ thành một điểm $P"$ bất kì không nằm trên $B'C'$, biến $T$ thành giao điểm của $AP'$ với $B'C'$ , $E,F$ biến thành $E',F'$ là giao điểm của $P'Y',P'Z'$ với $B'C'$, $R$ biến thành $R'$ là điểm bất kì . $S$ biến thành $S'$ là giao của $(R'B'E')$ và $(R'C'F')$, ta cần chứng minh $R',S',T'$ thẳng hàng

Ta chứng minh bài toán mới, để thuận tiện ta lược bớt kí hiệu $'$ 

Gọi $V$ là giao điểm của $YZ$ với $AT$ . Ta có $\frac{TE}{TF} = \frac{VY}{VZ} = \frac{TC}{TB}$ nên $TE.TB = TF.TC$, suy ra $T$ nằm trên trục đẳng phương của $(BRE)$ và $(CRF)$ nên $T \in RS$. Ta có điều cần chứng minh

Untitled.png

 




#688293 Turkey TST 2017

Đã gửi bởi manhtuan00 on 21-07-2017 - 22:37 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

$f$ toàn ánh . Gọi $P(x_0,y_0)$ là phép thế 
Nếu $f(x_1) = f(x_2) $ xét $P(x_1,x_2)$ và $P(x_2,x_1)$ có $x_1 = x_2 \implies f$ đơn ánh $\implies f$ toàn ánh
$P(0,y) : f(f(y)) = by+a $ với $b = f(0) $ , $P(x,f(y)) : f(xf(y)+by+a) = f(x)f(y)+a = f(yf(x)+bx+a) \implies xf(y)+by = yf(x)+bx \implies f(x) = mn+x$  Thế vào thì có $m^2 = n $ và $m^3+m^2 = a$
Vậy $f(x) = mx+m^2$ với $m$ là nghiệm của phương trình $x^3+x^2 - a = 0$ 



#688292 Turkey TST 2017

Đã gửi bởi manhtuan00 on 21-07-2017 - 22:36 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

câu 3 : Ta cần chứng minh $Y$ là điểm Feuerbach của $\triangle ABC$ . Thật vậy , gọi $Z$ là tâm đường tròn nội tiếp $\triangle ABC$, $R$ là trực tâm $\triangle ZBC$ . Đầu tiên, ta chứng minh $A,R,P$ thẳng hàng . Gọi $V$ là giao điểm của $GZ$ với $IH$ . Áp dụng Menelaus cho tứ giác $BIHC$ thì ta có $A,V,D$ thẳng hàng . Lại có $BR \parallel AX$ do cùng vuông góc $ZC$,  và cũng có $AG \parallel DR$

Theo Menelaus : $\frac{PB}{PX} = \frac{IB}{IA} . \frac{UA}{UX} = \frac{IB}{IA} . \frac{KA}{KG} = \frac{IB}{IA} . \frac{JA}{JD} . \frac{BD}{BG} = \frac{BD}{IA} = \frac{VD}{VA} = \frac{RD}{GA}$ nên $A,R,P$ thẳng hàng . Vậy , gọi $Fe$ là điểm $Feuerbach$ , cần chứng minh $A,R,P'$ thẳng hang với $P'Fe$ là tiếp tuyến của $(Z)$ và $P' \in BC$ . $A$ có đường đối cực là $IH$, $R$ có đường đối cực là $EF$ , $P'$ có đường đối cực là $YG$. Theo định lý Fontene thứ nhất 3 đường này đồng quy nên $A,R,P'$ thẳng hàng, nên $Y$ là điểm Feuerbach
câu 5 dùng định lý stewart tính toàn bộ theo 3 cạnh tam giác



#688291 Turkey TST 2017

Đã gửi bởi manhtuan00 on 21-07-2017 - 22:33 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

câu 2 chính là định lý turan , câu 4 chứng minh được mỗi sinh viên bắt tay với đúng 1 sinh viên khác, suy ra $n$ chẵn. Khi $n = 2m$ , ghép các sinh viên thành $m$ cặp thỏa mãn điều kiện đề bài




