Đến nội dung

Forgive Yourself nội dung

Có 461 mục bởi Forgive Yourself (Tìm giới hạn từ 22-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#385319 Tìm vị trí của điểm $I$ trên cung nhỏ $BC$ để $BM+CN...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 10-01-2013 - 18:35 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ cân tại $A$, $O$ là trung điểm của $BC$. Vẽ đường tròn $(O)$ tiếp xúc với $AB,AC$. $I$ là điểm trên cung nhỏ $BC$. Qua $I$ vẽ tiếp tuyến với đường tròn $(O)$ cắt $AB,AC$ lần lượt tại $M,N$.
a) Chứng minh rằng: $BM.CN=\frac{BC^2}{4}$
b) Tìm vị trí của điểm $I$ trên cung nhỏ $BC$ để $BM+CN$ ngắn nhất.



#407914 Tìm vị trí của M

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 25-03-2013 - 22:22 trong Hình học

 Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn O. Lấy M thuộc cung nhỏ BC . N, E lần lượt đối xứng với M qua AB, AC. Tìm vị trí của M để NE có giá trị lớn nhất biết H, N , E thẳng hàng.

 

Bạn nào giải được thì vẽ hình hộ mình luôn. Xin cám ơn. :biggrin:  :biggrin:  :biggrin:

$H$ ở đâu bạn?




#384205 Tìm vị trí của I để $AL^2+BH^2+CK^2$ nhỏ nhất

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 06-01-2013 - 17:49 trong Hình học

cho tam giác ABC nhọn, từ I ở miền trong tam giác kẻ IH,IK,IL lần lượt vuông góc với BC,CA,AB
tìm vị trí của I để AL^2+BH^2+CK^2 nhỏ nhất

Xin lỗi bạn vì mình cũng đang bận nên chưa vẽ được hình up lên cho bạn, bạn thông cảm nha.
Bài giải:

Áp dụng định lí $Pythagore$ ta có:
$AL^2+LI^2=AK^2+KI^2 (=AI^2)$
$BH^2+HI^2=BL^2+LI^2 (=BI^2)$
$CK^2+KI^2=CH^2+HI^2 (=CI^2)$
Cộng vế theo vế của các đẳng thức trên ta được:
$(AL^2+BH^2+CK^2)+(LI^2+HI^2+KI^2)=(AK^2+BL^2+CH^2)+(LI^2+HI^2+KI^2)$
$\Rightarrow AL^2+BH^2+CK^2=AK^2+BL^2+CH^2$
$\Rightarrow 2(AL^2+BH^2+CK^2)=(AL^2+BL^2)+(BH^2+CH^2)+(CK^2+AK^2)$
Mặt khác:
$AL^2+BL^2\geq \frac{(AL+BL)^2}{2}=\frac{AB^2}{2}$
$BH^2+CH^2\geq \frac{(BH+CH)^2}{2}=\frac{BC^2}{2}$
$CK^2+AK^2\geq \frac{(CK+AK)^2}{2}=\frac{CA^2}{2}$
$\Rightarrow (AL^2+BL^2)+(BH^2+CH^2)+(CK^2+AK^2)\geq \frac{AB^2+BC^2+CA^2}{2}$
$\Rightarrow 2(AL^2+BH^2+CK^2)\geq \frac{AB^2+BC^2+CA^2}{2}$
$\Rightarrow (AL^2+BH^2+CK^2)\geq \frac{AB^2+BC^2+CA^2}{4}$
Đẳng thức xảy ra khi $\left\{\begin{matrix} AL=BL\\ BH=CH\\ CK=AK \end{matrix}\right.$ hay $I$ là giao của ba đường trung trực, tức $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$
Vậy $Min_{(AL^2+BH^2+CK^2)}=\frac{AB^2+BC^2+CA^2}{4}$ khi và chỉ khi $I$ là tâm đường tròn nội tiếp $\Delta ABC$



#407728 Tìm vị trí của $E$ và $F$ để $S_{\Delta AE...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 25-03-2013 - 11:28 trong Hình học

Cho đường tròn $(O)$ cố định, đường kính $AC$ và $BD$. Qua $C$ vẽ tiếp tuyến với đường tròn $(O)$ cắt $AB, AD$ kéo dài tại $E$ và $F$.

Tìm vị trí của $E$ và $F$ để $S_{\Delta AEF}$ nhỏ nhất khi đường kính $AC$ cố định.




