Đến nội dung

dogamer01 nội dung

Có 76 mục bởi dogamer01 (Tìm giới hạn từ 07-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#638781 Chứng minh $M\geq (n-1)^{2}$

Đã gửi bởi dogamer01 on 07-06-2016 - 20:25 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x_{1}, x_{2}, ..., x_{n} \geq 0, x_{1}+x_{2}+...+x_{n} = (n-1)^{2}$, $n \in N^{*}$

Chứng minh rằng  $ M=\sqrt{x_{1} + x_{2} + ... + x_{n - 1}} + \sqrt{x_{2} + x_{3} + ... + x_{n}} + ... +\sqrt{x_{n} + x_{1}+ ... +x_{n-2}} \geq (n-1)^{2}$




#638666 Tìm giá trị lớn nhất của x thỏa mãn x + S(x) + S(S(x)) + S(S(S(x))) = 2016

Đã gửi bởi dogamer01 on 07-06-2016 - 10:37 trong Số học

 Gọi S(x) là tổng các chữ số của x. Tìm giá trị lớn nhất của x thỏa mãn x + S(x) + S(S(x)) + S(S(S(x))) = 2016




#638333 Đề thi môn Toán vòng 2 vào chuyên Khoa Học Tự Nhiên năm 2016-2017

Đã gửi bởi dogamer01 on 05-06-2016 - 18:46 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 2.2

$x^{4} + 2x^{2} = y^{3} \Leftrightarrow x^{4} + 2x^{2} -y^{3} = 0$ (*) (phương trình theo ẩn x)

 

TH1: x = 0 ta có y = 0

TH2:$x\neq 0$

Đặt $x^{2} = t$ (t > 0)

 

Phương trình (*)  $\Leftrightarrow t^{2} +2t - y^{3} = 0$

Theo hệ thức Viète, ta có:

$t_{1} + t_{2} = -2$

 

Mà  $t_{1} >0, t_{2} >0$ => Vô lí

 

Vậy ta có x = 0, y = 0 là cặp thỏa mãn duy nhất.

 

P/s: Không biết lỡ tay ghi nhầm $t_{1}t_{2} = y^{3}$ có bị trừ điểm không mọi người ?




#637983 Cập nhật tình hình, thảo luận, chém gió về kì thi vào lớp 10 THPT

Đã gửi bởi dogamer01 on 04-06-2016 - 10:50 trong Góc giao lưu

Mọi người cho em hỏi câu nghiệm nguyên của đề SP năm nay làm như thế nào thế, e đi thi chặn miền thấy nó vô nghiệm mà hôm nay hỏi một bạn ở tỉnh thấy ra được nghiệm mà không hiểu vì sao. Mong được giải đáp để lỡ may gặp lại còn biết cách làm :D




#637166 Tính $\frac{x^{2} + y^{2} + 6}{x...

Đã gửi bởi dogamer01 on 31-05-2016 - 17:34 trong Số học

Cho $x , y \in N^{*}$ sao cho $x^{2} + y^{2} + 6 \vdots xy$. Tính $\frac{x^{2} + y^{2} + 6}{xy}$




#637165 Chứng minh rằng luôn chỉ ra được 3 điểm trên mặt phẳng làm thành tam giác vuô...

Đã gửi bởi dogamer01 on 31-05-2016 - 17:24 trong Tổ hợp và rời rạc

 Mọi điểm trên mặt phẳng được tô bởi một trong hai màu xanh hoặc đỏ. Chứng minh rằng luôn chỉ ra được 3 điểm trên mặt phẳng làm thành tam giác vuông cân mà ba đỉnh của nó được tô cùng màu.




