Đến nội dung

PTH_Thái Hà nội dung

Có 550 mục bởi PTH_Thái Hà (Tìm giới hạn từ 09-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#277272 Thông báo lỗi của diễn đàn mới

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 27-09-2011 - 21:55 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

lâu rồi mới có dịp vào VMF
mới dùng thì điều đầu tiên mình thấy là load hơi lâu, và cái khung đen nhìn hơi khó chịu
mong là VMF thay đổi giao diện rồi thì sẽ ngày càng lớn mạnh hơn



#270264 Giai phương trình

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 30-07-2011 - 21:57 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

2.Ta có : x =0 là nghiệm của PT .
Xét x khác 0 PT đã cho trở thành:
$3^x=x^2$
Cái này dùng PP gì của THPT ý!
Mình chả bít nữa!
Anh em chém típ hộ!


có gì khó đâu
có $ 3^x $ lẻ nên x lẻ
để $ 3^x $ là số chính phương thì x chẵn
=> vô nghiệm x



#268597 Tính tích phân

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 15-07-2011 - 11:56 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tính:
$\int\limits_0^{\dfrac{\pi }{3}} {\dfrac{{x{{\sin }^4}x}}{{{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}x}}} dx $



#267282 Góp ý cho VMF

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 02-07-2011 - 21:21 trong Góp ý cho diễn đàn

quả thật là VMF hiện giờ đang là nơi giải bài cho các em THCS
chỉ còn cách đợi vài năm nữa khi các em đó lên THPT thì VMF mới trở thành diễn đàn toán học đúng nghĩa



#266370 Vài bài số học

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 25-06-2011 - 08:01 trong Các dạng toán THPT khác

Không ai làm à

bài 1 có 1 nghiệm x=4, y=1
bài 2 có 1 nghiệm x=3, y=5

cách làm 2 bài tương tự nhau và có thể ứng dụng vào 1 số bài khác



#266311 đề thi vào chuyên hà nam

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 24-06-2011 - 20:44 trong Tài liệu - Đề thi

Tìm $ n $ để phân thức sau tối giản

$ P = \dfrac {4n^2+7n+3} {3n+1} $



#265873 Vài bài số học

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 21-06-2011 - 16:58 trong Các dạng toán THPT khác

Bài 1 tớ tìm được x có dạng $ 4k ; k \in Z^+ $ , bạn nào có ý tưởng gì tiếp theo phần này xin nêu lên nha . Thân !


thực ra bài 1 cũng đơn giản
bài 2 khó hơn nhiều

mọi người nghĩ nhiệt tình
:D



#265463 Một bài toán so sánh

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 18-06-2011 - 14:38 trong Số học

so sánh $ 5-2 \sqrt{6} $và $ \dfrac{3}{29} $




#265334 Vài bài số học

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 17-06-2011 - 17:25 trong Các dạng toán THPT khác

$1) 2^x -11 =5^y $

$2) 7^x -100 =3^y $



#265333 con rep

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 17-06-2011 - 17:17 trong Các dạng toán THPT khác

Cho mình hỏi thử chia thành mấy hình quạt thế?


hình như là 10, tổng quát là số chẵn, giả sử 2n

đáp án:

Câu trả lời là không thể
hình tròn được chia thành 10 hình quạt nhờ 10 đoạn thẳng tạm gọi là vách ngăn
Xét 2 con rệp cạnh nhau, khi đó số vách ngăn giữa chúng là 1
xét các trường hợp:
+) 2 con rệp di chuyển cùng chiều. Khi đó số vách ngăn ko đổi
+) 2 con rệp di chuyển ngược chiều. Khi đó số vách ngăn giữa chúng tăng 2 hoặc giảm 2
tóm lại là kiểu gì số vách ngăn giữa chúng luôn tăng giảm 1 số chẵn
thêm nữa, số vách ngăn có thể được tính bằng $k$ hoặc $ 2n-k $ nên ko đổi tính chẵn lẻ
ban đầu số vách ngăn là 1 nên sau hữu hạn lần thì số vách ngăn giữa chúng luôn là lẻ.