#687786 Truần 3 tháng 7/2017: đường tròn ngoại tiếp tam giác $GDP$ đi qua...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 17-07-2017 - 09:50 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải bài 2 :
Gọi $U,V$ là điểm chính giữa cung lớn, cung nhỏ $BC$ , $H$ là chân đường phân giác ngoài tại đỉnh $A$  , $AP$ cắt $(BCP)$ tại $T$ 
Ta có : $T(AM,BC) = (PM,BC) = D(PM,BC) = D(IM,BC) = -1$ nên $T,M,H$ thằng hàng
Lại có $HM.HT = HB.HC = HA.HU$ nên $UAMT$ nội tiếp, suy ra $\angle UMT = 90$
Gọi $UM,UD$ lần lượt cắt $BC$ tại $X,Y$, trung trực $BC$ cắt $HT$ tại $Z$ ,khi đó $IU.IV = IB.IC = ID.IP$ nên tứ giác $PUDV$ nội tiếp
Suy ra $ \angle PDU = \angle PVU = \angle UHB$, từ đây có tứ giác $HAYD$ nội tiếp nên $UA.UH = UY.UD = UX.UM $
Suy ra tứ giác $KHMX$ nội tiếp . Từ đây có $KX \perp UH $ , suy ra $K,X,Z$ thẳng hàng
Ta có $\angle MKX = \angle MHX = \angle ZMD = \angle ZDM$ nên tứ giác $KMZD$ nội tiếp . Mà $ZM = ZD$ nên $Z$ là điểm chính giữa cung nhỏ
Từ đây ta có $KZ$ là phân giác trong $\angle MKD$ , mà $KZ \perp KA$ nên $KA$ là phân giác ngoài, ta có điều cần chứng minh



#687785 Truần 3 tháng 7/2017: đường tròn ngoại tiếp tam giác $GDP$ đi qua...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 17-07-2017 - 09:48 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải bài 1 : 

Ta giả sử $OI , AD, BF$ đồng quy tại điểm $T$ . Khi đó ta có $\angle TBD = \angle TDB = 90 - \angle BDC = 90 - \angle (AC,BD)$
Vậy nếu gọi $E$ là giao điểm của $AC$ với $BD$ thì $\triangle CED , \triangle BEA$ lần lượt cân tại $C,B$
Từ đây suy ra $BF$ là phân giác $\angle ABD$ nên $\angle AGB = \angle ABG = \angle GBD$. Từ đây có $AG \parallel BD$ . Lại có $CQ \parallel BD$ nên $GQ$ là đường kính của $(O)$
Ta có tứ giác $BFIO$ nội tiếp do có $\angle F = \angle I = 90$ nên $\angle PCA = \angle ADB = \angle TBI = \angle FOI = \angle POC$ . Suy ra $P$ là tâm $(OCQ)$ \implies $PM \perp OQ \equiv GQ$
Mặt kahsc , $Q,C$ đối xứng nhau qua $OI$ và $B,D$ cũng đối xứng qua $O,I$ nên $D,P,Q$ thằng hàng  nên $\angle GDP = 90$
Vậy 4 điểm $G,D,P,M$ đồng viên trên đường tròn $(PG)$ 



#686284 Tuần 1 tháng 7/2017: Trung điểm của $QR$ nằm trên đường tròn ngoại...

