Đến nội dung

cvp nội dung

Có 411 mục bởi cvp (Tìm giới hạn từ 08-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#298401 Chứng minh rằng $\bigtriangleup PQM$ vuông tại $Q$.

Đã gửi bởi cvp on 06-02-2012 - 20:13 trong Hình học

Cho $\bigtriangleup ABC$ nội tiếp trong đường tròn $(O)$. Điểm $M$ thuộc đường tròn, kẻ $MB_{1}$ vuông góc với $AC$, $MA_{1}$ vuông góc với $BC$. Lấy $P$ là trung điểm $AB$, $Q$ là trung điểm $A_{1}B_{1}$.
Chứng minh rằng $\bigtriangleup PQM$ vuông tại $Q$.



#298434 Chứng minh rằng $\bigtriangleup PQM$ vuông tại $Q$.

Đã gửi bởi cvp on 06-02-2012 - 23:29 trong Hình học

Hix, em chưa học đường thẳng Simson, nhưng em cũng làm được rùi! :)
Tks anh Hân!



#292574 Tìm $x, y \in \mathbb{Z}$ biết $25-y^{2}=8(x-2009)^{...

Đã gửi bởi cvp on 06-01-2012 - 22:00 trong Số học

Tìm $x, y \in \mathbb{Z}$ biết $25-y^{2}=8(x-2009)^{2}$.



#285971 tìm $Pmax=abc$

Đã gửi bởi cvp on 30-11-2011 - 18:58 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c>0$ sao cho $\dfrac{1}{2+a}+\dfrac{1}{2+b}+\dfrac{1}{2+c}\geq 1$.
Tìm $Pmax=abc$



#284594 Tìm $n$ để $5^{n}+12^{n}$ là số chính phương

Đã gửi bởi cvp on 22-11-2011 - 15:45 trong Số học

Tìm tất cả các số tự nhiên x sao cho $5^{n}+12^{n}$ là số chính phương
------------------------------------------
MOD: Bạn chú ý đặt tiêu đề bằng $\LaTeX$ nhé



#305343 Tìm $P max$ biết: $P=\sqrt{\frac{a}{b+c+2a}} +...

Đã gửi bởi cvp on 19-03-2012 - 20:06 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 1:a) Cho $a;b;c$ là các số dương. Chứng minh rằng:
$\frac{(a+b)^{2}}{ab}+\frac{(b+c)^{2}}{bc}+\frac{(c+a)^{2}}{ca}\geq 9+ 2(\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b})$
b)Cho $x,y,z$ là các số dương. Tìm $P max$ biết:
$P=\sqrt{\frac{a}{b+c+2a}} +\sqrt{\frac{b}{c+a+2b}}+\sqrt{\frac{c}{a+b+2c}}$



#312010 CMR từ 16 số tự nhiên liên tiếp ta luôn tìm được một số nguyên tố cùng nhau v...

Đã gửi bởi cvp on 22-04-2012 - 12:50 trong Số học

CMR từ 16 số tự nhiên liên tiếp ta luôn tìm được một số nguyên tố cùng nhau với các số còn lại.
____________________________________________________________
Bạn nhớ lần sau phải đặt topic đúng vị trí của nó, đây thuộc mục Số học, bạn lại đặt ở mục Đại số, lần này, mod sẽ di chuyển giúp bạn, lần sau nếu như vậy sẽ xoá không báo trước đó !



#319963 Chứng minh $DC$ vuông góc với $CE$

Đã gửi bởi cvp on 27-05-2012 - 09:59 trong Hình học

a)
$\large \widehat{DAC}=90^o; \widehat{DMC}=90^o \Rightarrow $ tứ giác $ADMC$ nội tiếp.
$\Rightarrow \widehat{DCA}=\widehat{DMA} (1)$.
Tương tự $\Rightarrow $ tứ giác $CMEB$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{ECB}=\widehat{BME} (2)$.
Từ $(1); (2) \Rightarrow \widehat{DCA}+\widehat{ECB}=\widehat{DMA}+\widehat{BME} =90^o$. (vì $AB$ là đường kính và $M$ thuộc cung $AB$ nên $\widehat{AMB}=90^o \Rightarrow \widehat{DMA}+\widehat{BME} =90^o$).
Ta có: $\large \widehat{DCE}=180^o-\widehat{DCA}-\widehat{ECB}=180^o-90^o=90^o \blacksquare$.
b)
Theo $a$ có $\widehat{PMQ}=90^o; \widehat{PCQ}=90^o$ nên tứ giác $PMQC$ nội tiếp $ \Rightarrow \widehat{MPQ}=\widehat{MCQ} (3)$.
Lại theo $a$ ta có tứ giác $ACMD$ nội tiếp $\large \Rightarrow \widehat{MAC}=\widehat{CDM} (4)$.
Mặt khác : $\widehat{CDM}=\widehat{MCQ} (5)$ (do cùng phụ với góc $\widehat{DCM}$.
Từ $(3); (4); (5)$ Suy ra $\widehat{MPQ}=\widehat{MAC} \Rightarrow PQ\parallel AB$ (ĐPCM)