#383968 Tìm vị trí của $ABCD$ để $S_ICD$ lớn nhất

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 05-01-2013 - 21:27 trong Hình học

Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn $(O;R)$, $AC\perp BD$ tại $I$ ($I\neq O$). Tìm vị trí của $ABCD$ để $S_{ICD}$ lớn nhất



#384453 Tìm vị trí của $ABCD$ để $S_ICD$ lớn nhất

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 07-01-2013 - 19:25 trong Hình học

I. Phân tích:
Ta cần đánh giá tích ID.IC, để làm điều này ta nghĩ ngay đến công thức đặc trưng cho tứ giác nội tiếp ABCD có 2 đường chéo vuông góc với nhau tại I là: $IA^2+IB^2+IC^2+ID^2=DB^2=4R^2$. Chú ý là IC.IA = IB.ID = $R^2 - OI^2$

II. Gợi ý:
Ta có: $(R^2 - OI^2 )(\frac{1}{IC^2}+\frac{1}{ID^2})+IC^2+ID^2=4R^2$
$ \Rightarrow 4S(1+ \frac{R^2-OI^2}{4S^2} \le 4R^2)$
$ \Rightarrow .... $
III. Khai thác:
Tứ giác nội tiếp có 2 đường chéo vuông góc là 1 loại tứ giác đặc biệt nên có nhiều tính chất cũng rất đặc biệt bí mật.

Anh ơi, anh làm rõ hơn được không ạ, em cũng chỉ mới hiểu sơ sơ thôi ạ.



#419736 Tìm vị trí của $A$ để $KB+KC$ đạt giá trị lớn nhất

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 20-05-2013 - 15:26 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ nhọn có $BC$ cố định, góc $A$ bằng $60^o$ và nội tiếp đường tròn $(O;R)$ cho trước. Gọi $K$ là giao điểm của ba đường phân giác trong.

a) CMR: $\widehat{BOC}=\widehat{BKC}=120^o$, suy ra bốn điểm $B,K,O,C$ nằm trên một đường tròn. Xác định tâm và bán kính.

b) Khi $A$ di động trên cung lớn $BC$, với vị trí nào của $A$ thì $KB+KC$ đạt giá trị lớn nhất.




#398839 Tìm tất cả các số nguyên tố $a,b,c$ thỏa mãn: $a^b+b^a=c$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 21-02-2013 - 18:00 trong Số học

Tìm tất cả các số nguyên tố $a,b,c$ thỏa mãn: $a^b+b^a=c$



#398844 Tìm tất cả các bộ số (x,y,z) để: $A=x^2+y^2+z^2+2xy+2x(z-1)+2y(z+1)...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 21-02-2013 - 18:15 trong Số học

Một bài toán hay, nhưng nó thành xấu khi bạn post vô tổ chức như vậy, không có tí đk gì của $(x,y,z)$ cả ?
Giải như sau:
$$x^2+y^2+z^2+2xy+2yz+2zx-2x+2y=t^2$$
$$x^2+2x(y+z-1)+(y+z)^2+2y=t^2$$
$$\Delta_x'=(y+z-1)^2-(y+z)^2-2y=u^2$$
$$-4y-2z-1=u^2$$
$$\Rightarrow -4y-2z+1\geq 0$$
Và từ đó suy ra $-2(2y+z)+1$
Khi ấy $x_1,x_2=-(y+z-1)\pm\sqrt{-2(2y+z)+1}$ với $-2(2y+z)+1$ là số chính phương
Vậy mọi nghiệm là $\boxed{(x,y,z)=\left(-(y+z-1)\pm\sqrt{-2(2y+z)+1},y,z\right)}$ với $-2(2y+z)+1$ là số chính phương

P/S việc thiếu đk của bạn dẫn đến sự không áp dụng được một cách rất hay như sau
Biến đổi $A=(x+y+z)^2-2(x-y)=t^2$
Đến đây nếu có đk $x,y,z$ không âm, ta có thể dùng chặn kẹp giữa hai số chính phương liên tiếp, nhưng bạn không cho điều kiện đó thì xét cực kì vất vả, có khi còn không ra vì như ở trên mình chỉ ra vô số nghiệm nên cách này sẽ không ra được vì nó là cách thử và sai (xét miền, giới hạn nghiệm) thì chỉ tìm được hữu hạn nghiệm

Bạn có thể chứng minh luôn trường hợp còn lại không với điều kiện là $x,y,z$ dương



#485665 Tìm toạ độ của $A$ và $C$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 03-03-2014 - 19:59 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong mặt phẳng toạ độ $Oxy$ cho $\Delta ABC$ có $B(1;2)$. Đường thẳng $\Delta$ là đường phân giác góc $A$ có phương trình $2x+y-1=0$. Khoảng cách từ $C$ đến $\Delta$ gấp $3$ lần khoảng cách từ $B$ đến $\Delta$. Tìm toạ độ của $A$ và $C$ biết $C$ nằm trên trục tung.




