Đến nội dung

funcalys nội dung

Có 565 mục bởi funcalys (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#461251 $I=\int\frac{1}{\sqrt[4]{1+x^2}...

Đã gửi bởi funcalys on 01-11-2013 - 12:38 trong Giải tích

Bạn em hỏi câu này mà em không làm được, vậy nhờ các anh làm giúp:

 

$I=\int_{-\infty}^{+\infty}e^{-x^2}dx$

 

Đổi biến $x=ut, u\in \mathbb{R}_+$




#459852 Chứng minh rằng Nhóm Gal($Q(\sqrt{3},\sqrt{2...

Đã gửi bởi funcalys on 25-10-2013 - 13:01 trong Tôpô

Ta có bậc của mở rộng là 4, đa thức tối tiểu là $x^4-10 x^2+1$. có giải thức bậc 3 là $x^3+10x^2-4x-40$.

Do biệt thức của giải thức bậc 3 là một số chính phương nên 

$Gal(\mathbb{Q}(\sqrt{2},\sqrt{3}))\cong V\cong Z_2\times Z_2$ hoặc $Gal(\mathbb{Q}(\sqrt{2},\sqrt{3}))\cong A_4$

Do nhóm Klein-4 $V$ không chứa vòng xích có độ dài 3 mà $A_4$ lại có nên ta chứng minh $V$ không chứa vòng xích độ dài-3

Giả sử nhóm Galois của giải thức có phép thế có độ dài 3, khi đó nếu ta thế các nghiệm của giải thức thì ta được tất cả các nghiệm, trái với giả thuyết giải thức

khả quy trên $\mathbb{Q}$ và dễ thấy giải thức bậc 3 tách được nên  $Gal(\mathbb{Q}(\sqrt{2},\sqrt{3}))$ không chứa vòng xích độ dài-3, vậy $Gal(\mathbb{Q}(\sqrt{2},\sqrt{3}))\cong V\cong Z_2\times Z_2$

__________________________________________________

Edit: Mình gõ nhầm: ta chứng minh nhóm Galois của đa thức không chứa vòng xich độ dài 3.




#459656 Hỏi về winding number.

Đã gửi bởi funcalys on 24-10-2013 - 16:50 trong Tôpô

Có cuốn Visual Complex Analysis của Needham cũng khá tốt, bn thử xem.




#459024 Định lý Fermat nhỏ-Định lý Euler

Đã gửi bởi funcalys on 21-10-2013 - 11:37 trong Số học

Định lí Euler là mở rộng của Fermat nhỏ mà ?




#458782 Chứng minh $lim f(x)=0$ khi $x$ tiến tới vô cực.

Đã gửi bởi funcalys on 20-10-2013 - 09:49 trong Dãy số - Giới hạn

À, anh nhớ sót phát biểu định lí r.




#458672 Chứng minh $lim f(x)=0$ khi $x$ tiến tới vô cực.

Đã gửi bởi funcalys on 19-10-2013 - 21:15 trong Dãy số - Giới hạn

Chỉ là định lí:

$\lim_{x\to c}f(x)=l \iff \left ( \lim x_n =c \Rightarrow \lim f(x_n)=l \right )$

thôi mà ?

 

 

 




#456736 Chứng minh tập số thực là tập continum(không đếm được)

Đã gửi bởi funcalys on 11-10-2013 - 05:06 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Sử dụng kết quả $card(\mathbb{R})=card((0,1))$ và thực hiện chéo hóa Cantor.




#452276 $P =\lim _{n \to +\infty } \int\limit...

Đã gửi bởi funcalys on 22-09-2013 - 11:08 trong Tích phân - Nguyên hàm

Bạn có thể chứng minh dòng này không ? Theo mình thì hàm đã hội tụ thống nhất và khả tích chưa khi bạn có được dòng đó

Chứng minh có thể dùng bổ đề Fatou http://en.wikipedia....ergence_theorem

Mình đã chặn dãy hàm đó bằng một hàm khả tích Lebesgue rồi. Một trong những điểm Tp Lebesgue mạnh hơn tp Riemann là thay điều kiện hội tụ đều (uniform) thành điều kiện dễ hơn.




