Đến nội dung

Olympusreacher nội dung

Có 53 mục bởi Olympusreacher (Tìm giới hạn từ 10-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#693582 Topic: Các bài toán về tính chia hết

Đã gửi bởi Olympusreacher on 23-09-2017 - 19:00 trong Số học

Mình xin đóng góp bài này: $CMR$: trong $1990$ số tự nhiên liên tiếp tồn tại một số có tổng các chữ số chia hết cho $27$.




#697415 Topic: Các bài toán về tính chia hết

Đã gửi bởi Olympusreacher on 29-11-2017 - 17:44 trong Số học

"Chú ý rằng từ n+899n+999+899<n+1899n′+899≤n+999+899<n+1899 nên các số ở trong dãy (2) còn nằm trong dãy (1)."

 

Bạn ơi, mình hơi bị lúng túng phần này, bạn giải thích rõ hơn cho mình được không? :)




#697416 Topic: Các bài toán về tính chia hết

Đã gửi bởi Olympusreacher on 29-11-2017 - 17:45 trong Số học

      

     Chú ý rằng từ $n'+899\leq n+999+899< n+1899$ nên các số ở trong dãy (2) còn nằm trong dãy (1).

    

Bạn ơi mình hơi lúng túng phần này, bạn giải thích rõ hơn cho mình được không? :)




#686637 Hướng dẫn gửi bài trên Diễn đàn

Đã gửi bởi Olympusreacher on 05-07-2017 - 22:09 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Cho mình hỏi là tạo chữ kí ở dưới bài viết bằng cách nào vậy? :mellow:  :mellow:  :mellow:




#698631 Topic ôn thi hình học vào cấp 3 chuyên

Đã gửi bởi Olympusreacher on 20-12-2017 - 12:39 trong Hình học

Mình xin đóng góp 1 bài (Sputnik hình học):

Cho tia $Ax$ và một điểm $E$ khác điểm $A$, $E \epsilon Ax$. Từ $E$ vẽ tia $Ay$. Hai điểm $C,D$ phân biệt, khác điểm $E$, cho trước trên tia $Ey$. Một điểm $B$ chạy trên tia $Ax$. Các đường thẳng $AC$ và $BD$ cắt nhau ở $M$, $AD$ và $BC$ cắt nhau ở $N$.

a) Chứng minh rằng đường thẳng $MN$ luôn cắt tia $Ey$ tại một điểm $F$ cố định.

b) Hãy xác định một vị trí của điểm $B$ trên tia $Ex$ sao cho các tam giác $MCD$ và $NCD$ tương ứng có diện tích bằng nhau.




#688958 Tài liệu thi HSG Lớp 9 + ôn thi lớp 10 ( chuyên ).

Đã gửi bởi Olympusreacher on 28-07-2017 - 22:08 trong Tài liệu - Đề thi

Đây lài một số File dạng PDF, mình sưu tầm được trên diễn đàn chúng taMathScope, MathLinks  và các tác giả khác.

 

Tài liệu gồm các định lí, bài tập ( lời giải chi tiết , hướng dẫn , không lời giải ), các đề thi vào lớp $10$  về Hình học phẳng.

 

Rất mong tài liệu này có ích cho mọi người.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

attachicon.gifHình học phẳng - 9 + ôn 10.rar

 

Ủa sao link bấm vào không có tài liệu gì mà lại báo lỗi vậy ad?




#688395 Các ký hiệu trong LaTex

Đã gửi bởi Olympusreacher on 23-07-2017 - 10:01 trong Công thức Toán trên diễn đàn

Ủa kí hiệu đồng dạng của tam giác gõ sao vậy ạ?




#686628 Tìm Min $P=\sqrt{\frac{x^3}{x^3+8y^3}...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 05-07-2017 - 21:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

Với x;y là những số thực dương, tìm min

$P=\sqrt{\frac{x^3}{x^3+8y^3}}+ \sqrt{\frac{4y^3}{y^3+(x+y)^3}}$

Trích đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Đại học quốc gia Hà Nội năm 2011




#686634 Tìm Min $P=\sqrt{\frac{x^3}{x^3+8y^3}...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 05-07-2017 - 21:31 trong Bất đẳng thức và cực trị

Fix lại đề cho dễ nhìn : P = $\sqrt{\frac{x^3}{x^3+8y^3}}+\sqrt{\frac{4y^3}{y^3+(y+x)^3}}$ ^_^

Bài này không khó, bạn chứng minh bất đẳng thức phụ $\sqrt{\frac{x^3}{x^3+8y^3}}\geq \frac{x^2}{x^2+2y^2}$  là OK . ( Cái còn lại cũng tương tự nhé )

Min =1 khi x=y .