Khi tất cả các con rệp đều nằm trong 1 hình quạt thì số vách ngăn giữa chúng bằng 0
vì vậy 2 con rệp cạnh nhau ko thể di chuyển vào cùng 1 hình quạt

--> xong



#262756 chia hết

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 30-05-2011 - 17:31 trong Số học

Xét các số dư của n cho 3

${2^{6k}} \equiv {64^k} \equiv 1\left( {\bmod 9} \right)$
$n = 3k \Rightarrow A = {2^{6k}}.2 + 36k - 2 \equiv 0\left( {\bmod 9} \right)$
$n = 3k + 1 \Rightarrow A = {2^{6k + 3}} + 36k + 12 - 2 \equiv 0\left( {\bmod 9} \right$
$n = 3k + 2 \Rightarrow A = {2^{6k + 4}} + 36k + 24 - 2 \equiv \left( {\bmod 9} \right)$
xong



#262754 Tìm giá trị của biến đẻ biểu thức là số nguyên

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 30-05-2011 - 17:09 trong Đại số

cảm ơn bạn nhưng cách giải của bạn có vấn đề mình ví dụ 4A là số nguyên nhưng chưa chắc A là số nguyên


tìm các giá trị có thể rồi thử lại là xong thôi



#262752 hệ phương trình

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 30-05-2011 - 16:51 trong Các bài toán Đại số khác

ý đầu :
http://diendantoanho...mp;#entry251278



#252975 Bé ak

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 07-02-2011 - 21:22 trong Quán văn

Hok đâu ! Anh Linh và chị Hường đều bảo không phải thế mà ! Hihihi ! Mà thôi đừng bàn về vấn đề này nữa không các anh chị giận đấy !!!!
Hình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửiHình đã gửi


em nói chí lí
lên VMF là học thôi, đừng chém gió nhiều rồi lại suy diễn lung tung



#252729 Sắp đến Tết rùi

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 03-02-2011 - 01:08 trong Góc giao lưu

Em chứng minh hộ vậy :
Ta thấy giông bão = không may mắn = - may mắn .
Theo giả thiết , đặt giông bão = GB ( ĐK GB > 0 ) , nhận thấy , câu nói của anh Linh theo quan điểm của chị Hường là gây ra giông bão một lần ===> Câu nói của anh Linh = GB .
Dễ thấy , theo giả thiết : Một năm GB tức là ít nhất mỗi ngày có một Gb , gọi S là số lần giông bão trong một năm => S $ \geq $ 365 GB !!!
Từ đó ta có : GB = - MM kéo theo 365 GB = - 365 MM , nhưng dễ thấy 365 GB = 365 không may mắn = 365.0.May mắn = 0 => May mắn = 0 => Giông bão = 0 . Nghĩa là điều chúng ta giả thiết là đúng Tức là GB = 0 => 365GB = 0 ( hiển nhiên ) ! Thực ra ngay từ đầu ta có thể khẳng định giông bão là không nhưng để CM rằng một lần giông bão --X--> một năm giông bão nên ta cần đưa ra giả thiết sau ! Tuy vậy rõ rãng là trong năm đó lại không tồn tại giông bão vì GB = 0
Nghĩa là gì : Lời hai anh chị nói chỉ khá ăn nhập đến nhau ----> Một người kéo theo giông bão , một người không kéo theo giông bão ( không có giông bão ) !!!
Vậy là cuối cùng , chị Hường và anh Linh đều đúng ( bởi vì GB = 365 GB - theo chị Hường và GB = 0 ( nghĩa là điều đó lại là không tồn tại )- theo anh Linh => mà nói chung hai anh chị là bạn thân nên ai đúng cũng được hết ák )


nhìn hoa cả mắt
chả hiểu gì cả
mà thằng kia thôi cái kiểu tỉa đểu nhau trên VMF đi nhá
trên lớp còn chưa đủ hay sao
năm mới tha cho

chúc mừng năm mới !!!!!!!



#252519 Trời cho trò chơi

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 30-01-2011 - 21:00 trong Quán văn


Đúng ---> chính xác ----> chính vô hồn -----> chốn vô hình -----> cô ấy là Nàng tiên cá ! ( sống ở dưới nước -- không có hình dạng )


rất tiếc là ko chính xác
đúng = không sai = hông sai = hai sông = Hà Giang



#252394 Sắp đến Tết rùi

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 29-01-2011 - 21:31 trong Góc giao lưu

ước gì mình đạt được những gì mình mong
đỗ đại học là 1
kiếm nhiều tiền là 2
lấy vợ đẹp, ngoan, hiền là 3
con cháu hiếu thảo là 4
vvv...



#251890 HAPPY NEW YEAR!

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 22-01-2011 - 15:35 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Thực ra bài hệ này không cần nhiều phương trình đến thế. Lúc đầu tôi chỉ muốn thay lời chúc tết nên cố gắng "bôi" ra thêm vài câu nghe không hay lắm. Biết là thế nhưng lại sợ không đủ 9 phương trình lại không giải được!
Sau khi thực sự bắt tay vào giải thì chỉ suy luận khoảng 15 phút là ra.