#452218 $P =\lim _{n \to +\infty } \int\limit...

Đã gửi bởi funcalys on 22-09-2013 - 08:04 trong Tích phân - Nguyên hàm

Ta có $\sin^n (x)<x \forall n \in \mathbb{N}, x\in [0,1]$ nên 

$\left | \frac{\sin^n x}{x} \right |\leq 1$ trên $(0,1]$

Áp dụng định lí hội tụ bị chặn ta có:

$\lim_{n\to \infty}\int_{0}^{1}\frac{\sin^n x}{x}dx=\int_{0}^{1}\lim_{n\to \infty} \frac{\sin^n x}{x}dx$

Dễ kiểm chứng rằng

$\lim_{n\to \infty} \frac{\sin^n x}{x}=0$ 

nên ta có:

$P=0$




#447960 Giải thích

Đã gửi bởi funcalys on 05-09-2013 - 12:30 trong Các dạng toán khác

Do $\lim_{n\to \infty}\sqrt[n]{a}=1, a>0$ t e, tức là căn càng lớn thì số đó càng gần 1, máy tính đương nhiên k thể tính toán đến mãi được nên sẽ có cơ chế đó.




#446596 chuỗi laurent

Đã gửi bởi funcalys on 31-08-2013 - 17:52 trong Giải tích

Cái này là TH riêng của taylor ở $a=0$

Đấy gọi là khai triển Maclaurin.

Còn ta dùng khai triển Taylor để tránh tính toán cồng kềnh theo định nghĩa t.




#446354 LÝ THUYẾT NHÓM LIE

Đã gửi bởi funcalys on 30-08-2013 - 20:06 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp


Mà có thấy gì đâu ?

Bạn thử

http://www.ebook.edu...1.14&view=21678




#445614 Xét liên tục đều $x^3$ trên R

Đã gửi bởi funcalys on 26-08-2013 - 21:47 trong Hàm số - Đạo hàm

Bạn dựa vào điều kiện r tìm x,y thỏa giả thuyết đầu nhưng lại trái với giả thuyết sau t.




#445611 Xét liên tục đều $x^3$ trên R

Đã gửi bởi funcalys on 26-08-2013 - 21:34 trong Hàm số - Đạo hàm

$x^3$ ltđ trên $\mathbb{R} \iff  \left | x-y \right |<\delta \Rightarrow \left | x^3-y^3 \right |< \varepsilon$

$\left | f(x+\delta)-f(x) \right |=x^3+3x^2\delta +3x\delta^2 + \delta^3 - x^3= \delta (\delta^2+3x\delta +3x^2)>\varepsilon $ với x đủ lớn.

Nên 

$x^3$ không ltđ trên $\mathbb{R}$

 




#443700 $\frac{e^{n}+n^{3}}{2^{n...

Đã gửi bởi funcalys on 17-08-2013 - 19:26 trong Giải tích

Nhờ bạn giải giúp:

$\mathop {\lim }\limits_{n \to \infty }\sqrt[n]{n^{2}3^{n}+4^{n}}$

$\lim \sqrt[n]{n^{2}3^{n}+4^{n}}=\lim \sqrt[n]{3^n+4^n}=4$




#443471 $\frac{e^{n}+n^{3}}{2^{n...

Đã gửi bởi funcalys on 16-08-2013 - 21:00 trong Giải tích

Bài b thì mình hiểu còn bài a mình không hiểu.Bạn có thể giải bài a bằng cách khác không?Thanks.

Bài a áp dụng nguyên lí kẹp đấy bạn;

Nếu
$ \left \{ a_n \right \}\leq \left \{ b_n \right \}\leq \left \{ c_n \right \} $
và $\lim a_n=\lim c_n =l$
$\Rightarrow \lim b_n=l$



#443332 Chứng minh hàm số $y=e^x$ là hàm siêu việt.

