Đến nội dung

duongtoi nội dung

Có 709 mục bởi duongtoi (Tìm giới hạn từ 06-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#329618 Về cuộc thi vào lớp KSTN của ĐHBKHN

Đã gửi bởi duongtoi on 27-06-2012 - 11:21 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Cho em hỏi ngành Toán tin ứng dụng lấy điểm bao nhiu không ạ
Có anh chị nào biết điểm chuẩn các năm thì post lên luôn nhé. Em cảm ơn nhiều


Năm 2006, khoa Toán tin lấy 12 điểm thì phải, lâu rồi không nhớ lắm.
Ngành Toán tin là ngành ít học sinh tham gia học nhất vì đa số mọi người nghĩ Toán tin không phải là kỹ thuật, nhưng những ai đã học ngành Toán tin rồi sẽ thấy ngành này rất hay. Các em có thể xem cuốn giới thiệu các ngành nghề của Bách khoa để biết chi tiết về các ngành trong BK.



#330014 Tích phân: $\int_{0}^{\pi /4}\frac{cos2x}{1 + sinx + cosx...

Đã gửi bởi duongtoi on 28-06-2012 - 18:31 trong Tích phân - Nguyên hàm

Chú ý: $\cos 2x=\cos^2x-sin^2x=\left ( \cos x-\sin x \right )\left ( \cos x+\sin x \right )$ và $\sin x\cos x=\frac{\left ( \sin x+\cos x \right )^2-1}{2}$
Do vậy đặt $t=\sin x+\cos x\Rightarrow {\rm d}t=\left (\cos x-\sin x \right ){\rm d}x$.
Ta có,
$I=\int_1^{\sqrt2} \frac{t{\rm d}t}{1+t+\frac{t^2-1}{2}}=2\int_1^{\sqrt2} \frac{t{\rm d}t}{t^2+2t+1}=2\int_1^{\sqrt2} \frac{{\rm d}t}{t+1}-2\int_1^{\sqrt2} \frac{{\rm d}t}{\left ( t+1 \right )^2}=...$



#337635 $\int \frac{cos^{2}x}{\sqrt...

Đã gửi bởi duongtoi on 19-07-2012 - 14:36 trong Tích phân - Nguyên hàm

Đầu tiên phân tích $\frac{\cos^2x}{\sqrt3+\sin x}=\sqrt3-\sin x-2\frac{1}{\sqrt3+\sin x}$.
Đối với tích phân $\int\frac{1}{\sqrt3+\sin x}{\rm d}x$. Ta có thể đặt $t=\tan\frac{x}{2}$ là ra.



#339309 $x^{2}+p|x|-qx+1=0$

Đã gửi bởi duongtoi on 23-07-2012 - 18:30 trong Đại số

Phương trình ban đầu tương đương với hai phương trình sau:
PT1: $x^2+(p-q)x+1=0\quad (1)$ với $x\ge0.$
PT2: $x^2-(p+q)x+1=0\quad (2)$ với $x<0.$
PT (1) có $\Delta_1=(p-q)^2-4$.
PT (2) có $\Delta_2=(p+q)^2-4$.
Do vậy, phương trình ban đầu có bốn nghiệm khi và chỉ khi PT(1) có hai nghiệm phân biệt lớn hơn hoặc bằng 0 và phương trình (2) có hai nghiệm âm phân biệt.
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \Delta_1=(p-q)^2-4>0\\ q-p>0 \end{matrix}\right.$ và $\left\{\begin{matrix} \Delta_2=(p+q)^2-4>0\\ p+q<0 \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow q-p>2$ và $p+q<-2$
$\Leftrightarrow p-q+2<0$ và $p+q+2<0$. Tức là, $p+|q|+2<0$.



#339313 Tìm $m, n$ để phương trình $${x^2} + \left( {{m^2} +...