Các chữ số chỉ có thể có các giá trị từ 0 đến 9. Xét tổng các hàng đơn vị của mỗi phương trình, ta có:
CHUC+MUNG+NAM+MOI=3389 :in C+G+M+I={9,19,29} (1)
HOA+MAI+NO+MUON=1855 :Rightarrow A+I+O+N={5,15,25,35} (2)M=1 (vì M thuộc hàng nghìn, M không thể bằng 0 và vế phải < 2000)
CO+GANG+HOC+GIOI=13268 :in O+G+C+I={8,18,28} (3)
Lấy (1) trừ theo vế cho (3) Suy ra M-O=1 (không thể là 11 hoặc lớn hơn ^_^ ) do đó O=0
(1) :in C+G+I={8,18} (1')
(2) :vdots A+I+N={5,15,25} (2')
CHAM+CHI+HOC+HANH=4565 :vdots 1+I+C+H={5,15,25} (4)
(1') trừ theo vế (4) suy ra G-H=4 (3') (không thể là 14 hoặc lớn hơn)
HAI+MUA+MUA+GIO=1199 :vdots 2A+I={9,19} (5)
Lấy (5) trừ theo vế (2') ta được A-N={4,-9} (4')
MUON+NGA+GIAN+NAN=8764 :vdots 3N+A={4,14,24,34} (6)
Giải hệ (4') và (6) thì chỉ được hai kết quả A=4,N=0 hoặc A=9,N=5 :D 2A+N={8,23} (5') :in
CA+NHA+AN+UONG=4699 :D 2A+N+G={9,19,29} (7)
Từ (5') và (7) suy ra G={1,6}. Nhưng theo (3') thì suy ra G=6H=2 tương ứng với A=9N=5
(2') :Rightarrow I=1
(1') :in C=1
Thay 8 giá trị đã biết vào pt bất kỳ của đề (chứa U) :in U=4
---------
Nghiệm của hệ là O=0, M=C=I=1, H=2, U=4, N=5, G=6, A=9
^_^


em thấy bài này là hệ 9 phương trình bậc nhất 9 ẩn rồi
việc giải nó thì đơn giản, chỉ cần chịu khó và cẩn thận là được



#251278 M0ng dc giup do

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 13-01-2011 - 17:01 trong Các bài toán Đại số khác

$\left\{ \begin{array}{l} a + {a^2}b = 6{b^2} \\ 1 + {a^2}{b^2} = 5{b^2} \\ \end{array} \right. $

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \dfrac{1}{a} + b = 6{\left( {\dfrac{b}{a}} \right)^2} \\ \dfrac{1}{{{a^2}}} + {b^2} = 5{\left( {\dfrac{b}{a}} \right)^2} \\ \end{array} \right. $

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y = 6{x^2}{y^2} \\ {x^2} + {y^2} = 5{x^2}{y^2} \\ \end{array} \right. $

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x^2} + {y^2} = 5{\left( {xy} \right)^2} \\ 36{\left( {xy} \right)^4} = {\left( {x + y} \right)^2} = 5{\left( {xy} \right)^2} + 2xy \\ \end{array} \right. $

đến đây đơn giản



#251236 Số học.

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 12-01-2011 - 23:02 trong Số học

bài 2 xét các trường hợp của x là x=3k , x=3k+1 , x=3k+2
lưu ý 7^3 chia 9 dư 1 là ra



#251228 Phương trình nhiều vô đối

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 12-01-2011 - 22:15 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Cảm ơn mọi người. Mọi người giúp em một số hệ phương trình này nhé :rolleyes:
1.
$3xy=2(x+y)$
$5yz=6(y+z)$
$4xz=3(x+z)$
2.
$ux^3+vy^3=14$
$ux^2+vy^2=5$
$ux+vy=2$
$u+v=1$
3.
$\sqrt{x+1}+\sqrt{7-y}=4$
$\sqrt{y+1}+\sqrt{7-x}=4$


bài 1
chia PT đầu cho 2xy, cái thứ 2 cho 6yz, cái thứ 3 cho 3xz được hệ 3 PT bậc nhất 3 ẩn 1/x, 1/y, 1/z

bài 3
trừ 2 vế cho nhau thành
$ \sqrt {x + 1} - \sqrt {7 - x} = \sqrt {y + 1} - \sqrt {7 - y} $
Xét x>y , x<y => x=y

bài 2
quen quá mà tạm thời chưa nghĩ ra



#251226 Phương trình nhiều vô đối

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 12-01-2011 - 21:31 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Cảm ơn mọi người. Mọi người giúp em một số hệ phương trình này nhé :rolleyes:

4.
$\sqrt{x-y+z}=\sqrt{x}-\sqrt{y}+\sqrt{z}$
$\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}=1$
5.
$\sqrt{\dfrac{x+1}{2y-1}}+\sqrt{\dfrac{2y-1}{x+1}}=\dfrac{5}{2}$
$x-y=2$
6.
$\sqrt{x+\sqrt{y}}=2$
$\sqrt{x-\sqrt{y}}=1$


làm cho đỡ buồn, VMF dạo này chán quá
mà mấy bài PT này có khó gì đâu, chịu khó nghĩ 1 chút là ra gần hết thôi mà

bài 6 đơn giản, bình phương lên được hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn x và căn y

bài 5
thế x theo y
đặt $\sqrt {\dfrac{{y + 3}}{{2y - 1}}} = a \Rightarrow \sqrt {\dfrac{{2y - 1}}{{y + 3}}} = \dfrac{1}{a} \Rightarrow a + \dfrac{1}{a} = \dfrac{5}{2} $
giải a rồi giải y

bài 4
cái đầu bình phương lên rồi nhóm thành
$\left( {\sqrt y - \sqrt z } \right)\left( {\sqrt y - \sqrt x } \right) = 0 $

hệ này chắc có vô số nghiệm



#251173 Thêm một bài tọa độ mới

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 11-01-2011 - 22:07 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

rõ ràng d1 vuông góc với d2
a)
vì d1 là đường cao hạ từ B nên d2 là đường thẳng chứa AC => vô lí

b) tự vẽ hình
gọi trung tuyến BD
d1 cắt d2 tại H => H ( -0.2; 0.6 )
trong tam giác BCD có CH vừa là đường phân giác vừa là đường cao nên là tam giác cân tại C
=> BC = CD

Gọi $B\left( {1 - 2a,a} \right) \Rightarrow D\left( {2a - \dfrac{7}{5},\dfrac{6}{5} - a} \right) $
từ đó tính được phương trình AD rồi tính được tọa độ điểm C nhờ công thức trung điểm
rồi dùng BC = CD giải phương trình ẩn a là ra



#251142 Phương trình nhiều vô đối

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 11-01-2011 - 16:09 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$18. \sqrt{x-1}+\sqrt{X (\sqrt{x}-1)}=x $
$19. \sqrt{4x-y^2}-\sqrt{y+2}=\sqrt{4x^2+y}$


18
$\sqrt {x - 1} + \sqrt {x\left( {\sqrt x - 1} \right)} = x $

$ \Leftrightarrow \sqrt {{a^2} - 1} + a\sqrt {a - 1} = {a^2} $

$ \Leftrightarrow {a^2} - 1 + {a^3} - {a^2} + 2a\sqrt {a - 1} \sqrt {{a^2} - 1} = {a^4} $

$ \Leftrightarrow 2a\sqrt {a - 1} \sqrt {{a^2} - 1} = {a^4} - {a^3} + 1 $

Theo Cauchy:

${a^4} + {a^4} + {a^4} + \dfrac{{81}}{{16}} \ge 6{a^3} \Leftrightarrow 2{a^3} \le {a^4} + \dfrac{{27}}{{16}} < {a^4} + 2 \Rightarrow {a^4} + 2 - 2{a^3} > 0$

$ \Rightarrow 2a\sqrt {a - 1} .\sqrt {{a^2} - 1} \le {a^3} - {a^2} + {a^2} - 1 < {a^4} - {a^3} + 1 $

Vậy PT vô nghiệm



#251038 cần trợ giúp

Đã gửi bởi PTH_Thái Hà on 09-01-2011 - 16:57 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Anh em giúp mình bài pt này cái:

$\sqrt {1 - 2x} + \sqrt {1 + 2x} = \sqrt {\dfrac{{1 - 2x}}{{1 + 2x}}} + \sqrt {\dfrac{{1 + 2x}}{{1 - 2x}}} $

Bài này mình đặt ẩn phụ như sau:

$\sqrt {1 - 2x} = a;\sqrt {1 + 2x} = b$
Rồi được hệ pt như sau:

$\left\{ \begin{gathered} a^2 + b^2 = 2 \hfill \\ \dfrac{a}{b} + \dfrac{b}{a} = a + b \hfill \\ \end{gathered} \right.$ rồi thì bí.
Ai giúp mình theo hướng này cái.


Dễ mà

$\left\{ \begin{array}{l} {a^2} + {b^2} = 2 \\ \dfrac{a}{b} + \dfrac{b}{a} = a + b \\ \end{array} \right. $

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {a^2} + {b^2} = 2 \\ \dfrac{2}{{ab}} = a + b \\ \end{array} \right. $

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {S^2} - 2P = 2 \\ \dfrac{2}{S} = P \\ \end{array} \right. $

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \dfrac{2}{S} = P \\ {S^2} - \dfrac{4}{S} = 2 \\ \end{array} \right. $

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \dfrac{2}{S} = P \\ {S^3} - 2S - 4 = 0 \\ \end{array} \right. $

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} S = 2 \\ P = 1 \\ \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a + b = 2 \\ ab = 1 \\ \end{array} \right. \Leftrightarrow a = b = 1 $