Nhưng mà bạn ơi, cái mình thắc mắc là làm thế nào để xác định điểm rơi mà tìm được bất đẳng thức phụ để chứng minh á, tại vì mình thấy biểu thức này đâu có đối xứng đâu? :( Bạn chỉ mình cách để xác định được bất đẳng thức phụ được không? :mellow:




#686682 Tìm Min $P=\sqrt{\frac{x^3}{x^3+8y^3}...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 06-07-2017 - 11:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

cái này đề hà nội nhỉ, quen quen

Đúng rồi đó bạn :luoi:




#698255 Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ sao cho $(n-2)!$ k...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 14-12-2017 - 20:07 trong Số học

Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ sao cho $(n-2)!$ không chia hết cho $n^2$




#698332 Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ sao cho $(n-2)!$ k...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 15-12-2017 - 20:06 trong Số học

Thử dựa vào cái này xem sao:https://diendantoanh...ia-hết-cho-n2/

P/S: Bạn lấy bài này ở đâu đấy?

À mình lấy trong sách "Số học và toán rời rạc của Nhà xuất bản đại học sư phạm TP HCM", cảm ơn bạn nhìu :)




#692185 Chứng minh $CH=DK$

Đã gửi bởi Olympusreacher on 03-09-2017 - 09:13 trong Hình học

Cho đường tròn tâm $O$ và dây $CD$, $AB$ là đường kính. Gọi $H$ và $K$ lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ $A$ và $B$ xuống $CD$. Chưng minh $CH=DK$




#692213 Chứng minh $CH=DK$

Đã gửi bởi Olympusreacher on 03-09-2017 - 12:21 trong Hình học

Kẻ OK vuông góc với CD.$\Rightarrow K$ là trung điểm của CD(Liên hệ giữa đường kính và dây)(1)

Dễ thấy $\lozenge AHKB$ là hình thang có O là trung điểm của AB

OK song song vs 2 cạnh đáy nên k là trung điểm của HK(2)

Từ(1) và (2) ta có đpcm

theo mình đoán thì AB là đường kính

$AB$ là đường kính, mình sơ suất quá nên ghi thiếu đề. Ủa mà bạn ơi, $K$ là chân đường vuông góc kẻ từ $B$ mà bạn, vậy sao kẻ $OK$ vuông góc $CD$ được?




#688919 Chứng minh rằng tìm được phần có khối lượng từ $\frac{1}...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 28-07-2017 - 14:17 trong Toán rời rạc

Nếu 3 đường thẳng đi qua tâm thì ta luôn tìm được phần $>=\frac{1}{6}kg$

Mà theo như đề bài thì 3 đường thẳng sẽ chia chiếc bánh thành 7 phần.

Vậy chắc chắn tồn tại $1$ phần $<\frac{1}{6}kg$

Vậy tồn tại phần $>=\frac{1}{6}kg$




#688914 Chứng minh rằng tìm được phần có khối lượng từ $\frac{1}...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 28-07-2017 - 13:36 trong Toán rời rạc

Một chiếc bánh hình tròn có khối lượng là $1kg$ được chia bởi $3$ đường thẳng, $2$ trong số này đi qua tâm còn đường thẳng còn lại không đi qua tâm. Chứng minh rằng tìm được phần có khối lượng từ $\frac{1}{6}kg$ trở lên.




#688953 Chứng minh rằng tìm được phần có khối lượng từ $\frac{1}...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 28-07-2017 - 21:30 trong Toán rời rạc

 

Giả sử không có phần nào nhỏ hơn $\frac{1}{6}kg$, dễ thấy đường thẳng thứ $3$ không thể cùng cắt cả $4$ phần, suy ra có $1$ phần nguyên và phần đó hiển nhiên lớn hơn $\frac{1}{6}kg$

   Do đó tồn tại $1$ phần nhỏ hơn $\frac{1}{6}kg$, mà do tính đối xứng của hình tròn nên có $2$ phần nhỏ hơn $\frac{1}{6}kg$

 

Ờ bạn ơi, mình thấy đoạn này hơi có vấn đề: bạn giả sử tất cả đều không nhỏ hơn $\frac{1}{6}kg$, đường thẳng thứ $3$ cắt thì chắc chắn còn $1$ phần nguyên, nhưng làm sao tồn tại $1$ phần nhỏ hơn $\frac{1}{6}$ được, ta đã giả sử chúng không bé hơn $\frac{1}{6}$ rồi mà.




#694703 Giải phương trình: $\sqrt[3]{13-x}+\sqrt[3]{22+...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 13-10-2017 - 20:39 trong Đại số

Giải phương trình:

$\sqrt[3]{13-x}+\sqrt[3]{22+x}=5$

$\sqrt[3]{x+1}=\sqrt{x-3}$




#688957 $DC-AB > |AD -BC|$

Đã gửi bởi Olympusreacher on 28-07-2017 - 21:57 trong Hình học

4. Cho hình thang cân ABCD (AB//CD, AB <CD), O là giao điểm của AC và BD, I là giao điểm của AD và BC.

a) Chứng minh rằng OA = OB, OC =OD

b) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD. CMR: I, M, O, N thẳng hàng

a)Dễ thấy $\Delta IAB$ cân tại $I$.