Đã gửi bởi duongtoi on 23-07-2012 - 18:53 trong Đại số

Bài này đề ra chưa thật sự chính xác. Đề bài yêu cầu là "có hai nghiệm phân biệt" như vậy là chưa chuẩn. Phải nói rõ là "chỉ có (có đúng) hai nghiệm phân biệt" hoặc " có ít nhất hai nghiệm phân biệt". Đa số mọi người sẽ coi đề bài là "có ít nhất hai nghiệm phân biệt". Mình sẽ cả hai ý.
Đặt, $|x|=t,\quad t\ge0.$ Phương trình ban đầu trở thành $t^2+(m^2+8n)t+n^2-4=0\quad (1).$ Ta có $\Delta=(m^2+8n)^2-4(n^2-4)=m^4+16m^2n+60n^2+16$
- TH1: Phương trình ban đầu có đúng hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi phương trình (1) có hai nghiệm trái dấu hoặc một nghiệm kép dương.
- TH2: Phương trình ban đầu có ít nhất hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi TH1 đúng và thêm trường hợp (1) có hai nghiệm dương phân biệt.
Các em giải từng trường hợp là sẽ ra nhé.



#339662 Tìm số nguyên dương $m,n$ sao cho $\frac{m^3+n^3+1}{mn(m-...

Đã gửi bởi duongtoi on 24-07-2012 - 18:36 trong Số học

Do $\frac{m^3+n^3+1}{mn(m-n)}$ là số nguyên nên $m^3+n^3+1\vdots (mn(m-n))\quad (*)$.
Suy ra, $m^3+n^3+1\vdots m\Leftrightarrow n= -1 \mod m$
và $m^3+n^3+1\vdots n\Leftrightarrow m= -1 \mod n$.

Do đó, $m-n= -1 \mod n;m-n=1\mod m.$
TH1: $m>n$ ta có $m-n=pm+1\Leftrightarrow m(1-p)=n+1$ suy ra $p=0, m=n+1$.
Thay vào (*) ta được $(n+1)^3+n^3+1\vdots n(n+1)\Leftrightarrow 2(n^3+1)\vdots n(n+1)$
$\Leftrightarrow 2(n^2-n+1)\vdots n\Leftrightarrow n=1;n=2.$ Thay vào ta được $m=2;m=3$.
TH2: $n>m$ ta có $m-n=qn-1\Leftrightarrow (q+1)n=m+1$ suy ra $q=0;n=m+1$
Tương tự ta cũng dc $m=1;m=2$ và thay vào được $n=2;n=3$
Vậy nghiệm $(m;n)$ là $(1;2),(2;1),(2;3),(3;2)$.

@nguyenta98: 2 dòng đỏ bị sai :D còn TH n^2-n+1 \vdots m$ cơ mà :D



#340038 Gỉai phương trình: $sinx + \frac{sin3x+cos3x}{1+2sin2x}= \frac...

Đã gửi bởi duongtoi on 25-07-2012 - 13:56 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Cách làm thì đúng rồi. Nhưng vế trái của PT, em biến đổi khá lòng vòng.
Mình sẽ biến đổi lại vế trái cho mọi người dễ nhìn.
Ta có, $\sin x+\frac{\sin3x+\cos3x}{1+2\sin2x}=\frac{\sin x+\cos x+\sin3x}{1+2\sin 2x}=\frac{\cos x+2\sin2x\cos x}{1+2\sin2x}=\cos x.$



#340429 $\int \frac{dx}{\sqrt{x}+1}...

Đã gửi bởi duongtoi on 26-07-2012 - 11:38 trong Tích phân - Nguyên hàm

Đặt $\sqrt x+1=t$ ta có ${\rm d}t=\frac{1}{2\sqrt x}{\rm d}x\Leftrightarrow {\rm d}x=2(t-1){\rm d}t$.
Thay vào tích phân ban đầu ta được $2\int \frac{t-1}{t}{\rm d}t=2t-2\ln |t|+C$.
Sau đó, ta thay lại biến $x$ vào ta được $\int \frac{{\rm d}x}{\sqrt x+1}=2(\sqrt x+1)-2\ln(\sqrt x+1)+C.$



#342197 CMR: $AM$ vuông góc $BD$.