Hình đã gửi



#319330 Tính $\widehat{BMC}$

Đã gửi bởi cvp on 25-05-2012 - 12:11 trong Hình học

Cách 2:
Vẽ $\Delta AHB$ đều.
Ta tính được $\widehat {CAM}=40^o; \widehat{HAC}=10^o$.
Ta có $\Delta AHC=\Delta BHC (c.c.c) \Rightarrow HC$ là phân giác $\widehat {AHB}$.
Suy ra $\Delta AHC=\Delta AMB (g.c.g) \rightarrow AC=AM \rightarrow \widehat{ACM}=\widehat{AMC}=\widehat{ACM}=70^o (1) $.
Mặt khác $\widehat{AMB}=140^o (2)$
Từ $(1); (2)$ suy ra $\widehat{CMB}=150^o$.



#317900 Chứng minh đoạn thẳng $DF$ luôn đi qua một điểm cố định khi $M...

Đã gửi bởi cvp on 19-05-2012 - 15:23 trong Hình học

a)
$\Delta AEM=\Delta CBM (c.g.c) \Rightarrow \widehat{AEM}=\widehat{CBM}\Rightarrow \widehat{HAM}+\widehat{AEM}=\widehat{HAM}+\widehat{CBM}\Leftrightarrow \widehat{EHC}=90^o\Leftrightarrow BC\perp AE$
b)
Xét tứ giác $DHCA$ có $\widehat{ADC}=\widehat{AHC}$.
Suy ra tứ giác $DHCA$ nội tiếp đường tròn => $\widehat{DHA}=\widehat{DCA}=45^o(1)$.
Xét tứ giác $HEFB$ có $\widehat{EHB}=\widehat{EFB}=90^o$.
Suy ra tứ giác $HEFB$ nội tiếp đường tròn => $\widehat{BHF}=\widehat{BEF}=45^o(2)$.
Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra :
$\widehat{DHA}+\widehat{BHF}=90^o \Leftrightarrow \widehat{DHA}+\widehat{AHB}+\widehat{BHF}=180^o\Leftrightarrow \widehat{DHF}=180^o$.
Từ đó suy ra $D;H;F$ thẳng hàng. $(\blacksquare)$.

Còn phần $c,d$ :angry:



#317894 Chứng minh đoạn thẳng $DF$ luôn đi qua một điểm cố định khi $M...

Đã gửi bởi cvp on 19-05-2012 - 15:09 trong Hình học

Gọi $M$ là điểm bất kì thuộc đoạn thẳng $AB$. Vẽ về một nửa mặt phẳng có bờ là $AB$ các hình vuông $AMCD, BMEF$.
a. Chứng minh $AE$ vuông góc với $BC$
b. Gọi $H$ là giao của $AE$ và $BC$. Chứng minh ba điểm $D,H,F$ thẳng hàng.
c. Chứng minh đoạn thẳng $DF$ luôn đi qua một điểm cố định khi $M$ di chuyển trên $AB$ cố định.
d. Tìm tập hợp các trung điểm $K$ của đoạn thẳng nối tâm hai hình vuông khi $M$ chuyển động trên đoạn thẳng $AB$ cố định.



#282119 $x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}}=1$ cm: $x^{2}+y^{2}...

Đã gửi bởi cvp on 07-11-2011 - 21:40 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x;y\in \mathbb{R}$ thỏa mãn $x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}}=1$
chứng minh rằng:
$x^{2}+y^{2}=1$



#280097 chứng minh bất đẳng thức

Đã gửi bởi cvp on 25-10-2011 - 18:01 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $3$ số $a;b;c$ thỏa mãn điều kiện :$a^{2}+b^{2}+c^{2}=1$
CMR:
$a+b+c+ab+bc+ac\leq 1+\sqrt{3}$



#202222 bdt đây

Đã gửi bởi cvp on 21-06-2009 - 12:20 trong Bất đẳng thức - Cực trị

cho abc=1. a,b,c> 0.CMR:
$ \dfrac{1}{a+b+1} +\dfrac{1}{b+c+1} + \dfrac{1}{c+a+1} \leq 1$
thanks các bác trước nha!