#636481 Tìm giá trị lớn nhất của P = $a(1-a^{2})$

Đã gửi bởi dogamer01 on 29-05-2016 - 11:20 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $ 0 < a  <1$, tìm giá trị lớn nhất của P = $a(1-a^{2})$




#636378 Chứng minh rằng 3 số a, b, c không thể đồng thời là các số nguyên tố

Đã gửi bởi dogamer01 on 28-05-2016 - 21:54 trong Số học


Đề có thiếu điều kiện a,b,c đôi một khác nhau ko?
Vì nếu lấy a=b=c=p , p nguyên tố thì vẫn thỏa mãn giả thiết

Mình quên mất, 3 số này phải thoả mãn đôi một khác nhau



#636235 Chứng minh rằng 3 số a, b, c không thể đồng thời là các số nguyên tố

Đã gửi bởi dogamer01 on 28-05-2016 - 13:36 trong Số học

Cho 3 số $a ,b ,c \in N^{*}$ đôi một phân biệt thỏa mãn:
$\left\{\begin{matrix} (b + c + bc) \vdots a \\ (c + a + ca) \vdots b \\ (a + b + ab) \vdots c \end{matrix}\right.$

Chứng minh rằng 3 số $a, b, c$ không thể đồng thời là các số nguyên tố.



#636057 Tồn tại hay không 2016 điểm trên mặt phẳng sao cho 3 điểm bất kỳ trong chúng...

Đã gửi bởi dogamer01 on 27-05-2016 - 21:26 trong Tổ hợp và rời rạc

Tồn tại hay không 2016 điểm trên mặt phẳng sao cho 3 điểm bất kỳ trong chúng là 3 đỉnh của một tam giác có một góc tù ?




#635716 Tìm giá trị lớn nhất của $P=\frac{ab}{a^{2...

Đã gửi bởi dogamer01 on 26-05-2016 - 18:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a, b > 0 thỏa mãn $ab + 4 \leq 2b$. Tìm giá trị lớn nhất của $P=\frac{ab}{a^{2} +2b^{2}}$




#635714 Chứng minh rằng tổng hai bán kính của hai đường tròn ngoại tiếp các tam giác...

Đã gửi bởi dogamer01 on 26-05-2016 - 18:02 trong Hình học

 Cho đường tròn (O), dây AB cố định không phải là đường kính. Trên cung lớn AB lấy điểm C sao cho tam giác ABC là tam giác nhọn. M và N lần lượt là điểm chính giữa của các cung nhỏ AB và AC. Gọi I là giao điểm của BN và CM. Dây MN cắt AB và AC lần lượt tại H và K. Chứng minh khi điểm C di động trên cung lớn AB, tổng hai bán kính của hai đường tròn ngoại tiếp các tam giác NAH và NBH có giá trị không đổi.




#634476 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Đã gửi bởi dogamer01 on 21-05-2016 - 14:49 trong Tài liệu - Đề thi

Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O), E nằm trên cung nhỏ BC (E khác B và C). Các tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B và C cắt nhau tại S. Nối AE cắt SB, SC lần lượt tại M và N. Đường thẳng CM cắt BN tại F.

a) Chứng minh 4 điểm C, E, M, S cùng thuộc 1 đường tròn

b) Chứng minh tam giác ACN đồng dạng tam giác MBA, tam giác MBC đồng dạng tam giác BCN,

c) Chứng minh khi E di chuyển trên cung nhỏ BC, đường thẳng EF luôn đi qua một điểm cố định

(Đề dự bị vào lớp 10 THPT Chuyên Hà Nội 2014 - 2015)

 




#634473 Chứng minh rằng $\left\{\begin{matrix}a =...

Đã gửi bởi dogamer01 on 21-05-2016 - 14:30 trong Đại số

Cho a, b, c, d là các số tự nhiên thỏa mãn $(a+c)^{2} + 2c = (b+d)^{2} +2d$. Chứng minh rằng

$\left\{\begin{matrix}a = b \\ c = d \end{matrix}\right.$




#633994 Chứng minh khi E di chuyển trên cung nhỏ BC, đường thẳng EF luôn đi qua một đ...

Đã gửi bởi dogamer01 on 18-05-2016 - 22:44 trong Hình học

 Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O), E nằm trên cung nhỏ BC (E khác B và C). Các tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B và C cắt nhau tại S. Nối AE cắt SB, SC lần lượt tại M và N. Đường thẳng CM cắt BN tại F. Chứng minh khi E di chuyển trên cung nhỏ BC, đường thẳng EF luôn đi qua một điểm cố định.