$\rightarrow AI=BI$

Từ đó chứng minh được $\Delta IDB=\Delta ICA$ 

$\rightarrow \widehat{IDB}=\widehat{ICA}$ ($*$)

Tiếp tục, ta chứng minh được $\Delta ADC=\Delta BCD$ rồi suy ra $\widehat{DAC}=\widehat{DBC}($**$)

Từ ($*$),($**$), $AD=BC$ suy ra $\Delta OAD=\Delta OBC$

Từ đó ta có điều phải chứng minh

b) Từ giả thiết đề cho và giả thiết chứng minh được ở câu a ta dễ dàng chứng minh được $I,M,O$ cách đều $A$ và $D$ nên đường thẳng chứa 3 điểm đó là đường trung trực của $AD$

$\rightarrow I,M,O$ thẳng hàng

Tương tự chứng minh được $ON$ là đường trung trực $CD$

Ta có $ON$, $OI$ cùng vuông góc với  $AD$( do $AD\parallel CD$)

Điều này dẫn đến 4 điểm này thẳng hàng.




#688397 Cho tam giác ABC cân tại A có AH là đường cao. Từ H kẻ $HE\perp AC...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 23-07-2017 - 10:15 trong Hình học

Cách #

Vẽ đường cao BD của △ABC.

Cmđ $\Delta BDC$ $\Delta AHC$(g-g) do có góc C chung.

Từ đó suy ra $BC.HC=AC.CD$

                     $2HC^2=AC.CD$

                     $2AC.CE=AC.CD$

Vậy ta phải chứng minh $2AC=CD$

Có thể dễ dàng chứng minh điều này vì $HE \parallel BD$ ( do cùng $\perp AC$)

Mà H là trung điểm BC nên E là trung điểm CD

Vậy $2AC=CD$ bài toán được chứng minh.

 

 




#693357 Tìm quỹ tích điểm $E$ khi $C$ di động trên nửa đường tròn

Đã gửi bởi Olympusreacher on 19-09-2017 - 13:53 trong Hình học

Cho nửa đường tròn tâm $O$ đường kính $AB$. $C$ là một điểm di động trên nửa đường tròn, $D$ là giao điểm của tiếp tuyến tại $C$ với $AB$. $E$ là chân đường vuông góc kẻ từ $O$ đến tia phân giác của $\widehat {ADC}$. Tìm quỹ tích điểm $E$ khi $C$ di động trên nửa đường tròn




#693463 Tìm quỹ tích điểm $E$ khi $C$ di động trên nửa đường tròn

Đã gửi bởi Olympusreacher on 21-09-2017 - 12:15 trong Hình học

À

 

attachicon.gifDUONGtron.png

 

nhận thấy tứ giác CDOE nội tiếp

dễ dàng chứng minh được $\Delta CEO$ cân ở E

kẻ EK vuông góc với CO, EH vuông góc với DB

=> K là trung điểm CO

=> OK=$\frac{1}{2}$CO=$\frac{1}{2}$R

có $\widehat{HEO}=\widehat{ODE}=\widehat{CDE}=\widehat{COE}$

=> $\Delta EKO=\Delta OHE$

=> EH=OK=$\frac{1}{2}$R không đổi

=> E chuyển động trên đường thẳng song song với AB và cách AB một khoảng bằng $\frac{1}{2}$R

À bạn ơi, bạn cho mình biết giới hạn quỹ tích luôn được không ? :)




#689944 $DC-AB > |AD -BC|$

Đã gửi bởi Olympusreacher on 08-08-2017 - 22:11 trong Hình học

Xin lỗi, mình đăng nhầm, ko xóa được, bạn chỉ mình cách xóa bài được ko? :)




#686722 Interested in mathematics

Đã gửi bởi Olympusreacher on 06-07-2017 - 19:09 trong Mathematics in English

I have a friend at school and he has a special passion with Mathematics, and he is very hard-working, too. As I have seen, Math is nearly an essential part of his life. He solves problem to entertain and find fun. In his free time, he never plays games, watch TV, read non-fiction books,... He just spends time on studying Mathematics. His increadible enthusiasm brought home to me and gave me powerful motivation. Then I started to pay more attention in studying Math, I spent more time reading reference books about Math and solving problems. Half a year has gone by since I started. Now, I'm not only very grateful to him but I also amire him because of his wide knowledge about Math. That's my story, Thank you very much for having read!




#688327 Cho tam giác ABC cân tại A có AH là đường cao. Từ H kẻ $HE\perp AC...

Đã gửi bởi Olympusreacher on 22-07-2017 - 12:22 trong Hình học

Cho tam giác ABC cân tại A có AH là đường cao. Từ H kẻ $HE\perp AC$. Gọi O là trung điểm HE. Cm: $AO\perp BE$