Đã gửi bởi duongtoi on 31-07-2012 - 14:53 trong Hình học

Để chứng minh $AM\perp BD$ ta sẽ chứng minh $\widehat{DBC}=\widehat{MAH}$.
Xét hai tam giác $\Delta CDB$ và $\Delta HMA$. Ta có
$\widehat{DCB}=\widehat{MHA}$
và $\frac{CD}{CB}=\frac{CD}{2HC}=\frac{HD}{2HA}=\frac{HM}{HA}$
Vậy $\Delta CDB\sim \Delta HMA$
Suy ra $\widehat{DBC}=\widehat{MAH}$.
Suy ra $AM\perp BD$ (Góc có hai cạnh tương ứng vuông góc với nhau)



#342271 Phương trình nghiệm nguyên: \[{x^3} + 4x + 1 = {y^4}\]

Đã gửi bởi duongtoi on 31-07-2012 - 17:51 trong Số học

Mình có 1 cách giải khác, tuy phức tạp hơn 1 chút nhưng để các bạn tham khảo.
Từ PT ban đầu ta có thể suy ra $x\ge0$.
Một số chính phương là số có dạng $4k$ hoặc $4k+1$, vì vậy ta suy ra $x=4k$ để $x^3+4x+1$ là một số chính phương.
Suy ra $y$ lẻ, tức là $y\ne x$.
Thử $x=0$ ta thấy thỏa mãn. (TH này $|y|=1$)
Nếu $x\ne 0$ thì $x\ge4$.
Từ đó suy ra $VT\ge 4x^2+4x+1=(2x+1)^2$ và $VT\le x^4+2x^2+1=(x^2+1)^2$.
Vậy $2x+1\le y^2\le x^2+1$. Trong đoạn $[2x+1;x^2+1]$ chỉ có các số chính phương là $x^2,(x-1)^2$ thỏa mãn với $\forall x\ge 4.$
Theo trên, $y\ne x$ nên ta được $y^2=(x-1)^2$ suy ra $|y|=x-1.$
Thay vào PT ban đầu ta giải ra được nghiệm $x=4$. (TH này $|y|=3$)

KL: Vậy nghiệm nguyên $(x;y)$ của PT là $(0;-1);(0;1);(4;-3);(4;3)$.

@nguyenta98: Cách kẹp của bạn sai rồi bạn ạ :D



#342539 Chứng minh $AH=AK$

Đã gửi bởi duongtoi on 01-08-2012 - 15:31 trong Hình học

a) Ta có $BD//AC$ nên $\frac{AH}{BH}=\frac{AC}{BD}\Leftrightarrow \frac{AH}{AB}=\frac{AC}{AB+AC}\Leftrightarrow AH=\frac{AB.AC}{AB+AC}$
Tương tự $CE//AB$ nên ta cũng tính được $AK=\frac{AB.AC}{AB+AC}$
Vậy $AH=AK.$
b) Ta biến đổi $BH.CK=(AB-AH)(AC-AK)=(AB-AH)(AC-AH)$. Khai triển ra và sử dụng kết quả $AH=\frac{AB.AC}{AB+AC}$ ta suy ra Đpcm.



#342545 Chứng minh $\sqrt[3]{BE^2} + \sqrt[3]{CF^2...

Đã gửi bởi duongtoi on 01-08-2012 - 15:46 trong Hình học

Em kiểm tra lại đề bài xem nhé. Nếu anh không nhầm, bài này phải cho tam giác ABC vuông tại A mới dc



#343115 $I=\int \frac{2x+7}{(x-1)^{2}(x+3)^...