ừ bài nè dễ thui!
Vì abc=1.Đặt a=x^3;b=y^3;c=z^3=>xyz=1 (x,y,z>0)
Ta có
$\dfrac{1}{{a + b + 1}} = \dfrac{1}{{x^3 + y^3 + 1}} = \dfrac{1}{{x^3 + y^3 + xyz}} \le \dfrac{1}{{xy(x + y + z)}} = \dfrac{z}{{x + y + z}}$ (Sử dung bđt wen thuộc $x^3 + y^3 \ge xy\left( {x + y} \right)$ mà)

Tương tự cộng lại có đpcm! :D



#202590 Bài mới

Đã gửi bởi cvp on 23-06-2009 - 18:12 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đặt A=4ab+8bc+6ca.
Thay $c=3-a-b \Rightarrow A=-8 b^{2}-2b(5a-12)-(6 a^{2}-18a)$
Coi A là tam thức bậc 2 biến b,tham số a. Ta có$f(x)=a x^{2}+bx+c$ với a<0 thì $max f(x)= -\dfrac{ \Delta' }{a}$ khi và chỉ khi $x= -\dfrac{b'}{a}$
Áp dụng cho tam thức trên ta duoc $max A= \dfrac{432}{23}$ khi $a= \dfrac{12}{23},b= \dfrac{27}{23}$ và $c= \dfrac{30}{23} $
(*) Done!!!

Cách của em khác:
Đặt:$x = \left| {a - \dfrac{3}{2}} \right|;y = \left| {b - \dfrac{3}{2}} \right|;z = \left| {c - \dfrac{3}{2}} \right|$
$\Rightarrow x + y + z \ge \left| {a + b + c - \dfrac{9}{2}} \right| = \dfrac{3}{2}$
Sau đó biến đổi $A = \dfrac{{81}}{4} - x^2 - 3y^2 - 5z^2 $
Tìm min cái $B = x^2 + 3y^2 + 5z^2 $ theo cân bằng hệ số ra kết quả như bác! (*)



#202188 Nhờ pro giúp bài nè

Đã gửi bởi cvp on 21-06-2009 - 09:00 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Em có thể xem tại đây
http://diendantoanho...showtopic=42891
http://www.mathlinks...1491803#1491803

thank anh nha,em mới chỉ biết cách dồn biến,giờ mới biết cách khác.Nhưng chả lẽ bài này ko có lời giải sơ cấp nào hả anh?



#202145 Đẹp ko có nghĩa là khó BĐT

Đã gửi bởi cvp on 20-06-2009 - 22:33 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Sáng tác của mình(năm lớp 8 rùi)h post lên cho zui.
Problem 4:Cho a,b,c là các sô dương thỏa mãn a+b+c+2=abc.CMR:
$\sqrt a + \sqrt b + \sqrt c \ge 2\left( {\dfrac{1}{{\sqrt a }} + \dfrac{1}{{\sqrt b }} + \dfrac{1}{{\sqrt c }}} \right)$



#202119 giúp em với khó quá

Đã gửi bởi cvp on 20-06-2009 - 20:28 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

1/Chứng minh rằng nếu :abc chia hết cho 37 thì bca và cab cũng chia hết cho 37 .
2/Cho hai dãy so và
chứng minh rằng hai với mỗi số tự nhiên n có một và chỉ một trong hai và có chữ sô tận cùng bằng 0.

Xin lỗi bạn mình giúp đc bài 1 thui bài 2 ko rõ đề mà. :D
(26,37)=1 nên 26.bca - abc=2590b+259c-74a cái nè chia hết cho 37 mà!
lại có abc chia hết cho 37 do đó bca chia hết cho 37
Mặt khác abc+bca+cab =111.(a+b+c) chia hết cho 37
do đó cab chia hết cho 37
=>đpcm :D



#202755 Nhờ các bác giúp em bài nè

Đã gửi bởi cvp on 24-06-2009 - 19:54 trong Các bài toán Đại số khác

Hic các bạn giúp mình bài nè đi!Đang cần mà ko hiểu nên làm thế nào
ai làm đc post lời giải cho mình nha!



#203286 giúp mình bài nhận dạng tam giac này với

Đã gửi bởi cvp on 28-06-2009 - 22:44 trong Kinh nghiệm học toán

2 R^{2} sinA.sinB.sinC= :frac{:sqrt{3}}{12}.( a^{2}+ b^{2}+ c^{2} )
các bạn cố gắng giúp mình nhé! :pe

Mình sẽ giúp bạn viết lại cái đề:
$2R^2sinAsinBsinC=\dfrac{\sqrt{3}}{12}.(a^2+b^2+c^2)$
và giải nó:
Theo định lý sin: $\dfrac{a}{sinA}=\dfrac{b}{sinB}=\dfrac{c}{sinC}=2R$
$=>a+b+c=2R(sinA+sinB+sinC)\le3\sqrt{3}R$ (1)
Và đẳng thức ban đầu <=> $abc=\dfrac{1}{\sqrt{3}}(a^2+b^2+c^2)R$
Sử dụng bđt (1) => $\dfrac{1}{\sqrt{3}}(a^2+b^2+c^2)R\ge \dfrac{1}{9}(a+b+c)(a^2+b^2+c^2)\geabc$ (theo AM-GM)
Vậy $VP \ge VT$
đẳng thức xảy ra <=> a=b=c tức là tam giác ABC đều! :pe