#554012 Tìm số tự nhiên $n$ để $n^3-3n^2-3n-1$ chia hết cho...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 14-04-2015 - 20:35 trong Đại số

Tìm số tự nhiên $n$ để $n^3-3n^2-3n-1$ chia hết cho $n^2+n+1$



#480553 Tìm số nguyên tố $p$ để $p^4+2$ là số nguyên tố

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 03-02-2014 - 09:20 trong Đại số

Tìm số nguyên tố $p$ để $p^4+2$ là số nguyên tố




#416401 Tìm số nguyên $m$ để phương trình: $x^2+m(1-m)x-3m-1=0$ c...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 04-05-2013 - 17:00 trong Số học

Tìm số nguyên $m$ để phương trình: $x^2+m(1-m)x-3m-1=0$ có nghiệm nguyên




#416512 Tìm số nguyên $m$ để phương trình: $x^2+m(1-m)x-3m-1=0$ c...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 04-05-2013 - 22:00 trong Số học

Em cho anh 1 bài gần giống đọc trước nè:

$x^2-m(m+1)x+3m-1=0$

* m>0: m(m+1) > 0; 3m-1 >0 => x1,x2 > 0.
(x1-1) (x2-1)= x1x2-x1-x2+1 = 3m-1-m(m+1) + 1 = 1 - (m-1)^2 <= 1
=> x1 hoặc x2 = 1 ; hoặc x1-1 = x2-1 =1
=> m = 2 hoặc m = 1.
m = 2, x1=1,x2=5
m = 1, không tồn tại x nguyên.

* m = 0: x = ±1
* m < -7:
ta có ∆ = (m(m+1))² - 4(3m-1) < [m(m+1)+1]²
<=> [m(m+1)]² - 12m + 4 < [m(m+1)]² + 2m(m+1) +1
<=> 2m² + 14m > 3
<=> 2m(m+7) >3
<=> (-2m)(-m-7) > 3
đúng vì (-2m) > 14, (-m-7) >=1
vậy 
∆ = (m(m+1))² - 4(3m-1) < [m(m+1)+1]²
dễ thấy -4(3m-1) > 0
=> [m(m+1)]² < ∆ < [m(m+1)+1]²
=> ∆ không là số chính phương
=> theo bổ đề ở cuối bài ta có pt đả cho trong trường hợp này ko có nghiệm nguyên.

* -7 <= m <= -1:
thử từng m, giải ra x xem nguyên hay không
=> m = -1 , -4 là nhận đc !

kết luận : m thuộc { -4, -1, 0, 2 }

-------
bổ đề 
chứng minh rằng pt bậc 2 hệ số nguyên nếu có nghiệm nguyên thì ∆ là số chính phương.
--
giả sử pt có nghiệm nguyên, thì 2 nghiệm đều nguyên
x1=(-b+√∆)/2a
=> √∆ = b+2a.x1 nguyên
=> ∆ chính phương.

 

Bài này em lấy ở đâu vậy? Nếu tự làm thì anh có chỗ cần hỏi nek!




#398838 Tìm số có hai chữ số $\overline{ab}$ sao cho $p...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 21-02-2013 - 17:52 trong Số học

Tìm số có hai chữ số $\overline{ab}$ sao cho $p=\frac{a.b}{|a-b|}$ là một số nguyên tố



#417304 Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình: $-2x^6+x^3+8x^2-3x-91=0$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 08-05-2013 - 19:00 trong Số học

Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình: $-2x^6+x^3+8x^2-3x-91=0$




#615055 Tìm Min: $P=\sqrt{(a-1)(b-1)}+\frac{18ab}...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 14-02-2016 - 21:05 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $\left\{\begin{matrix} a\geq 1\\ b\geq 1\\ c>0\\ a+b+abc=ab \end{matrix}\right.$. Tìm Min: $P=\sqrt{(a-1)(b-1)}+\frac{18ab}{a+b+2abc}$