Đã gửi bởi duongtoi on 03-08-2012 - 16:44 trong Tích phân - Nguyên hàm

Em phân tích biểu thức trong dấu tích phân thành dạng $\frac{A}{x-1}+\frac{B}{(x-1)^2}+\frac{C}{x+3}+\frac{D}{(x+3)^2}+\frac{E}{(x+3)^3}.$
Em đồng nhất thức hai biểu thức này sẽ tính được A, B, C, D, E.
Sau đó thì đơn giản rồi.
KQ tính A, B, C, D, E là $A=-\frac{1}{16};B=D=\frac{1}{8};C=\frac{1}{16};E=1.$



#343919 $I=\int (x^2-3x+11)^{10}(x-3)dx$

Đã gửi bởi duongtoi on 06-08-2012 - 10:21 trong Tích phân - Nguyên hàm

Để dễ nhìn, ta đặt $t=x-\frac{3}{2}$.
Khi đó, $I=\int\left(t^2+\frac{35}{4}\right)^{10}\left(t-\frac{3}{2}\right){\rm d}t=\frac{1}{2}\int\left(t^2+\frac{35}{4}\right)^{10}{\rm d}t^2-\frac{3}{2}\int\left(t^2+\frac{35}{4}\right)^{10}{\rm d}t.$
$=\frac{\left(t^2+\frac{35}{4}\right)^{11}}{11}-\frac{3}{2}J.$
Tính tích phân $J$ bằng phương pháp tích phân từng phần.
$J=\int\left ( t^2+\frac{35}{4} \right )^{10}{\rm d}t=t\left ( t^2+\frac{35}{4} \right )^{10}-10\int\left ( t^2+\frac{35}{4} \right )^{9}t^2{\rm d}t.$
Tiếp tục sử dụng tích phân từng phần cho đến khi xuất hiện $\int t^{11}{\rm d}t$.
Hơi dài một chút nên em làm cẩn thận nhé.



#343929 $\int \frac{dx}{x^{8}-x^{6}...

Đã gửi bởi duongtoi on 06-08-2012 - 10:30 trong Tích phân - Nguyên hàm

$\int\frac{1}{x^8-x^6}{\rm d}x=\int \left ( 1+\frac{1}{2}.\frac{1}{x-1}-\frac{1}{2}.\frac{1}{x+1}-\frac{1}{x^4}-\frac{1}{x^6} \right ){\rm d}x$
Đến đây là em làm được rồi chứ.
Em chú ý cách giải của các tích phân hữu tỷ nhé.
Nó có cách giải tổng quát đấy.



#343955 $\int \frac{dx}{x^{8}-x^{6}...

Đã gửi bởi duongtoi on 06-08-2012 - 11:55 trong Tích phân - Nguyên hàm

Dạ thưa Thầy. Làm sao có thể phân tích được như Thầy ạ. Trong bài em vẫn chưa hiểu cách khai triển của Thầy ạ, mong thầy viết rõ ra cho em tí ạ. Em rất rối khi các bài tích phân hữu tỷ có bậc lớn. Cảm ơn Thầy ạ

Phân tích phân thức $\frac{P(x)}{(x-a)^n(x-b)^m(a'x^2+b'x+c')}=\frac{A}{x-a}+\frac{A_2}{(x-a)^2}+\cdots+\frac{A_n}{(x-a)^n}+\frac{B}{x-b}+\cdots+\frac{B_m}{(x-b)^m}+\frac{Cx+D}{a'x^2+b'x+c}$
Sau đó, đồng nhất thức hai vế để tính các hệ số.



#344267 Cho a,b,c là 3 cạnh 1 tam giác, $a,b,c\epsilon \mathbb{N...

Đã gửi bởi duongtoi on 07-08-2012 - 10:21 trong Đại số

Biến đổi PT thành $2(a-b)^2+(b+c)^2+c^2=20\quad (1).$
Ta có $a,b,c\in \mathbb{N^*}$ nên $(b+c)^2\ge4;c^2\ge1$.
Suy ra $(a-b)^2\le\frac{15}{2}$, suy ra $(a-b)^2=\{0;1;4\}$.
Các số chính phương nhỏ hơn 20 là: 0;1;4;9;16. Suy ra $(a-b)^2;(b+c)^2;c^2$ là một trong các giá trị trên.
TH1: $a-b=0$. Ta được $(b+c)^2+c^2=20$. Suy ra được $c=2,b=2$. Suy ra $a=2$.
TH2: $(a-b)^2=1$. Ta được $(b+c)^2+c^2=19$. Suy ra vô nghiệm.
Th3: $(a-b)^2=4$.Ta được $(b+c)^2+c^2=16$. Suy ra được $c=0,b=4$. Loại vì $c>0$.
Vậy $a=b=c=2$. Suy ra dpcm



#344281 Cho a,b,c là 3 cạnh 1 tam giác, $a,b,c\epsilon \mathbb{N...