#633989 $P=\frac{x^{3}}{x^{2} +yz}...

Đã gửi bởi dogamer01 on 18-05-2016 - 22:25 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài này tìm min chứ bạn, mình bấm máy không ra max, chỉ ra min là $\frac{1}{2}$ thôi

 

_____________________________________________

 

 

Áp dụng AM-GM có

$yz\leq\frac{(y+z)^2}{4}=\frac{(1-x)^2}{4}$

Suy ra

$\frac{x^{3}}{x^{2}+yz}\geq\frac{x^3}{x^2+\frac{(1-x)^2}{4}}=\frac{4x^3}{4x^2+(1-x)^2}$

Lại có

$\frac{4x^3}{4x^2+(1-x)^2}-\frac{5}{4}x+\frac{1}{4}$

$=\frac{(3x-1)^2(1-x)}{4(4x^2+(1-x)^2)}\geq 0$

Suy ra

$\frac{4x^3}{4x^2+(1-x)^2}\geq\frac{5}{4}x-\frac{1}{4}$

Tương tự rồi cộng lại có

$P=\sum\frac{4x^3}{4x^2+(1-x)^2}\geq\frac{5}{4}\sum x-\frac{3}{4}=\frac{1}{2}$

Vậy 

$MinP=\frac{1}{2}\Leftrightarrow x=y=z=\frac{1}{3}$

Mình cũng đang thắc mắc sao đề lại ghi là max chứ không phải min vì bài này mình lấy ra từ đề dự bị của chuyên Hà Nội 2014- 2015 :(




#633967 $P=\frac{x^{3}}{x^{2} +yz}...

Đã gửi bởi dogamer01 on 18-05-2016 - 21:33 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x, y, z > 0$ thỏa mãn $x +y + z = 1$. Tìm giá trị lớn nhất của P = $\frac{x^{3}}{x^{2} +yz} + \frac{y^{3}}{y^{2} +zx} + \frac{z^{3}}{z^{2} +xy}$




#632887 Tìm số nguyên dương n để $\sqrt{\frac{4n-2}...

Đã gửi bởi dogamer01 on 13-05-2016 - 15:27 trong Số học

Tìm số nguyên dương n để $\sqrt{\frac{4n-2}{n+5}}$ là số hữu tỉ




#632455 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Đã gửi bởi dogamer01 on 11-05-2016 - 13:55 trong Tài liệu - Đề thi

à quên mất

đọc đề không kĩ :(

vậy câu b làm thế nào  :D

 

Lấy K đối xứng  qua BC, dễ dàng chứng minh N, K, E thẳng hàng.

 

Lấy J, I lần lượt đối xứng H qua AB, AC => I, J nằm trên (O) và tứ giác MHJN cùng tứ giác MHIE là hình thang cân => Tứ giác MHJN và tứ giác MHIE đều là tứ giác nội tiếp => $\widehat{EHI}$ = $\widehat{MIH}$ (tính chất hình thang cân MHJN) = $\widehat{MAB}$. Tương tự $\widehat{NHJ}$ = $\widehat{MJH}$ (tính chất hình thang cân MHIE) = $\widehat{MAC}$

 

=> $\widehat{NHJ}$ + $\widehat{EHI}$ + $\widehat{JHI}$ = $\widehat{MAC}$ + $\widehat{MAB}$ + $\widehat{IHJ}$ = $\widehat{BAC}$ + $\widehat{IHJ}$ = 180

 

=> N, H, E thẳng hàng.
 