#413229 Tìm Min, Max của $P=x-\sqrt{5}y$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 17-04-2013 - 18:29 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số thực $x,y$ thảo mãn $x^2+y^2=6$. Hãy tìm giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của biểu thức: $P=x-\sqrt{5}y$

 

<Trích đề thi vào lớp 10 THPT chuyên ĐH Vinh, Nghệ An _ 2007-2008>




#411258 Tìm Min, Max của $A=\frac{x+2y+1}{x^2+y^2+1}$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 08-04-2013 - 14:28 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm Min, Max của $A=\frac{x+2y+1}{x^2+y^2+1}$




#397050 Tìm Min và Max của $y=\sqrt{x+1}+\sqrt{5-4x...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 15-02-2013 - 20:03 trong Bất đẳng thức và cực trị

Điều kiện $-1\leq x\leq \frac{5}{4}$
Ta có
$BT=1.\sqrt{x+1}+2\sqrt{\frac{5}{4}-x}\leq \sqrt{\left ( 1^{2}+2^{2} \right )\left ( \left ( \sqrt{x+1} \right )^{2}+\left ( \sqrt{\frac{5}{4}-x} \right )^{2} \right )}=\frac{\sqrt{3\sqrt{5}}}{2}$$BT=1.\sqrt{x+1}+2\sqrt{\frac{5}{4}-x}\leq \sqrt{\left ( 1^{2}+2^{2} \right )\left ( \left ( \sqrt{x+1} \right )^{2}+\left ( \sqrt{\frac{5}{4}-x} \right )^{2} \right )}=\frac{3\sqrt{5}}{2}$


Bạn ơi, bạn xem lại coi, sao hai cái lại có hai kết quả khác nhau???



#397007 Tìm Min và Max của $y=\sqrt{x+1}+\sqrt{5-4x...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 15-02-2013 - 18:17 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm GTNN và GTLN của biểu thức: $y=\sqrt{x+1}+\sqrt{5-4x}$



#495479 Tìm min của $BK^{2}+CL^{2}+AM^{2}$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 27-04-2014 - 16:39 trong Hình học phẳng

Cho tam giác ABC, P thuộc miền trong của tam giác. Gọi K,M,L lần lượt là hình chiếu vuông góc của P lên BC,CA,AB. Xác định P sao cho tổng $BK^{2}+CL^{2}+AM^{2}$

Hình như sai đề rồi... theo mình là $BK^2+CM^2+AL^2$




#390036 Tìm min $f(a,b)=3(x-y)^2+(\frac{1}{x}-\fra...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 25-01-2013 - 21:39 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

http://diendantoanho...frac1x-frac1y2/



#413227 Tìm Min $A$ biết $A=(x-1)^4+(x-3)^4-6(x-1)^2(x-3)^2$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 17-04-2013 - 18:22 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $A$ biết $A=(x-1)^4+(x-3)^4-6(x-1)^2(x-3)^2$

 

<Trích đề thi vào lớp 10 THPT TP.Hà Nội _ 2008-2009>




#413235 Tìm Max của $P=\frac{xy}{x^2+y^2}$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 17-04-2013 - 18:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x\geq xy+1$. tìm giá trị lớn nhất của biếu thức $P=\frac{xy}{x^2+y^2}$

 

<Trích đề thi HSG lớp 9 tỉnh Hà Tĩnh _ 2005-2006>

-------------------------------------------------------------------------------------

Bài toán trên được xây dựng từ bài toán: Cho hai số dương $x, y$ thỏa mãn $x+\frac{1}{y}\leq 1$. Tìm giá trị nhỏ nhất của $A=\frac{x}{y}+\frac{y}{x}$.

Giải:

Ta có $1\geq x+\frac{1}{y}\geq 2\sqrt{\frac{x}{y}}\Rightarrow \frac{x}{y}\leq \frac{1}{4}\Rightarrow \frac{y}{x}\geq 4$

$A=\frac{x}{y}+\frac{y}{x}=\left ( \frac{x}{y}+\frac{y}{16x} \right )+\frac{15y}{16x}\geq 2\sqrt{\frac{x}{y}.\frac{y}{16x}}+\frac{15}{16}.4=\frac{17}{4}$

Đẳng thức xảy ra khi $x=\frac{1}{2},y=2$

 

Nhưng bài toán này có thêm điều kiện $x,y$ dương, còn bài toán đặt ra ở đầu thì không có. Vì vậy, mình đang bí chỗ này, nhờ các bạn giúp đỡ!