Đã gửi bởi duongtoi on 07-08-2012 - 10:46 trong Đại số

chỗ này hình như sai rồi thì phải
p\s èo lại chậm

chỗ đó phải hoặc chứ nhỉ chứ trường hợp sau làm gì thỏa
p\s tớ nhầm dấu sorry :( :(

Sorry, mình biến đổi nhầm 1 tý.Hihi



#346494 Cho $I(t)= \int_{0}^{t}\frac{tan^...

Đã gửi bởi duongtoi on 13-08-2012 - 16:44 trong Tích phân - Nguyên hàm

Ta chia làm 2 bài toán nhỏ nhá ^^,
a) $I(t)= \int_{0}^{t}\frac{tan^{4}x}{cos2x}dx = \int_{0}^{t}\frac{tan^{4}x(tan^2x+1)}{1-tan^2x}dx$
Lấy $tanx=a\Leftrightarrow (tan^2x+1)dx=da$
nên ta có:
$I(t)= \int_{0}^{t}\frac{a^4}{1-a^2}da\\=\int_{0}^{t}(-a^2-1+\frac{1}{2(a+1)}-\frac{1}{2(a-1)})da\\=...\\=\frac{1}{2}ln\left|\frac{tant+1}{tant-1} \right|-\frac{1}{3}\left(tan^3t+3tant \right)=\frac{1}{2}ln\left|tan(t+\frac{\pi }{4}) \right|-\frac{1}{3}\left(tan^3t+3tant \right)$
b)Ta có với đk đề: $\frac{tan^{4}x}{cos2x}>0$ nên: $I(t)>0 \\\Leftrightarrow 2I(t)>0 \\\Leftrightarrow \ln\left|tan(t+\frac{\pi }{4}) \right|>\frac{2}{3}\left(tan^3t+3tant \right)$
Hay $tan(t+\frac{\pi }{4})> e^{\frac{2}{3}.(tan^{3}t+3.tant)}$

Bài này bạn quên đổi cận lúc đặt ẩn rồi.
Nhưng sau đó lại thay cận đúng là kết quả.:D



#348487 Tìm tích phân $ I=\int_{0}^{\frac{\pi...

Đã gửi bởi duongtoi on 20-08-2012 - 10:59 trong Tích phân - Nguyên hàm

Bài 1 và bài 2 sai đề. Vì thay cận $x=0$ vào thì hàm số không xác định.
(Nếu thay cận dưới để tích phân xd rồi, ta biến đổi để xuất hiện $\tan$ là dc)
Bài 3, thêm bớt $\tan\frac{x}{2}$,
$I=\int_0^{\frac{\pi}{2}}\tan\frac{x}{2}\left ( 1+\tan^2\frac{x}{2} \right ){\rm d}x-\int_0^{\frac{\pi}{2}}\tan\frac{x}{2}{\rm d}x$
$=\left (\tan^2{\frac{x}{2}}+2\ln{\cos\frac{x}{2}} \right )\Bigg|_0^{\frac{\pi}{2}}=1-\ln2.$



#348490 tìm nguyên hàm: $ \int x^3(e^{\sqrt{x^2+1}...

Đã gửi bởi duongtoi on 20-08-2012 - 11:20 trong Tích phân - Nguyên hàm

Câu 1:
Tách làm hai tích phân:$\int x^3e^{\sqrt{x^2+1}}{\rm d}x+\int x^3\sqrt{x^2+1}{\rm d}x$
Tích phân thứ nhất. Đặt $u=x^2;dv=xe^{\sqrt{x^2+1}}$ ta được
$\int x^3e^{\sqrt{x^2+1}}{\rm d}x=x^2e^{\sqrt{x^2+1}}-2\int xe^{\sqrt{x^2+1}}{\rm d}x=x^2e^{\sqrt{x^2+1}}-2e^{\sqrt{x^2+1}}$.
Tích phân thứ 2 thì đơn giản.