Đã gửi bởi manhtuan00 on 03-07-2017 - 02:35 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải bài 1 của em ạ 

Ta có $E,F$ lần lượt là đối xứng của $D$ qua $IC,IB$ . Gọi $U,V$ là hình chiếu của $B,C$ lên $IC,IB$ , khi đó $U,V,E,F$ thẳng hàng . Gọi $H$ là trực tâm $\triangle IBC$ . $MH$ cắt $(IBC)$ tại $Z$ . Gọi $O$ là tâm ngoại tiếp $\triangle IBC$ , $UV$ cắt $BC$ tại $K$ . Khi đó $A,Z,K$ thẳng hàng . Gọi $UV$ cắt $(L)$ tại $X,Y$ 

Ta có : $Z(PK,XY) = Z(JI,XY) = (JI,XY) = -1$ do $IJ$ là trung trực $XY$ . Mà ta lại có $(DKBC) = -1$ nên $PD$ là đường đối cực của $K$ với $(L)$ . Khi đó $\overline{P,D,Q,R}$ đi qua $W$ là giao 2 tiếp tuyến tại $B,C$ của $(IBC)$ . Khi đó trung điểm $QR$ chính là hình chiếu của $L$ lên $PW$ sẽ thuộc $(LBC)$, chính là đường tròn ngoại tiếp $\triangle ABC$ do $L$ là điểm chính giữa cung nhỏ $BC$ , nên trung điểm $QR$ nằm trên $(ABC)$

Untitled.png




#686232 Cho $\bigtriangleup$ ABC trực tâm H.Nội tiếp đường tròn tâm (O).

Đã gửi bởi manhtuan00 on 02-07-2017 - 12:17 trong Hình học

à , vì $LE$ là đường trung bình của $\triangle AHM $ ( $L$ là trung điểm $AH$ , $E$ là trung điểm $AM$ )




#686160 Một bài toán trong hậu kỉ yếu GGTH 2016

Đã gửi bởi manhtuan00 on 01-07-2017 - 17:48 trong Số học

Ta chứng minh bằng phương pháp quy nạp mạnh  : Giả sử đúng với $n = k$ , ta chứng minh đúng với $n = k+4$

Nhận xét là $0 = 1^2+2^2-3^2+4^2 -5^2-6^2+7^2 , 1 =1^2 , 2 = -1^2-2^2-3^2+4^2 , 3 = -1^2+2^2$ .

Hơn nữa , ta có $ 0 = (k+1)^2 - (k+2)^2-(k+3)^2+(k+4)^2-(k+5)^2+(k+6)^2+(k+7)^2-(k+8)^2$ nên có vô hạn cách biểu diễn

Nếu $n$ biểu diễn được thì $n+4$ cũng biểu diễn được bởi $ 4 = (k+1)^2-(k+2)^2-(k+3)^2+(k+4)^2$ . 

Ta hoàn tất chứng minh




#686158 Cho tam giác ABC nội tiếp (O), trực tâm H

Đã gửi bởi manhtuan00 on 01-07-2017 - 17:37 trong Hình học

Gọi $T$ là đối xứng của $C$ qua $O$, khi đó $T$ đối xứng $H'$ qua $I$ . Gọi $G$ đối xứng $B$ qua $I$ . Khi đó $GA \perp AC$ , lại có $AT \perp AC$ do là đường kính nên $T,A,G$ thẳng hàng . mà $T,A,G$ lần lượt là đối xứng của $H', H, B$ qua $I$ nên $B,H,H'$ thẳng hàng




#686102 Cho $\bigtriangleup$ ABC trực tâm H.Nội tiếp đường tròn tâm (O).

Đã gửi bởi manhtuan00 on 30-06-2017 - 23:49 trong Hình học

Gọi $A"$ đối xứng $A$ qua $O$ , $AH$ cắt $(O)$ tại $T$ , $A'T$ cắt $AC$ tại $M$ , $BH$ cắt $AC$ tại $N$, $HA$ cắt $BC$ tại $D$ . Ta có $HD.HA = HL.HT = HN.HB$ nên tứ giác $NLBT$ nội tiếp . Khi đó $\angle TLB = \angle TNH = \angle HMT \implies MH \perp BL$. Mà $LE \parallel MH$ nên $\angle BLE = 90$