Hình gửi kèm

  • geogebra-export(1).png



#632451 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Đã gửi bởi dogamer01 on 11-05-2016 - 13:25 trong Tài liệu - Đề thi

Bài BĐT:

Cho ba số dương $x,y,z$. Chứng minh rằng: $$\frac{x}{2x+y+z}+\frac{y}{x+2y+z}+\frac{z}{x+y+2z}\leq \frac{3}{4}.$$

 

$\frac{x}{2x + y + z} \leq \frac{x}{4} (\frac{1}{x + y} + \frac{1}{x + z})$

 

$\frac{y}{x + 2y + z} \leq \frac{y}{4} (\frac{1}{x + y} + \frac{1}{y + z})$

 

$\frac{z}{x + y + 2z} \leq \frac{z}{4} (\frac{1}{z + y} + \frac{1}{ z+ x})$

 

Cộng vế với vế lại, ta có:

 

$\frac{x}{2x+y+z}+\frac{y}{x+2y+z}+\frac{z}{x+y+2z}\leq \frac{3}{4}$




#632262 Chứng minh IG // BC với G là trọng tâm tam giác ABC với AB + AC = 2 BC

Đã gửi bởi dogamer01 on 10-05-2016 - 15:54 trong Hình học

 Cho tam giác ABC không cân nội tiếp đường tròn (O), I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. AI cắt đường phân giác ngoài của góc ABC tại K, cắt đường tròn (O) tại D.

1) Chứng minh rằng D là trung điểm của Ị.

2) Giả sửa AB + AC = 2 BC. Chứng minh IG // BC với G là trọng tâm tam giác ABC.

 

 




#632256 Phân tích cách giải bài tập chứng minh bất đẳng thức $\sum \sq...

Đã gửi bởi dogamer01 on 10-05-2016 - 15:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ai giúp mình phân tích, tìm hướng đi cho bài toán này. Sách giải như thế này, mình không hiểu đoạn đầu. 

 

Sử dụng phương pháp tiếp tuyến để đánh giá, tham khảo tại đây:

http://diendantoanho...attach_id=24544




#632249 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Đã gửi bởi dogamer01 on 10-05-2016 - 15:27 trong Tài liệu - Đề thi

Đề LHP nè(2001-2002)

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp trong đường tròn tâm O và có trực tâm H. Lấy
điểm M thuộc cung nhỏ BC.
a) Xác định vị trí của M để tứ giác BHCM là hình bình hành.
b) Với M bất kì thuộc cung nhỏ BC, gọi N, E lần lượt là các điểm đối xứng của M qua
AB, AC. Chứng minh N, H, E thẳng hàng.

c) Xác định vị trí M sao cho NE có độ dài nhỏ nhất.

 

Chú ý: Áp dụng đường thẳng Simson, ta có 3 điểm K, F, D thẳng hàng với K, F, D lần lượt là hình chiếu của M trên AB BC, CA

 

Dễ dàng chứng minh tứ giác MKBF là tứ giác nội tiếp => $\widehat{CBM} = \widehat{Đánh con mèo}$

                                  tứ giác MCDF là tứ giác nội tiếp => $\widehat{BCM} = \widehat{KDM}$

 

$\Rightarrow \bigtriangleup KDM \sim \bigtriangleup BCM \Rightarrow \frac{KD}{BC} = \frac{KM}{BM} , KM \leq BM \Rightarrow \frac{KD}{BC} \leq 1 => KD \leq BC \Rightarrow NE \leq 2BC$

 

Dấu đẳng thức xảy ra <=> M - đường kính đường tròn (O) hay A, O, M thẳng hàng (sorry vì trong hình quên mất vẽ điểm O)

 

P/s: Sao góc của mình trên hình tự sửa là Đánh con mèo vậy Mod :(

Hình gửi kèm

  • geogebra-export(1).png



#632245 TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.

Đã gửi bởi dogamer01 on 10-05-2016 - 14:58 trong Tài liệu - Đề thi

cm được BC là đường trung bình tam giác MNE=>BC//NE

tgBHC=tgECH(cgc)=>BHEC là hbh=>BC//HE

làm giúp mk câu c đi

 

BC sao là đường trung bình được, M đây là điểm bất kì mà (câu b hoàn toàn độc lập với câu a)




#632087 Đề thi thử vào lớp 10 chuyên Toán - Tin THPT Nguyễn Huệ 2016 lần 2

Đã gửi bởi dogamer01 on 09-05-2016 - 16:53 trong Tài liệu - Đề thi

toan-chuyen-result.jpg

 

Nguồn: Tuyensinh247.com