#348973 Tìm tích phân $ I=\int_{0}^{1}\frac{d...

Đã gửi bởi duongtoi on 22-08-2012 - 14:06 trong Tích phân - Nguyên hàm

Bài 1: Trục căn thức ở mẫu $\frac{1}{\sqrt{x+1}+\sqrt{x}}=\sqrt{x+1}-\sqrt x$. Sau đó thì đơn giản.
Bài 3: Dặt $\sqrt{2x+1}=t\Rightarrow x=\frac{t^2-1}{2}$ và ${\rm d}t=\frac{1}{\sqrt{2x+1}}{\rm d}x$.
Thay vào tích phân là ra ngay.



#348996 Tìm tích phân $ I=\int_{0}^{1}\frac{d...

Đã gửi bởi duongtoi on 22-08-2012 - 17:25 trong Tích phân - Nguyên hàm

Còn bài 4 và bài 5 bạn ?

Bài 4 thì đặt $\sqrt[3]x=t\Rightarrow {\rm d}x=3t^2{\rm d}t$.
Thay vào tích phân (nhớ đổi cận), ta được về dạng tích phân đơn giản.
Giải tích phân này bằng cách sử dụng phương pháp tích phân từng phân.
Bài 5: chịu k nhìn ra đề là gì cả.



#349139 Tìm tích phân $ I=\int_{0}^{1}\frac{d...

Đã gửi bởi duongtoi on 23-08-2012 - 11:07 trong Tích phân - Nguyên hàm

bài 5 là cos^6 x / sin^4 x

Tích phân $I=\int\frac{\cos^6x}{\sin^4x}{\rm d}x$ hả bạn.
Vậy thì làm như sau:
$I=\int\frac{\cos^6x+\sin^6x}{\sin^4x}{\rm d}x-\int\sin^2x{\rm d}x$
$=\int\frac{1-3\sin^2x\cos^2x}{\sin^4x}{\rm d}x-\int\frac{1-\cos2x}{2}{\rm d}x$
$=-\int(1+\cot^{2}x){\rm d}(\cot x)+3\int {\rm d}(\cot x)+3\int {\rm d}x-\frac{1}{2}(x-\frac{\sin2x}{2})$
$=-\cot x-\frac{\cot^3x}{3}+3\cot x+3x-\frac{x}{2}+\frac{\sin2x}{4}+C$
$=-\frac{\cot^3x}{3}+2\cot x+\frac{\sin2x}{4}+\frac{5}{2}x+C$



#350647 Tìm tích phân $ I=\int_{0}^{1}\frac{d...

Đã gửi bởi duongtoi on 29-08-2012 - 11:34 trong Tích phân - Nguyên hàm

bài 6:
$ I=\int_{\frac{\pi}{3}}^{\frac{\pi}{2}}\frac{\sqrt[3]{sin^{3}x-sinx}}{sin^{3}x}cotxdx $

Bài 6: Biến đổi biến thức trong dấu tích phân $\frac{\sqrt[3]{\sin^3x-\sin x}}{\sin^3x}.\cot x=\sqrt[3]{\frac{1-\sin^2x}{\sin^2x}}.(1+\cot^2x)\cot x=\cot^{\frac{5}{3}}x.(1+\cot^2x)$
Đặt $t=\cot x$. Khi đó, $I=-\int_{\frac{1}{\sqrt3}}^{0}t^{\frac{5}{3}}{\rm d}t=-\frac{3}{8}t^{\frac{8}{3}}\Bigg |_\frac{1}{\sqrt3}^0=\frac{3}{8}.3\sqrt[3]3=\frac{9\sqrt[3]3}{8}.$