Đã gửi bởi funcalys on 16-08-2013 - 13:48 trong Các dạng toán khác

Bài toán. Chứng minh rằng hàm số $y=e^x$ là hàm số siêu việt.

Giả sử tồn tại đa thức F (có $a_0\neq 0$) sao cho:

$F(e^x)=\sum_{j=0}^{n}a_je^{jx}=0$

Lấy giới hạn của F khi x tiến đến $-\infty$

Do tính liên tục của $e^x$ nên ta có:

$\lim_{x\to -\infty} F(e^x)=F(\lim_{x\to -\infty} e^x)=F(0)=a_0=0$

Mâu thuẫn với điều kiện $a_0\neq 0$

Ta có đpcm.




#443269 Chứng minh $H \subset Z(G)$

Đã gửi bởi funcalys on 16-08-2013 - 09:16 trong Đại số đại cương

Chứng minh mọi nhóm con chuẩn tắc H cấp $p$ của nhóm G có cấp $p^2$ ($p\in \mathbb{P}$) đều nằm trong tâm của G.




#442665 $\sum_{n=1}^{\propto }\frac{cos^...

Đã gửi bởi funcalys on 14-08-2013 - 08:54 trong Giải tích

Bác hướng dẫn mình cách tính bài toán chuỗi vơi.

Khi ta đã có $a_{n}$ rồi vậy tìm $v_{n}$ bằng cách nào?Thanks.

Có thể bạn nên để ý những tính chất đặc biệt của số hạng đang xét và ghi nhớ những chuỗi hội tụ/ phân kì cơ bản.

Nói chung bạn nên linh hoạt sử dụng các tiêu chuẩn hội tụ chứ không nên dựa vào riêng tiêu chuẩn so sánh do một số chuỗi sẽ khá khó khảo sát nên sẽ khó thiết lập chuỗi so sánh.




#442660 $\sum_{n=1}^{\propto }\frac{cos^...

Đã gửi bởi funcalys on 14-08-2013 - 08:19 trong Giải tích

Bạn quy đồng qua 2 bên là được.




#442654 Topic giải thích các từ ngữ Toán - Tiếng Anh

Đã gửi bởi funcalys on 14-08-2013 - 07:56 trong Tài nguyên Olympic toán

D được nối với E khi kéo dài AC.




#442574 $\sum_{n=1}^{\propto }\frac{cos^...

Đã gửi bởi funcalys on 13-08-2013 - 20:09 trong Giải tích

Ta thiết lập đc các số hạng đó do $\cos^2 n \leq 1 $



#441976 Chuỗi sau có hội tụ: $\sum_{n>=0} (\textrm{...

Đã gửi bởi funcalys on 11-08-2013 - 13:04 trong Giải tích

 Áp dụng tiêu chuẩn Đalambe ta có $\frac{u_{n+1}}{u_{n}}=\frac{(lnn)^{\sqrt{n}}}{(ln(n+1))^{\sqrt{n+1}}}$

Giới hạn này nhỏ hơn 1 nên chuỗi hội tụ 

$\lim \frac{u_{n+1}}{u_n}=1$ do đó không thể áp dụng tiêu chuẩn này.




#441842 tính $ \lim_{n \to +\infty} I_n $ với...

Đã gửi bởi funcalys on 10-08-2013 - 21:59 trong Tích phân - Nguyên hàm



cho  $ I_n=\int_0^1 x^n.ln(1+x^2)dx $

 

tính tính $ \lim_{n \to +\infty} I_n $

Ta có:

$\left | x^n\ln(1+x^2) \right |\leq \ln (1+x^2) \forall x\in [0,1], \forall n=0,1,2...$

Và $\int_{0}^{1}\ln (1+x^2)$ hữu hạn

nên $\lim \int_{0}^{1}x^n\ln (1+x^2)dx=\int_{0}^{1}\lim x^n\ln (1+x^2)=0$

Vậy $\lim_{n\to \infty} I_n=0$




#441814 Bài tập lý thuyết tập hợp

Đã gửi bởi funcalys on 10-08-2013 - 20:22 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

Là tập con của $P(X)$ hay $2^X$