#205335 HELP me

Đã gửi bởi cvp on 16-07-2009 - 18:49 trong Phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy - Các trang web hay

cuốn sáng tạo BĐT có down được ko?
bạn nào biết bảo mình với. :ech :ech :clap :clap :ech :ech :ech :ech

download về nè

File gửi kèm




#203746 chẳng khó mới ,.?!:; :beer

Đã gửi bởi cvp on 03-07-2009 - 09:44 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $m, n \in N$ và $m < n\sqrt{7}$. Chứng minh rằng:
a) $n\sqrt{7} - m > \dfrac{1}{m}$
b) $\sqrt{ m^{2} + n^{2} } + \sqrt{2mn - n^{2}} > \dfrac{1}{n\sqrt{7}}$

Bài a dễ làm trước: Hiển nhiên $m;n\ge1$
Từ giả thiết =>$7n^2>m^2 <=>7n^2-m^2\ge 1$
Mặt khác: 1 số cp chia 7 dư 0,1,2,4 do đó $7n^2-m^2$ không thể bằng 1;2.
Vậy $7n^2-m^2\ge 3 <=> 7m^2\ge m^2+2+\dfrac {1}{m^2}=(m+\dfrac{1}{m})^2$
$=> n\sqrt{7}-m\ge \dfrac{1}{m}$
Đẳng thức xảy ra khi $7n^2-m^2=3;m=1=>7n^2=4$(vô lí)
=> bđt cần cm!



#203293 thừ giải bài này nhé ko khó đâu

Đã gửi bởi cvp on 29-06-2009 - 07:17 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x,y,z là 3 số thực thỏa mãn đk:$x^2+y^2+z^2=1$.Tìm GTNN của biểu thức:
$
A=2xy+xz+zx
$

Mình cứ thử giải vậy(chả biết có đúng ko :pe)
$2A+2=4xy+2yz+2zx+2(x^2+y^2+z^2)=(x+y+z)^2+(x+y)^2+z^2\ge0$
=>$A\ge-1$
Vậy $Amin=-1$ khi $z=0;x+y=0=>xy=\dfrac{-1}{2};x^2+y^2=1$
Hay $z=0;x=-y=\dfrac{1}{\sqrt{2}};or;y=-x=\dfrac{1}{\sqrt{2}}$



#203288 giúp mình bài nhận dạng tam giac này với

Đã gửi bởi cvp on 28-06-2009 - 23:02 trong Kinh nghiệm học toán

Tặng bạn thêm cách nữa:
Theo định lý sin: $\dfrac{a}{sinA}=\dfrac{b}{sinB}=\dfrac{c}{sinC}=2R$
và công thức tính diện tích $S=\dfrac{absinC}{2}$
=>$\dfrac{\sqrt{3}}{12}.(a^2+b^2+c^2)=2R^2sinAsinBsinC=S$
mà theo He-rông:$ S=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}\le \sqrt{p.\dfrac{(p-a+p-b+p-c)^3}{27}}=\dfrac{p^2}{3\sqrt{3}}$
Mặt khác $VP\ge\dfrac{\sqrt{3}}{12}.3(a+b+c)^2=\dfrac{p^2}{3\sqrt{3}}$
Do đó $VP \ge VT$
đẳng thức xảy ra <=> a=b=c hay tam giác ABC đều



#202060 co pac nao giai ho em cai bai nay ho cai

Đã gửi bởi cvp on 20-06-2009 - 13:55 trong Bất đẳng thức và cực trị

cho tam giác ABC,biet BC=a,AC=b,AB=c.Từ các đỉnh ta kẻ các đường phân giác la,lb,lc.
Tính la,lb,lc.
Giải hộ giùm mấy cái này lâu ko găp nên quên rui.

ưh đây là lời giải(lớp 9):
phân giác la là AD.Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.kéo dài AD cắt đường tròn tại E.dùng đồng dạng cm đc:
AD^2=AB.AC-BD.CD
tiếp theo ta có: BD/AB=CD/AC=BC/(AC+AB) (tỉ số bằng nhau mà) từ đó =>BD=?;CD=? (theo a,b,c ý)
thay vào công thức trên là xong.ok!
Dùng lượng giác ra kết quả gọn hơn nè:
$\begin{array}{l}
l_a = \dfrac{{2bc}}{{b + c}}\cos \dfrac{A}{2} \\
l_b = \dfrac{{2ca}}{{c + a}}\cos \dfrac{B}{2} \\
l_c = \dfrac{{2ab}}{{a + b}}\cos \dfrac{C}{2} \\
\end{array}$